Mục Lục

Vấn: Xin Sư chỉ dạy cách thức trì tụng thần chú Vãng sanh?

Ðáp: Tụng trì Chú vãng sanh có gì là khó, chỉ có đều hành giả có quyết tâm hay không? Tâm kiên quyết với chú lực, hay chỉ tụng cầm chứng gọi là có tụng, tụng công cứ thì hành giả cứ nghĩa là tụng nhiều, nhưng thật ra có khi bị vướng vào bệnh hình thức!. Nhưng nếu như vậy thì hành giả nặng nề lắm khó mà siêu thóat luân hồi. Ðến chừng đó mình lo mình không xong làm gì lo cho thiện hạ đầu trên xóm dưới, thượng cầm hay hạ thú, cửu huyền thất tổ bá gia bá tánh!

Theo sách bất tư nghì thần lực:

Khi trì Chú Vãng Sanh nầy, thì người tu phải ăn chay, giữ giới, nhẫn đến ăn chay trường, không sát sanh hại vật mà còn phải làm việc phóng sanh; thường xuyên tắm rữa và súc miệng cho sạch sẽ trước khi đăng lâm chính điện, hoặc đến với đạo tràng tại cư gia dâng hương, dâng lễ, gieo năm vóc chắp tay thành tâm chậm rãi lễ lạy đối trước tượng Phật mà phát nguyện trì chú.

Riêng Sư thì những năm trước ngày hòa bình, sau những giờ giấc làm việc Phật sự ban ngày, như: dạy học, làm việc văn phòng Giáo hội, đi công tác Phật sự… khi về đêm vào lúc 21 giờ (thời gian trống) thì đến tại bàn Phật, lễ Phật, phát nguyện trì chú, dùng chuổi tràng công cứ niệm chú vãng sanh, mỗi lần niệm ít nhất 10 chuổi tràng hạt, 1.080 biến; nhiều nhất là 20 chuổi, 2.160 biến; hoặc khi phát nguyện nhập thất thì tụng mổi ngày 4 thời, 8.640 biến thần chú vãng sanh. Việc tu hành, các liên hữu có thực tập thì mới biết được tâm niệm của người tu lúc bấy giờ. Ðã phát nguyện lần tràng tụng chú vãng sanh, thì mỗi đêm phải đến bàn Phật tụng chú, khi nào không làm thì cảm giác nặng nề đến với thân tâm, như thiếu thốn như lỡ hẹn một điều gì mà chưa thực hiện, sự mất mát cứ canh cánh bên lòng; chính vì vậy mà người phát nguyện công cứ tụng thần chú khi đến giờ có người nhắc nhở, chư thiên cân nhắc nên phải tụng niệm chú thôi! Nhưng khi niệm xong thân tâm hồn xác thật nhẹ nhàng thanh thản, tam nghiệp vong bặt, tâm không chút bợn nhơ, thế giới cực lạc ảnh hiện trong tâm lòng các bạn!

Giới thiệu một số thần chú Vãng sanh:

Tụng theo chữ Hán Việt:

Khi đã phát nguyện tu hành thì phải siêng năng tụng đủ chữ, đủ bài bản thì mới thanh tịnh tam nghiệp, không nên biếng nhác, tụng giảm chữ hay bỏ bớt bài thần chú theo ý riêng của mình, đọc bài:

Vãng sanh quyết định chơn ngôn

Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Ðà ra ni

Nam mô A Di Ða bà đạ

Ða tha dà đa dạ

Ða điệt dạ tha

A Di rị đô bà tỳ

A Di rị đa tất đam bà tỳ

A Di rịa đa tỳ ca lan đế

A Di rị đa tỳ ca lan đa

Dà di nị, dà dà na

Chỉ đa ca lệ, ta bà ha

Nam mô A Di đà Phật

Hoặc tụng bằng tiếng Phạm âm:

Có nhiều liên hữu, muốn đổi mới âm điệu tụng kinh, hoặc dùng phương tiện đổi mới pháp tụng, ăn món ăn mới, tụng bài mới, âm điệu mới để phá vỡ sự lười biếng giãi đãi…thì tụng thần chú bằng tiếng Phạm âm, khi tụng không phải bị mắc lỗi lầm:

Nam mô A Mi Ta Phạ da

Ta tha ga ta da

Ta đi da tha

A mờ rật tô đờ pha vê

A mờ rật ta sam pha vê

A mờ rật ta vi kờ răm tê

A mờ rật ta vi kờ răm ta

Ga mi ni, Ga ga na

Kít ti ka tê, sờ va ha

Om A Mi Ta ba da, Hơ ri, Soa ha, Bơ rum.

Thần chú Vãng sanh âm điệu bằng tiếng Pali:

Namo amitãbhãya

Tathãgatãya

Tadyyathã

Amrtodbhave

Amrta siddhambhave

Amrta vikrãnte

Amrta vikrãnta

Gamĩne gagana

Kĩrta- kare Svãhã

Thường thì các liên hữu Tịnh độ chỉ tụng niệm những bài kinh nào làm cho thân tâm thanh tịnh, các vị cũng không thích mấy việc cầu kỳ, miễn làm sao cho câu nối câu, pháp nối pháp, tụng đúng tụng đủ, không cho sai sót hoặc bỏ sót chữ kinh…đấy là phong độ của những người tu Phật có quyết tâm phá bỏ nghiệp lực, có quyết tâm cầu siêu độ cho các âm hồn, cho mọi chúng sanh đã đi qua, cho mọi sự việc nặng nề lui dần về quá khứ, không còn có những tiếng nói vô hình than khóc khổ đau, tâm linh oằn oại trong đêm tối một đời, từ đời nầy sanh đời khác, không nơi nương tựa, tất cả được thóat hóa luân hồi.

Hiệu quả

Thần chú vãng sanh thật đơn giản, nhưng chú lực có thể giúp cho những người con Phật: có phương tiện chung tu, hoặc bất cứ ở nơi nào cũng có thể tụng niệm, ở nơi buôn bán, tu cá nhân tại gia, hoặc làm việc trong công sở.

Trong quá trình tu hành, các liên hữu không đợi phải đến quý, mùa tu hành như phát nguyện tụng kinh Pháp hoa, hay các kinh lớn; mà có thể phát nguyện tụng công cứ thần chú vào bất cứ thời gian nào rỗi rảnh, nhưng khi phát nguyện rồi thì không bỏ cuộc, không làm xê dịch thời gian mà mình đã phát nguyện; trường hợp lỡ quên, bỏ cuộc ngày hôm nay thì sau đó phải sám hối trước Tam bảo, hoặc tự lòng cảnh tĩnh chính mình rồi tiếp tục thực tập thiền tụng cho đủ số thần chú.

Tam nghiệp thanh tịnh, phiền não tiêu pha, hạnh lành sanh khởi, hiện tướng đạo hạnh khả phong; pháp giới, đạo tràng nhà cửa trang nghiêm thanh tịnh, những sự việc ồn ào trong nhà không còn, không còn thấy những âm hồn âm binh lai vãng trong nhà, không còn thấy linh hồn ông bà, những người đã qua than vãn thở than khóc lóc, than đói thiếu thốn đòi hỏi cúng kiến, giúp thân tâm an lạc, tĩnh táo trong mọi việc làm ăn dẫn đến thành đạt.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 91 – Cách Thức Tụng Niệm Thần Chú Vãng Sanh”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com