Mục Lục

Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đất đá, cây, đồng. Tài liệu văn học liên quan đến “trống” ở Trung Quốc rất phong phú. Theo sách Lễ ký phần Minh đường, từ năm 2300 năm trước tây lịch về trước, nước họ đã có loại trống do cỏ kết lại thành. Trung Quốc thời xưa dùng trống trong các dịp lễ lộc, vũ hội… Loại hình có to, nhỏ, treo hoặc để trên giá… Trống to gọi là trống tẩu, nhỏ gọi là trống ứng, treo để đánh gọi là trống treo… Trong đó, một số loại chính do các bậc hiền triết sáng tạo ra, còn số nữa do từ Tây Vức truyền đến. Trong tự viện, trống cùng với chuông được đặt ở hai bên chánh điện theo vị trí “tả chung hữu cổ”.

Trong Phật giáo, kinh Lăng Nghiêm ghi lại thuở Ðức Phật còn tại thế, trống được dùng để báo hiệu giờ cơm (thực biện kích cổ), bố tát. Luật Ngũ Phần nói chư Tỳ kheo đến lúc tụng giới nhưng tập họp không đúng giờ, Ðức Phật dạy nên đánh kiền chùy, đánh trống v.v… với mục đích chính là không ngoài việc tập họp chúng Tăng. Từ đời Ðường về sau, theo thanh quy của thiền môn, trống là một trong những loại pháp khí dùng làm hiệu lệnh báo thời sớm khuya, tối đến. Sau này Phật giáo Trung Quốc tiến thêm bước nữa phối hợp nhịp điệu, âm thanh tiếng trống hòa cùng những lời tán tụng, phổ thành khúc điệu, biểu hiện “kỹ nhạc cúng dường, trang nghiêm đạo tràng”, dùng âm thanh làm Phật sự, trợ giúp đại chúng phát tâm thành kính đối với Tam bảo.

Kệ khai trống (HT Thích Trí Quảng)

Bài 1 :

Pháp cổ minh thời Ngọc Kệ tuyên

Hạ thông địa phủ thượng chư Thiên

Văn thanh đồng niệm Di Ðà hiệu

Ngộ tánh chơn thường lạc vô biên

Nam Mô Oai Âm Vương Bồ Tát Ma Ha Tát

Bài 2 :

Pháp luân thường chuyển huệ tâm khai

Các đoạn tử sanh tọa liên đài

Ngã kim đảnh lễ y vương vị

Thân tâm thanh tịnh kiến Như Lai

Nam mô Chuyển Luân Vương Bồ Tát Ma Ha Tát

Bài 3 :

Ðại cổ thường minh diệu pháp tuyên

Tứ sanh lục đạo diệt ưu phiền

Bạch liên dũng xuất ư trần thế

Liễu ngộ Pháp Hoa chứng đạo thiền

Nam mô Pháp hoa Hội thượng Phật Bồ tát Ma tát

Bài 4 : (Long Sơn Cổ Tự – Tân Ba)

Cổ thinh hướng xứ biến hà sa,

Thiên long bát bộ tiếu a a.

Tam luân cửu chuyển sanh tử đoạn

Khổ hải chi trung xuất ái hà

Nam mô Cổ Lôi Âm Vương Bồ Tát ma ha tát

Bài 5 : (Ðức Tôn Sư HT thượng Thiện hạ Phước)

Trống bát nhã tiền đồ phóng xả

Ðiểm điểm thất tinh như càn long mã

Hổn độn sơ khai Ðẩu xuất tam cung

Lấy bát quái lập làm tứ trụ

An dà ra đế, dạ ta bà ha

Bài 6 : (HT Giác Quang sưu tầm)

Bát nhã trống khai hướng Phật tiền

Thượng thông hạ triệt lạc vô biên

Lục đạo chúng sanh mau thoát khổ

Cửu ưu thập loại xuất khanh nhiên.

Bài 7 : (HT Giác Quang sưu tầm)

Trống vang bủa đức kiết tường

Mười phương tụ hội cúng dường Như Lai

Trí minh bát nhã liên đài

Phá tan u ám Như Lai hiện tiền

Nam mô Cổ Lôi Âm vương Bồ tát ma ha tát

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 61 – Trống”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com