Mục Lục

An lạc hạnh tức cũng là Bồ Tát hạnh, thân tâm của Bồ Tát đều ở nơi đạo bồ đề và thích hành Bồ Tát đạo. Ở trước, Phẩm Pháp Sư, Phẩm Đề Bà Đạt Đa và Phẩm Khuyên Trì đều rất quan trọng, song phẩm nầy còn quan trọng hơn, làm sao để được an lạc ? Phải ngồi tòa Như Lai, mặc y Như Lai, vào nhà Như Lai. Tu an lạc hạnh là con đường Bồ Tát phải đi qua.

Bấy giờ, đại Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương tử bạch Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Các vị Bồ Tát đó rất khó có được, vì kính thuận lời Phật dạy, mà phát thệ nguyện lớn, ở trong đời ác hộ trì đọc tụng diễn nói Kinh Pháp Hoa này.

Lúc đó, Văn Thù Sư Lợi là tiếng Phạn, dịch là ‘’Diệu đức‘’ hoặc là ‘’Diệu cát‘’, vì Bồ Tát nầy ra đời, thì có mười điều cát tường. Ngài tu hạnh Bồ Tát thì : Chẳng nói dối, chẳng giết hại, chẳng trộm cắp, giữ giới rất cẩn thận. Lấy gì để chứng mình Ngài giữ giới chẳng trộm cắp ? Một lần nọ, Ngài nói với các vị Bồ Tát khác rằng : ‘’Từ khi tôi phát tâm tu hành đến nay, tôi đều giữ giới trộm cắp, cho nên bây giờ chẳng có ai ăn cắp của tôi bất cứ những gì. Chẳng những chẳng có ai lấy đồ của tôi, mà dù tôi để vật quý giá ở giữa đường, cũng chẳng ai đến lấy‘’. Người nghe thì không tin, phải đưa ra bằng chứng thật tế, chứng minh Ngài Văn Thù nói có thật chăng ? Ngài Văn Thù đem một hạt châu quý giá, để ở giữa ngã tư đường kỳ hạn ba ngày, để xem thử có ai đến lấy chăng ? Nơi đó kẻ qua người lại tấp nập. Quả nhiên, ba ngày sau hạt châu vẫn còn nguyên chỗ cũ. Các vị Bồ Tát mới tin Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, thuở xưa giữ giới trộm cắp thanh tịnh, cho nên đời nay chẳng có ai ăn cắp đồ của Ngài.

Bồ Tát Văn Thù có đại trí huệ, từ khi Ngài bắt đầu hành Bồ Tát đạo đến nay, chuyên tu về Bát Nhã, văn tự Bát nhã, quán chiếu Bát nhã, thật tướng Bát nhã ba thứ Bát nhã, cho nên được đại trí huệ. Thuở xưa, khi Đức Phật Thích Ca chưa thành Phật, cũng từng theo pháp sư Diệu Quang học Phật. Pháp sư Diệu Quang tức cũng là Bồ Tát Văn Thù. Do đó, người tu hành thọ giới rồi phải giữ gìn giới luật, nếu không giữ giới luật, thì tương lai thành đạo quả cũng chẳng chân thật.
‘’Pháp Vương tử‘’, Phật là đấng Pháp Vương, là vua của các pháp. Bồ Tát là con của đấng Pháp Vương, tức là ‘’Pháp Vương tử‘’. Đại Bồ Tát Văn Thù nói với Phật rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Hiện tại các vị Bồ Tát đại thệ nguyện ở trước mặt Ngài, rất khó có được. Các vị đó đều kính trọng thuận theo lời của Phật dạy, mà phát thệ nguyện lớn, ở trong đời ác thực hành điều mà người khác làm không được, nhẫn những gì người khác nhẫn không được, ở đời sau hộ trì đọc tụng diễn nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy.’’

Hiện tại chúng ta đang giảng Kinh Pháp Hoa, chắc chắn có vô số Bồ Tát đến hộ trì đạo tràng, vì thuở xưa các Ngài từng phát thệ nguyện, muốn hộ trì bộ kinh nầy. Như Đức Đa Bảo Như Lai từng phát nguyện, phàm nơi nào có giảng nói Kinh Pháp Hoa, thì Ngài sẽ đến làm chứng minh.

Đức Thế Tôn ! Đại Bồ Tát làm thế nào để diễn nói được kinh này ? Đức Phật bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi : Nếu đại Bồ Tát ở trong đời ác trược, muốn nói kinh này, thì phải an trụ vào bốn pháp. Một là an trụ vào nơi thực hành, và nơi gần gũi của Bồ Tát, thì có thể vì chúng sinh diễn nói kinh này.

Đức Thế Tôn ! Hết thảy đại Bồ Tát muốn hoằng dương kinh nầy, trong đời vị lai đầy dẫy những chuyện ác, ai ai cũng tranh giành, người tranh với người, nhà nầy tranh với nhà kia, nước nầy tranh với nước nọ, thế giới nầy tranh với thế giới kia, thậm chí tinh cầu tranh với tinh cầu. Cho nên, loài người muốn di cư lên mặt trăng, người ở mặt trăng lại muốn xuống trái đất. Như ở trong đời ác nầy, làm sao có thể nói được Kinh Pháp Hoa ? Phật bảo Bồ Tát Văn Thù rằng : ‘’Nếu có đại Bồ Tát phát tâm hoằng dương kinh nầy, ở trong đời ác muốn nói Kinh Pháp Hoa nầy, thì phải an trụ vào bốn pháp : Một là an trụ vào nơi Bồ Tát thực hành, an trụ vào sáu Ba la mật, hoặc mười Ba la mật (Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, phương tiện, nguyện, lực, trí, và thân cận cảnh giới của Bồ Tát, thì mới diễn nói được kinh nầy.

Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào gọi là nơi đại Bồ Tát thực hành ? Nếu đại Bồ Tát trụ ở sức nhẫn nhục, nhu hòa, khéo thuận chẳng thô bạo, tâm cũng chẳng kinh sợ. Hơn nữa, nơi các pháp vô sở hành, mà quán các pháp như thật tướng, cũng chẳng hành, chẳng phân biệt. Đó gọi là nơi Bồ Tát thực hành. Thế nào gọi là nơi đại Bồ Tát gần gũi ? Đại Bồ Tát chẳng gần gũi nhà vua, thái tử, đại thần, quan lớn.
Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào là nơi đại Bồ Tát thực hành ? Nếu Bồ Tát tu hành pháp môn nhẫn nhục, trụ ở sức nhẫn nhục, hay nhu hòa khéo thuận, chẳng thô bạo.

Thuở xưa, khi Đức Phật Thích Ca làm Tiên Nhân nhẫn nhục, thì bị vua Ca Lợi chặt đứt chân tay, song Ngài chưa từng sinh một niệm sân hận, tức là thật sự trụ ở sức nhẫn nhục.

Thực hành hạnh nhẫn nhục phải làm đến cảnh giới ‘’Vô nhẫn‘’, nhẫn mà chẳng chấp trước, làm đến có cũng như không, thật cũng như hư, mới gọi là thật nhẫn. Có người mắng bạn, nếu bạn chấp trước nhẫn nhịn họ mắng bạn, nếu bạn chấp trước nhẫn nhịn họ mắng chưởi, thì đó là có sự chấp trước. Nếu không chấp trước, thì vốn chẳng có tâm niệm bị người mắng chưởi, hoàn toàn chẳng có việc gì hết, mới gọi là thật nhẫn. Có người hỏi : Tức là nhẫn mà không nhẫn, sao Phật Thích Ca lại nhớ, Ngài thuở xưa làm tiên nhân tu hạnh nhẫn nhục, thì bị vua Ca Lợi chặt tứ chi ? Kỳ thật, Phật là nhớ mà không nhớ.

Người bị người mắng chưởi thì nổi lửa vô minh, lửa vô minh hay thiêu hủy sạch rừng công đức. Đại Bồ Tát tu hạnh nhẫn nhục, phải nhu hòa khéo thuận chẳng thô bạo, đầy đủ định lực chẳng có sự kinh hãi. Đại Bồ Tát nơi tất cả các pháp đều chẳng chấp trước, hành mà chẳng hành, hành sở vô sự, vì Ngài quán các pháp đều không. Một số người nghe tất cả các pháp không, thì chẳng tu hành. Bồ Tát biết tất cả pháp không mà vào thật tướng, không hành không phân biệt, ở trên là nơi thực hành của đại Bồ Tát.

Thế nào là nơi gần gũi của đại Bồ Tát ? Đại Bồ Tát chẳng cầu xin nơi nhà vua, thậm chí chẳng qua lại với thái tử, đại thần, quan lớn.
Người tu hành chẳng chủ động phan duyên họ, song nếu họ tự động đến chùa lễ Phật, thì bạn theo như pháp mà nói pháp. Song không thể bày cách dẫn dụ kẻ quyền quý đến chùa, nếu không thì cũng là phan duyên. Lục Tổ Huệ Năng nhiều lần được Võ Tắc Thiên thỉnh vào cung cúng dường, song Ngài đều từ chối. Tứ Tổ Đạo Tín cũng nhiều lần được vua Đường Thái Tông thỉnh vào cung, nhưng Ngài đều cự tuyệt, đủ thấy các Ngài giữ lời dạy bảo trong Kinh Pháp Hoa, chẳng phan duyên với kẻ quyền quý.

Chẳng gần gũi với các ngoại đạo, phạm chí, ni kiền tử, và viết sách vở thế tục, đọc ngâm nga sách ngoại đạo, cùng lộ già gia đà, nghịch lộ già gia đà, cũng chẳng gần gũi những kẻ hung ác, giễu cợt, đánh đập lẫn nhau, và na la thảy, các thứ kịch biến hiện. Lại chẳng gần gũi hạng chiên đà la, và kẻ nuôi heo dê gà chó, săn bắn chài lưới, các luật nghi ác. Những người như thế, hoặc khi họ đến, thì vì họ nói pháp, đừng mong cầu gì cả.

Lại nữa, đừng gần gũi với những Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, cầu quả vị Thanh Văn, cũng chẳng thăm hỏi. Nếu ở trong phòng, hoặc đi kinh hành, hoặc ở trong giảng đường, thì không nên ở chung với họ. Nếu họ đến, thì tùy nghi nói pháp, đừng mong cầu gì cả.
Đại Bồ Tát tuyệt đối chẳng gần gũi với kẻ ngoại đạo phám chí (người xuất gia ngoại đạo), ni kiền tử (là một trong chín mươi sáu phái ngoại đạo, dịch là "ly hệ", nghĩa là sẽ được giải thoát, mà chưa được giải thoát), viết sách vở thế tục (biên tiểu thuyết, hoặc kịch hài thế tục, khiến cho người sinh tâm dâm dục), ngâm nga sách ngoại đạo và lộ già gia đà, dịch là "ác luận", luận dạy người làm ác (như luận thầy phá trò, thường biểu hiện mình có kiến giải đặc biệt, cao minh hơn học trò), nghịch lộ già gia đà (luận trái nghịch thường lý, lý luận đệ tử phản thầy). Cũng chẳng gần gũi các kẻ hung ác, giễu cợt (chẳng xem phim, hoặc kịch đầy dẫy chuyện chém giết), đánh đập nhau, và na la (đại lực sĩ) .v.v... các thứ kịch biến hiện (biểu diễn ma thuật), lại chẳng gần gũi hạng chiên đà la (một trong bốn giai cấp củ Ấn Độ :
1. Bà la môn.
2. Sát đế lợi.
3. Phệ xá.
4. Chiên đà la.

