Mục Lục

Vấn: Bạch Sư Việt nam là xứ sở có nhiều tập tục tế lễ, hằng năm có đến hằng trăm hằng ngàn lễ lượt; từ lễ có truyền thống đạo đức hiền hòa từ tốn, lễ kỷ niệm cúng ông bà, cúng kính nhớ tưởng những người đã qua, đến những lễ lượt mà sự tín ngưỡng xem ra thật tàn nhẫn, như “lễ đâm trâu”, “lễ chặt đầu các lọai thú để tế thần”

Là người Phật tử, khi quy y chúng con được quý Sư dạy những phương pháp tu hành chánh kiến, tu học có lễ nghi khuôn thước, có phương pháp, có tông chỉ, truyền đạt cho nhau bằng chánh ngữ, không tham dự những tập tục lễ nghi lỗi thời, những lễ nghi lạc hậu có tính cách mê tín dị đoan, tác động nhiều đến sự nghi ngờ về việc cúng bái, tụng kinh niệm Phật của chúng con…nhất là hiện nay những tập tục cũ lại được phục hồi có tính cách mê tín dị đoan, mà không có sự ngăn cản nào của xã hội, thậm chí họ còn vui theo những “ông đồng bà cốt”, “ông lên bà xuống”, “ông ra bà vào”, xưng hô tòan là thần thánh, đội lốt tôn giáo, lái người Phật tử từ chổ tín ngưỡng sai lầm đến sai lầm bắt mọi người phải quỳ mộp bái lạy để thỏa mãn công việc làm ăn cho gia đình…những ai bái lạy họ thì “ăn nên làm ra” ? không tín ngưỡng họ thì phải chịu nghèo?

Quê hương Việt nam hiện nay mọi tập tục phù hợp với xã hội được phục hồi. Ngòai lễ vía Di Lặc, đêm giao thừa, ngày nguyên đán…chúng con muốn được nghe Sư giảng giảng giải một số tập tục lễ nghi phù hợp, không rườm rà; đồng thời người Phật tử phải cúng kính mà không vướng mắc vào chổ mê tín dị đoan?

Ðáp: Việt nam là quốc gia có nhiều tổ chức tín ngưỡng, tập tục, phong tục tập quán nhiều trong khu vực và thếgiới. Là quốc gia có nhiều dân tộc anh em sống chung một xã hội, một ý chí, mỗi một dân tộc sinh ra nhiều tín ngưỡng lễ nghi đa dạng phong phú, sự tín ngưỡng lễ nghi đó là một mãng văn hóa dân tộc góp phần tăng trưởng ý thức hệ yêu quê hương xứ sở, cũng là động lực xác định truyền thống tông tộc, dòng họ, bảo vệ giữ gìn môn phong vọng tộc và xa hơn nữa là bảo vệ tổ quốc thân yêu.

Nói đến tập tục tế lễ, thường thì bắt đầu từ đêm trừ tịch giao thừa, ngày tết hay ngày nguyên đán, tức là ngày đầu năm, biết bao nhiêu câu chuyện của ngày xuân, chuyện vui, chuyện cúng kiến, chuyện tín ngưỡng… mà người ta muốn nói để giúp vui cữa vui nhà, vui xóm làng thôn lân bè bạn!

Trong đạo Phật, những người học đạo giải thoát không liên quan gì đến những tục lệ, tập tục có tính cách mê tín dị đoan…Tuy nhiên cũng có những tập tục tế lễ mà nhà Phật chấp nhận tổ chức, hướng dẫn tổ chức góp phần làm phong phú đời sống người dân, sinh họat xã hội sinh động, làm cho vui cữa vui nhà, làm vui cho mọi người, như lễ “cúng ông Tiên sư”, tức là lễ lạy người Thầy dạy học đầu tiên trong làng quê “cúng Bà ngũ hành, Bà chúa xứ” giúp cho vui cữa vui nhà, người người ăn nên làm ra, mễ cốc đầy kho, nhà nhà an cư lạc nghiệp.

Sau đây, Sư sẽ tìm chuyện xa chuyện gần, kể những câu chuyện truyền thống mà chúng ta cần thực hiện, tạo cho mọi người cùng vui xuân, cũng vừa là nhắc lại những chuyện thời xưa, những việc ít ai để ý, hoặc có quan tâm thực hiện, nhưng cũng chỉ biết “xưa bày nay vẽ”, mà cúng bái, không biết việc cúng bái đó vì sao mà cúng, xuất phát từ đâu mà cúng bái, cúng bái có ích gì !

Nay xin kể cho các Phật tử nghe về một vài chuyện xưa tích cũ, nhưng vui “về tục lệ tế tự, tế các thần vào những ngày đầu xuân”.

