Mục Lục

Bạch Sư! Chúng con đi học Phật pháp, thường nghe quý Sư giảng về bốn pháp nhiếp. Bốn pháp nhiếp là một cụm từ Phật học, khi nghe giảng cần học thuộc lòng, nhưng vì gia duyên bận buộc, chúng con đã xa rời các pháp đã học.Nay xin Sư từ bi giảng giải cho chúng con được học và để thực hành?

* Tứ nhiếp pháp là công hạnh lành của Bồ tát, phàm làm chư Tăng, chư Ni hay những vị Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đều có đủ tâm niệm tứ nhiếp pháp, hoặc phát bồ để tâm tu tập hạnh tứ nhiếp pháp; tứ nhiếp pháp là pháp tu của những người phát tâm đại thừa. Tứ nhiếp pháp cũng là bốn pháp mà chư Phật và chư Bồ tát thường dùng, tùy dùng để nhiếp thọ tâm tánh chúng sanh, khiến cho họ thuần hòa, nhã nhặn gần gũi thân thích mình, kết bạn lành cùng chung tu, chung sống như gia đình ruột thịt; từ đó mình có cơ duyên sách tấn dạy đạo lý cho họ.

Tứ nhiếp pháp là:
1/. Bố thí nhiếp: Giúp cho chúng sanh có cuộc sống đầy đủ sung túc, an cư lạc nghiệp, chúng sanh ưa tài vật, thì mình cho tài vật, ưa pháp lý thì cho pháp lý.
2/. Ái ngữ nhiếp: Tùy căn tánh của chúng sanh mà nói cho khéo léo, thiện xảo, biện tài vô ngại để huấn du họ ra khỏi những nổi khổ niềm đau, khỏi những bức não trong cuộc đời, ra khỏi bến sanh tử luân hồi trong ba cõi.
3/. Lợi hành nhiếp: Làm tất cả việc lành bằng thân khẩu ý mà giúp ích cho chúng sanh. Chẳng hạn như thuyết pháp, viết lời Phật, viết sách Phật pháp, dịch kinh, cho người đói được no, người dốt nát được biết chữ, cho người nghèo được giàu, giúp cho họ thành đạt trong xã hội… cũng đều là lợi hành nhiếp. Nhất là đưa họ vào Phật đạo, biết phát tâm bồ đề mà tiến tu giải thóat.
4/. Đồng sự nhiếp: dùng pháp nhãn, quán sát thấy căn tánh của chúng sanh, bèn tùy sở thích của họ mà phân thân thị hiện, sống chung làm Phật sự chung với họ (chư Tổ sư Tịnh độ hay phát nguyện câu: Thường vào trần lao mà làm Phật sự), giúp cho họ làm quen với đạo pháp, rồi bước vào Phật đạo.
Như trong kinh Pháp Hoa:”con ruột của Ông Trưởng Giả đi lưu lạc xa nhà, lâu quá nên quên nhà cửa, ruộng vườn, quên luôn ông Trưởng Giả là cha ruột của mình. Đến khi Ông Trưởng giả vì sắp quy tây, sợ không có người thừa kế sự nghiệp, nên cho sứ giả đi tìm và bắt “gả cùng tử” đem về, thì người ấy sợ quá mà ngất xỉu, tưởng là bị vua quan bắt giữ. Ai ngờ ông Trưởng Giả là cha ruột của gả muốn gả trở về nhà thừa kế sự nghiệp quản lý tài sản ông.

Chủ ý của ông Trưởng Giả là muốn giao tài sản cho con mình kế thừa; ông nghĩ: nếu muốn gần gũi “gả cùng tử”, phải thay đồ người làm công, mặc quần áo giống như nó, như mọi người, mới có cách gần nó được, làm quen với nó. Ông liền làm như vậy, cuối cùng ông gần được con ruột của mình; ông nói cho nó biết: ông là cha ruột, “gả cùng tử” là con ruột, tài sản nầy là của con, con nên học tập cách quản lý tài sản, lãnh đạo, hướng dẫn công nhân làm việc, thừa kế gia sản của cha ông…

Một thời gian sau “gả cùng tử” quen việc, thích gần gũi ông Trưởng giả; biết đây là cha của mình, tài sản nầy là của mình, bấy lâu nay vì lo rong chơi xa cách quê hương xứ sở, quên cha quên mẹ. Khi biết con đã nhìn mình, thật sự là con ruột của mình, “gả cùng tử” được phong trở thành “Trưởng tử”, ông Trưởng giả liền gọi con lại giao tòan bộ hồ sơ giấy tờ, công nhân, cơ xưởng vật chất cho con ruột mình quản lý…
Tinh thần đồng sự nhiếp, phải thực hiện giống như ông Trưởng Giả kia thì người đệ tử Phật mới gần gũi được chúng sanh, mới có cơ duyên khả năng khuyến khích họ học đạo, tìm đường giải thóat sanh tử luân hồi.

Hạnh đồng sự nhiếp của Đức Phật Thích Ca, là chính Ngài thị hiện sinh vào cung vua làm Hòang Thái tử của Hòang Đế Tịnh Phạn, Hòang Hậu Ma-Gia, lập gia đình với Công chúa Da Du Đà La, có con trai là La Hầu La, rồi từ bỏ cung son điện ngọc, xuất gia tu hành thành Phật. Do đó Ngài độ được chúng sanh trong cõi ta bà là vậy.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 35 – Tu Tập Hạnh Lành Của Bồ Tát”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com