Quan niệm giai cấp ở Ấn Độ rất nặng, chiên đà la là người địa vị thấp hèn. Cũng chẳng gần gũi kẻ nuôi heo dê gà, và kẻ săn bắn chài lưới, các luật nghi ác (mặc trang phục kì dị khiến cho người chú ý). Những người như thế, hoặc họ đến thì vì họ nói pháp, đừng có ý mong cầu, hoặc tâm phan duyên. Lại chẳng gần gũi bốn chúng tiểu thừa, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ .v.v., chẳng thăm hỏi họ vì hạnh môn và chí hướng khác nhau, hoặc ở trong phòng, hoặc đi kinh hành, hoặc ở trong giảng đường, thì đừng ở chung với họ. Nếu có người đến, thì vì họ nói pháp, chẳng mong cầu gì cả.

Lại nữa, Văn Thù Sư Lợi ! Đại Bồ Tát đối với người nữ, chẳng sinh ý niệm dâm dục, mà vì họ nói pháp, cũng đừng thích thấy. Nếu vào nhà người, thì chẳng nên nói chuyện cùng với gái nhỏ, gái trinh, gái góa, cũng đừng gần gũi với năm hạng người bất nam để kết thân giao. Không nên một mình vào nhà người. Nếu có nhân duyên phải một mình vào, thì phải một lòng niệm Phật. Nếu vì người nữ nói pháp, thì không được hở răng cười, chẳng để ngực hở hang, cho đến vì pháp còn chẳng gần gũi, hà huống là việc khác.
Đức Phật nói với Bồ Tát Văn Thù : Đại Bồ Tát đối với người nữ, không nên sinh ý niệm dâm dục, cũng đừng ưa thích thấy người nữ, vì thân người nữ bất tịnh. Nếu :

‘’Mắt thấy sắc đẹp tâm chẳng động,
Tai nghe chuyện đời tâm chẳng hay‘’

Có được định lực như thế thì miễn bàn. Nếu có nhân duyên đặc biệt đi vào nhà người, thì cũng đừng nói chuyện với gái nhỏ gái trinh gái hóa ở một nơi. Cũng chẳng gần gũi với năm hạng người bất nam :
1. Sinh : Tức là sinh ra chẳng có nam căn, đó là quả báo thuở xưa đồng tính luyến ái, có người tình mà chẳng có nam căn.
2. Kiện : Tức là có nam căn mà bị cắt đi, hoặc bệnh lở lói cho đến thối nát chẳng còn nam căn.
3. Đố : Tức là thấy người nam sinh tâm đố kị, không thể nhân đạo, thấy người nữ sinh tâm đố kị, biến thành người nữ cũng không thể nhân đạo.
4. Biến : Tức là nam chẳng ra nam, mà nữ chẳng ra nữ. Nam với nam phát sinh đồng tính luyến ái, nữ với nữ phát sinh đồng tính luyến ái, hoặc hành dâm dục với người nam, hoặc hành dâm dục với người nữ, cho nên bị quả báo không thể nhân đạo.
5. Bán : Tức là nửa nguyệt nửa nam (nửa nguyệt là nữ). Năm hạng người nầy vì tư tưởng chẳng chánh đáng, cho nên sáu căn chẳng đủ. Tuy muốn xuất gia cũng không được thu nhận. Người hành Bồ Tát đạo không nên kết thân với năm hạng người nói ở trên. Vì tránh sự hiềm nghi người ta thấy, nên người xuất gia không thể vô cớ một mình đến nhà cư sĩ. Nếu có nhân duyên đặc biệt đến nhà người ta, thì phải một lòng niệm Phật, như niệm Nam Mô A Di Đà Phật, (tốt nhất là hai người cùng đi).

Nếu nói pháp cho người nữ nghe, thì đừng hở răng cười để tránh cho đối phương sinh tâm dâm dục, hoặc khiến cho mình khởi ý niệm chẳng trong sạch. Không hở ngực, cho đến vì người thuyết pháp cũng không nên gần gũi, hà huống là làm việc khác ? Do đó, người tu Bồ Tát đạo phải tự mình kiểm điểm. Muốn được giới đức tròn sáng, thì thân tâm tơ hào đừng ô nhiễm.

Không nên thích nuôi đệ tử nhỏ tuổi, Sa di nhỏ bé, cũng không nên cùng thầy. Thường nên ngồi thiền, ở nơi chỗ vắng nên tu nhiếp tâm mình lại.
Văn Thù Sư Lợi ! Đó gọi là chỗ gần gũi ban đầu.
‘’Không nên thích nuôi đệ tử nhỏ tuổi‘’. Không thể thích thu nhận đệ tử nhỏ tuổi. Người tu Bồ Tát đạo, không nên tham cầu đệ tử nhỏ tuổi để sai khiến. Nếu gặp nhân duyên đặc thù, thì mới có thể thu nhận đệ tử nhỏ tuổi. Vì sao chẳng thu nhận đệ tử nhỏ tuổi ? Vì sợ chúng còn thơ bé chẳng chịu nghe lời. Song nếu gặp đệ tử nhỏ tuổi biết nghe lời, thì mới có thể nhận làm đệ tử.
Trong số đệ tử của tôi, có mấy đứa cũng rất còn nhỏ, đã mười hai, mười ba tuổi, song chúng đều nghe lời dạy dỗ.

Lúc tôi ở tại Đông Bắc bên Trung Quốc, thì tôi nghe nói có một cậu bé tên là Trịnh Đức, mới năm tuổi mà hằng ngày lạy cha mẹ. Tôi nghe rồi sinh tâm hổ thẹn, tôi mười hai tuổi mới hằng ngày lạy cha lạy mẹ. Cậu bé đó, mới năm tuổi mà hiểu được lý lẽ, hằng ngày đảnh lễ cung kính cha mẹ. Do đó, tôi muốn tìm cơ hội để gặp cho được cậu bé đó. Ngày nọ, cơ duyên thành thục, cậu bé ở tại huyện Ngũ Thường, cách nhà tôi khoảng hơn một trăm dặm đường. Lúc đó, Trịnh Đức đã mười hai tuổi, do cậu ta chí hiếu với cha mẹ mà danh đồn xa gần, rất nhiều kẻ ngoại đạo muốn độ làm đệ tử, song Trịnh Đức thường nói với ngoại đạo rằng : Cậu ta trước hết phải phụng dưỡng cha mẹ, cha mẹ là Phật sống trong nhà, cậu ta không thể bỏ gần cầu xa, muốn làm xong bổn phận mới tu đạo. Ngoại đạo biện luận chẳng qua được cậu ta, nên không thể được như nguyện.

Ngày nọ, tôi đến nhà cậu ta, cậu ta ở trong cửa sổ nhìn thấy tôi, bèn nói với mẹ của cậu ta rằng : ‘’Sư phụ của con đến rồi‘’ ! Mẹ của cậu ta kinh ngạc hỏi : ‘’Sư phụ nào của con đến‘’ ? Cậu ta đáp : ‘’Bây giờ con có sư phụ rồi.’’ Lúc đó, tôi mang trên lưng một túi vải đi vào cửa trước, cậu ta lập tức mời tôi vào nhà. Vào trong nhà, tôi và Trịnh Đức trò chuyện, tôi hỏi cậu ta vì sao lạy cha mẹ ? Cậu ta nói chẳng biết lấy gì báo đáp ân dưỡng dục của cha mẹ, chỉ biết lạy cha mẹ, hy vọng cha mẹ vui lòng, để báo đáp phần nào công ơn của cha mẹ. Tôi hỏi cậu ta sao mới năm tuổi, mà đã hiểu việc hiếu thuận cha mẹ như thế ? Trịnh Đức đáp : ‘’Lấy sự hiếu thuận cha mẹ làm việc vui.’’ Tôi hỏi cha mẹ của cậu ta rằng, đứa con nầy có từng làm cho ông bà buồn chăng ? Ông bà đáp : ‘’Vợ chồng chúng tôi cũng chẳng có đức hạnh gì, có thể tổ tiên có đạo đức, cho nên có được con hiếu cháu hiền ! Từ lời nói đó, có thể thấy họ cũng là người tu dưỡng, và chẳng tự kheo khoang có đức hạnh, mà được người con hiếu thuận nầy.

Lát sau, tôi đang chuẩn bị đi về, thì Trịnh Đức đem giầy của tôi đi dấu, chẳng để tôi đi, muốn giữ tôi lại dùng bữa cơm. Lúc đó, tôi chẳng có giầy mang, đành yên lặng nhận lời. Ăn cơm xong, tôi hỏi Trịnh Đức : ‘’Đáo để sư phụ phải thuận theo đệ tử, hay là đệ tử thuận theo sư phụ’’ ? Trịnh Đức đáp : ‘’Đương nhiên đệ tử phải nghe theo lời của sư phụ‘’ ! Tôi bèn dạy cậu ta : ‘’Sao con chưa được sự đồng ý của thầy, thì đem đôi giầy của thầy đi giấu ? Mà ép giữ thầy lại ăn cơm ? Nếu con có ý giữ thầy lại dùng cơm, thì nên cung kính thỉnh mời chứ đừng dùng thủ đoạn cưỡng ép để giữ thầy lại.’’ Trịnh Đức nghe rồi lập tức quỳ xuống sám hối.
Đệ tử nhỏ tuổi mà hiểu biết sự lý như Trịnh Đức, thì có thể thu nhận làm đệ tử.

‘’Sa di nhỏ bé‘’, gọi là khu ô Sa di. Thời xưa trong chùa làm lúa, có chim quạ đến ăn lúa thóc, thì sai chú tiểu Sa di trách nhiệm đuổi quạ, cho nên gọi là khu ô Sa di (chú tiểu Sa di đuổi quạ), tuổi khoảng từ 8 đến 13 tuổi. Sa di là tiếng Phạn, dịch là "Tức từ", tức là ngưng làm ác, từ là từ bi. Do đó, có câu :

‘’Đừng làm các điều ác,
Hãy làm các điều lành.’’

Người có tâm tham thì toàn làm chuyện ác; người có tâm sân thì thường nóng giận; người có tâm si thì cứ khởi vọng tưởng. Cho nên, chẳng diệt trừ được tham sân si, thì giới định huệ không thể hiện tiền.
Thọ giới cụ túc rồi, thì gọi là Sa môn, dịch là "Cần tức", tức là siêng tu giới định huệ, diệt trừ tham sân si. ‘’Giới‘’ đối trị lòng tham, không thể tham mà mà không biết chán. ‘’Định‘’ đối trị tâm sân hận. ‘’Huệ‘’ đối trị tâm ngu si. Nếu phan duyên tức là ngu si, không phan duyên tức là có trí huệ. Tâm người nào thanh tịnh, thì thân giống như ở tại đạo tràng thuyết pháp của Đức Phật, tức là pháp hội Linh Sơn, cho nên nói :

‘’Một thời thanh tịnh, một thời Linh Sơn.
Thời thời thanh tịnh, thời thời Linh Sơn.’’

