Mục Lục
- Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về chùa Quốc Ân Khải Tường, một trong những ngôi chùa có bề dày lịch sử ở miền Nam, Phiên trấn (Saigon xưa), kiến tạo sau ngôi Tổ đình Quốc Aân Kim Cang, nhưng có liên quan nhiều với Tổ đình Kim Cang, Trấn Biên (Biên hòa xưa)!
- Chùa Quốc Ân Khải Tường là ngôi cổ tự có từ thời chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khóat trị vì đất nước Việt Nam, (tại địa điểm Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh ngày nay) đã bị phát hủy và mai một có đến 150 năm.
Nay Thượng Tọa Thích Lệ Trang được đạo hữu Hùynh Văn Mạnh và Lê Thị Ánh Tuyết phát tâm hiến cúng dường đất và tài chính để tái thiết trùng tu ngôi chùa Quốc Ân Khải Tường tại xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai.
Chúng tôi Hòa thượng Thích Giác Quang đại diện Văn phòng Tỉnh Hội Phật Giáo Ðồng Nai tìm hiểu và trích ghi lại đôi dòng lịch sử về ngôi cổ tự.
Theo sách Biên niên sử Phật giáo Gia Ðịnh-Saigon, Tp.Hồ Chí Minh 1600-1992 NXB Tp.HCM ấn hành năm 2001, thì vào năm 1677 (Ðịnh Tỵ) Tổ sư Nguyên Thiều (1648-1728) người tỉnh Quảng Ðông (Trung Quốc) sang Qui Nhơn lập chùa Thập Tháp-Di Ðà truyền bá thiền Lâm Tế (dòng Vạn Phong : Tổ Ðạo Giới Ðịnh Tông…và dòng Ðạo Mân : Ðạo Bổn Nguyên Thành Phật tổ Tiên…). Ðến năm 1679 có khõang 3.000 người Minh không thần phục nhà Thanh bỏ sang Ðàng Trong, nhóm Trần Thượng Xuyên được chúa Nguyễn Phước Tần cho định cư ở Biên Hòa, nhóm Dương Ngạn Ðịch định cử ở Mỹ Tho.
Năm 1683 (Quý Hợi), Tổ Sư Nguyên Thiều được chúa Hiền thỉnh ra Thuận Hóa truyền bá Phật Pháp thay cho Thiền sư Hương Hải. Tổ Sư lập chùa Phổ Thành (chùa Hà Trung). Chùa Vĩnh Ân (chùa Quốc Ân). Năm 1687, chúa Nguyễn Phước Tần (chúa Hiền) mất, con là Nguyễn Phước Trăn (chúa Ngãi) lên thay (1687-1691).
Năm 1867 (Ðinh Mão) Chúa Ngãi cử Thiền sư Nguyên Thiều về Trung Hoa thỉnh thêm nhiều danh Tăng sang Ðàng Trong hoằng hóa, nhờ đó Phật Giáo ngày càng hưng thịnh. Năm 1691 (Tân Mùi) Chúa Ngãi mất, con là Nguyễn Phước Châu (chúa Minh) lên nối ngôi.
Năm 1694 (Giáp Tuất) Chưởng cơ Nguyễn Phước Huệ và Nguyễn Phước Thông âm mưu nổi lọan. Chưởng cơ Nguyễn Phước Nhuận tố giác, Huệ và Thông cùng bảy người đồng mưu bị bắt giết. Cùng thời gian một lái buôn tên là Linh nổi lọan ở Quảng Ngãi, xưng là Linh Vương, đóng chiến thuyền, đúc khí giới, Linh Vương hợp cùng một người tên Quảng Phú, một ở phủ Qui Ninh (Qui Nhơn) đánh phá vùng đất Qui Nhơn – Quảng Ngãi. Chúa Nguyễn Phước Châu (chúa Minh) phải sai quân dinh Quảng Nam hợp cùng phủ Quảng Ngãi và Qui Ninh đem quân đánh dẹp (1695).
