Mục Lục

Bồ Tát Di Lặc là Phật sẽ hạ sinh trong tương lai, là Bồ Tát bổ xứ. Di Lặc dịch là "Từ Thị", lại có tên là A Dật Đa, nghĩa là Vô Năng Thắng. Ngài dùng mắt từ bi bình đẳng trông tất cả chúng sinh, mà chẳng khởi tâm phân biệt. Hiện tại Ngài không minh bạch Đức Phật vì sao phải dùng tướng luồng hào quang trắnghiện tướng thần biến, do đó khiến cho Ngài khởi ba ý niệm. Tại sao Đức Phật phải hiện tướng sáu điềm lành ? Nay Đức Thế Tôn đang nhập tam muội, là việc ít có không thể nghĩ bàn, nên hỏi ai ? Có thể hỏi Bồ Tát Văn Thù, Ngài là con của Đấng Pháp Vương, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật trong quá khứ, tự nhiên sẽ biết rõ việc ít có điềm lành nầy, ta nên đi hỏi Ngài. Văn Thù Sư Lợi nghĩa là diệu cực hoặc diệu lạc. Vì sao Bồ Tát Di Lặc khởi nghi vấn ? Vì Bồ Tát sơ địa chẳng biết Bồ Tát nhị địa, Bồ Tátcửu địa chẳng biết Bồ Tát thập địa, thập địa Bồ Tát chẳng biết cảnh giới của đẳng giác Bồ Tát, hà huốnglà cảnh giới của Phật ? Do đó, người ngu chẳng biết người trí, người ngu si chẳng biết cảnh giới của người có trí huệ, chẳng phải quá thì bất cập ; người phóng tâm chẳng biết người định tâm. 

Tóm lại, tâm thần không yên, lo trước lo sau, tâm căn tán loạn, chẳng hiểu rõ cảnh giới nhập định, cho nên phàm phuchẳng biết Thánh nhân, tiểu thừa chẳng biết đại thừa. Xá Lợi Phất là bậc đại trí huệ ở trong tiểu thừa A La Hán, nhưng Xá Lợi Phất không hiểu rõ cảnh giới của Bồ Tát. Một số Bồ Tát cũng không hiểu cảnh giới của Bồ Tát bổ xứ. Bổ xứ là tương lai thay thế Phật vị của Đức Phật Thích Ca. Bồ Tát Di Lặc là Bồ Tát nhất sinh bổ xứ, mà Bồ Tát bổ xứ lại không biết Phật quả , Bồ Tát tôn kính cùng cực, cho nên Ngài mới khởi ý niệm nghi vấn.

Khi đó, các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ và các vị trời, rồng, quỷ thần .v.v… đều khởi nghĩ như thế nầy : Tướng quang minh thần thông của Đức Phật, nay nên hỏi ai ?
Không những Bồ Tát Di Lặc, mà cho đến bốn chúng và trời, rồng, quỷ thần .v.v… cũng khởi ý niệm hoài nghi, tại sao Đức Phật phải hiện tướng thần thông quang minh ? Kỳ thật, Bồ Tát Di Lặc chẳng phải không biết nhân duyên Đức Phật hiện điềm lành. Ngài cũng đã từng cúng dường vô số chư Phật trong quá khứ. Ngài chỉ là vì thỉnh pháp, vì thế đại chúng giải mối nghi, mới hiện tướng hoài nghi mà hỏi Bồ Tát Văn Thù.

Bấy giờ, Bồ Tát Di Lặc muốn giải quyết tâm nghi của mình, lại quán sát tâm của bốn chúng : Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ và các chúng hội trời, rồng, quỷ thần .v.v… mà hỏi Bồ TátVăn Thù, vì nhân duyên gì mà có điềm lành nầy ? Tướng thần thông phóng đại quang minh, chiếu phương đông một vạn tám ngàn cõi, đều thấy cõi nước của chư Phật đó trang nghiêm. Do đó, Bồ Tát Di Lặc muốn tuyên lại nghĩa nầy bèn dùng kệ để hỏi.
Lúc đó, Bồ Tát Di Lặc muốn cầu khai thị nghi vấn, lại thấy bốn chúng đệ tử và trời, rồng, quỷ thần .v.v… sinh tâm nghi ngờ, do đó mới hỏi Bồ Tát Văn Thù.
Quỷ phân ra : ngạ quỷ (quỷ đói) và bảo quỷ (quỷ no). Quỷ nghĩa là "quy", là trở về. Ai ai cũng có Phật tánh, đều có thể trở về cội nguồn cứu kính thành Phật, nhưng vì vô minh phiền não mà tạo nghiệp, chết rồi do nghiệp lực dẫn vào địa ngục, đưa đẩy vào đường ngạ quỷ. Vì lúc sống, chẳng biết lợi dụng thân người nầy để tu thiện, sau khi chết rồi mới biết dụng tâm sai lầm, đi sai đường, cho đến bỏ giác hợp trần, mà trôi nổi ở trong biển khổ, khổ không thể tả. Song, nếu kịp thời hồi đầu, biết mê trở về giác, thì Đức Phật cũng khiến cho lên bờ bên kia, cuối cùng sẽ thành Phật.
Thần nghĩa là "thiên tâm", có thần thông và cảm ứng tự nhiên. Bồ Tát Di Lặc nói với Bồ Tát Văn Thù : "Xin Ngài từ bi nói cho chúng tôi biết, vì nhân duyên gì mà đức Phật phải hiện tướng thần thông ít có nầy, phóng đại quang minh chiếu phương đông một vạn tám ngàn thế giới ? Đồng thời lại thấy vô số ức cõi nước chư Phật và điềm lành Phật diễn thuyết pháp." Hiện tại trước mắt giới khoa học phát triển tiến bộ nhất, cho rằng lên cung trăng hoặc phóng vệ tinh nhân tạo, đến tinh cầu khác là việc giỏi nhất, song, hai ngàn năm về trước, Đức Phật dùng tướng luồng hào quang trắng, sớm đã biết đã thấy tất cả bí mậtở trong vũ trụ không gian, hiển hiện ở trong tướng luồng hào quang trắng một vạn tám ngàn thế giới, thấy tất cả chúng sinh và chư Phật đều rõ ràng mỹ lệ lại trang nghiêm. Vì muốn cho chúng sinh minh bạch ý của Phật, cho nên Bồ Tát Di Lặc lại dùng kệ để hỏi.

Ngài Văn Thù Sư Lợi !
Đấng Đạo Sư cớ chi ?
Phóng quang trắng giữa mày
Quang minh chiếu hết thảy.
Trời mưa hoa Mạn đà
Và hoa Mạn thù sa
Gió thơm hương chiên đàn
Khiến vừa lòng đại chúng.
Do nhân duyên như vậy
Cõi nước đều nghiêm tịnh
Mà ở thế giới nầy
Có sáu thứ chấn động.
Lúc nầy bốn bộ chúng
Thảy đều rất vui mừng
Thân tâm đều an lạc
Đắc được chưa từng có.
Bồ Tát Văn Thù ! Đấng Đạo Sư của chúng ta, vì cớ gì phóng luồng hào quang trắng giữa chặng mày, chiếu khắp hết thảy ?
Đạo Sư tức là Đức Phật Thích Ca. Ngài dẫn đường chúng ta từ con đường đen tối đến con đườngsáng, trở về ngôi nhà xưa, là ngôi nhà nào ? Là cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ. Lúc đó, trời mưa xuống hoa Mạn đà la và hoa Mạn thù sa màu trắng và màu đỏ, không những xinh đẹp mềm mại, mà còn tỏa ra mùi hương chiên đàn, chu vi khoảng bốn mươi dặm. Cho nên chúng sinh đều hoan hỉ vui mừng, mặt đất đều trang nghiêm thanh tịnh. Ở thế giới nầy, lại phát sinh sáu thứ chấn động, bốn chúng đều vì thấy điềm lành, mà thân tâm đều sung sướng vui thích, đó là việc ít có từ trước chưa từng có.