‘’Cũng đừng ưa thích cùng thầy‘’ : Cũng đừng ưa thích với trẻ con cùng lạy một thầy. Nếu đồng môn với trẻ con, thì bạn phải chịu trách nhiệm chiếu cứ như tình huynh đệ, cho nên đừng ưa thích cùng một thầy. Song, sư phụ thu nhận trẻ con làm đệ tử thì miễn bàn tới.
‘’Thường thích ngồi thiền’’? Ngồi thiền sẽ sinh định, cho nên phải thường thích ngồi thiền. Tuy nhiên nói ‘’ngồi thiền‘’, đến khi công phu tương ưng, thì đi đứng nằm ngồi chẳng lìa khỏi ‘’thiền‘’, như hình với bóng, tức có định lực. Song, phải đừng chấp trước thì sẽ sinh định lực. ‘’Thiền‘’ tức là thiền na, dịch là "tư duy tu", cũng gọi là tĩnh lự. Ngồi thiền hay sinh định, có định lực thì trừ được vọng tưởng.
‘’Ở nơi chỗ vắng‘’ : Nếu công phu đến nhà, thì dù ở đâu cũng có thể ngồi thiền, và đi đứng nằm ngồi cũng chẳng lìa thiền. Như Chứng Đạo Ca của Ngài Vĩnh Gia có nói rằng :

‘’Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền,
Nói năng động tĩnh thể an nhiên.
Trong mộng thấy rõ có sáu nẻo,
Giác rồi thảy đều không chẳng có gì‘’.

Nếu chưa có định lực thì nên ‘’ở nơi chỗ vắng‘’ ngồi thiền, ở nơi A lan nhã tức là nơi yên tĩnh.
‘’Tu nhiếp tâm‘’ : Chúng ta suốt ngày vọng tưởng lăn xăn, hôm nay nghĩ muốn đến Châu Âu, ngày mai nghĩ muốn đi Châu Á, ngày mốt nghĩ muốn đi đến Châu Mỹ, cho rằng chẳng cần mua vé máy bay, mà tâm đi du lịch thế giới, là việc hết sức tiện nghi. Kỳ thật, tốn hao xăng dầu trong tự tánh chẳng ít, tiêu hao trí huệ Bát nhã không ít. Muốn tu nhiếp tâm mình, thì trước hết phải khắc chế năm dục : Sắc đẹp, âm thanh, hương thơm, vị ngon, ngủ nhiều. Trừ khử năm cái : Tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo hối, hoài nghi.

Năm cái là gì ? Giải thích sơ lược như sau :
1. Tham dục : Nếu tham sắc, thanh, hương, vị, xúc, hoặc tham : Tài, sắc, danh, thực, thùy, thì không nên. Nếu tham: Giới, định, huệ, tham ngồi thiền, tham thành Phật, thì tốt. Tôi thường tham đệ tử hiếu thuận, nếu ai tham cầu một vị thầy tốt để theo học Phật pháp, thì đó cũng là tham, song tham học thì được.
2. Sân hận : Tức là nổi giận, ngàn ngày nhặc củi, một đốm lửa thiêu sạch, do đó có câu :

‘’Một đốm lửa nhỏ,
Đốt sạch rừng công đức‘’.

3. Hôn trầm : Nếu mệt mỏi thì ngủ, song đừng có tham ngủ, ngủ quá nhiều thì đầu não hôn trầm, sẽ biến thành ngu si.
4. Trạo hối : Sinh hoài nghi, đối với việc gì cũng
sinh hoài nghi, chẳng tin.
Điều năm việc : Ăn, ngủ, thân, hơi thở, tâm.
a. Điều ăn : Đối với việc ăn uống phải hợp với trung đạo.
b. Điều ngủ : Thời gian ngủ phải có hạn, chẳng quá nhiều cũng chẳng quá ít.
c. Điều thân : Đừng khiến cho thân thể quá nhọc, song phải siêng năng làm việc phục vụ xã hội.
d. Điều hơi thở : Hơi thở chẳng nhanh chẳng chậm.
e. Điều tâm : Tâm phải đừng thâm trầm đừng cất lên.

Lại nữa, đại Bồ Tát quán tất cả các pháp không, như thật tướng, không điên đảo, không lay động, không thối lùi, không chuyển, như hư không, chẳng có tự tánh. Tất cả ngôn ngữ đạo đoạn, không sanh, không xuất ly, không khởi, không tên, không tướng, thảy đều không, không lượng, không bờ, không ngại, không chướng, chỉ nhờ nhân duyên mà có, từ điên đảo mà sinh ra, cho nên nói. Thường thích quán pháp tướng như thế, đó gọi là chỗ gần gũi thứ hai của đại Bồ Tát.

Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, quán tất cả cảnh giới của mười pháp giới đều không, mười pháp giới chẳng lìa một tâm niệm, một tâm niệm sinh mười pháp giới. Mười pháp giới bao quát bốn pháp giới của bậc Thánh và sáu pháp giới của phàm phu :

1. Pháp giới của Phật : Con người tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn thì thành Phật. Mình khai ngộ minh bạch tất cả các pháp là tự giác, lại độ kẻ khác giác ngộ là giác tha. Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn thì thành Phật, do đó ‘’Ba giác tròn, vạn đức đầy‘’, Phật là bậc đại giác ngộ, biết những gì mà người không biết, ngộ những gì mà người không ngộ. Tất cả người thế gian và xuất thế gian đều tôn sùng Phật.

2. Pháp giới của Bồ Tát : Bồ Tát phát nguyện tự lợi lợi tha, tự giác giác tha, song giác hạnh chưa viên mãn, tu hành sáu độ vạn hạnh.

3. Pháp giới của Duyên Giác : Bậc Duyên Giác tu mười hai nhân duyên mà ngộ đạo.

Mười hai nhân duyên là:
Vô minh duyên hành,
Hành duyên thức,
Thức duyên danh sắc,
Danh sắc duyên lục nhập,
Lục nhập duyên xúc,
Xúc duyên thọ,
Thọ duyên ái,
Ái duyên thủ,
Thủ duyên hữu,
Hữu duyên sinh,
Sinh duyên lão tử.

Duyên Giác có hai : Khi có Phật ra đời, tu mười hai nhân duyên mà ngộ đạo gọi là Duyên Giác, khi không có Phật ra đời, tu trong rừng sâu núi thẳm, mùa xuân quán trăm hoa nở, mùa thu quán lá vàng rơi, cảm ngộ vạn vật vô thường mà chứng đạo quả, gọi là Độc Giác.
Vô minh tức là phiền não, cũng là ái tình giữa nam nữ. Có ái tình thì phát sinh hạnh bất tịnh, có hành thì sinh hạt giống, tức là thức. Có hạt giống thì thành thai, gọi là danh sắc. Có thai rồi sau sinh ra mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, tức là lục nhập. Có lục nhập rồi thì sinh cảm giác, tức là xúc. Có cảm giác tức có thọ dụng, tức là thọ. Có thọ dụng thì sinh tâm thương, tức là ái. Vì ái dục mà giữ làm của mình có, tức là hữu. Hữu rồi sau đó có sinh ra đời sau, có sinh thì có tử, đây là cửa lưu chuyển.

Bậc Duyên Giác quán mười hai nhân duyên đạo lý đến chỗ cứu kính, giác ngộ :
Vô minh diệt thì hành diệt
Hành diệt thì thức diệt
Thức diệt thì danh sắc diệt
Danh sắc diệt thì lục nhập diệt
Lục nhập diệt thì xúc diệt
Xúc diệt thì thọ diệt
Thọ diệt thì ái diệt
Ái diệt thì thủ diệt
Thủ diệt thì hữu diệt
Hữu diệt thì sinh diệt
Sinh diệt thì lão tử diệt.

Đây là cửa hoàn diệt. Duyên Giác Bồ Tát là ban đầu phát tâm Bồ Tát.

4. Pháp giới của Thanh Văn : Thanh Văn tu : Khổ, tập, diệt, đạo, bốn đế mà ngộ đạo. Khổ có ba thứ khổ, tám thứ khổ, vô lượng thứ khổ. Ba thứ khổ là: Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ. Khổ khổ là khổ trong sự khổ, tức là nghèo lại thêm khốn khổ, đã nghèo sơ nghèo xát lại gặp đử thứ hoạn nạn, khổ lại thêm khổ. Người giàu sang chẳng có khổ khổ, song tránh không khỏi hoại khổ, bị kẻ ác đốt nhà, hoặc tán gia bại sản, đó là hoại khổ. Từ kẻ nghèo cho đến kẻ giàu, cũng không tránh khỏi hành khổ. Hành khổ là từ nhỏ lớn lên rồi già nua, niệm niệm thay đổi, thân thể từ mạnh khoẻ đến lúc suy tàn.

Tám thứ khổ là : Sinh, già, bệnh, chết, khổ về ái biệt ly, khổ về oán tắng hội, khổ về cầu bất đắc, khổ về năm ấm xí thạnh. Đời người ở đời đã là việc khổ, đến già, bệnh, chết lại càng khổ. Ngoài ra còn có vô lượng thứ khổ.
Bậc Thanh Văn tu pháp bốn đế : Thứ nhất là biết khổ, thứ hai là đoạn tập, tập tức là các thứ phiền não. Thứ ba là mộ diệt, diệt tức là tịch diệt, chứng được Niết Bàn. Thứ tư là tu đạo. Đạo thì phải tu. Lần đầu tiên Đức Phật chuyển bánh xe pháp nói về pháp Tứ diệu đế, độ năm vị Tỳ Kheo khiến cho họ khai ngộ như vừa nói ở trên.
Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, là bốn pháp giới của bậc Thánh. Sáu pháp giới của phàm phu là trời, người, A tu la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục.

5. Pháp giới của trời : Trong sáu pháp giới của phàm phu, thì trời là cao nhất, người không hiểu Phật pháp thì lầm rằng, sinh về trời là cảnh giới khoái lạc nhất, kỳ thật trời cũng thuộc về pháp giới phàm phu mà thôi, chưa thể vượt ra khỏi sáu nẻo luân hồi. Tuổi thọ của cõi trời Phi Phi Tưởng Xứ là tám vạn đại kiếp, hết tuổi thọ vẫn đọa vào nhân gian, nghiệp thiện thành thục thì sinh vào đường lành, nghiệp ác thành thục thì sinh vào đường ác.

6. Pháp giới A Tu La : A tu la là tiếng Phạn, dịch là "vô đoan chánh", còn gọi là "vô tửu", nam A tu la thì xấu xí, còn nữ A tu la thì xinh đẹp. Phàm là A tu la đều thích đấu tranh. Trời, người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, đều có A tu la, cho nên trời, người, A tu la gọi là ba đường lành. Súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, là ba đường ác.

