Mục Lục

Tại khu vực trung tâm thành phố Saigon có những ngôi giáo đường đồ sộ được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; tồn tại đến nay hơn trăm năm tuổi. Chùa chiền lớn như Xá Lợi, Ấn Quang, Vĩnh Nghiêm…mới có trong khõang 40,50 năm nay. Thế những ngôi chùa cổ nổi tiếng một thời của đất Gia Ðịnh như Kim Chương, Từ Ân, Khải Tường…vì sao mất dấu ?

Gần 150 năm trôi qua, may mắn thay “chứng nhân” giai đọan lịch sử đen tối, d8au thương của dân tộc Việt vẫn còn có mặt tại thành phố nầy. Căn cứ sử sách ghi chép được biết :

Tháng 8 năm Mậu Thân (1788), chùa Nguyễn Phước Ánh đánh lui quân Tây Sơn thu phục đất Gia Ðịnh. Tháng 9, chúa sai Nguyễn Văn Nhơn, Trương Phước Giáo ra đảo Phú Quốc rước mẹ, vợ con về sum hợp.

Tháng 3 năm Canh tuất (1790), Nguyễn Vương cho đắp thành Gia Ðịnh theo kiểu bát quái. Trong thành kiến thiết miếu điện, cung thất, kho tàng…gọi là Kinh Thành Gia Ðịnh. Từ đó cơ nghiệp họ Nguyễn Phước hưng thịnh dần cho đến ngày thống nhất đất nước (1802).

Ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25/5/1791), thứ phi của chúa, bà Trần Thị Ðang sinh ra vương tử thứ tư Nguyễn Phước Ðảm tại tư dinh của bà Quốc công Tống Phước Khuông (Tống Phước Khuông, dòng dõi công thần nhiều đời, theo phò chúa Nguyễn từ lúc bôn đào. Năm 1780, đi công cán, chết tại thành Nam Vang. Oâng có gái là Tống Thị Lan, vợ chính của Nguyễn Phước Ánh. Sau khi lên ngôi, năm 1806 Gia Long tấn phong bà làm Thuận Nguyên hòang hậu. Oâng được truy phong Tống Quốc Công, triều Minh Mạng cải phong Quy Quốc Công)

Lịch sử cấu trúc chùa Quốc Aân Khải Tường

Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), Hòang tử Ðảm lên nối ngôi chọn niên hiệu Minh Mạng (1820-1840). Tháng 9 năm Nhâm Thìn (1832), vua nhớ đến nơi mình sinh ra nên truyền lệnh cho các quan ở Gia Ðịnh dò tìm lại dấu tích. Xác minh được di chỉ ở xóm Tân Lộc bên hữu thành Gia Ðịnh, vẽ bản đồ dâng về Huế. Vua hạ lệnh xuất 300 lượng bạc trong khi nội phủ giao cho tỉnh Gia Ðịnh tổ chức việc xây dựng một ngôi chùa tại địa điểm trên theo đúng bản vẽ của bộ Công. Quy mô từ ngòai vào trong gồm có lầu chuông trống ba gian hai chái; tiếp đến điện Phật ba gian; hai bên có hai hành lang dài nối với Tăng xá và nhà ăn đều ba gian hai chái. Chùa làm xong, thỉnh hai mươi nhà sư đến cư trú, ban cấp ruộng đất lấy hoa lợi lo việc thờ cúng hằng năm.. vua đặt tên chùa “Quốc Ân Khải Tường Tự” (Khải Tường là mở bày đều tốt lành. Ám chỉ nơi chốn vua sinh ra là vùng đất quý, phát phúc lâu dài, rộng rãi.

Dịp lễ khánh thành, triều đình Huế gởi vào một pho tượng Phật Thích Ca ngổi kiết già trên tòa sen. Tượng tạc bằng gổ mít, sơn son thếp vàng, cao gần 2 m. đây là pho tượng Phật lớn nhất miền Nam đương thời, nên dân gian còn gọi chùa Khải Tường là “chùa Phật Lớn” hay “chùa Ông Phúc” (chùa nầy ở góc đường Trần Quý Cáp (Testart cũ) và Lê Quý Ðôn (Barbé cũ), trích sách dẫn chỉ nam Viện Bảo Tàng Quốc Gia Việt Nam tại Saigon – Thái Văn Kiểm – Trương Bá Phát, Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh niên Saigon năm 1974, trang 201).