Quang minh giữa chân mày
Chiếu thẳng về phương đông
Một vạn tám ngàn cõi
Thảy đều như sắc vàng.
Dưới chiếu ngục A tỳ
Trên chiếu trời Hữu đỉnh
Trong tất cả thế giới
Các chúng sinh sáu đường.
Sinh tử chỗ họ đến
Nghiệp duyên thiện và ác
Thọ báo tốt và xấu
Thảy đều thấy rõ hết.
Luồng hào quang trắng trung đạo của Đức Phật, trước hết chiếu phương đông, chiếu khắp một vạn tám ngàn cõi, cho đến khắp cả hư không đều thành màu hoàng kim. Dưới chiếu đến ngục A Tỳ, trên chiếu đến cõi trời Hữu Đỉnh, trong tất cả thế giới. Hữu là dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Hữu đỉnh tức là trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng cao nhất trong tam giới. Cõi trời nầy thuộc về vô sắc giới, chẳng có hình sắccho nên không thể thấy, nhưng ở trong luồng hào quang trắng, nương hào quang mà thấy được. Chúng sinh ở trong sáu nẻo luân hồi, sinh sinh tử tử, tử tử sinh sinh, chuyển đi chuyển lại, khó thoát ra được. Sinh tử, tức là sự trở lại của năm ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cũng là chỉ tinh thần và thân thể). "Nghiệp duyên thiện và ác" : Là nhân đến, tốt xấu là quả đến. Chính là hai con đường thiện và ác, tu thì tu, tạo thì tạo, xem bạn đi con đường nào mà thôi. Tu là tu nghiệp thiện, tạo là tạo nghiệp ác, muốn thăng đi lên hoặc đọa lạc, hoàn toàn do mình nắm trong tay. Thân người khó được, nếu không sớm tu năm giới mười điều lành, mà làm điều ác, thì kiếp sau không dễ gì được làm người nữa.
"Thọ báo tốt và xấu, thảy đều thấy rõ hết." Đây là nói ở tại nhân địa, người tu thiện thì được quả báo tốt, nếu tạo ác thì được quả báo xấu. Tất cả đều thuận tâm tính, thuận nghiệp lực mà đến. Cho nên chúng sinh ở trong sáu nẻo hổ tương tạo nghiệp, hổ tương thọ báo, lưu chuyển trong luân hồi, chẳng có thời kỳ chấm dứt. Tất cả nghiệp duyên quả báo nầy, đều thấy hết ở trong luồng hào quang trắng.

Lại thấy các đức Phật
Đấng Thánh chúa sư tử
Đang diễn nói Kinh điển
Tối vi diệu bậc nhất.
Âm thanh rất thanh tịnh
Thốt ra lời êm diệu
Giáo hóa các Bồ Tát
Vô số ngàn ức vạn.
Tiếng phạm âm thâm diệu
Khiến người ưa thích nghe
Đức Phật ở mỗi cõi
Đều diễn nói chánh pháp.
Lại thấy chư Phật. Phật là chúa trong bậc Thánh, như sư tử. Âm thanh của Phật rất thanh tịnh vô cùng, lời nói rất lưu loát viên mãn, giọng điệu rất êm diệu, ai cũng đều ưa thích nghe. Phật dùng âm thanh nầy để thuyết pháp, giáo hóa vô số ức vạn Bồ Tát. "Tiếng phạm âm thâm diệu." Thứ âm thanh thanh tịnhnầy thâm diệu vô cùng, khiến cho tất cả chúng sinh hoan hỉ tin thọ, mà tin sâu thắng trí của Phật. Đồng thời, mỗi vị Phật ở thế giới kia cũng đều đang diễn nói chánh pháp.

Dùng đủ thứ nhân duyên
Và vô lượng thí dụ
Chiếu rõ các Phật pháp
Để khai ngộ chúng sinh.
Nếu người gặp sự khổ
Chán sinh già bệnh chết
Vì họ nói Niết bàn
Dứt hết thảy các khổ.
Nếu người có phước báo
Từng cúng dường chư Phật
Chí cầu pháp thù thắng
Vì họ nói Duyên Giác.
Nếu có những Phật tử
Tu đủ thứ hạnh môn
Để cầu huệ vô thượng
Vì họ nói tịnh đạo.
Nầy Bồ Tát Văn Thù !
Tôi ở tại nơi đây
Thấy nghe như vậy đó
Và ngàn ức thứ việc.
Như thế nhiều vô số
Nay sẽ lược nói ra
Tôi thấy cõi nước kia
Có Hằng sa Bồ Tát.
Tu đủ thứ nhân duyên
Để cầu chứng Phật đạo
Hoặc có vị bố thí
Vàng bạc và san hô.
Chân châu ngọc ma ni
Sa cừ và mã não
Kim cương đồ quý báu
Tôi tớ và xe cộ.
Trang sức và xe kiệu
Đều hoan hỉ bố thí
Hồi hướng quả vị Phật
Nguyện đắc được thừa ấy
Bậc nhất trong ba cõi
Chư Phật thường khen ngợi.
"Dùng đủ thứ nhân duyên." : Vì người có đủ loại căn cơ và đủ thứ tập khí mao bệnh, cho nên phải dùng vô lượng thí dụ, để vì chúng sinh thuyết pháp, khiến cho họ hiểu thấu được Phật pháp chân chánh, y theo đó mà hành trì. "Chiếu rõ các Phật pháp." : Dùng trí huệ quang minh để thấu hiểu tất cả Phật pháp. "Để khai ngộ chúng sinh." : Khiến cho trí huệ và bồ đề của chúng sinh tăng trưởng, y như mỏ vàng, nếu không khai quậc, thì chẳng bao giờ được vàng thật, đây cũng là ví dụ. Con người vốn đầy đủ Phật tánh, nhưng đang tiếc chẳng nhận thức mặt thật của mình. Song, nếu gặp bậc thiện tri thức chỉ điểm cho họ, theo đó mà làm theo thì được trở về cội nguồn. Do đó :

Phá vỡ tâm niệm một chút nghi,
Mười phương nơi đâu chẳng gia trì,
Phật nhãn tròn sáng thường chiếu nhau,
Chỉ tại mỗi người không tự biết.