7. Pháp giới của loài người : Trong loài người có những tầng lớp khác nhau, trên hoàng đế công hầu, dưới đến dân nghèo ăn mày, phân ra sự giàu sang, nghèo cùng, tốt xấu, đều là nhân quả luân hồi chiêu cảm. Do đó, nhân thế nào thì quả thế ấy, nhân quả báo ứng tơ hào chẳng sai.

8. Pháp giới súc sinh : Vì ngu si, cho nên bị người chi phối.

9. Pháp giới ngạ quỷ : Tâm sân quá nặng, thích nóng giận.

10. Pháp giới địa ngục : Vì tâm tham, tham mà chẳng biết chán.
‘’Mười pháp giới chẳng lìa một tâm niệm‘’. Nếu thường sinh tham, sân, si, thì sẽ đọa vào ba đường ác. Nếu tu bốn diệu đế thì chuyển sinh Thanh Văn. Tu mười hai pháp nhân duyên thì chuyển sinh Duyên Giác. Phát bồ đề tâm tu sáu độ vạn hạnh, thì tương lai sẽ thành Phật. Trong Kinh Hoa Nghiêm có câu rằng :

‘’Nếu ai muốn biết rõ
Tất cả Phật ba đời
Hãy quán tánh pháp giới
Hết thảy do tâm tạo‘’.

Tất cả đều do tâm sinh ra, chữ tâm (心) còn có bài kệ rằng :

‘’Ba chấm bày như sao
Uống cong tợ trăng non
Đội lông từ đây ra
Làm Phật cũng do nó‘’.

Do đó, mười pháp giới chẳng lìa một tâm niệm hiện tiền. Tâm ở tại Phật quả, thì tương lai sẽ thành Phật, tâm hướng về địa ngục thì sẽ đọa địa ngục, có thể thấy quả báo ứng nghiệm chẳng sai.

Tất cả tướng vốn là vô tướng. Bồ Tát quán mười pháp giới đều không, từ trong chân không mà sinh diệu hữu. Diệu hữu phi hữu, chẳng ngại chân không. Chân không bất không, chẳng ngại diệu hữu. Chân không là tên khác của thật tướng, thật tướng là ngoài chẳng tham, trong vô sở cầu; trong ngoài đều không, trong chẳng có sáu căn : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, ngoài chẳng có sáu trần : Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ở giữa chẳng có sáu thức : Nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, tỉ thức, thân thức, ý thức. Quán sáu căn, sáu trần và sáu thức đều không, mười hai xứ và mười tám giới đều không. Vậy thì tất cả pháp không, phải chăng một cũng chẳng có ? Chẳng phải, mà là không vào thật tướng, cho nên diệu không thể tả. Ai thường tham thiền đả tọa, thì sẽ vào thật tướng, đến lúc bên trong chẳng có sáu căn, bên ngoài chẳng có sáu trần, ở giữa chẳng có sáu thức, mười tám giới đều không.

Chúng sinh luân hồi ở trong sáu nẻo, một khi không cẩn thận mà sai nhân quả thì dễ đọa lạc, thậm chí đọa thành dòi trong phân, đừng cười chê dòi sống ở trong phân là dơ dáy. Kỳ thật, ở trong bụng người cũng đầy dẫy phân cứt, trong túi da bao bọc vô lượng (tế bào) vi khuẩn mà không biết. Cho nên nói : ‘’Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ‘’, trong thân thể chẳng biết bao nhiêu là vi khuẩn vi sinh vật. Nếu bạn độ chẳng được chúng thì chúng sẽ độ bạn.

Đừng tự làm thông minh, cho rằng giết những vi khuẩn đó là phạm giới. Tôi có một đệ tử, trước khi thọ giới Bồ Tát bèn hỏi tôi : Mỗi ngày anh ta lái xe đi đường cán chết trùng kiến, có phạm giới không ? Khi lái xe có thể niệm ‘’Nam Mô A Di Đà Phật‘’, vì trong sự vô ý hồi hướng cho trùng kiến bị cán chết, vô ý sát sinh thì chẳng phạm giới.

Trước kia, có một anh quân nhân, ban đầu gặp Phật pháp bèn quy y Tam Bảo, về sau xuất gia hiệu là Hoằng Khuê, thọ giới tại Chùa Nam Hoa, anh ta rất lanh lợi. Về sau anh ta đến Hương Cảng, vì sống quen ở trong quân đội, cho nên không chịu được đời sống thanh khổ. Ở tại Hương Cảng Tân Giới núi Đạo Phong, có một tổ chức của Cơ Đốc Giáo, chuyên môn xúi người xuất gia hoàn tục, và còn cho người xuất gia ăn ở và tiền xài. Nếu người xuất gia muốn kết hôn thì họ sẽ lo hết. Hoằng Khuê ở núi Đạo Phong làm nấu bếp, một tháng lãnh ba trăm đồng. Khi làm bếp thì giết gà giết vịt, ông ta tự mình an ủi, vừa giết vừa niệm ‘’Nam Mô A Di Đà Phật‘’, lâu dần anh ta loạn thần kinh. Về sau dọn về ở tại Đông Phổ Đà, nhiều lần muốn gặp tôi mà chẳng được, nửa năm sau ông ta tự tử mà chết. Bạn nói, anh ta cứu kính là đại Bồ Tát hóa thân, dùng thân phạm giới hiển bày quả báo, để cảnh tỉnh người xuất gia đừng sát sinh chăng ? Hay là tâm đạo xuất gia chẳng kiên cố, mà sinh tâm thối chuyển hoàn tục ? Ngoài tâm học Phật pháp kiên cố ra, còn phải giữ cho lâu bền, lâu năm nhiều tháng siêng học Phật pháp. Người không học Phật pháp, đến khi lâm chung thì chẳng tự chủ được, còn người tinh tấn học Phật pháp, thì tự biết giờ đi, chẳng bệnh mà qua đời.

Tôi có một đệ tử tên là Lý Dụ Siêu, sau khi quy y tôi rồi, phát nguyện hy vọng sẽ phát tài, phát tài rồi xây dựng bệnh viện Phật giáo. Lại thường nhờ tôi xem bói tướng mạng cho anh ta. Tôi nhiều lần từ chối, anh ta vẫn không chừa. Một ngày nọ, anh ta chuẩn bị đi Nữu Ước (New York), trước khi đi lại đến nhờ tôi coi vận mạng, tôi ân cần nói với anh ta : ‘’Lần nầy anh đi Nữu Ước không thể nhờ người xuất gia coi vận mạng. Coi tướng bói quẻ là thuộc về một trong năm thứ tà mạng, người tu đạo chân chánh không thể làm chuyện đoán xăm bói quẻ, cho nên nếu anh nhờ người xuất gia coi bói, tức là làm bẩn phẩm hạnh của người xuất gia.’’ Từ đó về sau anh ta không dám nhờ xem nữa. Anh ta lại hỏi sao phát nguyện cầu tài, mà không được mãn nguyện ? Tôi nói : ‘’Đi học cũng phải từ tiểu học lên trung học, rồi lên đại học, trải qua thời gian dài dụng công mới được tốt nghiệp đại học. Vậy có lẽ nào không nhọc sức mà được chăng ? Phát nguyện phải có tâm lâu dài, tài bồi phước huệ, đời đời kiếp kiếp tiếp tục nguyện lực của mình, không thể hữu thủy vô chung.’’
Học tập Phật pháp còn phải có tâm thành, bất cứ ai phá hoại, khêu chọc ly gián cũng phải bền chí không đổi, dù xả thân mạng cũng phải hộ trì. Thuở xưa, Đức Phật bố thí xả bỏ một nghìn thân mạng, vì thương xót chúng sinh, chẳng tiếc xả thân cứu cọp đói, lóc thịt cho chim ưng.

‘’Như thật tướng‘’, ‘’Không điên đảo‘’ tức là giữ trung đạo. ‘’Như‘’ tức là chẳng rơi vào không, chẳng rơi vào có, ‘’Không‘’, ‘’Giả‘’, ‘’Trung‘’ ba đế như một. Không tức giả, giả tức trung; một giả thì tất cả đều giả, một không thì tất cả đều không, một trung thì tất cả đều trung. Ba đế như một là ‘’Như‘’. ‘’Thật‘’ tức chẳng phải bảy phương tiện. Bảy phương tiện tức bảy hiền vị của tiểu thừa, vượt qua quả vị của bảy phương tiện, tức là như thật tướng.
‘’Không điên đảo‘’ :

Phàm phu có bốn thứ đảo :
- Chẳng phải thường mà cho là thường.
- Chẳng phải vui mà cho là vui.
- Chẳng phải ngã mà cho là ngã.
- Chẳng phải tịnh mà cho là tịnh.

‘’Điên đảo‘’ của hàng nhị thừa : Thường cho là vô thường, vui cho là khổ, ngã cho là chẳng phải ngã, tịnh cho là chẳng phải tịnh; ở trên là điên đảo của hàng nhị thừa. Bồ Tát cũng có điên đảo, chỉ có Phật là bậc đại giác. Cho nên, chín pháp giới chúng sinh đều sinh tồn ở trong điên đảo, niệm niệm thay đổi, có lúc cảm thấy tốt, có khi cảm thấy chẳng tốt. Kỳ thật chẳng có phân chia tốt và không tốt, tất cả đều từ nghĩ điên đảo mà ra. Nếu hay giữ trung đạo thì chẳng điên đảo. Học tập Phật pháp tức là muốn không điên đảo, chẳng học tập Phật pháp thì điên đảo. Giữ quy cụ thì chẳng điên đảo, không giữ quy cụ là điên đảo. Chúng ta nên tự phản tỉnh, nếu làm những chuyện điên đảo thì hãy mau sửa đổi !
‘’Bất động‘’ là định, chẳng sợ gì; ngồi thiền mà được như như bất động, thì chẳng bị cảnh giới chuyển. Ngồi thiền thì dù gặp cọp cũng chẳng sinh tâm sợ sệt, gát việc sinh tử ra ngoài, xem sinh tử nhất như. Có người nói : ‘’Tôi chẳng sợ chết, cho nên chẳng cần học Phật pháp để dứt sinh tử, mà tôi thì chẳng sợ sinh tử, cho nên chẳng cần học Phật pháp.’’ Bạn không sợ sinh tử, chẳng học Phật pháp, sinh tử chẳng dứt, cho nên chẳng bao giờ chấm dứt được. Khi ngồi thiền chẳng vì sinh tử làm lay động, tức là định lực. Sinh tử có hai thứ : Phần đoạn sinh tử và biến dịch sinh tử. Phần đoạn sinh tử là chỉ cho phàm phu mà nói. Phàm phu mỗi người đều có phần thân và một đoạn mạng sống, cho nên gọi là phần đoạn. Hàng nhị thừa chứng quả A la hán rồi, thì chấm dứt phần đoạn sinh tử, song vẫn còn biến dịch sinh tử, tức là vọng tưởng niệm niệm vi tế khởi lên chưa đoạn sạch. Phần đoạn là sinh tử trong ba cõi, biến dịch là sinh tử ngoài ba cõi. A la Hán đã dứt phần đoạn sinh tử, Bồ Tát đã dứt biến dịch sinh tử.
‘’Không thối‘’, trí bi chẳng thối chuyển, thân tâm tịch diệt chẳng có vọng tưởng, cho nên có đại trí đại huệ. Tức cũng là liễu tính bình đẳng, chẳng sinh thối lùi.
‘’Không chuyển‘’, chẳng thọ luân hồi sở chuyển, chẳng lưu chuyển ở trong sinh tử của phàm phu, cũng chẳng ở trong nhị thừa chuyển phàm làm Thánh.
‘’Như hư không‘’, giống như hư không, Kinh Hoa Nghiêm có nói :

‘’Nếu ai muốn biết cảnh giới của Phật,
Hãy tịnh ý mình như hư không‘’.

