Mục Lục

Vấn: – Ðức Di Lặc là vị Bồ tát gần gũi chúng con như đức Quán Thế Âm, mỗi lần đi chùa bất cứ nơi đâu ở Việt nam chúng con cũng nhìn thấy dung nhan của Ngài và đảnh lễ nghiêm túc. Trong pháp môn tu niệm Phật Tịnh độ cũng nói đến hạnh lành của Ngài, chúng con chưa biết nhiều về hành trạng của Bồ tát Di Lặc nhiều, kính mong Sư hoan hỷ giảng giải cho chúng con được sáng tỏ để tu hành?

Ðáp: – Chư Tăng Ni Phật tử Việt nam cũng như chư Tăng Ni, Phật tử các nước Ðông Bắc Á đều tín ngưỡng Ðức Bồ tát Di Lặc; mỗi lần đảnh lễ tôn tượng, mọi người thường niệm Nam mô Ðương Lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, trong dân gian thường gọi Phật Di Lặc, hơn là gọi Bồ tát Di Lặc, Ông Phật cười, Ông Phật bụng bự, Hòa thượng mang túi vải.v.v..chẳng biết gọi các nào cho đúng. Thật ra thì sự hiện thân của ngài quá nhiều, được sử sách nói nhiều, nhưng chỉ tòan là hạnh lành của Bồ tát, truyền thuyết, dã sử…ngay như tiểu sử ngài Bố đại Hòa thượng (Hòa thượng có mang túi vải) trong sách Từ Bi Âm cũng chỉ nói hiện thân của ngài là Bố đại Hòa thượng? Vậy thì tượng thờ tại chính điện của các chùa có phải là Bố đại Hòa thượng? Vì thánh tượng ngài “thì tay lần chuổi, tay cầm một túi vải”?

Sư sẽ nghiên cứu thật kỷ để giảng giải cho các vị tu hành, mà không còn nghi ngờ nữa!

Trong kinh Phật có câu:

Nhất thế Phật bồ tát, hằng dĩ bi tâm cố, Tùy nhơn tùy thế giới, tùy thời tùy duyên hiện.Thục thục bát vô dư, thế gian vô tận cố…

Nghĩa:

Chư Phật và bồ tát, vì lòng từ bi thương xót chúng sanh cứ chìm đắm mãi trong vòng sanh tử, nên các ngài tùy theo trình độ của mỗi người mỗi thế giới, tùy theo thời tiết nhơn duyên, mà hiện thân giáo hóa chúng sanh được thành thục.

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni thể theo bổn nguyện hiện thân cõi ta bà, trong khãng 49 năm tùy cơ thuyết giáo. Do nhơn duyên có hạn, cơ cảm có thời, bấy giờ ngài trở về Ta la song thọ là nhập Niết bàn. Nối sau Phật Thích Ca có ngài Di Lặc là một vị Phật bổ xứ, sẽ hiện thân thế giới ta bà giáo hóa chúng sanh.

Di Lặc là tiếng Phạn, Tàu dịch là Từ Thị hay Từ Tôn. Người tu tâm đại từ, ấy là hiệu của Ngài. Tiếng Phạn gọi là A Dật Ða, Tài dịch Vô Năng Thắng, không ai hơn ai đó là tôn hiệu của Ngài (kinh Di Lặc hạ sanh, trang 46).

Nói đến Di Lặc, thấy lòng ta vui vẻ, vì tâm ta tưởng tượng đến hình bóng của Ngài to mập, ngổi chiễm chệ, hai tay chống ngữa về phía sau, bụng lớn phình về phía trước, khuôn mặt nở nang đầy đặn, miệng tươi cười mở rộng, má lúm đồng tiền, tỏ vẻ khoan hòa thương yêu hết thảy muôn loài.

