Mục Lục

Vấn: – Hôm nay là chủ nhật ngày niệm Phật thứ bảy mươi mốt, trước khi tham dự thánh chúng niệm Phật, chúng con đi nghe thuyết pháp giảng kinh, tại buổi giảng nầy Giảng sư có giảng về “Phật giáo Ðàng Trong, Phật giáo miền Ðông là chiếc nôi của Phật giáo miền Nam, tức là Phật giáo từ Ðàng Ngoài truyền bá vào Ðàng Trong đến Trấn Biên, đến Phiên Trấn rồi mới đến vùng đất Thủy Chân Lạp, trước khi các chúa Nguyễn cùng nhân dân hình thành bờ cõi trên vùng đất phương nam”. Tại Trấn biên chư Tổ sư dừng chân thuyết pháp giảng kinh, lập đạo, khai sơn Tổ đình Quốc Ân Kim cang; về sau còn khai sơn nhiều chùa cho chư Tăng tu hành, trong đó tại Phiên trấn Tổ sư còn khai sơn Tổ đình Quốc Ân Khải Tường… Xin Sư hoan hỷ giảng cho chúng con nghe về hành trạng của Phật giáo miền Ðông và một vài ngôi Tổ đình tiêu biểu của Phật giáo xưa?

Ðáp: – Chúng ta thường nghe nói đến xứ Ðàng Ngoài, xứ Ðàng Trong, tức là vào khoãng thế kỷ thứ 18, các chùa Trịnh và chúa Nguyễn phân ranh giới đánh nhau, chia đôi đất nước: từ Sông Gianh (Quảng bình) trở ra miền Bắc Việt nam thì do Chúa Trịnh vừa phò tá Vương triều nhà Lê vừa cai quản; từ sông Gianh vào đất Thuận hóa (Huế) do Chúa Nguyễn cai quản. Từ đó gọi đất của Chúa Trịnh là Ðàng Ngòai, đất của Chúa Nguyễn là Ðàng Trong; Phật giáo được truyền bá lúc bấy giờ cũng theo lãnh thổ mà goi tên.

Chúng ta sẽ tìm hiểu về sự truyền bá Ðạo Phật vào Ðàng Trong? truyền vào Nam từ năm nào? do Tổ sư nào truyền? truyền bằng cách nào? khi truyền, Tổ sư đến trú xứ nào trước tiên?

Nay Sư sẽ giúp Phật tử hiểu rõ hơn nữa về nguyên nhân, hành trạng, thời gian và công cuộc truyền đạo của Cha Oâng từ thuở xa xưa đã vào Ðàng Trong (vào Nam) và ở đâu.

Theo sách “Thiền sư Việt nam của HT Thích Thanh Từ”, sách “Phật giáo Ðàng trong của Nguyễn Hiền Ðức”; sách “Lược khảo Phật giáo sử Việt nam của Sa môn Vân Thanh”; sách “Việt nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang”; sách Biên niên sử Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh của Ban Văn hóa THPG Tp.Hồ Chí Minh ấn hành”; “tư liệu nghiên cứu Tổ sư Nguyên Thiều, Sách Tổ đình Quốc ân Kim cang của HT Thích Giác Quang biên sọan”; sách “Cao sơn lưu thủy ngộ tri âm, của Trần Ðình sơn, NXB Văn Hóa”…nói về công cuộc truyền đạo của chư Tổ sư thì rất nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, công lao nổi bật nhất là Ngài Nguyên Thiều-Siêu Bạch, hiệu Hoán Bích là vị Tổ sư hoằng truyền giáo lý Ðức Phật vào Ðàng Trong rõ ràng hơn cả. Khi dừng chân hóa đạo, Tổ sư đã tạo nên một đại tòng lâm thắng tích tại rừng bửu lâm xưa, hiệu “Tổ đình Quốc Ân Kim Cang” để tế tăng độ chúng, thuộc trú xứ ấp Bình thảo (Bình lục), xã Tân bình, huyện Vĩnh cửu, tỉnh Ðồng nai.

