Mục Lục

Sư sẽ giảng tiếp về hạnh môn, trong đó có chánh hạnh và trợ hạnh để trợ duyên cho các liên hữu

Tu hành đến khi tâm tánh thuần thục thì gọi là thuần tính, thuần tính giống như con mắt để nhìn, tu hành giống như dôi chân để đi. Tín mà không hạnh, cũng như có mắt mà không có chân. Hạnh mà không có Tín, cũng như có chân mà không có mắt. Cho nên khi có Tín giải đầy đủ, cần phải niệm Phật tu hành, giống như có đủ mắt và chân thì mới có thể đến được Cực lạc. Hạnh môn có hai, đó là Chánh hạnh và Trợ hạnh.

Chánh hạnh lại có hai:

1. Xưng danh : Như trong Kinh A Di-đà nói đến thất nhật trì danh, Nhất tâm bất loạn, có cả Sự nhất tâm và Lý nhất tâm. Nếu miệng xưng niệm danh hiệu Phật, buộc tâm phải bất loạn, giả sử tâm duyên theo ngoại cảnh, thì phải nhiếp tâm về lại với câu niệm Phật. Chỗ này cần phát sinh tâm quyết định mới thành . Dứt trừ niệm vọng đời sau, vứt bỏ hết việc đời, buông bỏ các tâm duyên, khiến cho tâm niệm dần dần tăng trưởng. Từ dần dần cho đến lâu ngày, từ ít mà trở thành nhiều, từ một ngày hai ngày cho đến bảy ngày, đến khi nào Nhất tâm bất loạn mới thôi. Ðây chính là sự nhất tâm.

Nếu được như vậy rồi, tức là Tịnh nhân của Cực Lạc đã thành tựu. Lúc sắp mạng chung nhất định có chánh niệm, thân không có bịnh khổ, không bị ác nghiệp trói buộc, biết trước giờ chết, thân tâm hoan hỷ, an nhiên mà đi, ngồi thẳng mà mất. Lại đích thân thấy Phật A Di-đà phóng quang tiếp dẫn, tất sanh về Tịnh độ. Lý nhất tâm cũng chẳng có gì khác cả, chỉ có điều trong Sự nhất tâm, niệm niệm đều liễu đạt được Tâm năng niệm, Phật sở niệm, ba đời đều bình đẳng, mười phương đều tương đồng, chẳng phải không, chẳng phải có, chẳng phải tự, chẳng phải tha, không đến không đi, không sanh không diệt. Tâm của một niệm hiện tiền chính là Tịnh độ của vị lai. Niệm mà chẳng niệm, chẳng là niệm mà niệm. Vô sanh nhưng mà sanh, sanh nhưng mà vô sanh. Ngay trong chỗ không thể niệm đó nhưng dũng mãnh cầu sanh. Ðó là trong Sự nhất tâm lại hiển bày Lý nhất tâm.

2. Quán tưởng : Như trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật có nói rất đầy đủ mười sáu cảnh Sở quán. Quan trọng nhất trong pháp quán Phật đó chính là quán Phật Di-đà thân cao một trượng sáu, toàn thân có màu Tử mà kim bao phủ, đứng trên hoa sen duỗi tay để tiếp dẫn. Thân ngài có ba mươi hai tướng của đại nhân, mỗi tướng có tám mươi vẻ đẹp tùy hình. Quán tượng như vậy cũng có tợng và có Lý. Sự quán thì buộc tâm theo Phật. Trước tiên quán dưới chân Phật bằng phẳng như đáy chậu, kế đến quán tướng ngàn hoa dưới lòng bàn chân. Như vậy mà lần lượt quán ngược lên đến tướng nhục kế trên đỉnh đầu. Lại từ tướng nhục kế mà quán xuống đến tướng bằng phảng dưới lòng bàn chân. Trong lúc quán phải phân minh rõ ràng không được tán tâm.

Còn như Lý quán, trong kinh chép : Chư Phật Như Lai là pháp giới thân, thể nhập trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh. Cho nên lúc tâm tưởng đến Phật, thì tâm tức là ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Khi tâm tác quán Phật thì tâm ấy là Phật. Nghĩa lý này có nói rõ trong “Vi Diệu Tam Quán”. Như trong Quán Kinh Sớ Diệu Tông Sao nói rằng : Hai thứ chánh hạnh này phải ngay trên tướng mà tiến tu. Trong lúc đi đứng nằm ngồi phải nhất tâm xưng niệm danh hiệu. Trong lúc ngồi kiết già phải tâm tâm tác quán. Ði mệt thì ngồi kiết già mà quán Phật, ngồi xong lại đi kinh hành mà xưng niệm. Nếu trong bốn oai nghi tu hành không gián đoạn, thì nhất định được vãng sanh.

Trợ hạnh cũng có hai:

Hạnh của thế gian : Như hiếu thuận với cha mẹ, làm những viêc nhân từ, tâm từ không sát hại, giữ gìn các giới cấm, tất cả các việc làm lợi ích đó, nếu đem hồi hướng về Tây phương Tịnh Ðộ, thì đó đều là nhân hạnh trợ giúp cho đạo quả.