"Nếu người gặp sự khổ." : Phàm phu tuy thân tâm đều thọ khổ mà chẳng biết, ngược lại còn cho khổ là vui, do đó khổ lại thêm khổ, càng thọ khổ thì càng muốn tạo khổ. Vô minh phiền não vốn là khổ, nhưng con người cứ chấp trước mà chẳng muốn xả bỏ, cho nên không thể thoát khỏi biển khổ, ngược lại đọa vào địa ngục, vĩnh viễn trầm luân thọ khổ mà không thể tự cứu. Ngoại đạo cũng vì muốn dứt khổ, mà tìm cầu lối thoát, song chẳng tìm được, cuối cùng quay lưng với đạo mà theo đuổi đọa vào trong đường ngạ quỷ.
Con người có thế trí biện thông, tuy nhiên có chút thông minh, cũng thông đạt pháp thế gian mà chẳng minh bạch pháp xuất thế gian. Do đó, khi khổ nạn xảy đến thì chẳng biết ứng phó như thế nào, muốn dứt khổ nhưng ngược lại tạo khổ. Khi người rơi vào nghịch cảnh nghèo cùng bệnh hoạn bức bách, nếu hiểu được thọ khổ tức hết khổ, biết được đây là những nghiệp đã tạo ra trong quá khứ nên chiêu lại quả báo, đời nầy phải an phận làm người. Nhưng nếu kháng cự nhân gây ra trong quá khứ chẳng chịu trả, tự tạo nghiệp mà mình chẳng thừa nhận, ngược lại còn oán trời trách người, thậm chí còn lợi dụng sự thông minh đi trộm cướp lường gạt. Thật là lên được tới núi lại gặp cọp. Mánh khoé gạt người cuối cùngsẽ bị người bắt được. Khi mưu kế bại lộ thì bị cảnh sát bắt, đưa đến quả báo ngồi tù, hoặc lâu hoặc mau do tội nặng hay nhẹ mà quyết định. Thứ quả báo nầy, chỉ thân thể thọ khổ mà thôi, quan trọng nhất là chẳng tránh khỏi ác nghiệp nầy, đưa đến tương lai sẽ đắc được quả báo súc sinh. Sở dĩ con người gặp sự khổ, đều vì chính mình đã tạo ra đủ thứ nghiệp ác. Nếu còn không tỉnh ngộ thì sẽ không được làm người nữa mà đọa vào ba đường ác.
"Chán sinh, già, bệnh, chết." Khổ có ba thứ :
1. Khổ khổ : Khổ trong sự khổ.
2. Hoại khổ : Vốn chẳng có khổ, nhưng vì sung sướng rất ngắn ngủi, sự vui chẳng bao lâu, nên gọi là hoại khổ.
3. Hành khổ : Con người từ nhỏ lớn dần lên, trưởng thành rồi già, già rồi chết đi, niệm niệm sinh diệtkhông ngừng ; như sóng biển, sóng trước diệt, sóng sau lại sinh, sóng sau diệt, sóng sau nữa lại sinh, liên tục không ngừng. Do đó, hành khổ chẳng có ai tránh khỏi được.
Ngoài ra còn có tám thứ khổ :
1. Sinh khổ : Khi đứa bé mới lọt lòng mẹ thì khóc : Khổ a ! Khổ a ! Có thể thấy thế gian có lắm sự khổ, nhưng ở tại thế giới kham nhẫn nầy (thế giới Ta Bà) lâu rồi, lại lấy khổ làm vui, quên mất đường về. Ở trong thai mẹ, nếu người mẹ ăn đồ nóng, thì thai nhi cảm thấy như ở trong núi lửa. Nếu người mẹ ăn đồ ăn lạnh, thì thai nhi có cảm giác lạnh như ở trong địa ngục hàn băng. Trách sao được, khi thân ở trong thai mẹ chỉ phải chịu khổ mà không thể mở lời than oán. Lúc lọt lòng mẹ thì giống như hai quả núi đè ép, sinh ra rồi gặp gió thổi thì thân thể lại giống như bị dao cắt, đau thấu tim gan. Song, đối với sự khổ nầy, hầu hết mọi người quá ba tuổi thì cũng từ từ quên mất.
2. Già khổ : Lớn tuổi thì sức khoẻ cũng suy giảm, mắt mờ tai điết, răng rụng, ngũ quan chẳng còn linh hoạt ; tóm lại chẳng có ai tránh khỏi sự già nua, đó chẳng phải là khổ chăng ?
3. Bệnh khổ : Sự khổ nầy càng chẳng ai tránh khỏi, dù bạn là ông vua, tổng thống, hoặc đại thần, .v.v… đều khuất phục dưới con ma bệnh, già, chết. Bệnh có nhiều thứ, bệnh hoạn mang đến sự khổ đau cũng đếm không xuể.
4. Chết khổ : Khổ nhất là khổ về chết và khổ về sinh. Khi sinh ra thì như rùa lột mu, chết thì như bò sống lột da. Vậy mục đích học Phật là gì ? Tức là chấm dứt sinh tử, thoát khỏi luân hồi.
5. Thương lìa nhau khổ : Thế tục tham nhiều về tình ái, khó phân ly khó xả bỏ. Nhưng càng thương yêubao nhiêu, đến lúc sinh ly tử biệt, thì càng đau khổ bấy nhiêu. Ái tình là nhân trầm luân trong biển khổ. Nếu khử trừ sạch tâm dâm dục, thì đoạn sạch mầm mống sinh tử, cũng chẳng còn thọ luân hồi, bằng không vẫn lưu chuyển ở trong biển khổ, không khi nào dứt được.
6. Ghét gặp nhau khổ : Người nầy tôi ghét nhất ! Tôi chẳng muốn thấy y ! Nhưng nếu đối với vợ của mình, cũng khởi tâm chán ghét, mà y thị luôn luôn quấn quít không lìa, đó thật là ghét thấy nhau như chẳng thấy, hoặc là mình ghét người nào đó mà phải tránh né y, nhưng đôi khi lại gặp y ! Đó đều là khổ về ghét gặp nhau. Nếu tâm tự tại thì tất cả đều tự tại, tâm như ý thì tất cả đều như ý. Nếu trong tâm có quá nhiều chán ghét oán hận, thì tất cả những gì thấy nghe cũng khiến cho mình chẳng được như ý. Đó là tự mình làm khổ mình.
7. Cầu không được khổ : Mong cầu chẳng được cũng khổ. Nếu muốn thăng quan phát tài, hoặc bạn traimuốn có người vợ đẹp, còn bạn gái muốn được người chồng tốt, nhưng đều chẳng thành công, thì phiền não sẽ phát sinh, đêm ngủ chẳng yên, ăn chẳng biết ngon, tinh thần hoảng hốt, tinh thần bất định, đó đều là khổ !
8. Năm ấm thiêu đốt khổ : Thân thể vốn là khổ, là vô thường. Cho nên, tám thứ khổ nầy luôn luôn bức bách chúng ta, chi phối chúng ta, cho nên Đức Phật mới nói pháp Niết Bàn. Niết là không sinh, Bàn là không diệt. Nếu chẳng chấp trước thân giả tạm nầy, mà cầu đạo vô thượng, thì sẽ được Niết Bàn, cũng là : thường, lạc, ngã, tịnh, bốn đức Niết Bàn. Do đó, dứt hết các sự khổ, tất cả mọi sự khổ đều dứt sạch.

Ai muốn chấm dứt đau khổ, thì phải rộng trồng ruộng phước, cung kính lễ bái và cúng dường Tam Bảo, đừng làm điều ác, hãy làm các điều lành, đủ thứ công đức. Nhưng đừng chấp trước mình từng bỏ rabao nhiêu tiền, hãy dùng tâm chân thật để làm bố thí, tu phước đức và huệ đức, tức là phước huệ song tu. Làm công đức là tu phước, nghe Kinh và nghiên cứu Phật pháp thì sẽ khai mở trí huệ, đó gọi là tu huệ. Do đó, nếu người có phước báo, từng cúng dường chư Phật. "Chí cầu pháp thù thắng". Lập chímuốn cầu pháp thù thắng. "Vì họ nói Duyên Giác". Pháp mười hai Nhân Duyên, khiến cho họ quán thếduyên, giác ngộ pháp tính. Mười hai Nhân Duyên là : Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử. Đây là pháp của người nhị thừa tu. "Nếu có những Phật tử, tu đủ thứ hạnh môn, cầu chứng huệ vô thượng, vì họ nói tịnh đạo." Nếu có đệ tử của Phật muốn cầu đạo vô thượng, tu tập lục độ vạn hạnh, thì Đức Phật vì họ mà nói Phật đạo thanh tịnh, tức là lục độ Ba la mật. "Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ! Tôi ở tại thế giới Ta Bà nầy. Thấy nghe như vậy đó", mắt thấy cảnh Phật, tai nghe tiếng của Phật, đều như vậy đó. "Và ngàn ức thứ việc" : Còn có rất nhiều thứ việc khác. "Như thế nhiều vô số" : Là chỉ sự thấy và nghe quá nhiều. Nay sẽ lược nói ra : Bây giờ tôi phải lược nói với Bồ Tát Văn Thù. "Tôi thấy cõi nước kia, có Hằng sa Bồ Tát, tu đủ thứ nhân duyên, mà cầu chứng Phật đạo" : Tôi thấy được cõi nước kia, Bồ Tát nhiều như số cát sông Hằng, dùng đủ thứ nhân duyên tu hành. Nếu ai muốn cầu Phật đạo thì phải làm công đức, tất sẽ đắc được trí huệ, còn phải hạ thủ một phen khổ công phu ! Bồ Tát nhiều như số cát sông Hằng còn phải dùng đủ thứ nhân duyên để tu phước huệ, để cầu quả vịPhật, hà huống là phàm phu ! "Hoặc có người bố thí." : Có người dùng bảy báu để bố thí, vì muốn cầu Phật đạo. Bảy báu là : vàng bạc và san hô, trong biển có báu do tụ khí kết thành, màu sắc nhuận đỏ, hình như cây gọi là san hô. "Chân châu ngọc ma ni" : Châu ma ni gọi là châu như ý. "Xà cừ và mã não" : Con sò lớn ở trong biển, tức là ốc biển lớn. Mã não là tụ khí trong đá, màu sắc nhuận đỏ như não ngựa. "Kim cương đồ quý báu" : Kim cương tức là toàn thạch, là một thứ đá rất quý, rất cứng dùng để chạm ngọc và thủy tinh. "Tôi tớ và xe cộ" : Người nầy thậm chí đem tôi tớ, xe cộ ra bố thí. "Trang sức và xe kiệu" : Xe kiệu là một thứ xe nạm châu báu, thời xưa hoàng đế thường dùng xe kiệu nầy đi lại. Quân lính khiên đi cho nên gọi là xe kiệu. "Đều hoan hỉ bố thí, hồi hướng quả vị Phật" : Đây là người rất vui thích dùng bảy báu làm bố thí. Ngược lại, nhân sĩ người thời nay chỉ bỏ ra vỏn vẹn năm đồng, mười đồng thì cho rằng đã nhiều lắm rồi, mà còn ghi nhớ trong tâm, chẳng biết công đức chánh bố thí, ngoại trừ đem bảy báu ra bố thí nhưng tâm chẳng có tơ hào hối tiết và cũng đừng khởi tâm chấp trước mới khế hợp Phật đạo. "Nguyện đắc được thừa ấy" : Nguyện đắc được Phật thừa. "Bậc nhất trong tam giới" : Thành Phật ở trong dục giới, sắc giới và vô sắc giới, cho nên là bậc nhất trong tam giới. "Chư Phật thường khen ngợi" : Thành Phật rồi, được chư Phật trong mười phương tán thán ca ngợi.