Ngày nay còn lưu lại những dấu ấn xa xưa của Tổ sư, văng vẳng đâu đây còn âm vang những bài pháp “Tịnh độ Thiền tông” của Tổ sư, chư vị Hòa thượng làm Phật sự đại trùng tu ngôi Tổ đình.

Tổ đình Quốc ân Kim Cang hay chùa Tháp :

Tổ Ðình Quốc Aân Kim Cang đã có từ trên 300 năm trên vùng đất Biên Hòa- Ðồng Nai. Vào thế kỷ thứ 17, năm Chánh Hòa thứ 19 (1698) Nhà Chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh khai hoang phục hóa, đặt dinh cơ hành chánh đất Ðông Phố, tên cũ gọi chung đất Biên Hòa, Gia Ðịnh. Lấy xứ Ðồng Nai làm Huyện Phước Long, lập Dinh Trấn Biên (Biên Hòa) lấy xứ Saigon (Sài côn) làm Huyện Tân Bình, lập Dinh Phiên Trấn (Gia Ðịnh).

Xưa gọi là “Chùa Kim Cang hay Chùa Tháp ở Ðồng Nai” tọa lạc Aáp Bình Thảo, xã Bình Phước, Huyện Phước Long, Dinh Trấn Biên. Ngày nay thuộc Aáp Bình Lục, Xã Tân Bình, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Ðồng Nai .

Theo lời kể của Thầy Trụ trì chùa Cửu Thiên – Thủ Ðức (là đệ tử của vị Trụ Trì Tổ đình Quốc Aân Kim Cang, dân địa phương gọi là “Thầy Chín” trong những năm 1946,1950) và các bô lão, nhân dân ở địa phương ấp Bình Thảo kể lại… thì Chùa bị đốt cháy vào năm 1946, trong thời kháng chiến chống Pháp, nhưng nhân dân địa phương vẫn thường nhắc đến địa điểm danh hiệu “Chùa Tháp” là vì Chùa nầy có ngôi Tháp cổ của vị Tổ Sư khai sơn Tổ Ðình Quốc Aân Kim Cang.

Hiện nay chỉ còn lại nền Chùa, hai Tháp cổ, một của Tổ Sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch, hai là Tháp Phổ Ðồng (có thể là tháp của Công chúa Ngọc Vạn ?) và Long vị của Ðại Lão Hòa Thượng Minh Vật – Nhất Tri (thờ tại chùa Oâng, tức Kim Long Cổ Tự) .

Tương truyền, Chùa có một Ðại hồng chung và một Cổ trống rất lớn, Ðại hồng chung bị quân Pháp tịch thu, Cổ trống làm bằng nguyên thân cây sao, đường kính 1 mét – 1,2 mét, dài hơn 2 mét, dầy khoãng 7-8 cm, Khi trống hư, Oâng Bồng ở gần Chùa, lấy trống đựng lúa được (23 giạ lúa) có thể từ 2 đến 3 giạ lúa đúng hơn ?

Hiện Chùa còn có các vật cổ như sau : – Tượng Phật Chuẩn Ðề bằng đồng – Long vị Ðại Lão Hòa Thượng Minh Vật – Nhất Tri, Tiểu Hồng chung, trên có khắc chữ “KIM CANG TỰ”, chung cao 0,6 mét, kính 0,4 mét – Tượng Ðịa Tạng Vương Bồ Tát cởi Ðế Thính bằng gổ .

Tháp Tổ :

Toàn cảnh, khi đến gần chúng ta sẽ nhìn thấy các mặt của ngôi Bảo Tháp như sau : – tấm bình phong – mộ bia – Tháp Tổ rất uy nghi và đồ sộ – nền Tháp – vôi vửa, gạch, vòng rào bị hư sụp, mụt rữa.

Mộ bia bằng đá xanh : phía sau tấn bình phong khoảng 1 mét là nền Tháp hình chữ nhật (3m x 4m), ở trên nền Tháp, phía trước là mộ bia bằng đá xanh. Trên mặt bia có khắc 4 hàng chữ nho như sau :

- Phổ Quang Tự Yết Ma Chủ hương

- Hội Khánh Tự Giáo Thọ Thiền Chủ lập thạch

- Sắc Tứ Từ Aân Tự Hòa Thượng Pháp Sư

Chứng minh lịnh

- Quốc Aân Kim Cang Ðường Thượng, Tam thập, Tam thế, húy Siêu Bạch Quán Bích Hòa Thượng Tổ Sư chi tháp .

