Mục Lục

Ðức Sư Ông thượng Bửu hạ Ðức, thế thường gọi Ðức Ông Ba, là bậc vãng bối, đạo cao đức cả chứng minh của Liên Tông Tịnh Ðộ Non Bồng. Ðức Sư Ông được kính tôn bậc đạo sư đã khai sanh một viềng mối Tịnh độ Giáo môn, hội nhập cùng với các môn hệ. Liên tông tịnh độ Non bồng được khai sơn vừa kế thừa chánh pháp Thích Ca Mâu Ni, chư lịch đại Tổ sư, tiếp độ những người có nhơn duyên căn lành Phật pháp, vừa trợ duyên cho công cuộc hoằng hóa của Phật Giáo Việt Nam.

Ðã trên 90 năm, dù trải qua nhiều gian lao khó khổ nhưng các vị vẫn nhẹ nhàng lướt thuyền từ trên đại dương cuộc đời và đã thành công trong Phật sự hoằng pháp lợi sinh, tế tăng độ chúng…

Ðức Sư Ông thượng Bửu hạ Ðức tên thật là Phạm Văn Vị, sinh năm 1880, năm Canh thìn, nhằm cuối đời vua Tự Ðức năm thứ 33.tại làng Vĩnh Chánh, huyện Thọai sơn, tỉnh An giang (Long xuyên), một nơi được coi là vựa lúa của miền Nam, là trung tâm của nhiều học phái lớn, đạo giáo xuất phát, như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Ðạo Phật Khất Sĩ, Phật giáo Nam tông Khmer, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo… quê hương của Tổ sư Nguyệt Chiếu, cũng là nơi xuất sanh các làn hơi, âm điệu, cung bậc cổ nhạc, nhạc lễ cổ truyền Nam bộ, miền Nam Việt nam, những ngôn từ thi kệ, cú pháp mang nhiều sắc thái đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiều âm thanh “Hồn Việt” chân chất thật thà, cũng là vùng châu thổ có nhiều núi non hùng vĩ, huyền bí linh thiêng…nơi xuất thân nhiều vị Giáo chủ Cao tăng, Ðạo gia của các nền đạo giáo dân tộc.

Thời điểm Ðức Sư Ông ra đời có nhiều sự kiện diễn ra vào cuối triều vua Tự Ðức, hòan cảnh nước non bị đắm chìm trong thế dầu sôi lửa bỏng, triều đình Huế bất lực, vua tôi ngồi đó mà nhìn nước non bị người Pháp xăm lăng chia cắt từng mãnh để trị. Ðể cứu vãn tình thế lẽ ra thì triều đình phải huy động tòan lực lượng nhân dân đứng lên chống ngọai xăm, hoặc là chủ động mở cữa giao lưu làm ăn mua bán với người Tây dương, sẽ không có những trận chiến tranh không cân sức dẫn đến mất nước! Nhưng không, các Ngài lại cho người sang cầu viện nhà Mãn Thanh là một quốc gia luôn có ý đồ thôn tính đồng hóa Việt nam! Oai lực của triều đình Huế, giang sơn gấm vóc gần như đi đến chổ bế tắc đất nước bị chia cắt ra từng mãnh.

Năm 1883, là năm cuối cùng của vua Tự Ðức, nội bộ bất ổn, bên ngòai thì giặc Pháp tìm cách chiếm nốt các tỉnh thành còn lại, nam kỳ lục tỉnh mất vào tay giặc Pháp, hằng lọat sĩ phu trong nước nổi lên chống giặc. Sau sự việc Nhà vua băng hà, dù có sẳn Khiêm lăng, nhưng đến cả năm trời mà không hòan thành việc chôn cất thi thể Ðức Vua; các quan phụ chính như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Trần Tiễn Thành mỗi người một ý tưởng chuyên quyền, khuynh đảo triều đình, từ đó mà đất nước lại rơi vào tình cảnh nồi da xáo thịt, nội bộ cấu xé lẫn nhau. Tình cảnh phế hưng của vua chúa chốn hoàng cung diển ra thật dễ dàng; vua Dục Ðức (1856-1883) thì lên ngôi được ba ngày đã phải chết tức tuởi.