Hạnh xuất thế gian : Như lục độ vạn hạnh,vô số các công đức khác, đọc tụng kinh Ðại thừa, tu tập các sám pháp, cũng cần phải dùng tâm hồi hướng để trợ tu, thì đó đều là nhân hạnh của Tịnh độ.

Lại có một thứ trợ hạnh vi diệu nữa, đó là : Ngay trong lúc phan duyên theo ngoại cảnh, ở bất cứ nới nào cũng phải dụng tâm. Như gặp quyến thuộc, phải tác quán đó là pháp quyến của Tây phương, dùng pháp môn Tịnh độ mà khai hóa, dẫn dắt họ, khiến cho tâm Ái nhẹ đi, niệm được chuyên nhất. Họ mãi mãi là quyến thuộc Vô sanh trong tương lai

Nếu lúc khởi tâm ân ái, thì phải nhớ nghĩ rằng quyến thuộc của Tịnh độ không có tình ái, đâu phải đến lúc vãng sanh Tịnh độ mới xa lìa ân ái này ?

Nếu lúc khởi tâm sân hận, thì phải nhớ nghĩ rằng quyến thuộc của Tịnh độ không có chỗ nào, đâu phải đến lúc vãng sanh Tịnh độ mới lìa tâm sân hận này ?

Nếu lúc chịu khổ, phải nhớ nghĩ rằng Tịnh độ không có các thứ khổ, chỉ có an vui; khi được an vui phải nhớ nghĩ rằng sự an ủi trong cõi Tịnh độ không thể tính kể, không có đối đãi.

Lúc phan duyên theo ngoại cảnh đều dùng những tâm niệm tương tợ như vậy tùy cảnh mà tác quán, thì bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng đều là trợ hạnh của Tịnh độ.

Thứ ba là Nguyện. Con thuyền Tịnh độ cần phải dùng Tín làm bánh lái, Hạnh làm cột buồm mái chèo, Nguyện làm cánh buồm đón gió. Nếu không có bánh lái thì không thể điều khiển con thuyền đi đúng hướng. Nếu không có cột buồm mái chèo, thì thuyền không thể chuyển động. Nếu không có cánh buồm đón gió thì thuyền không thể cỡi sóng lướt tới. Cho nên sau Hạnh phải nói đên Nguyện.

Nguyện có chung, riêng, rộng, hẹp, có cùng khắp, có hạn cuộc. Chung, chẳng hạn như Cổ đức lập ra lời văn nguyện riêng. Rộng, như bốn hoằng thệ nguyện, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh. Hẹp, như mỗi người tự lượng sức mình mà quyết chí vãng sanh. Hạn cuộc, như tụng theo thời khóa, theo chúng mà phát nguyện. Cùng khắp, thì lúc nào cũng phát nguyện, ở đâu cũng phát tâm, nhưng cần phải tường ứng với bốn hoằng thệ nguyện, không được tự ý tự chuyên mà vọng lặp ra. Nhìn chung các nguyện được phát ra, thì riêng thù thắng hớn chung. Bởi vì phát nguyện của người khác. Còn phát nguyện riêng thì tự mình phát tâm. Thế nhưng còn tùy theo lời văn phát nguyện chung đó mà sanh quyết chí, thì tuy chung nhưng lại mà riêng. Nếu trong lời văn phát nguyện riêng mà được nhiều người phát nguyện giống như vậy thì riêng đã trở thành chung. Lại nữa, phát nguyện rộng thì thù thắng hơn phát nguyện hẹp. Rộng từ phát tâm từ lớn được quả cao, hẹp thì phát Bi nguyên cạn cho nên được quả thấp. Lại phát nguyện cùng khắp thì thù thắng hơn phát nguyện hạn cuộc. Vì hạn cuộc thì thường bị gián đoạn, cùng khắp thì niệm niệm đều viên thành.

Ba cách phát nguyện như vậy, đủ để kỳ vọng sanh Tịnh độ, mau được thấy Phật A Di đà. Tất cả pháp môn Tịnh độ đều không ngoài mà ở tại nơi đây.

Những năm tu ở non núi Ðức tôn sư thường dạy chư Tăng Ni, Phật tử phát nguyện: nguyện tu cho đến ngày thành đạo, nguyện sống cũng ở non, chết cũng ở non tu hành cho đến công viên quả mãn. Nếu phải duyên trần thế đón đưa thì các ông các bà cũng phải phát nguyện một long không xa rời chánh pháp mà độ sanh. Mang Phật pháp đi vào đời phải có hạnh lành như “dầu với nước” dầu và nước tuy ở chung nhưng dầu thì lúc nào cũng nổi trên mặt nước một cách bình lặng an nhiên tự tại. Ðược như vật các ông các bà mới hóa độ tha nhân. Tâm mình có rảnh rang mới có cơ hội độ đời, tâm không rãnh rang thì độ mình không xong làm gì có chuyện độ sanh.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 57 – Pháp Chánh Hạnh Và Trợ Hạnh”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com