- Long Thạnh Tự Hòa Thượng

- Ðức Sơn Tự Hòa Thượng

- Hưng Long Tự Hòa Thượng

Chư Sơn đồng tạo

Tháp Tổ hình lục giác cao ba tầng, chiều cao từ mặt đất lên đến đỉnh Tháp là 5,20 mét, phía dưới lớn, lên cao nhỏ dần. Tháp dựng trên nền xây đá xanh hình chữ nhật, ngang 3 mét, dài 4 mét, cao 0,80 mét

Ðỉnh Tháp là một bầu hồ lô bằng ô dước, hình theo sáu cạnh của Tháp, cao 0,4 mét – 0,5 mét, đường kính đáy hồ lô khoãng 0,50 mét

Từng trên cùng (thứ ba) có 06 mặt, tô ô dước, mỗi mặt hình chữ nhật ngang 0,40 mét, cao 0,80 mét, có 6 chữ cổ :”Nam Mô A Di Ðà Phật”, mặt trước là chữ Nam, tiếp đến….

Ơû giữa hồ lô và tầng nầy có máy ngói hình ống, gồm 5 ống tròn xây bằng ô dước.

Từng giữa (từng thứ hai) Sáu mặt hình chữ nhật, ngang 0,80 mét, cao 01 mét, có khắc nổi trên nền ô dước các hình :

- Mặt trước hình Bồ Tát Ðịa Tạng cởi Ðề Thính

- Mặt sau là hình Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đứng trên cành cây vượt sóng

- Còn lại bốn mặt hình bị lu mờ, gần như không còn hình dáng

- Giữa tầng 2 và tầng 3 có mái hình ống, gồm 6 hàng ống

Từng dưới đất (tầng một)

Có 6 ô hình chữ nhật, ngang 1,20 mét, cao 1,40 mét, Sáu mặt có 6 khung hình tô ô dước.

Mặt trước là bia Tháp, khắcnổi trên ô dước, gồm 3 hàng chư nho :

- Hàng giữa ghi “Quốc Aân Kim Cang đường thượng, tam thập tam thế, huý Siêu Bạch Quán Bích Tổ sư chi Tháp”

- Hông bên mặt ghi :”tuế tại Kỷ Dậu niên, mạnh Thu, Cát nhựt, hiệp chư Sơn Thiền Ðức đồng tái tạo”

- Hông bên trái ghi :”Thập ngoạt, Thập Cửu nhựt viên tịch (viên tịch ngày 19/10)

- Mặt thứ hai và thứ ba khắc hình trái đào phía đuôi của cành đào là hình đầu rồng.

- Mặt thứ tư khắc năm hàng chữ nho với 55 chử (thiếu 1 chữ). Ðó là bài thơ thất ngôn bát cú phiên âm như sau :

“Tây phương phú quý (thắng) vương hầu

“Chủng chủng trang nghiêm sự sự châu

“Ðẳng biện khẳng tâm cầu bỉ quốc

“Luân hồi ác đạo nhút tự hưu

“Tây phương mãn nhãn thị liên hoa

“Bá bảo trang nghiêm phú khả khoa

“Chư thượng thiện nhơn câu nhứt xứ

“Bất tri kỳ số, bội hằng sa

- Mặt thứ năm khắc hình 3 hoa sen trên lưng một con rùa

- Mặt thứ sáu khắc hình hai trái lựu, đuôi cành lựu là đầu chim phượng hoàng…

- Mái ngói ở giữa từng thứ nhứt và thứ hai gồm bảy hàng ngói ống và 6 góc, đuôi mái ngói là hình 6 đầu rồng bằng ô dước, rất đẹp .