Từ năm 1883 đến năm 1889, chỉ có sáu năm thôi mà biết bao biến thiên dồn dập với những biến đổi của lòng người đã tạo nên những sự xáo trộn của Nam triều, các vua nối ngôi nhau liên tục: vua Hiệp Hòa, vua Kiến Phúc, vua Hàm Nghi, vua Ðồng Khánh bị đưa vào một lịch sử tủi nhục; chốn triều ca thay vua như thay áo, chưa đầy một năm mà ba vua Dục Ðức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc bị bức hại, phải đổi chủ ba lần. Lúc bấy giờ từ Bắc cho đến Nam đến đồng bằng sông Cửu long thường nghe những lời ví von, ẩn ý: “nhất gian lưỡng quốc nan phân thuyết, tứ nguyệt tam vương triệu bất tường…”. Việc của triều đình còn không ổn định làm gì có cơ sở để lo cho nước cho dân? Từ đó nhân dân địa phương thường xuyên tổ chức những cuộc nổi dậy chống giặc Pháp, trong đó có những vị giáo chủ các Ðạo giáo.

Năm 1885, tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa kết hợp với nghĩa quân của Hòang thân Sivôtha nổi dậy, bị quân Pháp kéo đến đàn áp, nghĩa quân tan rã, chỉ còn lại Ðạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Lúc bấy giờ quân Pháp tiếp tục càn quét quy mô vào làng Ba chúc (An định), đốt kinh sách chùa chiền, nhà cửa rồi giải tán dân làng. Ðến năm 1896, sau cuộc kháng Pháp thất bại, Ông Cử Ða (Nguyễn Thành Ða) nhà yêu nước có truyền thống đạo giáo, xuất thân hành đạo khuyến thiện dân lành vùng Tà lơn, Thiên Cấm sơn, phổ biến kệ kinh, sấm ký, trong đó có quyển Kim Cổ Kỳ Quan là những bài pháp ẩn ý đặc sắc nhất của Ngài.

Ngày 1 tháng 5 năm 1904 xảy ra trận bảo lụt, người dân đồng bằng Sông Cửu long bị thiệt hại nặng nề. Cũng trong năm nầy nhà chí sĩ Phan Bội Châu có đến Bảy Núi tìm Ðạo và tìm người cùng chí hướng chống Tây; ngoài ra còn có những vị Hòa thượng, Yết ma, Giáo thọ của Phật giáo, các bậc truyền giáo đạo cao đức cả cũng hướng dẫn Phật tử vùng lên chống ngọai xăm, như: Tổ Chí Thiền, Tổ Khánh Anh (Phật Học Ðường Lưỡng xuyên), Tổ Huệ Quang, Tổ Khánh Hòa (Bến tre), HT Trương Văn Ðó (dịch giả kinh Pháp Hoa, Kiên giang) Sư Thiện Chiếu, Ông Ba Thới, Ông Sư Vãi Bán Khoai, Ðức Phật Nằm, Ðức Phật Trùm…