Trong bộ “Song Lâm Phó đại Sĩ ngữ lục hành thế” nói : “về đời Ngũ Quý bên Trung Hoa, ở đất Minh Ba, huyện Phụng Hóa (Châu Minh) có một vị Hòa Thượng lùn béo, bụng to da đen, vẻ mặt nhân từ, thường dùng một cây gậy quảy một túi vải, trong đựng bình bát, hành cước từ thôn quê đến thành thị, khất thực, ai cho bất kỳ vật thực, đồ vật gì cũng đều đưa vào trong túi vải, thấy vậy người đời thường gọi là “Bố Ðại Hòa Thượng”.

“Bố Ðại Hòa Thượng” còn làm nhiều điều lạ thường, người nào được Oâng nhận quà cúng dường. Thì người ấy làm ăn phát đạt, may mắc. Gia đình nào được Oâng quang lâm đến thì gia đình ấy là ăn thịnh vượng, trên thuận dưới hòa. Oâng hay nằm đất nhưng mình không nhơ, hoặc có khi ngồi ngoài mưa, sương tuyết mà không hề ướt áo, khi đương nắng gay gắt mà Ngài bỏ dép guốc thì trời đổ mưa, khi đang mưa mà bỏ dép guốc thì trời sắp nắng.Các vị Tăng khác ai có duyên gặp Ngài hỏi đạo, thì Ngài dạy giúp được tỏ ngộ. Ðến niên hiệu Trinh Minh, mùng Ba tháng Ba, Ngài ngồi trên một tảng đá lớn sau chùa Nhạc Lâm thuyết bài kệ :

Di lặc chơn Di Lặc

Hóa thân thiên bách ức

Thời thời thị thời nhơn

Thời nhơn giai bất thức

Nghĩa :

Ta đây thật Di Lặc

Hóa ra ngàn vạn thân

Thường đứng trước mặt người

Mà người chẳng ai biết

Nói xong bài kệ này ngài liền thị tịch. Từ đó trở về sau người đời cảm động cùng nhau đúc tượng “Bố Ðại Hòa Thượng” để thờ, gọi là tượng Phật Di Lặc

Trong kinh “Bất Thực Nhục” chép rằng :”về đời quá khứ, có Phật ra đời hiệu là Phật Di Lặc, thường thể hiện lòng từ bi mà giáo hóa chúng sanh. Một hôm Ngài nói Kinh Từ tam muội quảng đại bi hải vân, lúc bấy giờ trong nước có Oâng Tiên tên là Nhứt Thế Chí Quang Minh, sau khi nghe nói kinh nầy rồi thì ngài luôn luôn thọ trì và phát nguyện rằng :

Nhờ công đức nầy, đời sau tôi

Thành Phật cũng hiệu là Di Lặc

Phát nguyện xong Tiên Nhơn bỏ nhà vào núi tu hành, ít lâu sau gặp năm mất mùa, nhân dân đói thiếu, Oâng khất thực không được. Lúc ấy trong rừng có hai mẹ con con thỏ, thấy Oâng bảy ngày không có gì để ăn cả, sợ Oâng chết, mà giáo pháp không có ai truyền bá, nên mẹ con thỏ kia liền xả thân nhảy vào đống lửa tự thui mình cúng dường. Thọ thần thấy vậy liền đến trước Tiên nhơn bạch rằng :

“Hai mẹ con con thỏ, thấy Ngài không có món ăn, nên đã thiêu mình cúng dường, nay thịt thỏ đã chín, xin ngài nhận cho…”

Tiên Nhơn nghe Thọ thần nói như vậy, hết sức buồn thảm thương xót, Oâng liền mang bổn kinh mình thường đọc tụng viết vào lá cây gần đấy và viết thêm bài kệ rằng :

Ninh đản hiện thân phá nhãn nhục

Bất nhẫn hành sát thực chúng sanh

Chư Phật sở thuyết Từ Bi kinh

Bi kinh năng thuyết hành từ giã

Ninh phá cốt thể xuất đầu não

Bất nhẫn đạm nhục, thực chúng sanh

Thử nhơn hành Từ bất mãn túc

Ðương thọ đa bệnh đoàn mạng thân

Mê một sanh tử bất thành Phật

Nghĩa là : Thà tự đốt mình, đâm thủng mắt, Chẳng nỡ giết hại chúng sanh mà ăn thịt. Chư Phật đã nói kinh Từ Bi

Kinh dạy : Những người hay ăn thịt là người tu đức từ không đầy đủ, thà tự bổ đầu moi óc ra, chứ chẳng nở ăn thịt chúng sanh.