Chân Tháp khắc hình chân quỳ cao 0,40 mét. Tháp xây trên nền cao bằng đá xanh, phía dưới móng là 7 lớp gạch thẻ. Tháp do lâu ngày không ai trông coi, bảo quản nên hơi nghiêng theo năm tháng .

Tháp phổ đồng :

Tháp ở phía trước sân chùa, góc bên mặt, cách Chính điện khoãng 10 mét . Hình dạng Tháp là một bầu hồ lô tròn, đắp bằng một khối ô dước, cao 2 mét, đáy hình tròn, kính 2 mét.

Bầu hồ lô dựng trên một nền vuông xây gạch thẻ nung, phía ngoài tô ô dước. Trên có khắc hoa văn. Tháp bị hư sập, chỉ còn phần dưới bầu hồ lô và nền Tháp. Theo truyền thuyết thì Tháp được xây thờ Bà Công chúa, phải chăng đây là Tháp thờ Công Chúa Ngọc Vạn ? (theo tư liệu viết tay. Tuy nhiên dù là Tháp của ai đi nữa, nhưng hiện có một đường nước rất nhơ bẩn của nhà dân nuôi heo, gà vịt, nước phân chảy ngang qua Tháp để tuôn xuống công trình thủy lợi địa phương, thật đau lòng !) con của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cũng là vợ của Vua Chân Lạp là Chey Chetta II ? Tương truyền, Bà có công can thiệp với triều đình Chân Lạp, ngăn cản sự bành trướng của Hồi giáo ở Chân Lạp, đồng thời hộ trì Phật Pháp tại nước nầy. Nếu thật nơi đây là tháp của Công Chúa Ngọc Vạn, thì có thể Công Chúa có liên hệ đến việc ủng hộ xây dựng Tổ đình Quốc Aân Kim Cang .

Tiểu sử Tổ sư :

Ngài họ Tạ, quê ở Trình Hương, phủ Triều Châu, Tỉnh Quảng Ðông, sanh ngày 18 tháng 05 năm Mậu Tý 1648(theo tài liệu ở chùa Quốc Aân, Huế và quyển lịch sử Phật giáo Việt Nam – tài liệu ở chùa Thập Tháp Di Ðà lại ghi Ngài sinh năm Bính Tý 1636 – theo sách Thiền Sư Việt Nam của HT Thích Thanh Từ thì Ngài sinh năm 1649ø). Ngài xuất gia ở Chùa Báo Tư vào năm 1667 (19 tuổi) và học đạo với Ðại lão Hòa Thượng Bổn Khao – Khoán Viên, chuyên cần đạo hạnh.

Theo sách Ðại Nam liệt truyện tiền biên vào năm Tự Ðức thứ 5 (1852) thì vào niên hiệu Cảnh Trị, năm thứ 3, đời vua Lê Huyền Tôn (tức năm Aát Tỵ, thứ 17, đời Chúa Thái Tông Hoàng Ðế Nguyễn Phúc Tần, 1665) Ngài theo đoàn tàu buôn qua Quảng Nam, trú ở phủ Qui Ninh (Bình Ðịnh) lập chùa Thập Tháp Di Ðà, mở Trường dạy học (Việt Nam Phật Giáo sử lược của TT Mật Thể). Sau Ngài ra đất Phú Xuân, tỉnh Thuận Hóa lập Hà Trung, thuộc huyện Phú Lộc, nay hãy còn; rồi lên Xuân Kinh, Huế lập Chùa Vĩnh Ân và xây Tháp Phổ Ðồng. Ðến năm Chính Hòa thứ 10 (ngày 27/05 năm Kỷ Tỵ, 1689) chúa Ngãi Vương Anh Tông Hoàng Ðế Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691) đổi hiệu chùa là Quốc Aân Tự, tên chùa Quốc Aân có từ đây.

Ngài phụng mạng Chúa Anh Tông Hoàng Ðế Nguyễn Phúc Trăn trở về Trung Quốc mời các danh Tăng và thỉnh pháp tượng, pháp khí. Ngài trở về Quảng Ðông cung thỉnh Ngài Thạch Liêm (Thích Ðại Sán) và một số danh Tăng đương thời, như Hòa Thượng Minh Hoằng Tử Dung (có ghi rõ tại bia chùa Quốc Aân).

