Mục Lục
Vấn! Chúng con Liên hữu Liên tông Tịnh độ Non bồng, cư trú vùng đồng bằng sông Cửu long, thường xuyên thọ Bát Quan Trai, nghe pháp, học giáo lý, tu tập thiền tụng…Tuy nhiên từ trước đến nay khi tụng kinh ngang qua bài “thần chú vãng sanh”, chúng con nhận thấy nhiều người phát tâm tụng công cứ, tụng rất nhiều, cả nước tụng, nhưng chưa biết nguồn gốc “thần chú vãng sanh”, sự ứng dụng của thần chú, ý nghĩa của thần chú, cách thức tụng thần chú, công dụng của thần chú ra sao? Ngưỡng mong Sư từ bi hướng dẫn chúng con tu tập? Tụng nhiều, thường tụng, nhưng ít nghe giảng về thần chú vãng sanh, chúng con muốn học về thần chú vãng sanh?
Ðáp: Năm tuổi, Sư đã thuộc và tụng thần chú vãng sanh, cả nhà tụng chú, lớn tụng chú, nhỏ tụng chú, mỗi ngày tụng niệm từ mười chuổi trường trở lên, tụng xong tinh thần nhẹ, sảng khoai…cầm chắc trong tay ngày hôm nay không bị nghiệp chướng đè nặng thân tâm, không bị hôn mê, không bị đọa địa ngục. Nếu có người cõi âm chưa siêu thóat, nghe thấy biết được chú lực nầy sẽ được siêu thóat cực lạc tây phương.
Thần lực chú vãng sanh
Thần chú có lực rất mạnh, nên người Phật tử Việt nam hay thế giới đều tụng niệm thần chú vãng sanh; là người con Phật đều có niệm “thần chú vãng sanh”
Những năm còn ở tại gia đi học, vào buổi tối “đi khóa lễ tụng kinh”, đến bài thần chú thì niệm 3 biến, có khi niệm đến 7 biến hay 21 biến, lúc bấy giờ niệm như vầy:
Vãng sanh quyết định chơn ngôn
Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Ðà ra ni
Nam mô A Di Ða bà đạ
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa tất đam bà tỳ
A Di rịa đa tỳ ca lan đế
A Di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha
Câu cuối có niệm:
Nam mô A Di đà Phật
Tụng xong 21 biến, thân tâm nhẹ nhàng thư thái, không còn lo sợ cõi âm quấy nhiễu, sợ ma, vì họ đã siêu thoát theo lời cầu nguyện trong chú lực rồi.
Ðến ngày 30 tháng 7 năm Canh tý (1960) về non núi ở tu hành, thời công phu khuya, Ðức Tôn sư không cho tụng chú Thủ lăng nghiêm, bảo là các chú tiểu không đủ phước lực để tụng thần chú Thủ Lăng nghiêm, mà chỉ tụng kinh Phổ môn, Thập chú…đến khi nào có thọ giới pháp, khôn lớn làm Thầy, mang pháp y rồi mới tụng thần chú Thủ Lăng nghiêm. Nhưng ở non tu hành thì khổ hạnh lắm, công quả nhiều, ăn uống đơn giản, ăn ít, ít thực phẩm, không ăn hàng vặt. Mỗi ngày tụng kinh thật nhiều: – 6 giờ sáng có cả 600 Tăng Ni, Phật tử lạy Phật 30 phút – 8 giờ khóa lễ Vu Lan – 12 giờ khóa lễ tụng kinh Ðịa Mẫu, 16 giờ khóa lễ công phu chiều – 18 giờ có cả 600 Tăng Ni, Phật tử lạy Phật 30 phút – 19 giờ khóa lễ Tịnh độ tối – 24 giờ khóa lễ tụng kinh Ðịa Mẫu…
Mới 14 tuổi mà phải theo người lớn tụng niệm như thế, ai tụng đúng đủ thì được khen, ai trốn tụng kinh lạy Phật thì bị phạt, Ðức tôn sư la rầy, đêm đến mà trốn tụng kinh thì vị Trưởng chúng cho đốt đèn măng-xông đi kiếm, cho nên nói việc tu ở núi là cầm chắc trong tay thuộc diện tu “thiệt tình”, tu đúng, tu đủ, “không ăn gian” với đàn việt, đàn na tín thí. Ngòai các giờ tụng niệm thì học Phật pháp, công quả vận thủy sài đầu, đi rừng hái măng, cưa củi, cưa cây làm chùa.