Nói kệ xong, Oâng phát nguyện :

“Tôi nguyện đời đời không nghĩ tưởng sát sanh, không an thịt chúng sanh, cho đến kgi thành Phật, sẽ chế giới đoạn nhục”.

Nguyện xong, Tiên Nhơn cũng chui vào trong đống lửa theo cùng hai mẹ con con thỏ ! Bỗng hào quang từ trong đống lửa chiếu khắp một phía trời, người đời thấy vậy theo hào quang ấy tiến đến xem thì chỉ thấy một thân người và hai con thỏ đã chết nằm trong lửa; trông xung quanh thấy trên lá cây có viết một quyển kinh và một bài kệ, họ liền bảo nhau đem về dâng cho nhà vua và tâu hết công chuyện họ vừa thấy. Vua bèn truyền một vị Ðại thần đem ra tuyên đọc cho mọi người nghe. Ai nấy đều phát đạo tâm vô thượng chính đẳng, chính giác.

Khi giảng đến đây, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Oâng Thức Can rằng :”Bạch thỏ vương trước kia tức là ta ngày nay, còn thỏ con khi đó, nay là La Hầu La, vị tiên nhơn lúc ấy nay là Di Lặc Bồ tát vậy…” (kinh Di Lặc hạ sanh thành Phật, trang 50)

Ðức Di Lặc có nhiều hiện thân hóa độ chúng sanh, trong đó có hai thân, một là thân ở Song Lâm thì có tên là Phó Ðại Sĩ; một ở Nhạc Lâm thì có tên là “Bố Ðại Hòa Thượng”. Tôn tượng thờ Ðức Di Lặc Từ Tôn được người đời sau trong Ðạo Phật tưởng nhớ công hạnh, tấm lòng từ cao cả, điêu khắc thờ theo hình dáng Ngài “Bố Ðại Hòa Thượng”.

Còn ngày giờ lễ vía theo kinh “Di Lặc thượng sanh”, trang 51 Ðức Phật Thích Ca nói kinh nầy đến 12 năm , nhằm ngày rằm tháng hai thì Ngài Di Lặc Bồ tát về nước Ba la nại là chổ bổn sanh, ngồi nhập diệt. Nhưng ngày giờ đản sinh thì chưa có. Có phải còn 16.800 năm nữa Ngài mới đản sinh chăng ? Nếu chưa đản sinh thì làm gì có nhập diệt ?

Tuy nhiên sử Phật, Bồ tát, Thinh văn thật là mênh mông, việc Phật sự cũng có đôi khi phải tùy theo tiền lệ mà làm. Theo lời huyền ký trong kinh Di Lặc hạ sanh thành Phật, nói về Ðức Di Lặc và Hội Long Hoa như sau:

“…đến khi Phật Thích Ca ra đời, thì ngài Di Lặc Bồ tát lại giáng sanh trong nhà của một vị Bà la môn, tên là Ba Bà Lợi, ở Nam Thiên Trúc vào ngày mùng Một tháng Giêng. Họ ngài là A Ðật Ða (không ai hơn). Tên của ngài là di Lặc (Từ Thị). Tên họ nầy tiêu biểu lòng từ bi, hỷ xả vô lượng vô biên của ngài. Từ bao nhiêu kiếp cho đến thành Phật, ngài cũng vẫn có danh hiệu là Di Lặc.

