Mục Lục

Vấn: Chúng con Phật tử thanh, thiếu niên, quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới cấm; dĩ nhiên hiện nay chúng con có người vẫn còn đi học ở các bậc học từ tú tài đến bảo vệ luận văn tiến sĩ; đại đa số đi vào đời tiếp cận với xã hội, với kinh tế, với việc làm ở các cơ quan, xí nghiệp…nhất là có người đã lập gia đình.Quá trình đó chúng phải tu tập thiền tụng, niệm Phật, tụng kinh như thế nào cho phù hợp, cho đúng với vai trò của Phật tử tuổi trẻ?

Ðáp: Sư cũng từng bước qua ngưỡng cửa của tuổi trẻ: tuổi trẻ của Ðời, tuổi trẻ của Ðạo, tuổi trẻ của Nhà Sư tu hành và xiển dương pháp môn niệm Phật của tông Tịnh độ.

Lập trình hạnh lành được xác lập theo hạnh Sa Môn đúng vời hành trình tu tiến của chư Tôn già thời ký Ðức Phật Thích ca sinh tiền; hiện nay Sư cũng muốn giữ gìn những cái gì xa xưa nhất được đứng vững theo dòng chảy thời gian, trong thời đại văn minh tôn trọng vật chất. Nó làm cho mình dễ tu hơn, dễ chứng hơn, không rắc rối về sự thế thời cuộc, xung quanh mình không có những mớ vật chất phức tạp làm nhức đầu trong thao tác quản lý hằng ngày, buộc con người phải đua đòi cho bằng được để không thua sút mọi người.

Thêm vào đó vì sự nghiệp Phật Pháp, còn có những hư danh xuất thế, như “Hòa thượng”, còn có những danh vị thế gian “địa vị quyền tước”, mang trong mình biết bao là “vị trí chức vị”…Tất cả tất cả là những mớ nghiệp chướng phiền não mà mình phải mang nó vào, với ngôn từ đại nguyện đi vào đời, phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật.

Quá trình làm “Hòa thượng” Sư còn được Thầy Tổ ban cho một số gia bảo tài sản lớn của nhà Phật như:

Lời phát nguyện của Phật Thích Ca:

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đọan

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

Thệ nguyện của ngài Phổ Hiền:

Cửu giả hằng thuận chúng sanh…

Nguyện của ngài A Nan Ða:

Như nhứt chúng sanh vị thành Phật

Chung bất ư thửa thủ nê hòan

Của ngài Ðịa Tạng:

Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề

Ðịa ngục vị không thệ bất thành Phật

Những gia bảo trên thuộc về Tam bảo rồi, mà cuộc đời ngu7o2i tu không bao giờ vị thiếu thốn các của quý ấy.

Muốn được như thế từ trên 50 năm qua Sư phải trải qua nhiều công đọan thời gian tu hành, chịu khó chịu khổ, chấp nhận mọi gian lai thử thách trong thời tuổi trẻ từ thiếu niên, thanh niên, đến trung niên, nay thì lãi niên rồi mà việc tu hành, tru7o2ng chay giữ giới, phát nguyện niệm Phật, lạy Phật vẫn không bỏ cuộc, bỏ ngỏ thời khắc tu hành của mình. Sa môn của Phật phải như vậy đó các bạn ạ!

Vượt qua thử thách thời niên thiếu:

Từ năm 1956 đến 1959, tại gia có 3 việc trước mắt sự nghiệp gia đình diễn biến điều hòa, một là Ba mở phòng thuốc, hai là tiện buôn, ba là chĩ mở tiệm may…gia đình có tất bật công việc làm ăn, ăn nên làm ra; nhưng về đêm thì có các khóa tlễ tụng kinh: 18 giờ dâng hương cúng nước Phật, 19 giờ tụng kinh niệm Phật, 4 giờ học bài chuẩn bị đi học, gia đình lo liệu mọi việc cho ngày hôm sau, 6 giờ sáng dâng hương cúng nước Phật, đi học.

Nhận định:

Thời niên thiếu từ 9 tuổi đến 13 tuổi, chắc chắn các bạn cũng không làm việc gì nhiều cho cha mẹ và gia đình, có khi còn phải được nuông chiều hơn; nếu là gia đình giàu có khá giả thì cuộc sống bạn sung túc, gia đình trung lưu thì cũng thế; nếu là gia đình dưới mức trung lưu thì chắc chắn các bạn vẫn chưa được giao việc gì, nên chưa phải gánh vác sự khó khổ, chắc chắn có những gia đình ba mẹ đã được nhờ với những đứa con ở độ tuổi nầy…Là gia đình Phật tử các bạn cần có những thời điểm tu tập theo lời chỉ dạy của Thầy Tổ, mỗi ngày đêm ít nhất phải có một thời niệm Phật, nhiều nhất là hai thời niệm Phật hay tụng kinh, mỗi thời khóa tụng từ 25 phút đến 30 phút; theo Sư thì với tuổi trẻ các bạn, quy định thời gian tu như thế có thể chấp nhận được “không nhiều, không ít”. theo nội dung khóa tu.

Có một điều duy nhất là ở một xã hội văn minh tiến bộ các bạn đừng bao giờ làm cho cha mẹ mang những nổi khổ niềm đau vì mình, không nên lạm dụng tiền bạc dù ta giàu có; không nên hút sách uống rượu say túy lúy làm mất “phong cách con người”, mất tác phong bậc “chí nhân nam tử”; không nên đi chơi đêm, vì theo luật tuần hoàn thì ban ngày con người phải lao động làm kinh tế môi sinh và các ngành nghề…ngành nghề nầy phục vụ cho các ngành nghề khác; đêm đến thì vạn vật ngừng họat động, “ánh lữa mặt trời” cũng không buồn soi sáng cho mọi người, “ánh sáng của ban ngày” cũng ngưng làm việc 98.9% con người phải nghỉ ngơi rồi các bạn ạ! Chúc các bạn tinh tấn và thành đạt sự nghiệp trong đời và bổn phận làm Phật tử.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Ngày 99 – Tuổi Trẻ Với Pháp Môn Niệm Phật”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com