Rằm tháng Giêng (27/2/1695) theo lời mời của chúa Nguyễn Phước Châu (chúa Minh), Hòa Thượng Thạch Liêm cùng các đệ tử xuống thuyền ở cảng Hòang Phố để sang Ðàng Trong (Ðại Việt). Ngày 28/01/ âl, Hòa Thượng đến Cù Lao Chàm (Hội An), ngày 29/01 âl chúa Minh rước Hòa Thượng về Phú Xuân, ngụ tại chùa Thiền Lâm. Ngày mùng 08/04 chúa Minh cho mở Ðại giới đàn tại chùa Thiền Lâm, do Hòa Thượng Thạch Liên làm Hòa Thượng Ðàn Ðầu, lúc bấy giờ chúa Minh quy y thọ giới Bồ Tát, được ban pháp danh là Hưng Long, hiệu Thiên Túng Ðạo Nhơn. Ngày mùng 07/07 âl Hòa Thượng Thạch Liên tiếp tục mở đàn truyền giới tại chùa Thập Tháp-Di Ðà (Hội An). Hòa Thượng Thạch Liêm trở về Trung Quốc vào ngày 15/10 âl năm Bính Tý (1696).
Năm 1698 (Mậu Dần) chúa Minh Nguyễn Phước Châu sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Ðồng Nai-Saigon, lập phủ Gia Ðịnh gồm huyện Phước Long với dinh Trấn Biên (Biên Hòa) và huyện Tân Bình với dinh Phiên Trấn (Gia Ðịnh), trang 20, Biên niên sử Phật giáo Gia định-Saigon-Tp.Hồ Chính Minh (1600-1802)
Quá trình nầy, tức là 4 năm sau biến cố (1694 Giáp Tuất, do người Minh Hương sang nước Nam tạm trú làm ăn và tạo lọan), Tổ Sư Nguyên Thiều tìm cách lánh xa thế cuộc, vào Nam, góp phần cùng chúa Nguyễn, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh và nhân dân mở rộng bờ cõi đất phương Nam vừa hành đạo giáo hóa muôn dân. Ngài thành lập Tổ Ðình Quốc Ân Kim Cang, tại ấp Bình Thảo, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Ðồng Nai. Chùa đã bị mai một do trải qua nhiều cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn, chiến tranh giữa Nguyễn Huệ và các chúa Nguyễn. Ngày 19/10 âl, năm Mậu Thân (1728) Tổ sư Nguyên Thiều viên tịch tại Tổ Ðình Quốc Ân Kim Cang, đồ chúng lập Pháp Tháp thờ phượng còn tồn tại đến hôm nay.
Ðến năm 2007, Hòa Thượng Thích Minh Chánh, Thành viên Hội Ðồng Chứng Minh Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Ủy viên Hội Ðồng Trị Sự, Trưởng Ban Trị Sự THPG Ðồng Nai, Trưởng Ban Tăng Sự THPG Ðồng Nai, Viện Chủ chùa Giác Minh được ủy nhiệm của Ban Trị Sự Tỉnh Hội phát nguyện đứng ra trùng tu ngôi Tổ Ðình và do chính Hòa Thượng làm Trụ trì.
Năm 1729 (Kỷ Dậu), tức là sau một năm Tổ sư Nguyên Thiều viên tịch, chúa Nguyễn Phước Trú (1725-1738) được gọi là chúa Ninh Vương, quy y Phật hiệu là Vân Tuyền đạo nhân. Năm 1734 (Giáp Dần) nhà Chúa sắc tứ và ban biển ngạch cho chùa Hộ Quốc Quan (chùa được xây dựng nằm ven bờ sông Ðồng Nai, tại phường Tân Vạn, Thành phố Biên Hòa ngày nay, năm 1967 đến 1973 trở về trước do Ðại Ðức Thích Huệ Tấn làm Trụ trì, năm 1982 do Sư cô Thích Nữ Diệu Thủy làm Trụ trì, từ năm 1984 đến nay do Thượng tọa Thích Thiện Hòa làm Trụ trì), do Thống suất Nguyễn Cửu Vân sáng lập, trang 21, Biên niên sử Phật giáo Gia định-Saigon-Tp.Hồ Chính Minh (1600-1802)
Năm 1738 (Mậu Ngọ), chúa Nguyễn Phước Trú mất, con là Nguyễn Phước Khóat lên thay, được gọi là chúa Võ Vương, là một vị Phật tử thuần thành, hiệu là Từ Tế đạo nhơn, hay cư sĩ Phật Tâm.