Hoặc có những Bồ Tát
Dùng xe báu bốn ngựa
Lan can và lọng hoa
Trang sức đem bố thí.
Lại thấy các Bồ Tát
Đem thân thịt tay chân
Và vợ con bố thí
Để cầu vô thượng đạo.
Lại thấy có Bồ Tát
Dùng đầu mắt thân thể
Vui thích đem bố thí
Để cầu Phật trí huệ.
Ngài Văn Thù Sư Lợi !
Tôi thấy các ông vua
Đều đi đến chốn Phật
Hỏi pháp vô thượng đạo.
Bèn vui vẻ bỏ nước
Và cung điện thần thiếp
Cạo bỏ râu và tóc
Mà mặc y pháp phục.
Hoặc thấy có Bồ Tát
Xuất gia làm Tỳ kheo
Một mình ở chỗ vắng
Thích đọc tụng Kinh điển.
Lại thấy có Bồ Tát
Rất tinh tấn dũng mãnh
Vào ở trong rừng sâu
Suy gẫm cầu Phật đạo.
Bồ Tát Di Lặc nói với Ngài Văn Thù : Tôi thấy ở trong luồng hào quang trắng của Đức Thế Tôn có những vị Bồ Tát hành bố thí. "Ngài dùng xe báu tứ mã" : Xe ngựa bốn con, dùng các báu trang sức. "Lan can và lọng hoa" : Ngang gọi là lan, dọc gọi là can, là một loại xe báu trên đỉnh có trang trí lọng hoa. "Trang sức đem bố thí" : Dùng đồ trang nghiêm tối thắng nầy đem đi bố thí. "Lại thấy các Bồ Tát, đem thân thịt tay chân" : Lại thấy có những vị Bồ Tát, không những đem tất cả châu báu tài vật, mà còn đem thân thịt, tay chân, vợ con của họ ra bố thí. Đó chẳng phải là khó làm mà làm được chăng ? Đáng cười phàm phu chúng ta, làm được một chút việc thiện hoặc bố thí được chút ít thì đắc chí lắm, hí hửng mừng rỡ, cho rằng nhiều quá lắm rồi đó ! Một vị Bồ Tát vốn ôm ấp từ bi tinh thần cứu đời, không những xả bỏ tất cả vật ngoài thân, mà thậm chí thân thịt cho đến tay chân của mình hoặc vợ con, khi chúng sinh cần thì đều vui vẻ bố thí cho người. Bồ Tát bố thí thân thể như thế nào ? Ví như, có người gặp tai nạn xe cộ mất đi cánh tay, thì Bồ Tát chẳng do dự, đem cánh tay của mình bố thí, cho đến tim gan phổi thận, bố thí cho bệnh nhân cần, cứu bệnh khổ của tất cả chúng sinh, mà khiến cho họ thoát khỏi kinh sợ và tai nạn, đó là bố thí nội tài. "Và vợ con bố thí" : Đây là bố thí ngoại tài. Nhân gian cũng có Bồ Tát, chỉ cần người nào đó phát được tâm đại từ bi, vì chúng sinh mà hành bố thí, khó xả bỏ mà xả bỏ được thì gọi là Bồ Tát. Vì trong thế gian, việc khó xả bỏ nhất là tình cảm vợ chồng, các Ngài buông xả được mọi tình cảm khó xả bỏ được, đủ thấy tâm của các Ngài kiên định và tự tại cho nên xưng là Bồ Tát.

Ở trong Thủy Kính Hồi Thiên Lục có một đoạn ghi về Ngài Hòa Thượng Thường Nhân, trước khi chưa xuất gia, từng vì tu đạo mà bố thí vợ của mình cho người khác. Sau khi cha mẹ của Ngài qua đời, Ngài vì muốn báo hiếu cho cha mẹ mà thủ hiếu ở mộ ba năm. Do đó, vợ của Ngài chẳng khác nào là "thủ hoạt quả", vì không thể chịu đựng cảnh vắng vẻ, cho nên đôi ba phen khuyên Ngài trở về nhà sống với nhau, nhưng tâm tu đạo của Ngài đã kiên quyết. Rõ là người càng muốn hướng thượng thì càng gặp ma thử thách. Do đó :

"Đạo cao một thước, ma cao một trượng,
Đạo cao một trượng, ma ở trên đầu".

Đại Sư Thường Nhân càng muốn chuyên tâm tu đạo, thì càng bị vợ quấy nhiễu, cuối cùng dẫn lại một người đàn ông đến mộ để uy hiếp chồng, nếu Đại Sư không chịu trở về nhà, thì y thị sẽ kết hôn với người đàn ông nầy. Song, Đại Sư Thường Nhân chẳng có chút nóng giận gì, ngược lại còn khoan hồng đại lượng tán thán sự sống chung của hai người, đủ thấy công phu tu hành của Ngài rất thâm sâu. Đó là :

Khó làm mà làm được,
Khó xả bỏ mà xả bỏ đặng.

Tâm chẳng còn tham trước, thì không bị cảnh trần ô nhiễm lay chuyển ; đoạn được tâm dâm dục thì không còn tiếp tục sinh tử, mà ra khỏi được tam giới, cho nên chỉ có Bồ Tát mới đem vợ con bố thí, để cầu vô thượng đạo.
"Lại thấy các Bồ Tát, dùng đầu mắt thân thể." Những vị Bồ Tát nầy, không những xả bỏ được nội tài và ngoại tài, thậm chí đầu, mắt, thân thể, cũng đều vui vẻ bố thí. Đây là vô úy thí, Ngài dùng thân tâm tính mạng bố thí cho người, vì cầu vô thượng đạo, cho nên được liễu sinh thoát tử. Nếu người xan thamkhông xả bỏ, cũng chẳng bố thí, thì vĩnh viễn không thể chấm dứt sinh tử. Mà bố thí ở đây phải vui vẻthí xả, hoàn toàn chẳng có ý đấu tranh. Có những người chẳng phải dùng chân tâm để bố thí, nếu thấy người bỏ ra một trăm ngàn, thì họ phải bỏ ra hai trăm ngàn, nếu người bỏ ra hai trăm ngàn, thì họ chẳng bỏ ra ba trăm ngàn thì không được, nhất định phải hơn người mới được, đó chẳng phải là bố thí như pháp, cũng chẳng hoàn toàn thành tâm hành thiện. Đoạn nầy nói về bố thí độ ở trong lục độ.

"Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ! Tôi lại thấy các quốc vương, đều đi đến chốn Phật, hỏi pháp vô thượng đạo". Đến trước chư Phật thỉnh hỏi pháp vô thượng đạo, thì Phật khai thị đạo lý : khổ, không, vô thường, vô ngã, bốn niệm xứ .v.v. Có bài thơ Tây Giang Nguyệt, đồn rằng do Trang Tử sáng tác, cũng nói lên đạo lý: khổ, không, vô thường, vô ngã. Thơ rằng :

"Phú quý năm canh xuân mộng,
Công danh một đám mây trôi,
Trước mắt cốt nhục đã chẳng thật,
Ân ái trở thành cừu hận,
Đừng mang gông vàng vào cổ,
Chớ đeo vòng ngọc trói thân,
Thanh tâm quả dục thoát hồng trần,
Khoái lạc tiêu dao tự tại."

Các vị quốc vương nghe nói về bốn Niệm Xứ, bèn vui vẻ bỏ nước, chẳng có tơ hào do dự, xả bỏ hết sự hưởng thụ năm dục, cũng đem cung điện thần thiếp xả bỏ, để cạo bỏ râu và tóc, mà mặc y pháp phục, mặc lên y Cà sa của người xuất gia. Đoạn văn nầy nói về giới độ ở trong lục độ.
"Hoặc thấy có Bồ Tát, xuất gia làm Tỳ Kheo, một mình ở chỗ vắng, thích tụng đọc Kinh điển." Đoạn nầy dụ cho nhẫn nhục Ba la mật.
Một vị Tỳ Kheo một mình ở trong động núi khó tránh khỏi người ác đánh chưởi hoặc rắn độc thú dữ xâm hại, nhưng họ đều nhẫn thọ mà chẳng sinh tâm kinh sợ, đó là sinh nhẫn, tự tiết thủ chí là khổ hạnhnhẫn, tụng Kinh cầu Phật là nhẫn đệ nhất nghĩa.
"Lại thấy có Bồ Tát, rất tinh tấn dũng mãnh, vào ở trong rừng sâu, tư duy cầu Phật đạo." Đây là độ thứ tư trong lục độ Ba la mật. Đây là biểu hiện tinh thần quên ăn bỏ ngủ để cầu Phật đạo. Các vị ấy vào trong rừng sâu núi thẳm, tư duy cầu Phật đạo, chánh niệm tư duy sở hành của Phật tức là quán chiếuthiền.

Lại thấy người lìa dục
Thường ở chỗ thanh nhàn
Chuyên tu tập thiền định
Đắc được năm thần thông.
Lại thấy có Bồ Tát
Chắp tay trụ thiền định
Dùng ngàn vạn bài kệ
Khen ngợi các Pháp Vương.
Bồ Tát Di Lặc lại nói : Tôi lại thấy người tu hành lìa dục, chẳng tham : tài, sắc, danh, ăn và ngủ. Ở chỗ thanh nhàn ngày đêm tu thiền, chẳng có gián đoạn. Nếu ai chân chánh tu hành thì phải nỗ lực, ngày ngày tu tập thiền định, chẳng có ngày giờ nào nghỉ. Nếu lười biếng giải đãi, thì vĩnh viễn chẳng thành tựu. Tu thiền sẽ đắc được năm thần thông : Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông và thần túc thông, nhưng chưa đắc được lậu tận thông. Chỉ có tứ quả A La Hán và bậc Bồ Tát trở lên mới có thần thông nầy. Ngoài tu thiền ra, nếu chuyên tâm niệm Phật hoặc tụng Kinh trì Chú, cũng sẽ đắc được năm thần thông. Như Ngài Trí Giả Đại Sư chuyên trì tụng Kinh Pháp Hoa mà khai ngộ. Khi Ngài tụng đến phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự : "Đốt thân cúng Phật là chân tinh tấn, gọi là chân pháp cúng dường Như Lai", thì nhập vào cảnh giới tam muội. Ở trong định thấy pháp hội Linh Sơn vẫn còn chưa tan, thấy Đức Phật vẫn còn đang thuyết pháp. Cho nên trì tụnh Kinh điển cũng có thể khai ngộ, nhưng phải chuyên tâm nhất chí, chứ chẳng phải khi thì niệm Phật, khi thì khởi vọng tưởng. Nếu đang niệm Phật, mà còn bàn tính chuyện làm sao để kiếm tiền, thì nhất định chẳng thể khai ngộ, vì đó là niệm tiền chứ chẳng phải niệm Phật.
Lại thấy có Bồ Tát, chắp tay an trụ trong thiền định, dùng ngàn vạn bài kệ để tán thán chư Phật.

Lại thấy có Bồ Tát
Trí sâu chí kiên cố
Tham vấn các đức Phật
Nghe rồi đều thọ trì.
Lại thấy có Phật tử
Định huệ đều đầy đủ
Dùng vô lượng thí dụ
Vì chúng diễn nói pháp.
Vui thích nói các pháp
Giáo hóa các Bồ Tát
Phá trừ chúng binh ma
Mà đánh vang trống pháp.
Lại thấy có Bồ Tát
Yên lặng ngồi bất động
Trời rồng đều cung kính
Chẳng vì thế vui mừng.
Lại thấy có Bồ Tát
Tại rừng phóng quang minh
Cứu khổ dưới địa ngục
Khiến họ vào Phật đạo.
Lại thấy có Phật tử
Chưa từng có ngủ nghỉ
Kinh hành ở trong rừng
Siêng cầu chứng Phật đạo.
Lại thấy bậc giới đức
Oai nghi chẳng thiếu khuyết
Thanh tịnh như châu báu
Để cầu chứng Phật đạo.
Lại thấy có những vị Bồ Tát, có trí huệ thâm sâu và chí khí kiên cố. "Tham vấn các Đức Phật." : Khéo hỏi pháp. "Nghe rồi đều thọ trì." : Nghe pháp thì y theo pháp mà tu hành. "Lại thấy có Phật tử, định huệđều đầy đủ". Định dùng để nhiếp giáo, huệ dùng để phá mê. Định huệ đều trì thì gọi là đầy đủ. Bồ Tátnầy dùng vô lượng phương tiện khéo léo, để ví dụ vì chúng sinh mà thuyết pháp. "Phá trừ chúng binh ma" : Chúng đều giả danh làm Phật tử, nhưng chẳng hành chánh đạo, mà còn dùng kẻ mù dẫn người đui, nên gọi là binh ma. Cho nên dùng chánh pháp nhãn phá trừ quân tà, nên gọi là phá ma vậy. Đoạn nầy là Bát nhã độ.
"Lại thấy có Bồ Tát, lặng yên ngồi bất động." Lại thấy có những Bồ Tát ngồi kiết già. Vì có công phuthiền định, cho nên trời rồng đều cung kính lễ bái, nhưng các Ngài chẳng vì thế mà sinh tâm vui mừng. Do định mà sinh huệ, cho nên tâm chẳng bị cảnh chuyển, cũng chẳng động niệm. Nếu chẳng có vọng niệm thì không sinh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, cho nên chẳng trái chẳng phải, chẳng thiện chẳng ác, tức là tự tính thanh tịnh, đắc được chân như diệu tính. Nhưng chẳng thế nói tôi đã vô niệm (chẳng còn niệm gì nữa), vì nói vô niệm thì đã có niệm. Người biết vô niệm, thì hàng phục được tâm của họ, người biết mình vô niệm, khi phá trừ chúng binh ma, thì dùng vô niệm là diệu nhất ! Nó bao hàm cả nhẫn nhục và sinh nhẫn, tức chẳng bị lời hay tiếng ngọt làm động, cũng không vì nghịch cảnh mà khởi tâm kinh sợ hoặc sân hận.