Quốc Tự Khải Tường có các vị Cao Tăng Trụ trì hoằng dương đạo pháp, được triều đình bảo hộ nên trở thành ngôi chùa tiêu biểu, ảnh hưởng rộng lớn đến quần chúng đạo Phật khắp Nam kỳ lục tỉnh, cho đến ngày…

Từ Bến Thành trải qua chợ Sỏi, mùi tinh chiên xí xố biết bao nhiêu

Nơi Chợ Lớn trải tới Cầu Thương, quân mọi rợ lẫy lừng nên quá

lắm !

Cầu Bà Nghè cùng nơi Chợ Quán, lũ tham tàn đắc ý vênh râu,

Chùa Cẩm Thảo trải tới Cây Mai, Phật Bồ Tát chịu nghèo ôm

bụng…”(Phú Gia Ðịnh thất thủ – khuyết tên)

Sách Hội Thảo Khoa Học 300 năm PG Gia định-Saigon-Tp.HCM trang 30,31 nói :”…con gái thứ ba của Vua Gia Long đã cúng hiến biển hòanh ba chữ “Ðại Giác Tự” sơn son thếp vàng vào năm Minh Mạng nguyên niên để kỷ niệm. Chùa Từ Ân ở thôn Bình Dương, Hòa Hưng, được Hiếu Khương Hòang Hậu sắc cho làm chùa công. Năm Minh mạng thứ 20 (1821) vua cho đổi tên “Sắc Tứ Từ Ân Tự”. Ðặc biệt là chùa Khải Tường, năm Minh Mạng nguyên niên có chỉ dụ nói “năm Tân Hợi (1791) vua sinh ở đấy, vậy là đất lành, nên lập chùa để ghi nhớ. Chùa ở Thôn Họat Lộc, huyện Bình Dương. Ngòai ra còn nhiều chùa do các du tăng trốn lọan Tây sơn, bỏ Thuận Hóa vào miền Nam để ẩn tu .

Sách Lược Khảo Phật giáo sử Việt Nam của Vân Thanh, xuất bản tháng 03 năm 1975, nói :”…dưới triều đại Gia Long Phật Giáo đã truyền khắp nước Việt Nam, nay còn nhiều chứng tích lịch sử như các chùa kiến tạo từ Trung Việt vô Nam Việt rất nhiều như sắc tứ, tu tạo lược kể như sau :

“……Chùa Khải Tường, Thôn Họat Lột, huyện Bình Dương, xây cất năm Tân Hợi (1701), hiện nay nền chùa là Trường Ðại Học Y Khoa cũ, đường Trần Quý Cáp, do Nguyễn Vương Phúc Ánh kiến tạo để kỷ niệm nơi sinh Hòang tử Ðởm (hay Ðảm, tên vua Minh Mạng) – sách Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam của Vân Thanh, trang 177, PL 2518.

Chùa Khải Tường chính là nơi làm nội cung của Nguyễn Vương Phúc Ánh trên bước đường vừa mở rộng bờ cõi phương Nam, vừa trốn nhà Tây Sơn. chùa Khải Tường thuộc nội cung (nơi chính cung Hòang hậu ở ?), chùa Từ Ân thuộc ngọai cung của chúa Nguyễn thời bấy giờ. Ðến triều đại vua Minh Mạng (Nguyễn Phúc Ðảm), chi 300 lạng bạc gởi vào Nam để trùng tu nơi sinh ra nhà vua và sắc tứ thành chùa Quốc Ân Khải Tường.

Năm 1863 đến 1867, quân Pháp đánh chiếm Gia Ðịnh (Phiên Trấn), phá hủy chùa Quốc Ân Khải Tường, tôn tượng Phật Thích Ca (được nhà Chúa đặt đúc tại Nhật Bản, có ảnh bên trên) đem về Viện Bảo Tàng, Saigon cất giữ nơi đó “không có vẽ tôn kính” cho đến hôm nay….”

