Mục Lục

Trì Giới Ba-La-Mật
“Trì” là giữ giới chặt chẽ; “Giới” là những điều răn dạy, ngăn cấm, những qui luật mà đức Phật đã chế ra để hướng dẫn các đệ tử tại gia và xuất gia của Ngài. Vậy trì giới Ba-la-mật là pháp môn tu để đi đến bờ giác ngộ.
Thành Phần Của Giới Luật
Chúng ta có thể phân chia giới luật ra làm ba phần và hai cấp bậc :
Giới tại gia.
Giới xuất gia.
Giới Bồ Tát.

1. Giới tại gia.
Giới tại gia là những giới dành cho những người chưa xuất gia trong hàng Tiểu thừa, tức là những cận sự nam và cận sự nữ (cư sĩ tại gia). Những người này có thể thọ trì từ một đến năm giới (Ngũ Giới) hay Tám trai giới (bát quan trai giới).

2 . Giới xuất gia.
Xuất gia gồm có năm chúng : Sa-di, Sa-di-ni,Thức xoa ma-na, Tỳ kheo và Tỳ kheo ni.
Sa di và Sa di ni phải giữ 10 giới.
Thức xoa Ma-na phải giữ 6 điều giới và tập 296 hạnh giới.
Tỳ kheo phải giữ 250 giới
Tỳ kheo ni phải giữ 348 giới.

3. Giới Bồ Tát.
Là giới mà Phật tử tại gia và xuất gia trong hàng đại thừa phải thọ trì, sau khi đã phát tâm Bồ đề tu Bồ Tát hạnh để mở rộng làm Phật sự và hóa độ chúng sinh.
Bồ Tát giới gồm có :
- Nhiếp luật nghi giới.
Người thọ trì “Nhiếp luật nghi giới” là người quyết giữ đúng mười hai giới trọng và bốn mươi tám giới khinh, nghĩa là quyết không làm một việc ác nào cả.
- Nhiếp thiện pháp giới.
Người thọ trì “nhiếp thiện pháp giới” là người quyết tâm làm tất cả các việc lành.
- Nhiêu ích hữu tình giới.
Người thọ trì giới này là người quyết tâm tu hạnh từ bi, hỷ xả, làm tất cả những điều lợi ích cho tất cả chúng sinh, không một loài nào mà chẳng hóa độ.

Công đức của sự Trì giới Ba-la-mật
Trì giới Ba-la-mật có một hiệu lực rất lớn cho việc tu hành của người Phật tử. Phật tử thọ trì giới luật nghiêm trang thanh tịnh thì lúc hiện tiền tâm được thanh thản an vui, không có gì phải ân hận. Trong kiếp vị lai, hành giả chắc chắn được chứng quả Bồ đề, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Khi hành giả trì giới được thanh tịnh, thì tâm từ bi ,hỷ xả bủa khắp. Hễ họ thấy kẻ nào làm hạnh tài thí, pháp thí cho ai, thì liền sanh tâm hoan hỷ tán thán công đức, như thế tức là người ấy được một phần công đức “tùy hỷ bố thí”.
Hơn nữa, khi hành giả thành thật chuyên trì giới luật, thực hành theo đúng lời Phật dạy, làm gương mẫu cho quần sanh bắt chước, tức là đã thí pháp bằng thân giáo. Còn khi hành giả trì tụng giới luật cho nhập tâm thuần thục, cũng tức là thí pháp bằng khẩu giáo.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 26 – Trì Giới Ba-La-Mật”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com