Năm 1744 (Giáp Tý), chúa Võ Vương chính thức xưng là Quốc Vương (vua một nước độc lập). Lúc bấy giờ có Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc đến Tân Lộc (thuộc khu chợ Ðủi, Quận 3, Tp.HCM ngày nay) lập thảo am tu hành, sau đó thành lập ngôi Tam Bảo cho mọi người chiêm bái tu hành, nay là chùa Từ Ân. Về sau có cư sĩ Lý Thọai Long (người Minh Hương) xây dựng chùa Giác Lâm ở Gò Cẩm Sơn (nay là quận Tân Bình, Tp.HCM). Ngòai ra nơi đây còn có một ngôi Am tranh khác gần chùa Từ Ân, do vị Thiền sư bạn đạo của Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc lập Am tranh tu tịnh nghiệp, Am đó sau trở thành chùa Khải Tường (nay thuộc khu vực trường Lê Quý Ðôn và Bảo Tàng chứng tích chiến tranh). Năm 1755 (Ất Hợi) Thiền sư Ðạt Bản, từ Qui Nhơn vào Ðàng Trong lập chùa Kim Chương, sau gọi là sắc tứ Phổ Quang-Thiên Trường (trang 23, Sách biên niên sử Phật Giáo, NXB Tp.Hồ Chí Minh ấn hành).
Năm 1765 (Ất Dậu) nhà chúa Võ Vương mất, con là Nguyễn Phước Thuần mới 12 tuổi được đưa lên thay. Trương Phúc Loan (cậu của Nguyễn Phước Thuần) giữ chức Quốc Phó, nắm tòan quyền triều đình Ðàng Trong.
Năm 1778 (Mậu Tuất) chiến tranh Trịnh Nguyễn xảy ra liên miên, tạo nên cảnh chết chóc, người người ly tán, làm cho dân tình đói khổ, nhân dân dồ thán. Tại An Khê, Bình Ðịnh có nhà Anh Em Tây Sơn, gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xưng vương và đứng lên với danh nghĩa “phò Lê diệt Trịnh”, đánh đuổi quân ngọai xâm nhà Mãn Thanh mang lại thanh bình cho đất nước. Nguyễn Nhạc lên ngôi hòang đế đóng đô ở thành Ðồ Bàn, Qui Nhơn.
Ơû Gia Ðịnh thì Nguyễn Phước Ánh được suy tôn làm Ðại nguyên soái, nhiếp chính vương để lãnh đạo chống lại nhà Tây Sơn. Năm Canh Tý (1780) bà Chiêm Thị Mai xây dựng chùa Huệ Lâm (nay ở đường Tùng Thiện Vương, Quận 8). Năm 1789 (Kỷ Dậu) Vua Quang Trung- Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, chiếm lại thành Thăng Long.
Năm 1790 (Canh Tuất) , trong khi chờ xây thành, Nguyễn Vương (Nguyễn Phúc Ánh) tạm trú tại chùa Từ Ân, đặt nội cung ở tại chùa Khải Tường, thuộc xã Tân Lộc, huyện Tân Bình (nay thuộc quận 3, Tp.HCM), chùa Khải Tường do Thiền sư Thiệt Thành-Liễu Ðạt làm Trụ trì. Năm 1791 (Tân Hợi) vào tháng 4 Vương phi họ Trần hạ sanh Hòang tử Nguyễn Phước Ðảm (sau nầy là vua Minh Mạng) tại nội cung chùa Khải Tường.