Ngày 27/02/1695 Hòa Thượng Thạch Liêm sang Ðại Việt. Hòa Thượng đến vào đêm 15 tháng giêng năm Aát Hợi (theo tài liệu ký sự hải ngoại của HT Thạch Liêm). Khi Hòa Thượng Thạch Liêm đến Ðại Việt, Chúa Nguyễn sắc mở Ðại giới đàn truyền giới long trọng tại Chùa Thiên Mụ (Huế).

Tổ Sư Nguyên Thiều tịch vào ngày 19/10 âl niên hiệu Bảo Thái thứ 10 nhà Lê ngày 19/10 âl Mậu Thân (tức 20/11/1728).

Theo Văn bia Bảo tháp của Tổ Sư, thì ngài có đến hoằng dương chính pháp trên vùng đất Ðồng Nai xưa.

Khi sắp thị tịch Ngài có xuất ý bài kệ :

Tịch tịch kính vô ảnh

Minh minh châu bất dung

Ðường đường vật phi vật

Liêu liêu không vật không

Nghĩa :

Lẳng lặng gương không ảnh

Sáng sáng châu không hình

Rõ ràng vật không vật

Vắng lặng không vật không

Ðại ý bài kệ như sau : Ngài dạy chúng, pháp thân thanh tịnh trùm khắp như gương sáng lặng lẽ chiếu soi, không vướng mắc bất cứ hình bóng nào như ngọc báu rạng ngời trong suốt, không chút bụi nhơ tỳ vết .

Rỡ rỡ vật mà chẳng phải vật, thênh thang không mà chẳng không. Ngài ngồi an nhiên mà thị tịch .

Sau Hiển Tông Hoàng Ðế ban thụy hiệu : Hạnh Ðoan Thiền Sư và có làm bài minh khắc bia để tán thán công đức của Ngài :

Ưu ưu bát nhã – Ðường đường phạm thất

Thủy nguyệt ưu du – Giới trì chiến lật

Trạm dịch cô kiên – Trác lập khả tất

Quán thân bổn không – Hoằng pháp lợi vật

Biến phú từ vân – Phổ chiếu huệ nhật

Chiêm chi nghiêm chi – Thái sơn ngật ngật

Ðại ý bài nầy là Hoàng Ðế ca tụng đạo phong trí tuệ cũng như công hạnh giáo hóa lợi sanh của Ngài, tất cả đều hoàn bị tốt đẹp (tư liệu của Sư Giác Quang lưu trử từ năm 1999)

Về tông tịch : Tổ sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch, Ngài còn có pháp hiệu là “Hoán Bích” hay húy “Nguyên Thiều Thọ Tôn” thụy “Hạnh Ðoan Lão Hòa Thượng”. Ngài là vị Thiền sư thuộc Thiền phái Lâm Tế, thế hệ thứ 33, được các bậc Tôn Túc xa xưa kính tôn là vị Tổ Sư khai sơn Phật Giáo Ðàng Trong; pháp môn Thiền Tịnh song tu từ Tổ Ðình Thập Tháp Di Ðà đã có mặt sớm nhất trên vùng đất Biên Hòa Ðồng Nai. Thời điểm nầy các Chúa Nguyễn giúp Phật giáo Việt Nam phục hưng, phát triển và còn truyền thừa cho đến ngày nay, đại đa số các vị chức sắc trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đều thuộc truyền thừa của Tổ Sư .

Các dòng kệ khi lưu truyền vào miền Nam, phái Lâm tế, chia thành nhiều chi phái. Nhưng với Tổ Sư Nguyên Thiều nối truyền kế thế từ miền Trung đến miền Nam đến đời thứ 31 là Ngài Ðạo Mân ở chùa Thiên Khai (Trung Hoa) mới biệt xuất thêm bài kệ :

Ðạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên

Minh Như Hồng nhựt lệ trung thiên

Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ

Chiếu thế chơn đang vạn cổ huyền

Bài kệ trên đây trên đây mới đúng là dòng pháp được lưu truyền sâu rộng nhất khắp Trung Nam Việt Nam. Hầu hết chư Tăng Ni miền Nam xuất gia đầu Phật với các vị Bổn sư, đại đa số là thuộc dòng kệ trên, (Lược khảo Phật Giáo Sử của Vân Thanh, trang 150,151,155,156).