Chẳng có một vật gì tức là ‘’hư không‘’, hết thảy mọi vật đều bị hư không bao hàm. ‘’Như hư không’’ là đại biểu cho danh từ, tuy có danh từ, song chẳng có tự tánh, đừng có đầu lại thêm đầu, đi khắp nơi tìm hư không.
‘’Chẳng có tự tánh‘’, chẳng có tha tánh, chẳng có cộng tánh, chẳng có nhân tánh cũng chẳng có quả tánh, tất cả đều không, ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt. Do đó, có câu :

‘’Miệng muốn nói mà lời đã hết
Tâm muốn duyên mà suy nghĩ chẳng cón nữa‘’.

Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt. Do đó :

‘’Tất cả pháp hữu vi
Như mộng huyễn bọt bóng
Như sương cũng như điện
Hãy quán chiếu như thế.’’

Nếu hay ly ngôn tứ cú, tuyệt bách phi, thì vào được cảnh không thể nghĩ bàn, diệu không thể tả. Minh bạch chỗ diệu bên trong, tức là minh bạch Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nếu chẳng minh bạch chỗ diệu bên trong, thì đối với chỗ diệu của kinh nầy, tâm không thể lãnh hội được.

Trong số các vị có những người dụng công, có những người cứ khởi vọng tưởng. Người khởi vọng tưởng thì hãy thu nhiếp thân tâm, chế tâm lại một chỗ. Mùa đông năm nay sẽ mở khóa thiền một trăm ngày, mỗi ngày phải ngồi 21 tiếng, chạy hương, ngồi hương, chẳng nghỉ ngơi, ai không sợ khổ thì hãy đăng ký ghi tên cho sớm.
‘’Không sinh‘’, chẳng sinh vô minh, chẳng sinh trí huệ, tức chẳng sinh vô minh, cũng chẳng sinh trí huệ, tức là vào cảnh giới : ‘’Không nghĩ thiện, không nghĩ ác.’’ Chẳng có vô minh, chẳng có trí huệ, là bổn lai tự tánh đại quang minh tạng, cho nên chẳng có chỗ phá, cũng chẳng có chỗ năng phá, đó là lý thể ‘’Không sinh‘’. Trong cảnh giới nầy : Hành, vị, nhân, quả, thảy đều chẳng sinh.
‘’Không xuất‘’, tức là không nhập, chẳng xuất chẳng nhập, chẳng ra chẳng vào. Bổn thể của Như Lai tu là, đạt đến chỗ cứu kính, cho nên chẳng xuất chẳng nhập, chẳng có vô minh cũng chẳng có trí huệ đáng nói.
‘’Không khởi‘’, chứng được lý thể như thế, thì khiến cho tất cả phương tiện quyền pháp đều vắng lặng.
‘’Không tên‘’, chẳng có một tên gọi để đại biểu đạo lý nầy. Từ không điên đảo, đến không khởi, chẳng có một cái tên nào để gọi, đó là tánh không.
‘’Không tướng‘’, chẳng có bất cứ tướng nào, có thể làm cho nó biểu hiện ra. Từ điên đảo đến chẳng khởi, chẳng có bất cứ hình tướng nào có thể hình dung, đó là tướng không.
‘’Thảy đều chẳng có‘’, quán thể khen ngợi trung đạo, chẳng rơi vào không, chẳng rơi vào có, chẳng có một vật.
‘’Vô lượng‘’, tức là pháp vô số lượng. Pháp có số lượng như là năm ấm : Sắc, thọ, tưởng, hành, thức; sáu căn, sáu trần, hợp lại gọi là mười hai nhập (còn gọi là mười hai xứ), thêm vào sáu thức là mười tám giới. Ở trên đây đều là pháp có số mục. Quán trung đạo là vô số lượng, tức là toàn số mục, là không thiếu không thừa.
‘’Vô biên‘’, không bờ không bến. Tất cả các pháp trong tiểu thừa đều có nhất định, cho nên có biên tế. Chẳng có pháp nhất định mới là vô bờ vô bến.
‘’Vô ngại‘’, trung đạo quán trí vào khắp tất cả các pháp, mà chẳng có chướng ngại.
‘’Không chướng‘’, chẳng có một pháp nào, có thể che đậy chướng ngại trung đạo quán trí.
‘’Quán tất cả pháp‘’ đến ‘’không chướng‘’, đoạn văn gồm mười chín câu, ‘’quán tất cả pháp‘’ là nêu lên tổng quát, mười tám câu sau, là phân biệt giải thích thêm. Đạo lý bên trong là vô cùng vô tận, giảng kinh chỉ là lược thuật đại khái mà thôi. ‘’Quán tất cả pháp không‘’, mười tám câu kinh văn sau, có thể y chiếu mười tám (cái) không của Kinh Đại Bát Nhã để giải thích; lại có thể dùng tất cả pháp để giải thích. Tất cả pháp như thật tướng, tất cả pháp không điên đảo, tất cả pháp bất động, tất cả pháp không thối lùi, tất cả pháp không chuyển, tất cả pháp như hư không, tất cả pháp vô sở hữu, tất cả pháp ngữ ngôn đạo đoạn, tất cả pháp không sinh, tất cả pháp không xuất, tất cả pháp không khởi, tất cả pháp không tên, tất cả pháp không tướng, tất cả pháp thật vô sở hữu, tất cả pháp vô lượng, tất cả pháp vô biên, tất cả pháp không ngại, tất cả pháp không chướng.
Dùng mười tám (cái) không để giải thích : Như thật tướng là không thứ nhất, không điên đảo là nội không. Nội không (bên trong) không có sáu nhập : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đều không, cho đến vô ngã. Không có ngã chấp là bất động. Bất động là ngoại không; ngoại không (bên ngoài) chẳng có sáu trần, không bị sáu trần làm giao động. Không thối lùi là nội ngoại không. Chẳng thối chuyển làm phàm phu, chẳng thối chuyển làm hàng nhị thừa.
‘’Không chuyển‘’ là không không, không hay phá tất cả pháp, tức chẳng có ngã chấp (chấp cái ta), chẳng có pháp chấp, tức là pháp không, quét tất cả pháp, lìa tất cả tướng, cho nên không chuyển.
‘’Như hư không‘’, trong Kinh Bát Nhã chuyên nói về lý không. Ngài Tu Bồ Đề khéo nói về không, trong hàng đệ tử của Đức Phật, Ngài là bậc nhất về giải không, cho nên Ngài tên là ‘’Không sinh‘’. Tuy tên là không sinh, song cũng chẳng không sinh, sao lại nói là chẳng không sinh ? Có Tu Bồ Đề rồi, cho nên nói không sinh lại chẳng không sinh. Tu Bồ Đề là tiếng Phạn, dịch là "Không sinh", vì sao được tên như vậy ? Đó là vì, khi Ngài sinh ra, thì kho của báu trong nhà vô duyên vô cớ, đột nhiên biến thành không (biến mất hết), cho nên cha mẹ của Ngài đặc tên cho Ngài là Không Sinh. Cha mẹ của Ngài thấy kho tàng châu báu trong nhà vô cớ mất đi, bèn đi bói quẻ, thì nói rằng là điềm cát tường, nhà sinh được quý tử, cho nên Ngài Tu Bồ Đề còn có tên là Thiện Cát. Bảy ngày sau, kho báu trong nhà lại hiện ra như cũ, lại được tên là Thiện Hiện. Tại sao ngày Ngài Tu Bồ Đề ra đời thì của báu trong nhà đều không (biến mất hết) ? Vì Ngài đời đời kiếp kiếp nghiên cứu về lý không, cho nên khi Ngài ra đời, là biểu hiện Bát Nhã không. ‘’Như hư không‘’ là thái không. ‘’Vô sở hửu tánh‘’ tức là tất kính không, có bài kệ rằng :

‘’Như Lai thanh lương nguyệt
Thường du tất kính không
Chúng sinh tâm thủy tịnh
Bồ đề ảnh hiện trung‘’.

Nghĩa là:

Như Lai như mặt trăng mát mẻ
Thường lơ lửng trên bầu trời
Tâm nước chúng sinh tịnh
Ảnh bồ đề hiện ra.

Các pháp bổn thể chẳng thiếu chẳng dư, cho nên gọi là tất kính không. Nhờ tất kính không cho nên ‘’chẳng có tự tánh‘’ vậy.
‘’Tất cả ngữ ngôn đạo đoạn‘’, tất cả đều không, chẳng có ngôn ngữ để luận bàn.
‘’Không sinh‘’ là hữu vi không, pháp hữu vi do nhân duyên hòa hợp mà sinh, không hòa hợp thì không sinh, cho nên gọi là hữu vi không.
‘’Không xuất‘’ là vô vi không, ‘’vô vi vô khởi diệt, chẳng thật như không hoa‘’, vô vi tức là xuất ly, xuất ly tất cả pháp, xuất ly đã không, cho nên ‘’không xuất‘’.
‘’Không khởi‘’ là vô thủy không, trong Kinh Đại Bát Nhã có đề cập đến vô thủy không, vì ‘’khai thủy‘’ bất khả đắc, cho nên gọi là vô thủy không.
‘’Không tên‘’ là tánh không. ‘’Không tướng‘’ là tướng không. Không tên không tướng, cũng có thể giải thích là thật vô sở hữu (chẳng có gì cả).
‘’Thật vô sở hữu‘’ là chẳng thể được không.
‘’Vô lượng‘’ là có pháp không, có lượng tức có pháp, có lượng không tức có pháp không.
‘’Vô biên‘’ là chẳng có pháp không, pháp là biên, chẳng có pháp tức vô biên.
‘’Không ngại‘’ là hữu pháp vô pháp không, hữu pháp không không, đều rõ bất khả đắc, cho nên là vô ngại.
‘’Không chướng‘’, tức giáo không, phương ngại giá chướng đều bất khả đắc, cho nên không chướng.

Ở trên là mười tám (cái) không, Phật thường tu mười tám (cái) không nầy. Trong Kinh Pháp Hoa có đề cập đến mười tám câu, mới y chiếu mười tám câu nầy mà nói. Ở trên nói về ‘’Tất cả pháp không‘’ là tổng tướng, ‘’Như thật tướng‘’ đến ‘’không chướng‘’ mười tám câu là biệt tướng, tất cả tướng nhờ nhân duyên có, từ điên đảo sinh, cho nên thường thích quán các thứ pháp tướng ở trên, xem tất cả đều không. Đây là nơi gần gũi thứ hai của đại Bồ Tát.