Năm 1802 (Nhâm Tuất) Vua Gia Long cho trùng tu chùa Từ Ân và chùa Khải Tường ở Gia Ðịnh. Năm 1803 (Quý Hợi) lần đầu tiên đại giới đàn được tổ chức tại chùa Kim Chương (Gia Ðịnh). Năm 1804 (Giáp Tý) nhà Vua đặt tên nước là Việt Nam, lập kinh đô ở Phú Xuân (Huế) và thỉnh Thiền sư Tổ Ấn-Mật Hoằng ở Biên Hòa ra kinh đô làm Tăng cang chùa Thiên Mụ.
Năm 1817 (Ðinh Sửu) Vua Gia Long triệu thỉnh Thiền sư Thiệt Thành- Liễu Ðạt Trụ trì chùa Khải Tường ra Huế làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ thay Thiền sư Tổ Ấn-Mật Hoằng viên tịch. Ngày mùng 07/10 âl Hòa Thượng Thiệt Thọai-Tánh Tường khai sơn chùa Huê Nghiêm ở Thủ Ðức viên tịch. Thiền sư Tiên Huệ-Tịnh Nhãn từ Huế về khai sơn chùa Thiên Phước, Thủ Ðức. Về sau đệ tử của Ngài là cao tăng nhiều Tự Viện vùng Ðồng Nai.
Năm 1819 (Kỷ Mão) Thái tử Ðảm lên ngôi, hiệu là Minh Mạng (1820-1840). Năm 1821 (Tân Tỵ) Nhà Vua sắc tứ cho hai chùa : “Quốc Ân Khải Tường” (nơi vua sanh ra) và “Sắc Tứ Từ Ân”. Năm 1383, nhà vua đổi tên nước Việt Nam thành Ðại Nam. Ngày 28/12 âl (Canh Tý), nhà vua băng hà, con là Thái tử Miên Tông lên nối ngôi tức vua Thiệu Trị. Năm 1841 (Tân Sửu), nhân lễ Vu Lan, nhà vua mở trai đàn ở chùa Thiên Mụ, chùa Giác Hòang ở kinh đô và chùa Quốc Ân Khải Tường ở Gia Ðịnh.
Năm 1845 (Ất Tỵ), cư sĩ Ðòan Văn Huyên (1807-1856) truyền bá đạo Bửu Sơn Kỳ Hương bị nghi là “gian đạo sĩ”, nên phải vào chùa Giác Lâm quy y với ngài Hải Tịnh, với pháp danh là Minh Huyên, tự Pháp Tạng. Sau ngài về chùa Tây An hành đạo, đồng bào thường gọi là cư sĩ Tây An, hay Phật Thầy Tây An.
Năm 1847 (Ðinh Mùi), vua Thiệu Trị băng hà, hòang tử Hồng Nhậm lên ngôi, lấy niên hiệu là Tự Ðức vào ngày Kỷ Sửu, tháng 10. năm 1851 (Tân hợi), Bộ Lễ in 13.069 sắc thần để cấp cho các đình làng trong nước thờ cúng. Năm 1854 (Giáp Dần) vua Tự Ðức là một thi sĩ , tâm tính yếu mềm, có hiếu đạo với mẹ, yêu chuộng đạo Khổng, cấm đạo ngòai, bắt bớ giết chóc các giáo sĩ Kitô giáo ngọai quốc; kể cả không cho lập Chùa mới, trai đàn, đúc chuông…chỉ cho sửa chùa hư.
Năm 1862 (Nhâm Tuất) chùa Sắc Tứ Từ Ân bị giặc Pháp gây chiến tranh làm cho chùa bị suy sụp, cuối thế kỷ XIX dời về đường Tân Hòa (quận 11 ngày nay). Chùa Quốc Ân Khải Tường bị phá hủy năm 1860.
(sách Biên niên sử Phật giáo Gia Ðịnh-Saigon, Tp.Hồ Chí minh 1600-1992 NXB Tp.HCM ấn hành năm 2001 ).
Thành lập từ năm 1738 cho đến năm 1860, do giặc Pháp đốt phá chùa Quốc Ân Khải Tường, chùa tồn tại được 122 năm. Nếu tính từ năm thành lập đến nay, thì chùa Quốc Ân Khải Tường có 271 năm.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.