Từ đó chúng ta và mọi người đều biết, Tổ sư Nguyên Thiều thuộc dòng kệ pháp trên. Ngài là vị Tổ sư đời thứ 33 là chữ “Nguyên” .Các Chùa thuộc thiền phái Lâm Tế đời thứ 34, theo dòng kệ của Tổ Sư tại Ðồng Nai thuộc chữ “Thành”, như :

- Tổ Ðình Long Thiền có Tổ sư Ứng Sơn – Thành Nhạc

- Chùa Bửu Phong có Tổ sư ? – Thành Chí

- Chùa Ðại Giác có Tổ sư Minh Yên – Thành Ðẳng (đời kế kiếp có Tổ Phật Ý ở Ðại Giác Cổ Tự, đến tại Saigon kiến tạo nền Phật Pháp : dựng Chùa Giác Lâm, Chùa Giác Viên…)

Tổ đình Quốc Aân Kim Cang hay gọi Chùa Kim Cang, Kim Cang Tự, Chùa Tháp đã bị thiêu hủy trong cuộc kháng chiến chống Pháp (năm 1946), nhưng trước nền Chùa cũ vẫn còn hai ngôi Tháp Cổ trải qua hai thời kháng chiến, nơi đó rất hoang vắng, ít người lai vãng nên bị lu mờ !

Vào ngày 18/11 âl, năm Mậu Thìn (26/12/1988), Thượng Tọa và Tăng chúng phát hoang làm vườn, thấy đây là Tháp thờ Tổ Sư, nhưng chưa rõ là Tháp Tổ Sư nào, Thượng Tọa cho người cạo bỏ những phần đất ổ mối xung quanh Tháp, cạo sạch rong rêu đất cát từng nét chữ …làm lại cho trang nghiêm.

Sau có nhà sử học Nguyễn Hiền Ðức tìm đến, nhờ các cụ già đọc chữ nho; từ đó nhận ra được là Tháp của Tổ Sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch. Trên Bia Tháp của Tổ Sư có ghi rõ :”Quốc Aân Kim Cang Ðường Thượng Tam Thập Tam Thế húy Siêu Bạch hiệu Hoán Bích Hòa Thượng Tổ Sư chi tháp”.

Thế là TT Minh Lượng tiếp tục công việc xin phép Chính quyền địa phương, thương lượng với bà con nhân dân xung quanh để được trùng tu sửa chữa nền Tháp và xây vòng rào tạm thời để bảo vệ Tháp Tổ Sư. Công trình được thực hiện từ ngày 11/12 âl, năm Kỷ Tỵ (1988).

Ðồng thời Thượng Tọa Thích Minh Lượng có trình báo về Tỉnh Hội và cung thỉnh Ðức Ðại Lão Hòa Thượng Phó Pháp Chủ thượng HUỆ hạ THÀNH quang lâm Chứng minh, nguyện hương cho công cuộc trùng tu.

Long vị của Ðại lão Hòa thượng Minh Vật – Nhất Tri

Làm bằng đá cẩm thạch, xanh dợt, chạm trổ hoa văn và chữ khắc đẹp, sắc xảo – Long vị hình chữ nhựt, cao 26 cm, ngang 15 cm, dầy 3 cm, ở giữa khắc dòng chữ :”Kim Cang Ðường Thượng, Tam Thập Tứ Thế, Húy Minh Vật Nhất Tri Hòa Thượng Giác Linh Chi Vị”

Xung quanh là hoa văn hình lá cây phía trên đầu hoa là hai đầu rồng chầu trái châu rực lửa.

Ðế long vị là khối đá hình chữ nhựt, bốn mặt có chạm hoa văn hình chữ S hoặc chữ T ngược nhau và chân đế khắc kiểu chân quỳ .