Trước khi Tổ Đạt Ma đến Trung Quốc, thì phái hai vị đệ tử Di Phật Đà và Già Xá đến Trung Quốc hoằng pháp trước. Sư đồ họ đều là người Ấn Độ. Hai vị khoái chí giảng về thiền, bất lập văn tự, kiến tánh thành Phật. Lúc đó, ở Trung Quốc cũng có một vị sư tiểu thừa từ Ấn Độ đến là Bồ Đề Lưu Chi, thấy hai vị thiền sư đại thừa mới đến, bèn liên hợp với tất cả những người xuất gia bôi nhọ họ, khiến cho họ từ Trường An phải chạy đến Lư Sơn. Hai vị sư Di Phật Đà và Già Xá thấy đại sư Viễn Công, mới thuật lại tình hình trên cho đại sư nghe. Lúc đó, đại sư hỏi họ truyền pháp gì ? Hai vị duỗi cánh tay ra, sau đó lại co vào, bèn hỏi duỗi ra co vào có nhanh chăng ? Đại sư đáp : "Phải." Hải vị thiền sự giải thích phiền nãovà bồ đề và sự biến hoá rất nhanh của nó cũng lại như thế. Ví như duỗi ra co vào đều cùng một cánh tay, mà có sự khác biệt về lòng bàn tay và mu bàn tay. Cũng thế ấy, phiền não tức bồ đề, bồ đề tức phiền não, cả hai thật chẳng lìa nhau, là hai mà chẳng hai, tức tâm tức Phật, minh tâm kiến tánh, cho nên sinh tử tức Niết Bàn, Niết Bàn tức sinh tử. Vô niệm tức Niết Bàn, có niệm tức có sinh tử. Duy có một niệm không sinh toàn thể hiện, Phật tính vốn có hiện tiền, thì dù ma quỷ cũng phải cung kính. Nếu vô niệm thì sẽ trở về nguồn cội, đây là bổn địa phong quang vậy. "Trời rồng đều cung kính, chẳng vì thế vui mừng." Cho nên trời rồng cung kính cũng là bổn hữu, chẳng vì thế mà vui mừng, liền xả thiền.
"Lại thấy có Bồ Tát, tại rừng phóng quang minh, cứu khổ dưới địa ngục, khiến họ vào Phật đạo." Lại thấy có những vị Bồ Tát tu thiền ở trong rừng tức là tự lợi, đồng thời phóng ra quang minh thanh tịnhchiếu chúng sinh trong địa ngục, tức là lợi tha. Dùng tâm đại bi cứu vớt chúng sinh thọ khổ trong địa ngục, đây là bi thiền.
"Lại thấy có Bồ Tát, chưa từng có ngủ nghỉ, kinh hành ở trong rừng, siêng cầu chứng Phật đạo." Những vị nầy, ở trong rừng, hoặc ở trong nhà, tu khổ hạnh thường đi không ngồi, không nằm. Pháp môn nầy gọi là "bát chu tam muội", cũng là Phật lực tam muội, trong chín mươi ngày thường đi, không ngồi, không nằm, vì muốn trừ con ma ngủ mà siêng cầu Phật đạo.
"Thấy bậc đủ giới đức, oai nghi chẳng thiếu khuyết, thanh tịnh như châu báu, để cầu chứng Phật đạo." Lại thấy có những vị Bồ Tát thọ trì mười đại giới thanh tịnh như châu báu. Giới cấm thân, miệng gọi là oai nghi, tự tịnh tâm ý tức chẳng khuyết phạm.
1. Giới chẳng khuyết : Nghĩa là chẳng phạm trọng tội, nếu phạm thập ác, ngũ nghịch trọng tội, thì như túi nổi khuyết thất.
2. Chẳng phá giới : Nghĩa là chẳng phạm trọng tội, nếu phạm trọng tội thì như túi nổi tàn phá.
3. Giới chẳng thủng : Nghĩa là chẳng phạm tiểu tội, nếu phạm tiểu tội, thì như túi nổi thủng lỗ. Đó là nhiếp luật nghi.
4. Giới chẳng tạp nhạp : Nghĩa là chẳng khởi niệm ác, nếu khởi niệm ác, thì tuy thân miệng thanh tịnh, nhưng ý tạp nhạp phiền não, đây gọi là định cộng giới.
5. Giới tùy đạo : Như bậc sơ quả đi trên đất, thì cách côn trùng bốn tất.
6. Chẳng chấp trước giới : Như A La Hán nơi tam quả lục trần, vĩnh viễn chẳng tham trước.
7. Giới được bậc trí ca ngợi : Nghĩa là dùng pháp quyền xảo phương tiện để hoằng pháp lợi sinh, cho nên được bậc trí tán thán.
8. Giới tự tại : Nghĩa là, du hí thần thông thị hiện nghịch thuận, nhưng chẳng phạm giới tính (nếu sinh một niệm tà tức phạm giới, đây là vô hình) và giá giới (thân miệng chẳng được phạm đây là hữu hình). Vì có tự tại thần thông, giả thị hiện dùng tạo tội và sát sinh để giáo hóa người, đó thì chẳng phạm tính và giá hai giới.

Ví như trong Kinh Lăng Nghiêm, Hộ Pháp đập nát đầu quỷ vương. Và nữa, khi Vua Lương Võ Đế còn làm vua, thì có một vị thiền sư Bảo Chí, mỗi bữa ăn đều ăn hai con chim bồ câu, ăn hết cả xương cả đầu cũng chẳng chừa. Một ngày nọ, người nấu bếp ăn lén cái cánh của một con bồ câu, cho rằng đã chặt vụn ra tưởng đâu có thể nói gạt đặng, không ngờ Ngài Chí Công nhìn qua rồi nói : "Ông ăn lén bồ câu." Người nấu bếp tuy kinh sợ, nhưng vẫn chối không nhận. Lúc đó, Ngài Chí Công cũng chẳng tranh biện làm chi, bèn ăn hết hai con bồ câu. Chuyện kỳ lạ cũng phát sinh ! Ngài Chí Công ăn hết thịt chim bồ câu rồi, thì lại phun ra hai con bồ câu sống, trong đó có một con bồ câu thiếu mất cái cánh. Cho nên Ngài Chí Công là một người không tầm thường. Nếu ai ăn bồ câu chín mà phun ra bồ câu sống, hoặc ăn thịt bò mà phun ra bò sống, thì mới tính là chẳng phạm giới sát sinh. Nếu chẳng có bản lãnh như thế, mà cứ tùy tiện ăn thịt chúng sinh, thì tương lai phải trả quả báo và đọa địa ngục. Giới nầy gọi là giới tục đế.
9. Giới tùy định : Đi, đứng, nằm, ngồi, cử chỉ, hành động, nói năng, đều ở trong định, đều có oai nghi.
10. Giới cụ túc : Nghĩa là giới Ba la mật tất kính viên mãn, lại gọi là đế giới trung đạo đệ nhất nghĩa.