Thật là đau buồn cho Phật Giáo lúc bấy giờ bị hủy họai triệt tiêu, triều đình Huế bất lực, cấm đạo chúa Kitô, chính là động lực làm cho người Pháp càng hung hản đánh dẹp Ðạo Phật thêm hơn, phát huy Ðạo Kitô của người Tây dương, đạo Phật phải nhường lại cho sức mạnh ngọai bang xâm lấn và phát triển Kitô giáo. Thế là bản sắc văn hóa Phật giáo, cũng là văn hóa Dân tộc không còn được tôn trọng ! (lời của người biên sọan sách nầy…)

Quốc ân Khải tường bị phá hủy :

Ngày 18 tháng 12 năm 1859, thiếu tướng Hải quân Rigault De Genouilly chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha đánh chiếm thành Gia Ðịnh. Nhằm nhanh chóng ởn định tình thế, trấn áp dân bản xứ, thiết lập quyền lực cai trị, quân xâm lược phá hủy tòan bộ thành trì, công thự của Nam Triều; chúng chiếm đóng chùa Khải Tường và các ngôi chùa lớn khác như Từ Ân, Kim Chương, Kiểng Phước, Mai Sơn…thiết lập phòng tuyến quân sự. Năm 1880, chính quyền thực dân triệt hạ chùa, đem chiến lợi phẩm là pho tượng Phật chùa Khải Tường về cất giữ ở kho phủ Tòan quyền.

Năm mươi năm sau, ngày 01 tháng 01 năm 1929, Viện Bảo Tàng Blanchard De La Bross (lấy tên của Viên Thống Ðốc Nam Kỳ đã ký nghị định thành lập Viện Bảo Tàng) khánh thành, mở cửa triển lãm cổ vật. Tượng Phật chùa Khải Tường được di chuyển về đặt tại phòng bát giác, trung tâm Viện Bảo Tàng để thiên hạ quan chiêm. Sau năm 1975, tượng dời ra trưng bày ở phòng phía sau cho đến nay.

Ngày nay du khách trong, ngòai nước có dịp tham quan Viện Bảo Tàng lịch sử thành phố, chiêm ngưỡng tư thế tự tại, nụ cười an nhiên “tùy sở trú xứ thường an lạc” (thuận theo nơi chốn mình đang ở mà giữ cái tâm luôn luôn yên vui).

Mấy ai tường tận việc nổi trôi theo vận nước của ông Phật chùa Khải Tường. Mấy ai suy nghĩ sâu sắc như nhà văn Sơn Nam :”Giặc có ý thức chính trị, có lẽ do bọn Việt gian xúi giục nên hầu hết chùa miếu thờ Quan Công, thờ Mã hậu đều còn nguyên vẹn, trong khi chùa Phật và thành lũy lớn nhỏ của người Việt đều bị phá hủy không nương tay” (Ðất Gia Ðịnh xưa – Sơn Nam (NXB TPHCM – 1984, trang 112)

May thay ông Phật lớn chùa Khải Tường vẫn còn…để người dân Việt thấy rõ vận mệnh của Ðạo Phật gắn liền với dân tộc. Ngày xuân, ngâm lại bài thơ cảm tác trước cảnh nước mất chùa tan của cử nhân Phan Văn Trị (1830-1910) càng thấm thía thêm sự thật đó :

Nam mô hai chữ biết về đâu ?

Cám nổi chùa hư Phật phải rầu !

Nắng rọi mõ chuông khô nứt mặt,

Mưa sa kinh kệ ướt men đầu

Rằm nguơn vắng kẻ dâng vùa nếp

Hôm sớm không ai cung phụng dầu

Ðức cả từ bi xin sớm liệu

Ngồi chờ Lương Võ Ðế còn lâu

(Lương Võ Ðế tên Tiêu Diễn, làm vua Trung quốc từ năm 502-549. ông rất sùng mộ Phật giáo, được đời tôn xưng là Phật tâm Thiên tử.

Ngày 15/10/2009 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Ðồng nai có ý kiến nhất trí cho Thượng Tọa Thích Lệ Trang, Trụ trì chùa Ðịnh Thành, Tp.Hồ Chí Minh đứng ra tổ chức tái thiết trùng tu chùa Quốc Ân Khải Tường, tại ấp Bà Ký, xã Long phước, huyện Long thành, trên phần đất 20 ha do Phật tử Hùynh Văn Mạnh và gia đình hiến cúng. Công đức thật lớn lao với công trình thế kỷ của quý vị đối với Phật giáo miền Ðông.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 80 – Chùa Quốc Ân Khải Tường -Phần 2”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com