Phía mặt sau long vị có khắc các hàng chữ : – Thập ngoạt, sơ thập nhựt viên tịch – Tuế thứ Ðinh Mùi niên, trọng xuân ngoạt, cát nhựt, cẩn tạo.

Qua hai hàng chữ trên, chúng ta được biết Ðại lão Hòa Thượng Minh Vật – Nhất Tri, Trụ Trì Tổ Ðình Quốc Aân Kim Cang, viên tịch ngày 10 tháng 10 năm Bính Ngọ (1786) còn long vị thì được lập vào ngày tốt tháng Giêng, năm Ðinh Mùi (1787) .

Trùng tu Tổ đình Quốc ân Kim Cang :

Ngày 26/12/1988 (18/11 âl, năm Mậu Thìn) Thượng Tọa Thích Minh Lượng, Trụ trì Kim Long Cổ Tự được nhân dân báo tin cho biết có Tháp mộ xưa của Chùa và Thượng Tọa hướng dẫn chư Tăng đến phát hoang dọn dẹp cạo bỏ ổ mối, đất cát xung quanh Tháp và rào giậu bảo vệ 2 ngôi Bảo Tháp và báo tin (không bằng văn bản) cho Ban Trị Sự Tỉnh Hội được biết .

Tiếp theo Oâng Nguyễn Hiền Ðức, nhà viết sử “Phật Giáo Ðàng Trong” đến sưu tầm và mời các Cụ đồ nho giúp đọc văn bia, phát hiện là Tháp mộ của Tổ Sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch. TT Thích Minh Lượng bắt tay vào việc trùng tu Tháp Tổ .

Ngày 16/9/1999 Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Ðồng Nai có bảng tường trình gởi Hội Ðồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam – Ban Văn Hóa Trung Ương GHPGVN – Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Ðồng Nai – Ủy Ban Mặt Ttrận Tổ Quốc Tỉnh Ðồng Nai – Ban Tôn Giáo Chính Quyền Tỉnh Ðồng Nai – Sở Văn Hóa Thông Tin Tỉnh Ðồng Nai giúp đỡ được phục hồi xây dựng trùng tu và xin công nhận xếp hạng vào hàng di tích lịch sử…đáp ứng lòng mong mõi của chư Tăng Ni, Phật Tử Ðồng Nai.

Năm 2001 do công việc trùng tu bị đình trệ quá lâu, nên quý Hòa Thượng Thích Tuệ Hải (chùa Từ Quang), Hòa Thượng Thích Minh Chánh (chùa Giác Minh), Thượng Tọa Thích Minh Lượng (Kim Long Cổ Tự) phát nguyện đứng ra tiếp tục trùng tu Tháp Tổ và cử người đi khắp các chùa thuộc phổ hệ tìm hiểu về tông tịch của Tổ Sư.

Ngày 27/7/2004, Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Ðồng Nai có bản tường trình về thánh tích và ngôi Tổ Ðình Quốc Aân kim Cang, ấp Bình Lục, xã Tân Bình, Huyện Vĩnh Cửu. Xin đề nghị Chính phủ công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia – kèm dự án trùng tu – bảng tường trình nguồn gốc Tổ Ðình – 06 ảnh lễ đặt đá trùng tu.

Ngày 25/8/2004, Ban Trị Sự Tỉnh Hội nhận được công văn của Hội Ðồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam số 322/CV/HÐTS của Hội Ðồng Trị Sự chấp thuận cho Ban Trị Sự đứng ra trùng tu ngôi Tổ Ðình, do Hòa Thượng Thích Hiển Pháp, Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký Hội Ðồng Trị Sự ấn ký – kèm công văn số 661/TGCP/V2,ngày 22/09/2004 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ chấp thuận cho trùng tu.