Làm chú tiểu trên núi tại Non bồng là đúng nghĩa, làm Sơn Tăng tại Tổ đình Linh Sơn Non bồng là có chất lượng; xuất thân từ “Ðạo tràng Tây phuơng Bồng đão là “ăn chắc mặt dày”; người làm nông gọi là “lúa chắc, không lép”; người tu Phật ở Tổ đình Linh Sơn là “tu sĩ thật”, là “thiền gia chân chánh”; “liên hữu chánh tông”.
Ngòai các việc trên, ai siêng thì tụng niệm chú Ðại bi, chú vãng sanh, đóng đại hồng chung niệm Phật; lại còn thêm phát nguyện:”nguyện tu bất thối chuyển”, ở non núi “sống gởi nạc, thác gởi xương”, nguyện không rời khỏi non núi.
Thuở thiếu niên Tăng, Sư được quý Thầy lớn dẫn tụng khóa lễ Tịnh độ tối, lúc tụng đến Thần chú vãng sanh” thì tụng như sau:
Vãng sanh quyết định chơn ngôn
Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Ðà ra ni
Nam mô A Di Ða bà đạ
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa tất đam bà tỳ
A Di rịa đa tỳ ca lan đế
A Di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha
Câu cuối có niệm:
Nam mô A Di đà Phật
Khi còn ở non núi tụng Thập chú đến bài chú vãng sanh tụng như sau:
Vãng sanh Tịnh độ thần chú
Nam mô A Di Ða bà đạ
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa tất đam bà tỳ
A Di rịa đa tỳ ca lan đế
A Di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha
Khi xuống núi tụng Thập chú đến bài chú vãng sanh tụng như sau:
Nam mô A Di Ða bà đạ
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa tất đam bà tỳ
A Di rịa đa tỳ ca lan đế
A Di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha
Lúc xuống non, đi học ở Saigon ở tại Việt Nam Quốc Tự, chùa Trấn Quốc, chùa Thới Hòa, chùa Linh Sơn đi khóa lễ theo nhà thiền thì sau khi tụng kinh Bổ khuyết Bát nhã thì tụng thần chú vãng sanh như sau:
Vãng sanh Tịnh độ thần chú
Nam mô A Di Ða bà đạ
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa tất đam bà tỳ
A Di rịa đa tỳ ca lan đế
A Di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha…
Tiếp:
Nam mô A di đa bà dạ…
Năm 1968 khi về Quan Âm Tu Viện, dù có nhập thất hay không, thì ngày nào Sư cũng tụng 100 chuổi tràng hạt “thần chú vãng sanh”, tụng công cứ cho đến ngày hòa bình.
Khuyến tấn:
Ngày nay lớn tuổi làm Hòa thượng, vẫn tụng “thần chú vãng sanh” nhưng thường xuyên khuyến giáo chư Tăng Ni, Phật tử niệm công cứ chú vãng sanh để hồi hướng cho cửu huyền thất tổ ông bà cha mẹ nhiều đời đã qua siêu sanh lạc quốc, cầu cho âm siêu dương thạnh. Nhất là khuyến tấn những gia đình trước có sử dụng bùa phép, Lục Xiêm, Lục Miên, Lục Lèo, bình sanh lúc chưa tu Phật hay sên bùa ngãi ám hại người khác, cho phép người làm ăn, người làm nghề lổ bang xây nhà cửa làm việc trấn ếm; hoặc sinh tiền hay làm việc trấn ếm các việc khác…nay khi phát nguyện tu Phật thì tụng “thần chú vãng sanh” thật nhiều để hồi hướng cho âm binh chướng khí nhà cửa sáng sủa trở lại, hoặc tụng thần chú vãng sanh cầu cho nghiệp lực tiêu pha, nhẹ nhàng tâm thảm, làm cho thanh tịnh pháp giới, chuyển hóa âm khí lạnh lùng đơn độc trở nên ấm áp nhà cửa ruộng vườn, âm dương phân tiết điều hòa, tam nghiệp ba đời được thoát hóa luân hồi.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.