HT Tuyên Hóa

An lạc hạnh tức cũng là Bồ Tát hạnhthân tâm của Bồ Tát đều ở nơi đạo bồ đề và thích hành Bồ Tát đạo. Ở trước, Phẩm Pháp Sư, Phẩm Đề Bà Đạt Đa và Phẩm Khuyên Trì đều rất quan trọng, song phẩm nầy còn quan trọng hơn, làm sao để được an lạc ? Phải ngồi tòa Như Lai, mặc y Như Lai, vào nhà Như Lai. Tu an lạc hạnh là con đường Bồ Tát phải đi qua.

Bấy giờ, đại Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương tử bạch Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Các vị Bồ Tát đó rất khó có được, vì kính thuận lời Phật dạy, mà phát thệ nguyện lớn, ở trong đời ác hộ trì đọc tụng diễn nói Kinh Pháp Hoa này.

Lúc đó, Văn Thù Sư Lợi là tiếng Phạn, dịch là ‘’Diệu đức‘’ hoặc là ‘’Diệu cát‘’, vì Bồ Tát nầy ra đời, thì có mười điều cát tường. Ngài tu hạnh Bồ Tát thì : Chẳng nói dối, chẳng giết hại, chẳng trộm cắpgiữ giới rất cẩn thận. Lấy gì để chứng mình Ngài giữ giới chẳng trộm cắp ? Một lần nọ, Ngài nói với các vị Bồ Tát khác rằng : ‘’Từ khi tôi phát tâm tu hành đến nay, tôi đều giữ giới trộm cắp, cho nên bây giờ chẳng có ai ăn cắp của tôi bất cứ những gì. Chẳng những chẳng có ai lấy đồ của tôi, mà dù tôi để vật quý giá ở giữa đường, cũng chẳng ai đến lấy‘’. Người nghe thì không tin, phải đưa ra bằng chứng thật tế, chứng minh Ngài Văn Thù nói có thật chăng ? Ngài Văn Thù đem một hạt châu quý giá, để ở giữa ngã tư đường kỳ hạn ba ngày, để xem thử có ai đến lấy chăng ? Nơi đó kẻ qua người lại tấp nập. Quả nhiên, ba ngày sau hạt châu vẫn còn nguyên chỗ cũ. Các vị Bồ Tát mới tin Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, thuở xưa giữ giới trộm cắp thanh tịnh, cho nên đời nay chẳng có ai ăn cắp đồ của Ngài.

Bồ Tát Văn Thù có đại trí huệ, từ khi Ngài bắt đầu hành Bồ Tát đạo đến naychuyên tu về Bát Nhãvăn tự Bát nhãquán chiếu Bát nhãthật tướng Bát nhã ba thứ Bát nhã, cho nên được đại trí huệ. Thuở xưa, khi Đức Phật Thích Ca chưa thành Phật, cũng từng theo pháp sư Diệu Quang học Phật. Pháp sư Diệu Quang tức cũng là Bồ Tát Văn Thù. Do đó, người tu hành thọ giới rồi phải giữ gìn giới luậtnếu không giữ giới luật, thì tương lai thành đạo quả cũng chẳng chân thật.
‘’Pháp Vương tử‘’, Phật là đấng Pháp Vương, là vua của các pháp. Bồ Tát là con của đấng Pháp Vương, tức là ‘’Pháp Vương tử‘’. Đại Bồ Tát Văn Thù nói với Phật rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Hiện tại các vị Bồ Tát đại thệ nguyện ở trước mặt Ngài, rất khó có được. Các vị đó đều kính trọng thuận theo lời của Phật dạy, mà phát thệ nguyện lớn, ở trong đời ác thực hành điều mà người khác làm không được, nhẫn những gì người khác nhẫn không được, ở đời sau hộ trì đọc tụng diễn nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy.’’

Hiện tại chúng ta đang giảng Kinh Pháp Hoachắc chắn có vô số Bồ Tát đến hộ trì đạo tràng, vì thuở xưa các Ngài từng phát thệ nguyện, muốn hộ trì bộ kinh nầy. Như Đức Đa Bảo Như Lai từng phát nguyện, phàm nơi nào có giảng nói Kinh Pháp Hoa, thì Ngài sẽ đến làm chứng minh.

Đức Thế Tôn ! Đại Bồ Tát làm thế nào để diễn nói được kinh này ? Đức Phật bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi : Nếu đại Bồ Tát ở trong đời ác trược, muốn nói kinh này, thì phải an trụ vào bốn pháp. Một là an trụ vào nơi thực hành, và nơi gần gũi của Bồ Tát, thì có thể vì chúng sinh diễn nói kinh này.

Đức Thế Tôn ! Hết thảy đại Bồ Tát muốn hoằng dương kinh nầy, trong đời vị lai đầy dẫy những chuyện ác, ai ai cũng tranh giành, người tranh với người, nhà nầy tranh với nhà kia, nước nầy tranh với nước nọ, thế giới nầy tranh với thế giới kia, thậm chí tinh cầu tranh với tinh cầu. Cho nên, loài người muốn di cư lên mặt trăng, người ở mặt trăng lại muốn xuống trái đất. Như ở trong đời ác nầy, làm sao có thể nói được Kinh Pháp Hoa ? Phật bảo Bồ Tát Văn Thù rằng : ‘’Nếu có đại Bồ Tát phát tâm hoằng dương kinh nầy, ở trong đời ác muốn nói Kinh Pháp Hoa nầy, thì phải an trụ vào bốn pháp : Một là an trụ vào nơi Bồ Tát thực hành, an trụ vào sáu Ba la mật, hoặc mười Ba la mật (Bố thítrì giớinhẫn nhụctinh tấnthiền địnhtrí huệphương tiện, nguyện, lực, trí, và thân cận cảnh giới của Bồ Tát, thì mới diễn nói được kinh nầy.

Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào gọi là nơi đại Bồ Tát thực hành ? Nếu đại Bồ Tát trụ ở sức nhẫn nhục, nhu hòa, khéo thuận chẳng thô bạo, tâm cũng chẳng kinh sợ. Hơn nữa, nơi các pháp vô sở hành, mà quán các pháp như thật tướng, cũng chẳng hành, chẳng phân biệt. Đó gọi là nơi Bồ Tát thực hành. Thế nào gọi là nơi đại Bồ Tát gần gũi ? Đại Bồ Tát chẳng gần gũi nhà vua, thái tử, đại thần, quan lớn.

Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào là nơi đại Bồ Tát thực hành ? Nếu Bồ Tát tu hành pháp môn nhẫn nhục, trụ ở sức nhẫn nhục, hay nhu hòa khéo thuận, chẳng thô bạo.

Thuở xưa, khi Đức Phật Thích Ca làm Tiên Nhân nhẫn nhục, thì bị vua Ca Lợi chặt đứt chân tay, song Ngài chưa từng sinh một niệm sân hận, tức là thật sự trụ ở sức nhẫn nhục.

Thực hành hạnh nhẫn nhục phải làm đến cảnh giới ‘’Vô nhẫn‘’, nhẫn mà chẳng chấp trước, làm đến có cũng như không, thật cũng như hư, mới gọi là thật nhẫn. Có người mắng bạn, nếu bạn chấp trước nhẫn nhịn họ mắng bạn, nếu bạn chấp trước nhẫn nhịn họ mắng chưởi, thì đó là có sự chấp trướcNếu không chấp trước, thì vốn chẳng có tâm niệm bị người mắng chưởi, hoàn toàn chẳng có việc gì hết, mới gọi là thật nhẫn. Có người hỏi : Tức là nhẫn mà không nhẫn, sao Phật Thích Ca lại nhớ, Ngài thuở xưa làm tiên nhân tu hạnh nhẫn nhục, thì bị vua Ca Lợi chặt tứ chi ? Kỳ thật, Phật là nhớ mà không nhớ.

Người bị người mắng chưởi thì nổi lửa vô minh, lửa vô minh hay thiêu hủy sạch rừng công đứcĐại Bồ Tát tu hạnh nhẫn nhục, phải nhu hòa khéo thuận chẳng thô bạo, đầy đủ định lực chẳng có sự kinh hãiĐại Bồ Tát nơi tất cả các pháp đều chẳng chấp trước, hành mà chẳng hành, hành sở vô sự, vì Ngài quán các pháp đều không. Một số người nghe tất cả các pháp không, thì chẳng tu hànhBồ Tát biết tất cả pháp không mà vào thật tướng, không hành không phân biệt, ở trên là nơi thực hành của đại Bồ Tát.

Thế nào là nơi gần gũi của đại Bồ Tát ? Đại Bồ Tát chẳng cầu xin nơi nhà vua, thậm chí chẳng qua lại với thái tử, đại thần, quan lớn.
Người tu hành chẳng chủ động phan duyên họ, song nếu họ tự động đến chùa lễ Phật, thì bạn theo như pháp mà nói pháp. Song không thể bày cách dẫn dụ kẻ quyền quý đến chùa, nếu không thì cũng là phan duyênLục Tổ Huệ Năng nhiều lần được Võ Tắc Thiên thỉnh vào cung cúng dường, song Ngài đều từ chối. Tứ Tổ Đạo Tín cũng nhiều lần được vua Đường Thái Tông thỉnh vào cung, nhưng Ngài đều cự tuyệt, đủ thấy các Ngài giữ lời dạy bảo trong Kinh Pháp Hoa, chẳng phan duyên với kẻ quyền quý.

Chẳng gần gũi với các ngoại đạophạm chíni kiền tử, và viết sách vở thế tục, đọc ngâm nga sách ngoại đạo, cùng lộ già gia đà, nghịch lộ già gia đà, cũng chẳng gần gũi những kẻ hung ác, giễu cợt, đánh đập lẫn nhau, và na la thảy, các thứ kịch biến hiện. Lại chẳng gần gũi hạng chiên đà la, và kẻ nuôi heo dê gà chó, săn bắn chài lưới, các luật nghi ác. Những người như thế, hoặc khi họ đến, thì vì họ nói pháp, đừng mong cầu gì cả.

Lại nữa, đừng gần gũi với những Tỳ KheoTỳ Kheo nicư sĩ namcư sĩ nữ, cầu quả vị Thanh Văn, cũng chẳng thăm hỏi. Nếu ở trong phòng, hoặc đi kinh hành, hoặc ở trong giảng đường, thì không nên ở chung với họ. Nếu họ đến, thì tùy nghi nói pháp, đừng mong cầu gì cả.