Lại thấy có Phật tử
Trụ vào sức nhẫn nhục
Bị kẻ tăng thượng mạn
Mắng chưởi và đánh đập.
Thảy đều nhẫn thọ được
Để cầu chứng Phật đạo !
Lại thấy có Bồ Tát
Lìa bỏ sự giỡn cười.
Và quyến thuộc ngu si
Gần gũi bậc trí huệ
Nhất tâm trừ tạp loạn
Nhiếp niệm ở núi rừng.
Trải ức ngàn vạn năm
Để cầu chứng Phật đạo !
Hoặc thấy có Bồ Tát
Đồ ăn uống thượng hạng.
Và trăm thứ thuốc thang
Đem cúng Phật và Tăng
Y tốt quần áo đẹp
Trị giá ngàn vạn tiền.
Hoặc là y vô giá
Đem cúng Phật và Tăng.
Dùng ngàn vạn ức thứ
Nhà báu bằng chiên đàn
Các giường nệm tốt đẹp
Dâng cúng Phật và Tăng.
Vườn rừng rất thanh tịnh
Hoa quả đều sum sê
Có suối chảy ao tắm
Cúng dường Phật và Tăng.
Như thế đều bố thí
Đủ thứ đồ tốt đẹp
Vui vẻ chẳng nhàm chán
Để cầu vô thượng đạo.
Lại thấy có đệ tử của Phật, chuyên tâm nhất chí tu pháp môn nhẫn nhục. Nhẫn nhục đối trị được sân hận, cho nên nhẫn thọ được tất cả chưởi mắng đánh đập, cho đến quán tất cả cảnh thuận nghịch cũng đều an nhiên tự tại. Nhưng người tu hành đừng tìm tòi sự nhẫn nhục của người khác sâu hay cạn, mà phóng túng sự tu hành của mình.
"Bị kẻ tăng thượng mạn." Là chỉ những người kiêu ngạo trong tầm mắt chẳng thấy có ai. Kẻ kiêu ngạokhông những sẽ bị bại, mà cũng là hành vi ngu si nhất. Vì sao ? Đức Phật là bậc Đại giác, Ngài dùng hiếu thuận, bình đẳng và từ bi, để đối đãi với tất cả chúng sinh, vì Ngài đều thấy đều biết tất cả chúng sinh, đều có thể thành Phật, đều làm cha mẹ của mình trong quá khứ.
Bậc đại giác ngộ còn chẳng kiêu ngạo, hà huống là phàm phu chúng ta ! Cho nên chỉ có người ngu mới khởi tâm kiêu mạn mà khinh khi người khác.
Lại thấy người chẳng cười nói cẩu thả, và xa lìa quyến thuộc ngu si : Tâm sân là vô minh chẳng hiểu nhân quả. Sư nóng giận có hại cho thần nhất, cũng khiến cho người mất đi lý trí, mà phạm đủ thứ lỗi lầm, và rất nhiều tội ác phát sinh, cho đến giết người, đều do một niệm sân khởi lên, cho nên sân là đáng sợ nhất, khiến cho người tạo ra những hành vi ngu si, và mười điều ác, năm tội ngũ nghịch, đủ thứ tội mà gieo xuống nhân địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. "Gần gũi bậc trí huệ." : Nếu cải ác hướng thiện, gần gũi thiện tri thức, thì từ từ sẽ thay đổi trong sự ẩn tàng, trừ khử tập khí ác, bỏ tà theo chánh, đó là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Như hiện nay tại Vạn Phật Thành, mỗi ngày đều có pháp hội, đó tức là gần gũi bậc trí huệ, vì nghe nhiều Phật pháp, thì khiến cho trí huệ của con người tăng trưởng.
Nếu nhất tâm trừ loạn, thì trừ khử được tham cái. Không tham thì tự nhiên chẳng phạm ngũ giới thập thiện. Tham sẽ khiến cho người đụng việc thì hôn mê, ràng buộc tâm mà chướng ngại đạo nghiệp. Rõ là người thế gian nhiều tham dục, vì lợi mà quên mình, suốt ngày vì kiếm tiền mà bất chấp thủ đoạn, chẳng nhận lục thân quyến thuộc, tổn người lợi mình. Những nghiệp ác nầy chẳng những hại người, cũng thương hại đến tự tánh của chính mình, làm cho trí huệ vốn có bị che lấp, mà gây tạo ra biết bao tội lỗi. Cho nên, chỉ có đoạn trừ tâm tham dục, thì mới khiến cho tự tính quang minh hiển hiện.
"Nhiếp niệm ở núi rừng." : Mười pháp giới không lìa một tâm niệm. Thiên đường, địa ngục hoặc nhângian, chẳng lìa niệm hiện tại nầy. Cho nên muốn thành Phật, Bồ Tát, A La Hán, đều do một niệm nầy sinh ra. Một niệm của con người, tuy đạt được một vạn tám ngàn dặm, nhưng hoàn toàn chẳng có quang minh, chỉ có tướng luồng hào quang trắng của đức Phật, thông đạt được một vạn tám ngàn dặm, và còn thấy biết hết vạn sự vạn vật tận hư không viên dung vô ngại. Nhiếp niệm tức là thu hồi tâm tán loạn lại, mà an trụ tại một niệm, đó là pháp môn lấy độc trị độc. Buông xả vạn duyên, chỉ tồn tại một niệm, tốt nhất là đạt được cảnh giới vô niệm, thì đại giác Phật tính viên minh tự nhiên sẽ hiện tiền. Cho nên, nhiếp niệm ở núi rừng, là trừ khử thùy cái (ngủ). Thùy cái là chướng ngại cho người tu hành, vì ở trong mộng chẳng dễ gì trì giới, tự nhiên sẽ bị cảnh mộng lay chuyển, mà ma vương thích nhất là nhiễu loạn định lực của người tu hành ở trong mộng, khiến cho họ phạm giới mà khởi tâm niệm tham, sân, si, mà che lấp tự tánh. Do đó, Bồ Tát nầy xả bỏ được ba độc, và ngũ dục vô minh phiền não, mà yên tâm tu đạo, vĩnh viễn không thối chuyển.
Lại thấy Bồ Tát dùng thức ăn thượng hạng, y áo, giường nệm và thuốc thang, hoặc nhà báu bằng gỗ chiên đàn, vườn rừng thanh tịnh, hoa quả sum sê, suối chảy ao tắm .v.v… hàng ngàn vạn thứ, đem bố thí cúng dường Phật Pháp Tăng.

Lại thấy có Bồ Tát
Đang nói pháp tịch diệt
Đủ thứ sự giáo hóa
Độ vô số chúng sinh.
Hoặc thấy có Bồ Tát
Quán sát các pháp tánh
Đều chẳng có hai tướng
Giống như là hư không.
Lại thấy có Phật tử
Tâm chẳng có chấp trước
Lấy đó làm diệu huệ
Cầu chứng vô thượng đạo.
Hoặc thấy Bồ Tát đang nói pháp tịch diệt. Pháp tịch diệt vốn không thể nói ra, nhưng vì lòng từ bi, dùng đủ thứ pháp phương tiện để giáo hóa vô số chúng sinh. Hoặc thấy có Bồ Tát, dùng trí huệ quán sát, thể tính của các pháp, không hình không tướng, chẳng dài ngắn vuông tròn, cũng chẳng xanh vàng đỏ trắng đen .v.v… giống như hư không, gì cũng chẳng có, nhưng tất cả hình tướng lại chẳng lìa khỏi hư khôngmà có. Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Nếu đào đất ra một thước, thì có một thước hư không, nếu đào một trượng thì có một trượng hư không. Nhưng trước khi chưa đào cũng có một thước hư không như thế, chưa từng có tăng giảm. Do đó, tuy có hình tướng nhưng hình tướng chẳng thể bao hàm hư không, mà hư không bao hàm hết tất cả hình tướng. Do đó có câu :

"Tự tánh như hư không,
Chân vọng đều trong đó."

Chân không chẳng ngại diệu hữu, diệu hữu chẳng ngại chân không. Trong Chứng Đạo Ca của Đại sưVĩnh Gia có nói :

"Chân bất lập, vọng bổn không,
Hữu vô câu di bất không không."

Các pháp vốn chẳng phân biệt thật giả, sự phân biệt nầy dựa trên danh tướng, chỉ bất quá tâm chúng sinh phân biệt đang tác quái. Cho nên tự tánh vốn không, tức cũng là thật tướng của các pháp. Song, nếu nói như thế thì có những người chẳng minh bạch ! Gì cũng đều chẳng có, vậy tôi chẳng phải là không chăng ? Gì cũng đều chẳng có mới là thật có. Nếu chẳng có quái ngại, chẳng chấp trước thì tất cả sơn hà đại đîa, cho đến sâm la vạn tượng, chẳng có một vật nào mà chẳng bao hàm ở trong tự tánhcủa bạn. Nhưng nếu còn tồn tại một tơ hào chấp trước quái ngại, thì không thể thừa thọ pháp vi diệu thù thắng nầy, bằng không bạn sẽ là một pháp tài vĩ sĩ, tận hư không khắp pháp giới, đều bao hàm ở trong tự tánh. Cho nên, ngộ triệt bổn lai thể, một thông tất cả đều thông, ba thân, bốn trí, năm nhãn, sáu thông, đều là của báu trong nhà vốn có, hà tất tìm cầu bên ngoài ? Do đó, hiện tại tôi nói pháp mà chẳng có một pháp để nói, mà bạn cũng chẳng có một pháp để nghe, đó mới là Bát nhã diệu huệ chân chánh !

Lại thấy có Phật tử, con của đấng Pháp Vương, tâm nơi các duyên mà chẳng chấp trước, cho nên trí huệ và tự tính quang minh hiển hiện. Nếu chẳng buông xả được bất cứ vật gì, xả bỏ chẳng sạch, thì đừng nói đến thành Phật, dù diệu huệ cũng chẳng có. Do đó, người tu hành chân chính, nhất là đệ tửxuất gia, nên đừng chấp trước vào bất cứ vật gì, tức là :

"Lạnh chết chẳng van xin,
Đói chết chẳng cầu xin,
Nghèo chết chẳng cầu cạnh,
Tùy duyên chẳng thay đổi,
Chẳng thay đổi mà tùy duyên,
Xả thân làm Phật sự,
Tạo mạng là việc chánh,
Nuôi mạng chân chánh, làm việc Tăng,
Thấu việc rõ lý, rõ lý thấu việc.