Lễ tế tự (cúng ông bà)

Việc tế tự tổ tiên không phải là chỉ cốt cho linh hồn tổ tiên khỏi khổ, mà còn có một ý nghĩa sâu xa hơn nữa, là nhớ ơn sinh thành của tổ tiên (phục bản phản thủy) và lưu truyền nòi giống mãi mãi về sau (vĩnh truyền tôn thống), cho nên ta có thể cho rằng tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích (Việt Nam Văn hóa sử cương,của Ðào Duy Anh, trang 205,206)

Người chủ trì việc tế tự tổ tiên là gia trưởng ở trong gia đình và tộc trưởng ở trong gia tộc. Những ngày phải làm việc tế tự là ngày giổ chạp, kỵ giổ ngày tết. Ngày tết Nguyên đán từ ngày 30 tháng chạp, thường là vào lúc 11,12 giờ trưa, trong lúc mọi nhà, mọi giới đều ngưng công việc ngoài xã hội, trở về nhà chuẩn bị vui xuân, mà việc trước nhất là người ta thường làm lễ “rước ông bà”. Rồi tiếp đến trong ba ngày mùng một, mùng hai, mùng ba thì suốt đêm ngày lúc nào cũng có hương đèn và lễ vật để cúng tổ tiên. Ðến chiều mùng 3 hay sáng mùng 4 thì làm lễ “đưa ông bà” và đốt vàng bạc và đốt quần áo giấy đã cúng trong ba ngày tết (việc đốt vàng mã thấy có ở nông thôn, theo tục lệ xưa của dân gian, ngày nay ít thấy. Người Phật tử Việt Nam,vẫn còn thực hiện việc tế lễ ông bà, nhưng không có đốt vàng mã…)

Lễ tế thần đất (động thổ) :

Thông thường, xưa nay người dân ở vùng Ðông Bắc Á và Ðông Nam Aù, trong những ngày đầu xuân, từ làng trên đến xóm dưới mỗi nhà, hoặc những người làm ăn mua bán tại các cửa hiệu thường xin ngày, hoặc chọn giờ tốt để làm lễ động thổ (lễ tế thần đất). Vậy động thổ có nghĩa là gì ?

Ðộng thổ có nghĩa là động đến đất. Trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ Thần, để xin được động đến đất trong năm mới. Lễ tế động đất bắt đầu từ năm thứ 113 trước Tây lịch, đời vua Hán Vũ Ðế của Trung Hoa, khi lên ngôi vua, nhận thấy các triều đại trước chỉ có làm lễ tế Trời mà không có tế Ðất, mới bàn bạc cùng quần thần, chế tác nghi lễ tế Thần Ðất.

Nghi lễ tế thần đất bên Trung Hoa ngày xưa như sau : người ta đào một cái ao, ở giữa có một nền tròn, trên nền tròn có 5 bệ, trên mỗi bệ đều có lễ tam sinh (tam sên), gồm thịt bò, heo, dê. Lễ phục của quý vị chủ tế và bồi bái đều nàu vàng. Lễ động thổ đầu tiên được tổ chức tại đất Hoài Khưu, thuộc đất Tấn. Lễ tế thần đất, thường được tổ chức nhiều nhất trong những năm mất mùa, hạn hán, thiên tai địch họa gieo rắc trong dân gian (chuyện lạ bốn phương, số đặc biệt Xuân Giáp Tuất, trang 53)

Ngày xưa, ở Việt Nam lễ động thổ cũng được tổ chức từ triều đình đến dân gian, nhưng về sau chỉ tồn tại trong dân chúng. Tại triều đình An Nam (nước Việt) Thần Ðất được tế tại đàn Nam Giao (tế trời đất). Lễ được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 3 tết, giúp cho dân làng có thể động đến đất và cuốc xới được. Lễ Ðộng Thổ không nhất định là ngày nào, nhưng để giúp dân chúng tiện việc làm ăn, nhiều người trong làng thường cử hành lễ này sau ba ngày tết, tức là ngày mùng 3. lễ vật cũng gồm hương đăng, trầu rượu, y phục, kim ngân, đồ mã. Trong buổi lễ, ông chủ tế mặc áo thụng xanh dùng cuốc, cuốc mấy nhát xuống đất, rồi lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, tường trình với “Ngài Thổ Thần” xin cho dân làng được Ðộng Thổ. Trong ba ngày tết, khi chưa làm lễ Ðộng Thổ (nhà quê nhà vườn còn gọi là tết vườn), không ai được phép đụng chạm đến đất, nếu đụng chạm đến đất đến vườn tượt sẽ bị ông bà quở phạt, bệnh hoạn, làm ăn không khấm khá ! Thậm chí trong những ngày tết nếu có người chết, mà chưa làm lễ tế Ðộng Thổ cũng phải chờ qua hết 3 ngày tết rồi mới chôn cất an táng (chuyện lạ bốn phương, số đặc biệt Xuân Giáp Tuất, trang 53)