Đại Bồ Tát tuyệt đối chẳng gần gũi với kẻ ngoại đạo phám chí (người xuất gia ngoại đạo), ni kiền tử (là một trong chín mươi sáu phái ngoại đạo, dịch là "ly hệ", nghĩa là sẽ được giải thoát, mà chưa được giải thoát), viết sách vở thế tục (biên tiểu thuyết, hoặc kịch hài thế tục, khiến cho người sinh tâm dâm dục), ngâm nga sách ngoại đạo và lộ già gia đà, dịch là "ác luận", luận dạy người làm ác (như luận thầy phá trò, thường biểu hiện mình có kiến giải đặc biệtcao minh hơn học trò), nghịch lộ già gia đà (luận trái nghịch thường lý, lý luận đệ tử phản thầy). Cũng chẳng gần gũi các kẻ hung ác, giễu cợt (chẳng xem phim, hoặc kịch đầy dẫy chuyện chém giết), đánh đập nhau, và na la (đại lực sĩ) .v.v... các thứ kịch biến hiện (biểu diễn ma thuật), lại chẳng gần gũi hạng chiên đà la (một trong bốn giai cấp củ Ấn Độ :
1. Bà la môn.
2. Sát đế lợi.
3. Phệ xá.
4. Chiên đà la.

Quan niệm giai cấp ở Ấn Độ rất nặng, chiên đà la là người địa vị thấp hèn. Cũng chẳng gần gũi kẻ nuôi heo dê gà, và kẻ săn bắn chài lưới, các luật nghi ác (mặc trang phục kì dị khiến cho người chú ý). Những người như thế, hoặc họ đến thì vì họ nói pháp, đừng có ý mong cầu, hoặc tâm phan duyên. Lại chẳng gần gũi bốn chúng tiểu thừaTỳ KheoTỳ Kheo nicư sĩ namcư sĩ nữ .v.v., chẳng thăm hỏi họ vì hạnh môn và chí hướng khác nhau, hoặc ở trong phòng, hoặc đi kinh hành, hoặc ở trong giảng đường, thì đừng ở chung với họ. Nếu có người đến, thì vì họ nói pháp, chẳng mong cầu gì cả.

Lại nữa, Văn Thù Sư Lợi ! Đại Bồ Tát đối với người nữ, chẳng sinh ý niệm dâm dục, mà vì họ nói pháp, cũng đừng thích thấy. Nếu vào nhà người, thì chẳng nên nói chuyện cùng với gái nhỏ, gái trinh, gái góa, cũng đừng gần gũi với năm hạng người bất nam để kết thân giao. Không nên một mình vào nhà người. Nếu có nhân duyên phải một mình vào, thì phải một lòng niệm Phật. Nếu vì người nữ nói pháp, thì không được hở răng cười, chẳng để ngực hở hang, cho đến vì pháp còn chẳng gần gũi, hà huống là việc khác.

Đức Phật nói với Bồ Tát Văn Thù : Đại Bồ Tát đối với người nữ, không nên sinh ý niệm dâm dục, cũng đừng ưa thích thấy người nữ, vì thân người nữ bất tịnh. Nếu :

‘’Mắt thấy sắc đẹp tâm chẳng động,
Tai nghe chuyện đời tâm chẳng hay‘’

Có được định lực như thế thì miễn bàn. Nếu có nhân duyên đặc biệt đi vào nhà người, thì cũng đừng nói chuyện với gái nhỏ gái trinh gái hóa ở một nơi. Cũng chẳng gần gũi với năm hạng người bất nam :
1. Sinh : Tức là sinh ra chẳng có nam căn, đó là quả báo thuở xưa đồng tính luyến ái, có người tình mà chẳng có nam căn.
2. Kiện : Tức là có nam căn mà bị cắt đi, hoặc bệnh lở lói cho đến thối nát chẳng còn nam căn.
3. Đố : Tức là thấy người nam sinh tâm đố kị, không thể nhân đạo, thấy người nữ sinh tâm đố kị, biến thành người nữ cũng không thể nhân đạo.
4. Biến : Tức là nam chẳng ra nam, mà nữ chẳng ra nữ. Nam với nam phát sinh đồng tính luyến ái, nữ với nữ phát sinh đồng tính luyến ái, hoặc hành dâm dục với người nam, hoặc hành dâm dục với người nữ, cho nên bị quả báo không thể nhân đạo.
5. Bán : Tức là nửa nguyệt nửa nam (nửa nguyệt là nữ). Năm hạng người nầy vì tư tưởng chẳng chánh đáng, cho nên sáu căn chẳng đủ. Tuy muốn xuất gia cũng không được thu nhận. Người hành Bồ Tát đạo không nên kết thân với năm hạng người nói ở trên. Vì tránh sự hiềm nghi người ta thấy, nên người xuất gia không thể vô cớ một mình đến nhà cư sĩ. Nếu có nhân duyên đặc biệt đến nhà người ta, thì phải một lòng niệm Phật, như niệm Nam Mô A Di Đà Phật, (tốt nhất là hai người cùng đi).

Nếu nói pháp cho người nữ nghe, thì đừng hở răng cười để tránh cho đối phương sinh tâm dâm dục, hoặc khiến cho mình khởi ý niệm chẳng trong sạch. Không hở ngực, cho đến vì người thuyết pháp cũng không nên gần gũi, hà huống là làm việc khác ? Do đó, người tu Bồ Tát đạo phải tự mình kiểm điểm. Muốn được giới đức tròn sáng, thì thân tâm tơ hào đừng ô nhiễm.

Không nên thích nuôi đệ tử nhỏ tuổi, Sa di nhỏ bé, cũng không nên cùng thầy. Thường nên ngồi thiền, ở nơi chỗ vắng nên tu nhiếp tâm mình lại.
Văn Thù Sư Lợi ! Đó gọi là chỗ gần gũi ban đầu.

‘’Không nên thích nuôi đệ tử nhỏ tuổi‘’. Không thể thích thu nhận đệ tử nhỏ tuổi. Người tu Bồ Tát đạo, không nên tham cầu đệ tử nhỏ tuổi để sai khiến. Nếu gặp nhân duyên đặc thù, thì mới có thể thu nhận đệ tử nhỏ tuổi. Vì sao chẳng thu nhận đệ tử nhỏ tuổi ? Vì sợ chúng còn thơ bé chẳng chịu nghe lời. Song nếu gặp đệ tử nhỏ tuổi biết nghe lời, thì mới có thể nhận làm đệ tử.
Trong số đệ tử của tôi, có mấy đứa cũng rất còn nhỏ, đã mười hai, mười ba tuổi, song chúng đều nghe lời dạy dỗ.

Lúc tôi ở tại Đông Bắc bên Trung Quốc, thì tôi nghe nói có một cậu bé tên là Trịnh Đức, mới năm tuổi mà hằng ngày lạy cha mẹ. Tôi nghe rồi sinh tâm hổ thẹn, tôi mười hai tuổi mới hằng ngày lạy cha lạy mẹ. Cậu bé đó, mới năm tuổi mà hiểu được lý lẽ, hằng ngày đảnh lễ cung kính cha mẹ. Do đó, tôi muốn tìm cơ hội để gặp cho được cậu bé đó. Ngày nọ, cơ duyên thành thục, cậu bé ở tại huyện Ngũ Thường, cách nhà tôi khoảng hơn một trăm dặm đường. Lúc đó, Trịnh Đức đã mười hai tuổi, do cậu ta chí hiếu với cha mẹ mà danh đồn xa gần, rất nhiều kẻ ngoại đạo muốn độ làm đệ tử, song Trịnh Đức thường nói với ngoại đạo rằng : Cậu ta trước hết phải phụng dưỡng cha mẹcha mẹ là Phật sống trong nhà, cậu ta không thể bỏ gần cầu xa, muốn làm xong bổn phận mới tu đạoNgoại đạo biện luận chẳng qua được cậu ta, nên không thể được như nguyện.

Ngày nọ, tôi đến nhà cậu ta, cậu ta ở trong cửa sổ nhìn thấy tôi, bèn nói với mẹ của cậu ta rằng : ‘’Sư phụ của con đến rồi‘’ ! Mẹ của cậu ta kinh ngạc hỏi : ‘’Sư phụ nào của con đến‘’ ? Cậu ta đáp : ‘’Bây giờ con có sư phụ rồi.’’ Lúc đó, tôi mang trên lưng một túi vải đi vào cửa trước, cậu ta lập tức mời tôi vào nhà. Vào trong nhà, tôi và Trịnh Đức trò chuyện, tôi hỏi cậu ta vì sao lạy cha mẹ ? Cậu ta nói chẳng biết lấy gì báo đáp ân dưỡng dục của cha mẹ, chỉ biết lạy cha mẹhy vọng cha mẹ vui lòng, để báo đáp phần nào công ơn của cha mẹ. Tôi hỏi cậu ta sao mới năm tuổi, mà đã hiểu việc hiếu thuận cha mẹ như thế ? Trịnh Đức đáp : ‘’Lấy sự hiếu thuận cha mẹ làm việc vui.’’ Tôi hỏi cha mẹ của cậu ta rằng, đứa con nầy có từng làm cho ông bà buồn chăng ? Ông bà đáp : ‘’Vợ chồng chúng tôi cũng chẳng có đức hạnh gì, có thể tổ tiên có đạo đức, cho nên có được con hiếu cháu hiền ! Từ lời nói đó, có thể thấy họ cũng là người tu dưỡng, và chẳng tự kheo khoang có đức hạnh, mà được người con hiếu thuận nầy.

Lát sau, tôi đang chuẩn bị đi về, thì Trịnh Đức đem giầy của tôi đi dấu, chẳng để tôi đi, muốn giữ tôi lại dùng bữa cơm. Lúc đó, tôi chẳng có giầy mang, đành yên lặng nhận lời. Ăn cơm xong, tôi hỏi Trịnh Đức : ‘’Đáo để sư phụ phải thuận theo đệ tử, hay là đệ tử thuận theo sư phụ’’ ? Trịnh Đức đáp : ‘’Đương nhiên đệ tử phải nghe theo lời của sư phụ‘’ ! Tôi bèn dạy cậu ta : ‘’Sao con chưa được sự đồng ý của thầy, thì đem đôi giầy của thầy đi giấu ? Mà ép giữ thầy lại ăn cơm ? Nếu con có ý giữ thầy lại dùng cơm, thì nên cung kính thỉnh mời chứ đừng dùng thủ đoạn cưỡng ép để giữ thầy lại.’’ Trịnh Đức nghe rồi lập tức quỳ xuống sám hối.
Đệ tử nhỏ tuổi mà hiểu biết sự lý như Trịnh Đức, thì có thể thu nhận làm đệ tử.

‘’Sa di nhỏ bé‘’, gọi là khu ô Sa diThời xưa trong chùa làm lúa, có chim quạ đến ăn lúa thóc, thì sai chú tiểu Sa di trách nhiệm đuổi quạ, cho nên gọi là khu ô Sa di (chú tiểu Sa di đuổi quạ), tuổi khoảng từ 8 đến 13 tuổi. Sa di là tiếng Phạn, dịch là "Tức từ", tức là ngưng làm ác, từ là từ bi. Do đó, có câu :

‘’Đừng làm các điều ác,
Hãy làm các điều lành.’’