Dùng Bát nhã diệu huệ nầy, hoằng pháp lợi sinh, thắp nối đèn sáng Phật pháp, đừng để cho mạt pháptồn tại, chỉ để cho chánh pháp tồn tại lâu dài, bằng không thì người xuất gia chỉ làm những chuyện viễn vông mà chẳng tu hành, chẳng làm việc Tăng, hoặc thân tâm nhiễm trước công danh lợi dưỡng. Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói rằng : "Thế nào là kẻ tặc, là kẻ giả y phục của ta, làm bại hoại Như Lai, tạo ra đủ thứ nghiệp, đều nói lời Phật pháp, mà chẳng phải xuất gia, đầy đủ giới Tỳ Kheo, mà vì đạo tiểu thừa, là do nghi ngờ lầm lẫn, vô lượng chúng sinh, đọa vào ngục vô gián." Người xuất gia, nếu chẳng tinh tấn tu tập thiền định, tụng Kinh trì Chú, giữ gìn giới luật, mà nương vào Phật ăn cơm mặc áo, tất sẽ đọa vào tam đồ. Người xưa nói rằng :

"Hột gạo thí chủ cho,
Nặng như núi Tu Di,
Ăn xong chẳng tu đạo,
Mang sừng đội lông trả."

Những người tu hành, phải quý trọng giới luật. Trong Kinh Phạm Võng nói rằng : "Nếu Phật tử tín tâmxuất gia, thọ chánh giới của Phật, nếu khởi tâm phạm giới, thì không được thọ tất cả sự cúng dườngcủa tín thí, cũng chẳng được đi trên đất của quốc vương, chẳng được uống nước của quốc vương, năm ngàn đại quỷ thường che ở trước họ nói là đại tặc. Nếu vào trong phòng xá thành ấp, thì quỷ lại quét dấu chân của họ, tất cả người thế tục đều mắng rằng : ‘Tặc ở trong Phật pháp’ ! Tất cả chúng sinh đều chẳng muốn nhìn. Người phạm giới giống như súc sinh chẳng khác, như khúc gỗ chẳng khác. Nếu người cố ý phạm giới, thì phạm khinh cấu tội." Đoạn văn nầy nói về giới nầy, đủ mượn làm gương cho chúng ta.

Tông chỉ của tôi lập ra là :

Dù rét chết chẳng van xin,
Dù đói chết chẳng cầu xin,
Dù nghèo chết chẳng cầu cạnh.

Cho nên năm đầu tiên tôi đến Hương Cảng, do Quách Khoang Bồ giới thiệu ở trong động Quan Âm núi Phù Dung. Ở trong đó, ngoài bốn vách tường ra, chẳng có cái gì hết, mà còn rất ẩm ước, tôi ngồi thiềnở trên mặt tấm đá bằng trơn. Ba ngày sau đôi chân bắt đầu tê dại, khó chịu đựng vô cùng, tưởng đâu sẽ thối tâm, nhưng nghĩ lại, thà tu hành mà chết, chứ chẳng trộm đồ của họ mà sống, huống gì họ có ý tốt giới thiệu, sao lại bỏ dở giữa chừng ? Do đó, nán ở lại nửa tháng nữa, đôi chân đã khôi phục lại bình thường. Mỗi ngày đều xuống núi, đến Trúc Lâm Thiền Tự khất thực. Vì trong động đá quá ẩm ước, trở ngại cho sự tu hành. Một năm sau tôi làm túp lều tranh nhỏ ở ngoài động, khiến cho vị sư ở gần đó đố kị. Ông ta cứ bóp méo sự thật, nói tôi có khả năng làm lều tranh, thì cũng có khả năng lo việc ăn uống. Do đó, ông ta xúi giục vị trụ trì Trúc Lâm Thiền Tự đừng cho tôi thức ăn nữa. Chẳng có cơm ăn càng tốt ! Tôi bế quan dụng công ngồi thiền cả mấy ngày chưa cảm thấy đói, thì có nữ cư sĩ Quỳnh Khoang Thắng, vì chân của bà ta bị chó dữ cắn bị thương, đã lâu mà chẳng lành, thuốc men đã hết cách, cầu đảo cũng chẳng linh. Trong lúc bàng hoàng lo lắng cả mấy ngày, thì một đêm nọ bà nằm mộng thấy Bồ Tát Vi Đà nói với bà rằng : "Nếu muốn hết bệnh thì hãy cúng dường vị pháp sư An Từ ở tại động Quan Âm, và hiện tướng mạo ra cho ba ta thấy". Bà ta hoan hỉ vô cùng, bèn chuẩn bị đồ cúng dường mang đến động Quan Âm. Ai biết vị sư ở gần đó, thấy trai chủ họ đến thì đi trước ra nghinh tiếp, và tự xưng làtrụ trì, muốn những đồ vật của thí chủ. Nhưng bà Quỳnh Khoan Thắng nói : "Chẳng phải là người mà bà ta gặp ở trong mộng, kiên quyết không cho". Do đó, hai người khởi sự tranh chấp ồn ào. Tôi bèn ra khỏi động, bà ta liền thấy tôi, thì lập tức nhận ra và nói vị nầy mới là pháp sư An Từ, rồi đem toàn bộ thực phẩm đưa cho tôi. Tôi bèn chia ra một nửa đưa cho vị sư kia, song ông ta chẳng vừa lòng, phẫn nộ nói với bà ta rằng : "Lần sau bà đến đây, thì phải đưa hết thực phẩm cúng dường cho tôi !" Bà Quỳnh Khoan Thắng chân bỗng nhiên hết bệnh, thì tin tức truyền đi, có rất nhiều trai chủ đến, mỗi lần tôi cũng đều chia một nửa cho vị sư kia, nhưng vẫn chẳng giảm bớt việc ông ta coi tôi như kẻ thù, và đủ thứ phá hoại phỉ báng tôi.
Chẳng bao lâu, tôi dọn đến vùng đất hoang ở hòn đảo Lan Tao, thành lập chùa Tây Lạc Viên rồi, thì bỗng nhiên có mạch nước tự đến, còn tụ thành ao nước, chẳng bao giờ khô cạn. Và nghe nói mạch nước ở động Quan Âm mà tôi đã từng ở qua, đột nhiên khô cạn. Cho nên rất nhiều người cho rằng đó là chuyện lạ và còn cho rằng tôi dời mạch nước đó đi.

Người xuất gia nếu chẳng cầu danh văn lợi dưỡng, tùy duyên chẳng đổi, chẳng thay đổi mà tùy duyên, thọ trì giới Phật, thành tựu oai nghi, nghiêm tịnh Tỳ ni, hoằng phạm tam giới, thì tự nhiên trời, rồng, loài người đều cung kính cúng dường, mười phương chư Phật Bồ Tát đều hộ trì, hoan hỉ tán thán, đó mới là hành vi đại trượng phu đầu đội trời chân đạp đất, chẳng mất bổn sắc của Tăng Bảo vậy.

Ngài Văn Thù Sư Lợi !
Lại thấy có Bồ Tát
Khi Phật diệt độ rồi
Cúng dường Phật xá lợi.
Lại thấy có Phật tử
Tạo dựng các chùa tháp
Nhiều vô số Hằng sa
Nghiêm sức khắp cõi nước.
Bảo tháp rất cao đẹp
Đến năm ngàn do tuần
Bề ngang rộng đồng nhau
Dài hai ngàn do tuần.
Tại mỗi mỗi chùa tháp
Đều có ngàn tràng phan
Màn châu xen thòng xuống
Linh báu đều hòa reo.
Hết thảy trời rồng thần
Người và chẳng phải người
Hương hoa và âm nhạc
Thường mang đến cúng dường.

HT Tuyên Hóa




Có phản hồi đến “6. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải - Phẩm Tựa Thứ Nhất - Phần 5”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com