Về sau nhờ Ðức Thích tôn dạy tu Duy thức quán, ngài quán sát các pháp đều do thức tâm biến hiện, không có một vật nào chơn thật, thấu rõ được lý “tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Vì ngài nhận thấy cảnh giàu sang, phú quý danh vọng quyền tước.v.v..đều như bóng trong gương, như trăng dưới nước, do thức tâm biến hiện, nên ngài dẹp trừ được vọng tưởng si mê về giả cảnh, chuyển tánh “biến kế sở chấp” trên “y tha khởi”, trở lại làm tánh “viên thành thật”. Vì thế nên đức Phật thọ ký cho ngài về sau sẽ làm Phật hiệu là di Lặc và được bổ xứ giáo hóa ở thế giới ta bà nầy…”

Một thuyết khác, nói về Ðức Di Lặc giáng sanh: “…Ngài Di Lặc Bồ tát, hiện nay ở nội viện Thiên cung cõi trờ Ðâu suất, đợi đến thế giới nầy hế kiếp giảm thứ chín, qua kiếp tăng thứ mười, trong lúc nhơn lọai hưởng thọ được trên tám vạn tuổi. Khi bấy giờ thời cơ đã đến, nhơn duyên hóa độ đầy đủ, ngài Di Lặc từ nội viện thiên cung trời Ðâu sấut, giáng sanh xuống cõi diêm phù đề nầy, tại nước Ba la nại, trong nhà của một vị Ba la môn, tân là Tu phạm ma, thân mẫu là Bà Phạm ma bạt đề, nhằm đời vua Chuyển luân Thánh vương. Thân phụ ngài thật trí tuệ thông minh bậc nhứt, được vua Chuyển luân Thánh vương phong cho chức Quốc sư. Còn thân mẫu ngài là dòng sát đế lợi, nhan sắc tuyệt vời, tánh tình hòa nhã, đức độ hiền từ. Từ khi ngài giáng sinh rồi, trải qua một thời gian đến lúc trưởng thành. Ngài quán sát thấy tất cả chúng sanh trong tam giới, đều bị cảnh ngũ dục lôi kéo, nên bị đắm chìm trong biển sanh tử, rất đáng thương xót! Ngào liền phát đại nguyện tìm phương pháp cứu vớt hết tảy chúng sanh thóat vòng khổ não.

Ngài liền xin phép song thân đi xuất gia tu hành. Rồi ngài đến ngồi dưới gốc cây Long hoa. Cây nầy cành lá sum sê và cao lớn, che phủ tứ phía như cây Bồ đề của đức Phật Thích ca. ngài ngồi thiền định, biết hết thảy các pháp đều sanh diệt vô thường. Ngài dùng Kim Cang trí, trừ sạch hết vi tế vô minh chứng đạo bô thượng bồ đề. Lúc bấy giờ ngài đến núi Kê túc để nhận lãnh y bát của Ðức Phật Thích ca, do ngài Ma ha Ca diếp cất giữ để truyền lại.

Lãnh y bát xong, đức Di Lặc tán thán Phật Thích ca ở đời ngũ trược ác thế, mà đã từng giáo hóa độ vô số chúng sanh. Ngài lại tán thán ông Ma ha Ca diếp là bậc tinh tấn tu hành thứ nhứt và đã cảm hóa rất nhiều chúng sanh phát tâm bồ đề.

Ðức Di Lặc thuyết pháp độ sanh dưới cây Long hoa chia làm ba hội: hội thứ nhứt độ được chín mươi sáu ức người thành a la hán, hội thứ hai độ được chín mươi bốn ức người thành A la hán, hội thứ ba độ được chín mươi hai ức người thành a la hán, thế nên gọi là “Long hoa tam hội”.

Sau khi ngài Di Lặc nhập diệt, chư thiên và các vị chuyển luân thánh vương thỉnh xá lợi ngàu xây 81.000 bảo tháp cùng khắp trong thiên hạ để thờ (kinh Di Lặc hạ sanh thành Phật, nói về Ðức Di Lặc và Hội Long Hoa, của Tâm Chính, trang 56)

Do vậy, trong giới thiền lâm xưa nay chư Tôn đức Tăng Ni Trụ trì thường cử hành lễ vía Ngài Di Lặc Tôn Phật vào ngày mùng Một tháng Giêng theo thuyết trên.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 66 – Thân Tướng Ðức Di Lặc”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com