Người Việt Nam chọn đất chôn cất rất kỹ, mồ mã ông bà phải hợp với phong thổ, nhất là tin tưởng vào việc xem phong thủy, phải chôn cất thế nào để con cháu trong tương lai phát triển kinh tế, phát triển môn phong. Nhìn chung người Việt Nam rất quan trọng việc sanh cũng như việc tử “sống cũng lo mà chết lại lo càng nhiều”. Việc đào ao, kênh rạch, đắp nền nhà, dỡ nhà xây cất lại cũng phải chọn ngày lành tháng tốt, chọn phương hướng chuẩn xác rồi mới khởi công.

Ðối với dân gian, nhất là người Việt ta xem vị Thổ Thần là vị thần linh có mặt khắp nơi trên vườn tượt, ruộng đồng, nhà cửa…vào những ngày Sóc (mùng 01), ngày vọng (rằm) dù cúng kiến gì thì cúng, nhưng cũng không quên cúng “thần hoàng thổ địa dất đai viên trạch”, gọi chung là “cúng đất đai”.

Lễ tế thần nông

Lễ tế thần nông cũng được coi là một đại lễ – thần nông là thủy tổ của nghề nông – là vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên đã dạy dân làm nghề nông, chế ra những dụng cụ như cái cày, cái bừa, cái trục, tế thần nông thường được cử hành vào ngày đầu xuân :”ngày lập xuân” còn gọi là Tế Xuân.

Lễ tịch điền (tế điền)

Cũng chính được vua Thần Nông đặt ra. Ngày xưa ở Trung Quốc, mỗi lần xuân đến, nhà vua tự tay cày mấy luống để làm gương cho dân chúng. Lễ được cử hành trong ngày hội đầu xuân. Nhà vua ngự trên một cổ xe, đem theo cày bừa đi thẳng tới ruộng, có văn võ bá quan theo hầu, quân lính và dân chúng theo sau. Rồi nhà vua xuống ruộng cày ba luống, các công khác đại phu cày bảy luống, sĩ phu cày chín luống. Sau đến lượt dân chúng cũng vào miếng ruộng nầy cày bừa, hoa mầu trong phần đất nầy khi thu hoạch thì để dùng vào việc tế lễ .

Lễ cúng Thổ Công

Vào ngày 23 tháng Chạp dân gian có nhắc đến một vị thần tuy giữ một địa vị rất khiêm nhường, nhưng cũng không kém phần quan trọng, gắn bó với mọi người, được thờ trong nhà, theo người Trung Hoa thì chính xác gọi là Thần Ðất (Ngũ phương ngũ thổ).

Lễ cúng giao thừa đối với người Phật tử Việt Nam hiện nay thì thường là làm lễ rước vía Ðức Di Lặc, nhưng cũng không quên tục lệ cúng rước ông bà, rước thánh thần tiên, trong đó có thần Thổ Công, vị thần cai quản trong nhà. Người Trung Hoa coi thần Thổ công như Thần Ðất, lập bàn thờ sát đất để thờ phượng.

Lễ đưa ông Táo (Thổ công)

Ở Việt Nam ông Thổ Công không lo việc đất đai mà lo việc trong nhà, biến thành thần bếp núc, lo việc bếp núc cho dân tình, tức là Táo Quân.

Táo Quân cũng được quần chúng Việt Nam bảo ban cho một điển tích khác với điển tích của người Trung Hoa, bởi câu chuyện thương tâm, mối tình tay ba, hai ông một bà. Lễ cúng Táo quân (Thổ Công ) cũng là ngày 23 tháng chạp được người Việt Nam và Trung Hoa tổ chức cúng kiến trọng thể. Theo tín ngưỡng xưa thì ngày 23 cúng Oâng Táo (Thổ Công) đưa ông (thậm chí còn có thể tin là có cả bà Táo) lên chầu Ngọc Hoàng để báo cáo về những diễn biến thế gian, những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian .

Người ở trần gian sợ lắm, sợ ông bà Táo về Trời tâu không đúng, hoặc báo cáo thêm bớt, nên xem việc cúng tiển đưa ông Táo, bà Táo rất trọng thị. Ngoài việc cúng chè xôi, hương đăng trà quả, còn phải cúng dâng đôi cá chép để tặng ông Táo cởi đi về trời cho nhanh. Mua một gói kẹo cúng ông Táo, bà Táo để Oâng Bà về trời tâu rổi những lời dịu ngọt che giấu bớt những điều tội lỗi của thế gian mà những người cúng đã làm trong năm qua. (Việt Nam Văn hóa sử cương,của Ðào Duy Anh, trang 207)

Lễ đưa ông bà,

Chưa biết lễ “đưa ông bà” do ai bài vẽ, có từ thời nào ?; tuy nhiên tại Việt nam hằng năm đến ngày 25 tháng chạp thì các chùa theo phong tục tập quán xưa, nhà nhà ngòai đời đều có lễ cúng “đưa ông bà”.

