Mục Lục

Chúng ta tiếp tục học về quả vị thứ năm mươi hai là Diệu giác?

Giai vị Diệu giác cũng chính là quả vị Phật, người tu đạt đến sự giác ngộ mầu nhiệm, giác ngộ chơn lý lấy mình.
Chúng ta đã từng hiểu Phật còn gọi là Phật đà, người miền Bắc, người Việt nam ở nước ngòai dịch sách Phật xưa gọi là Bụt, ngôn ngữ Tàu dịch là Giác giả, ngôn ngữ Việt nam chúng ta gọi là Người giác ngộ.

Mặc khác, trong sách Phật, còn giải nghĩa ngôn ngữ Phật là một bậc giác ngộ, mà sự giác ngộ đó được giảng thành đấng: tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, có đầy đủ lòng từ bi, hỉ xả, có đủ kiến giải tam minh, lục thông, giải thóat sanh tử cho chính mình và cho tất cả chúng sanh trong mười phương. Giáo lý của nhà Phật khẳng định:”tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, trong khi đó Đức Phật Thích Ca là Phật đã thành, mọi người đều có khả năng thành Phật và sẽ thành Phật trong tương lai.

Nói sau cho hết nghĩa, đúng nghĩa về đấng giác ngộ của Đạo Phật chúng ta. Nói đến đức Phật thì các phái ngọai đạo từ xưa đến nay hòan tòan bó tay, không lý giải sau cho hết nghĩa ngôn ngữ Phật, vì giáo lý nhà Phật lý giải ngôn ngữ Phật, nói rằng: trong mọi người, mọi chúng sanh đều có tánh Phật nầy.

Gọi là Diệu giác tức là chánh đẳng chánh giác, không thừa nào trên được Phật quả nầy vậy.
Hai thừa Thinh văn, Duyên giác chỉ giác ngộ lấy mình, không có công lao giác ngộ kẻ khác. Bồ tát giác ngộ lấy mình, giác ngộ cho kẻ khác, song chưa công viên quả mãn, duy chỉ có Phật mới đầy đủ sự giác ngộ chính mình và giác ngộ cho chúng sanh không thể suy nghĩ bàn bạc được nên gọi Diệu giác là Phật, là Đại giác Thế tôn cũng gọi là Giác hạnh viên mãn.

Diệu giác chính là giai vị cuối cùng trong quá trình tu hành của Bồ tát đại thừa, đã dứt sạch vô minh, chứng được trí tuệ không thể nghĩ bàn. Đây là một trong năm mươi hai lớp nhơn quả tướng tu hành của hành giả đại thừa giáo; Bồ tát phải trải qua ba vô số kiếp tu hành, trải qua năm mươi hai lớp nhơn quả như thế mới đến quả vị Phật.

Chúng ta phân tích một vài ý niệm cao siêu về đấng Diệu giác hay đức Phật, đấng Giác ngộ như sau:
1/. Những người có tấm lòng bao la: từ bi quảng đại
2/. Người giác ngộ: ra khỏi sanh tử
3/. Phật tính: Người có tánh giác ngộ
4/. Phật lực: đại hùng, đại lực, đại từ, đại bi
5/. Phật: người giác ngộ
6/. Thích Ca Mâu Ni: vị Phật đản sinh tại Vương quốc Ca tỳ La vệ, năm 524 (trước tây lịch) viên tịch vào năm 80 tuổi, năm 443 (trước tây lịch)
Học phái Thiên Thai giải thích chổ sai biệt giữa Biệt giáo và Viên giáo về quả vị Diệu giác (Phật) như sau:

Theo đại thừa biệt giáo thì quả vị Diệu giác ngồi trên tòa Đại bảo hoa vương dưới cội Bồ Đề Thất Bảo Nơi Thế Giới Liên Hoa Tạng, hiện ra báo thân viên mãn để giáo hóa chúng sanh độn căn.
Theo đại thừa Viên giáo thì quả vị Diệu giác lấy hư không làm tòa, thành tựu Pháp thân thanh tịnh, an trú trong cõi Thường tịch Quang (kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm).

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo


Có phản hồi đến “Ngày 45 – Diệu Giác (Phật)”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com