Ngày 04/11/2004, Ban Trị Sự Tỉnh Hội có tờ trình xin cấp chủ quyền sử dụng đất cho Tổ Ðình Kim Cang – kèm biên bản ngày 20/10/2004 – sơ đồ xây dựng ngôi Tổ Ðình, do Tỉnh Hội phát họa – bản sao trích lục địa bộ ngày 21/12/1971, số địa bộ cũ 137, địa bộ mới 28, số bản đồ 28 – sơ đồ phát họa cấu trúc quần thể Tổ Ðình Quốc Aân Kim Cang do Tỉnh Hội phát họa.

Ngày 12/6/2007, Uûy Ban Nhân Dân Tỉnh Ðồng Nai có công văn số 4352/UBND-VX chấp thuận cho Ban Trị Sự Tỉnh Hội trùng tu Tổ Ðình Quốc Aân Kim Cang, xã Tân Bình, Huyện Vĩnh Cửu .

Ngày 2/10/2007 Uûy Ban Nhân Dân Huyện Vĩnh Cửu tổ chức phiên họp giải quyết v/v di dời hai hộ dân ra khỏi khu vực đất đang xin trùng tu Tổ Ðình Kim Cang. Cuộc họp gồm có : Về phía Ban Tôn Giáo Tỉnh có Oâng Lê Minh Sơn, Trưởng Ban Tôn giáo, Bà Võ Thị Mộng Thu, Phó Văn phòng Ban Tôn Giáo Tỉnh – Về phía Tỉnh Hội có : HT Thích Minh Chánh, TT Thích Phước Tú, ÐÐ Thích Huệ Ninh – Cấp Huyện có : Bà Nguyễn Thị Tư, Oâng Trương Văn Nhân, Oâng Ðoàn Văn chiến, Oâng Nguyễn Văn Hòa, Oâng Nguyễn Thanh Sáng, Oâng Nguyễn Giang Châu – Về phía xã : có Oâng Tạ Quốc Sỹ, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Tân Bình.

Ngày 7/3/2008, Chính quyền các cấp tại Huyện Vĩnh Cửu và xã Tân Bình, tổ chức phiên họp tại Văn phòng Uûy Ban Nhân Dân xã Tân Bình để giải quyết đền bù cho hai hộ dân, như sau : đề nghị Ban Trị Sự Tỉnh Hội chi trả cho hộ Oâng Thanh là 942 triệu, kèm 1000 m2 đất hoán đổi – hộ Oâng Ðáng 705 triệu và 750 m2 đất hoán đổi . Với giá cả nầy quá cao, HT Trưởng Ban Trị sự không chấp nhận .

Ngày 21 tháng 6 năm Mậu Tý tổ chức chẩn tế, trai đàng, tại địa điểm Tổ Ðình Kim Cang – Chuẩn bị cho công tác trùng tu.

Trong quá trình phát hiện ngôi chùa Tháp, có Giáo hội Trung ương, tỉnh Ðồng nai, huyện Vĩnh cửu chư vị đại lão Hòa thượng, chư Thượng tọa, chư vị Tăng Ni, Phật tử, các nhà mạnh thường quân, nhà hảo tâm đến hộ trì. Nhân dân địa phương, Chính quyền các cấp hổ trợ cho đến ngày thi công.

Ðại Lão Hòa Thượng Thích Huệ Thành, Phó Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật Giáo Ðồng Nai khóa I, Chứng minh Chỉ đạo Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật Giáo Ðồng Nai từ khóa II đến khóa V, nguyên Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền Việt Nam, Tông chủ Lâm Tế Tông, thuộc dòng Lâm Tế thứ 40, Viện Chủ Tổ Ðình Long Thiền đến chứng minh niệm hương.

Ðược Ủy ban Nhân dân tỉnh Ðồng nai, huyện Vĩnh cửu cho phép, Hòa Thượng Thích Minh Chánh, Thành viên Hội Ðồng Chứng Minh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Uûy viên Hội Ðồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Ðồng Nai, Trụ Trì Chùa Giác Minh, phát nguyện đứng ra tái thiết trùng tu Tổ Ðình Quốc Aân Kim Cang. Oâng Bà Phật Tử Trương Hữu Quyến, Phật Tử Chùa Giác Minh cúng dường hộ trì công tác trùng tu.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 78 – Tổ Đình Quốc Ân Kim Cang”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com