Các chùa thì úp chuông mõ, úp các ghế ngồi lên bàn, khách đến cũng không tiếp hoặc tiếp cầm chừng, thậm chí khách không có chổ ngồi, không có Phật để lạy…xem như là dẹp hẳn. Quý Thầy Cô thì lo việc lau chùi lư đồng, lau bàn Phật, lau chính điện, tổ đường, hậu đường; có Thầy Cô được phép Bổn sư cho về nhà thăm gia đình, họ hàng quyến thuộc…tất cả tất cả xem như nhà chùa ngưng họat động.

Ngòai đời thì nhà nào cũng thế, theo xưa thì họ không còn cúng lễ chi cả vì họ quan niệm trên bàn thờ “Phật Thánh” đã được họ cúng đưa đi hết rồi, đâu còn ai ngồi trên đó mà cúng kính, nên chỉ có việc quét dọn lau chùi lư đồng, chén bát, đĩa xưa, đồ đạc trong nhà mà thôi.

Lễ rước ông bà,

Thường là vào buổi trưa (từ 11 đến 12 giờ) ngày 30 tháng chạp, tháng thiếu 29, giờ nầy thì trong từng nhà của người Việt nam đều có tổ chức lễ cúng “rước ông bà”. Lễ “rước ông bà” cúng lớn lắm, nhà nhà bài biện bánh mứt, bánh in, dưa hấu, dưa giá, dưa cải, củ kiệu thịt cá ê hề,một lễ lớn được coi là chuẩn bị cho lễ “đón giao thừa” vào lúc 24 giờ đến 0 giờ; giao thừa giữa ngày “30 năm cũ” và ngày “mùng 1 năm mới”. Riêng nhà chùa thì vào lúc 17 giờ ngày 30 tháng chạp, tháng thiếu thì 29, vị Hòa thượng lớn, làm “lễ rước Phật” khai chuông mõ, khai đại hồng chung…đến giờ nầy thì ghế đẳng đều được sắp xếp kê lại, nên khách đến có chổ ngồi, có nước uống, trên bàn thờ có Phật để lạy, được Hòa thượng Trụ trì hay chư Tăng Ni tiếp đãi niềm nỡ, thường là nhà chùa đón nhận những lẳng hoa tươi, bánh mứt, tịnh tài tịnh vật do các Phật từ cúng kính Thầy Tổ, chư Tăng Ni để các vị ở chùa có quà “ăn tết” vui “ba ngày xuân” cùng với đệ tử.

Bạch Sư, mỗi năm có nên cúng sao giải hạn không?

Cúng sao giải hạn là tập quán của người Trung hoa, người Việt nam chỉ ảnh hưởng, tập tục nầy không phù hợp với nhà Phật, đức Phật không cho phép người đệ tử làm việc cúng sao giải hạn (kinh Di giáo, chương 1), có tính cách mê tín dị đoan.

Quan điểm của nhà Phật:”việc giàu hay nghèo, sung túc hay bần hàn, thành công hay thất bại trong công ăn việc làm đều do chính bản thân trí tuệ người đó định đọat, không có thần thánh tiên hay tinh vân, các vì sao nào xen vào, hoặc định đọat việc làm ăn cho người Phật tử cả”. Vả lại, hiện nay trong quá trình hoằng pháp, các chùa, các Tu Viện lớn không có tổ chức “cúng sao giải hạn” mà cúng “cầu an” cho các gia đình Phật tử. Việc “cúng sao” hiện nay không còn phù hợp với các cộng đồng dân cư tiến bộ trên hành tinh nầy.

Qua những tế lễ long trọng kể trên, tuy gần như là dã sử, hay chuyện cổ tích đặt điều của dân tình ngày xưa, nhưng người ta thấy “đất” là một cái gì thiêng liêng nhất đối với người nông dân, cũng như ngay cả đến hàng vua chúa xưa kia cũng như ngày nay. Sự ràng buộc linh thiêng giữa đất (đất cũng chính là Mẹ) và người (đứa con được sinh ra từ lòng đất Mẹ) trở thành một mãng văn hóa lớn của tình yêu thương (nơi chôn nhao cắt rún), một thứ tình yêu tha thiết : yêu quê hương, yêu quê Mẹ, yêu nước non nơi ta được sinh ra…

Vâng “quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một Mẹ thôi”.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 67 – Những Tập Tục Tế Lễ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com