Lập thân hành đạo,

Ðức Sư Ông lớn lên trong một gia đình nông dân gia giáo hiền đức tu Phật, thú hướng tu học giáo lý Phật-đà, cũng là cư sĩ tu hành theo pháp Tứ Ân Hiếu Nghĩa, nghiên cứu học các pháp tu “Tịnh độ niệm Phật”, “Kim Cổ Kỳ Quan”, “Giảng xưa”, “Tận thế và Hội Long Hoa”, “Bà La Ni Kinh” dạy cách “học Phật tu nhơn” của Ðức Bổn sư núi Tượng, thuộc pháp phái Bửu Sơn Kỳ Hương của Ðức Phật Thầy Tây An. Quanh năm, ngoài công việc đồng áng, tuy còn ở thế gian nhưng Ngài đã phát tâm tu hành các pháp khổ hạnh, ăn uống tiết độ, nhịn ăn, cứu người bằng khoa bốc thuốc nam, chuyên trì danh hiệu Phật A Di Ðà, ngày đi làm nông, đêm về nghiên tầm kinh sách dạy về Pháp môn niệm Phật để học hỏi và làm phương tiện giảng dạy trong hàng Phật tử đồng đạo đồng tu ở quê nhà. Ngòai ra Sư Ông cũng là một thành viên của Phật giáo Tứ Ân, luôn họp tác cùng với nhân dân, vận động trong đồ chúng đứng về phía các sĩ phu yêu nước chống giặc ngọai xăm.

Năm 1906, những chí sĩ có học thức trong phong trào Ðông Du, Duy Tân như: Lương Văn Can, Ðào Nguyên Phổ, Võ Hòang, Nguyễn Quyền, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh thường nương vào Ðạo Phật để họat động, Cụ Phan Chu Trinh diễn thuyết trước công chúng, nói:”…nước Ðại Nam chúng ta yếu là vì thiếu tinh thần tôn giáo. Tôn giáo luyện cho ta đức hi sinh coi nhẹ tánh mạng. Không có tinh thần tôn giáo, chúng ta không biết cương thường, xả thân vì nghĩa…chỉ bo bo giữ cái lối riêng của mình. Nay bà con thử xét, đời nhà Trần sao dân tộc ta hùng dũng như vậy: Quân Nguyên thắng cả Á, Âu, nuốt trọn Trung hoa mà qua nước ta thì bại tẩu. Nào cướp sáo ở Chương dương độ, nào bị bắt trói ở Bạch đằng, như vậy chẳng phải là nhờ Ðạo Phật ở nước ta thời đó thịnh ư, nhờ cái tinh thần tôn giáo của ta ư…?” Năm 1907, vua Thành Thái là ông vua yêu nước, tín ngưỡng đạo giáo Tứ Ân, ông làm vua mà bất lực, rất khổ đau trước cảnh nước mất nhà tan, không cứu vãn được dân được nước, có ý đồ chống lại người Tây, không muốn làm vua nước Nam mà do người Tây dựng lên, nên phải bị người Tây thóai vị (Biên niên sử Phật giáo, trang 68, 69 NXB Tp.Hồ Chí Minh ấn hành).

Năm 1920, tuy có nhiều phong trào như Cần vương, Ðông du, Duy tân khởi nghĩa chống Tây, nhưng ít có hiệu quả do không tập họp được các sĩ phu yêu nước, ít có đòan kết, nên tại Nghệ an có Bác Hồ Chí Minh vào Nam xuất dương tìm đường cứu nước cứu dân, đến năm 1930 Ðảng Cộng sản Việt nam ra đời kết nối lãnh đạo tòan dân chống thực dân Pháp (Biên niên sử Phật giáo, trang 84 NXB Tp.Hồ Chí Minh ấn hành). . Ngày 24/3/1926, Cụ Phan Chu Trinh mất các nơi làm lễ tang biến thành những đòan biểu tình chống Tây, trong đó có Sư Thiện Chiếu cũng tháp tùng đi biểu tình. Người Tây hỏi, Thầy chùa sao đi biểu tình? Sư trả lời:”…thuyết từ bi cứu khổ của Phật Tổ xui Phật tử tham gia những cuộc vận động yêu nước chớ không ai xui cả…” (Biên niên sử Phật giáo, trang 76 NXB Tp.Hồ Chí Minh ấn hành).

Ngày 19/8/1945 Cách mạng thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ chí minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1947, hội Phật giáo Cứu quốc được thành lập do Hòa thượng Minh Nguyệt làm Hội trưởng, Hòa thượng Huệ Thành, ông Commis Hải làm Phó hội trưởng, Ông Lê Hòang Minh làm Ủy viên tuyên huấn; cũng trong năm nầy Ðức Tôn sư Thiện Phước, thế danh Lê Minh Ý, tự danh Lê Văn Mười (biệt hiệu Ðức Mẫu Trầu Bồng lai) tham gia Cách mạng kháng chiến chống Tây cho đến năm 1955 mới gặp Ðức Sư Ông xuất thân hành đạo.

Cơ duyên Ðức Sư Ông lập thân hành đạo,

Theo lời của Sư Thiện Hùynh thì năm 1920. lúc Ðức Ông 40 tuổi, nhiều lần được Ðức Bà (hiền thê của Ðức Ông là người phát tâm tu hành trước và hành nghề bốc thuốc nam cứu dân độ thế, cứu người trong cơn bức ngặt đói rách khó khổ tại cầu số 1, Rạch giá) kêu gọi Ðức Ông xuất thân hành đạo noi gương hạnh người xưa báo tứ trọng ân giúp đời, nhưng vì thời điểm chưa đến, Sư Ông từ chối. Ðến năm 1925 một ngày nọ, thời điểm giữa trưa đang đi cày, chợt nghe tiếng gọi của “ơn trên” phải vì mọi người, vì chúng sanh đang khổ đau mà buông tay việc thế:” Gương người chớ cầm, Ngựa người đừng cởi, Việc người đừng biết, Thường tự biết quấy để sữa…”. Ðức Sư Ông noi theo ý tưởng của các bậc đạo sư mà phát đại nguyện “tự tay thế phát” giữa trời phát đại nguyện xuất gia hành đạo nối gót các bậc tổ đức tiên sinh tiền bối.

Sau khi thế phát, Ðức Ông đi về cầu số 1 Rạch giá cùng tu với Ðức Bà tại Ðạo tràng của người Phật tử, lập thân hành đạo, tiếp tay bốc thuốc nam chữa bệnh cho dân nghèo, vừa khuyên người đời tu niệm Phật, xả bỏ việc thế gian để có cơ sở không họp tác với ngọai bang người Pháp, hồng quên đi cảnh nước non dân lành bị xăm lăng tàn phá. Tại cầu số 1, Rạch giá, Ðức sư Ông độ được một số đệ tử thông suốt đạo giáo, tâm linh huyền bí, diễn dương vi diệu pháp, tiếp nhận “ân điễn” từ các bậc thánh hiền khuyến thiện người đời tu hành, như: Ðức Cô Ðinh Thị Hy, pháp danh Diệu Nguyệt…là người dày công hầu cận Ðức Sư Ông suốt cả cuộc đời tu niệm của mình, cho đến khi Ðức Sư Ông viên tịch tại Tổ đình Thành An.

Thời điểm ấy vào năm 1921, Cụ Nguyễn Sinh Sắc thường xuyên lui tới vùng Tịnh biên, Tân châu họat động chống Tây cho đến năm 1927 thì Chi bộ Việt nam Thanh niên Cách mạng Ðồng chí hội ra đời tại Chợ mới tuyên truyền thu phục nhân tâm vùng lên chống thực dân. Năm 1939 tiếp tục các phong trào yêu nước vận động người người đứng lên chống Tây, cũng trong năm nầy Ðạo Phật giáo Hòa Hảo ra đời (ngày 18 tháng 5 năm Kỹ mão)

Năm 1940 với ý tưởng không giao lưu tiếp xúc với người Tây, nhận thấy tình thế nước non dân lành mang nhiều họa hại, Ðức Sư Ông đau lòng tìm nơi ẩn tu, vân du đến vùng núi Tà-lơn, một vùng núi non hiểm trở, thuộc địa danh Chọt-xim, biên giới Việt nam-Cambodge hành đạo nối chí “các bậc trên trước” (theo lời kể của cư sĩ Thiện Phước, ngày mùng 7/Chạp/Canh dần)

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 83 – Ðức Sư Ông Bửu Đức (Ðức Ông Ba)”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com