Người có tâm tham thì toàn làm chuyện ác; người có tâm sân thì thường nóng giận; người có tâm si thì cứ khởi vọng tưởng. Cho nên, chẳng diệt trừ được tham sân si, thì giới định huệ không thể hiện tiền.
Thọ giới cụ túc rồi, thì gọi là Sa môn, dịch là "Cần tức", tức là siêng tu giới định huệdiệt trừ tham sân si. ‘’Giới‘’ đối trị lòng tham, không thể tham mà mà không biết chán. ‘’Định‘’ đối trị tâm sân hận. ‘’Huệ‘’ đối trị tâm ngu si. Nếu phan duyên tức là ngu si, không phan duyên tức là có trí huệ. Tâm người nào thanh tịnh, thì thân giống như ở tại đạo tràng thuyết pháp của Đức Phật, tức là pháp hội Linh Sơn, cho nên nói :

‘’Một thời thanh tịnh, một thời Linh Sơn.
Thời thời thanh tịnh, thời thời Linh Sơn.’’

‘’Cũng đừng ưa thích cùng thầy‘’ : Cũng đừng ưa thích với trẻ con cùng lạy một thầy. Nếu đồng môn với trẻ con, thì bạn phải chịu trách nhiệm chiếu cứ như tình huynh đệ, cho nên đừng ưa thích cùng một thầy. Song, sư phụ thu nhận trẻ con làm đệ tử thì miễn bàn tới.
‘’Thường thích ngồi thiền’’? Ngồi thiền sẽ sinh định, cho nên phải thường thích ngồi thiềnTuy nhiên nói ‘’ngồi thiền‘’, đến khi công phu tương ưng, thì đi đứng nằm ngồi chẳng lìa khỏi ‘’thiền‘’, như hình với bóng, tức có định lực. Song, phải đừng chấp trước thì sẽ sinh định lực. ‘’Thiền‘’ tức là thiền na, dịch là "tư duy tu", cũng gọi là tĩnh lựNgồi thiền hay sinh định, có định lực thì trừ được vọng tưởng.
‘’Ở nơi chỗ vắng‘’ : Nếu công phu đến nhà, thì dù ở đâu cũng có thể ngồi thiền, và đi đứng nằm ngồi cũng chẳng lìa thiền. Như Chứng Đạo Ca của Ngài Vĩnh Gia có nói rằng :

‘’Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền,
Nói năng động tĩnh thể an nhiên.
Trong mộng thấy rõ có sáu nẻo,
Giác rồi thảy đều không chẳng có gì‘’.

Nếu chưa có định lực thì nên ‘’ở nơi chỗ vắng‘’ ngồi thiền, ở nơi A lan nhã tức là nơi yên tĩnh.
‘’Tu nhiếp tâm‘’ : Chúng ta suốt ngày vọng tưởng lăn xăn, hôm nay nghĩ muốn đến Châu Âu, ngày mai nghĩ muốn đi Châu Á, ngày mốt nghĩ muốn đi đến Châu Mỹ, cho rằng chẳng cần mua vé máy bay, mà tâm đi du lịch thế giới, là việc hết sức tiện nghi. Kỳ thật, tốn hao xăng dầu trong tự tánh chẳng ít, tiêu hao trí huệ Bát nhã không ít. Muốn tu nhiếp tâm mình, thì trước hết phải khắc chế năm dục : Sắc đẹp, âm thanh, hương thơm, vị ngon, ngủ nhiều. Trừ khử năm cái : Tham dụcsân hậnhôn trầmtrạo hốihoài nghi.

Năm cái là gì ? Giải thích sơ lược như sau :
1. Tham dục : Nếu tham sắc, thanh, hương, vị, xúc, hoặc tham : Tài, sắc, danh, thực, thùy, thì không nên. Nếu tham: Giới, định, huệ, tham ngồi thiền, tham thành Phật, thì tốt. Tôi thường tham đệ tử hiếu thuận, nếu ai tham cầu một vị thầy tốt để theo học Phật pháp, thì đó cũng là tham, song tham học thì được.
2. Sân hận : Tức là nổi giận, ngàn ngày nhặc củi, một đốm lửa thiêu sạch, do đó có câu :

‘’Một đốm lửa nhỏ,
Đốt sạch rừng công đức‘’.

3. Hôn trầm : Nếu mệt mỏi thì ngủ, song đừng có tham ngủ, ngủ quá nhiều thì đầu não hôn trầm, sẽ biến thành ngu si.
4. Trạo hối : Sinh hoài nghi, đối với việc gì cũng
sinh hoài nghi, chẳng tin.
Điều năm việc : Ăn, ngủ, thân, hơi thở, tâm.
a. Điều ăn : Đối với việc ăn uống phải hợp với trung đạo.
b. Điều ngủ : Thời gian ngủ phải có hạn, chẳng quá nhiều cũng chẳng quá ít.
c. Điều thân : Đừng khiến cho thân thể quá nhọc, song phải siêng năng làm việc phục vụ xã hội.
d. Điều hơi thở : Hơi thở chẳng nhanh chẳng chậm.
e. Điều tâm : Tâm phải đừng thâm trầm đừng cất lên.

Lại nữa, đại Bồ Tát quán tất cả các pháp khôngnhư thật tướng, không điên đảo, không lay động, không thối lùi, không chuyển, như hư không, chẳng có tự tánh. Tất cả ngôn ngữ đạo đoạn, không sanh, không xuất ly, không khởi, không tên, không tướng, thảy đều không, không lượng, không bờ, không ngại, không chướng, chỉ nhờ nhân duyên mà có, từ điên đảo mà sinh ra, cho nên nói. Thường thích quán pháp tướng như thế, đó gọi là chỗ gần gũi thứ hai của đại Bồ Tát.

Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, quán tất cả cảnh giới của mười pháp giới đều không, mười pháp giới chẳng lìa một tâm niệm, một tâm niệm sinh mười pháp giới. Mười pháp giới bao quát bốn pháp giới của bậc Thánh và sáu pháp giới của phàm phu :

1. Pháp giới của Phật : Con người tự giác giác thagiác hạnh viên mãn thì thành Phật. Mình khai ngộ minh bạch tất cả các pháp là tự giác, lại độ kẻ khác giác ngộ là giác thaTự giácgiác thagiác hạnh viên mãn thì thành Phật, do đó ‘’Ba giác tròn, vạn đức đầy‘’, Phật là bậc đại giác ngộ, biết những gì mà người không biết, ngộ những gì mà người không ngộ. Tất cả người thế gian và xuất thế gian đều tôn sùng Phật.

2. Pháp giới của Bồ Tát : Bồ Tát phát nguyện tự lợi lợi thatự giác giác tha, song giác hạnh chưa viên mãntu hành sáu độ vạn hạnh.

3. Pháp giới của Duyên Giác : Bậc Duyên Giác tu mười hai nhân duyên mà ngộ đạo.

Mười hai nhân duyên là:
Vô minh duyên hành,
Hành duyên thức,
Thức duyên danh sắc,
Danh sắc duyên lục nhập,
Lục nhập duyên xúc,
Xúc duyên thọ,
Thọ duyên ái,
Ái duyên thủ,
Thủ duyên hữu,
Hữu duyên sinh,
Sinh duyên lão tử.

Duyên Giác có hai : Khi có Phật ra đời, tu mười hai nhân duyên mà ngộ đạo gọi là Duyên Giác, khi không có Phật ra đời, tu trong rừng sâu núi thẳmmùa xuân quán trăm hoa nở, mùa thu quán lá vàng rơi, cảm ngộ vạn vật vô thường mà chứng đạo quả, gọi là Độc Giác.
Vô minh tức là phiền não, cũng là ái tình giữa nam nữ. Có ái tình thì phát sinh hạnh bất tịnh, có hành thì sinh hạt giống, tức là thức. Có hạt giống thì thành thai, gọi là danh sắc. Có thai rồi sau sinh ra mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, tức là lục nhập. Có lục nhập rồi thì sinh cảm giác, tức là xúc. Có cảm giác tức có thọ dụng, tức là thọ. Có thọ dụng thì sinh tâm thương, tức là ái. Vì ái dục mà giữ làm của mình có, tức là hữu. Hữu rồi sau đó có sinh ra đời sau, có sinh thì có tử, đây là cửa lưu chuyển.

Bậc Duyên Giác quán mười hai nhân duyên đạo lý đến chỗ cứu kính, giác ngộ :
Vô minh diệt thì hành diệt
Hành diệt thì thức diệt
Thức diệt thì danh sắc diệt
Danh sắc diệt thì lục nhập diệt
Lục nhập diệt thì xúc diệt
Xúc diệt thì thọ diệt
Thọ diệt thì ái diệt
Ái diệt thì thủ diệt
Thủ diệt thì hữu diệt
Hữu diệt thì sinh diệt
Sinh diệt thì lão tử diệt.

Đây là cửa hoàn diệtDuyên Giác Bồ Tát là ban đầu phát tâm Bồ Tát.

4. Pháp giới của Thanh Văn : Thanh Văn tu : Khổ, tập, diệt, đạo, bốn đế mà ngộ đạo. Khổ có ba thứ khổ, tám thứ khổ, vô lượng thứ khổ. Ba thứ khổ là: Khổ khổhoại khổhành khổKhổ khổ là khổ trong sự khổ, tức là nghèo lại thêm khốn khổ, đã nghèo sơ nghèo xát lại gặp đử thứ hoạn nạn, khổ lại thêm khổ. Người giàu sang chẳng có khổ khổ, song tránh không khỏi hoại khổ, bị kẻ ác đốt nhà, hoặc tán gia bại sản, đó là hoại khổ. Từ kẻ nghèo cho đến kẻ giàu, cũng không tránh khỏi hành khổHành khổ là từ nhỏ lớn lên rồi già nuaniệm niệm thay đổi, thân thể từ mạnh khoẻ đến lúc suy tàn.

Tám thứ khổ là : Sinh, già, bệnh, chết, khổ về ái biệt ly, khổ về oán tắng hội, khổ về cầu bất đắc, khổ về năm ấm xí thạnh. Đời người ở đời đã là việc khổ, đến già, bệnh, chết lại càng khổ. Ngoài ra còn có vô lượng thứ khổ.
Bậc Thanh Văn tu pháp bốn đế : Thứ nhất là biết khổ, thứ hai là đoạn tập, tập tức là các thứ phiền não. Thứ ba là mộ diệt, diệt tức là tịch diệt, chứng được Niết Bàn. Thứ tư là tu đạo. Đạo thì phải tu. Lần đầu tiên Đức Phật chuyển bánh xe pháp nói về pháp Tứ diệu đế, độ năm vị Tỳ Kheo khiến cho họ khai ngộ như vừa nói ở trên.
Phật, Bồ TátDuyên GiácThanh Văn, là bốn pháp giới của bậc Thánh. Sáu pháp giới của phàm phu là trời, người, A tu lasúc sinhngạ quỷđịa ngục.

5. Pháp giới của trời : Trong sáu pháp giới của phàm phu, thì trời là cao nhất, người không hiểu Phật pháp thì lầm rằng, sinh về trời là cảnh giới khoái lạc nhất, kỳ thật trời cũng thuộc về pháp giới phàm phu mà thôi, chưa thể vượt ra khỏi sáu nẻo luân hồi. Tuổi thọ của cõi trời Phi Phi Tưởng Xứ là tám vạn đại kiếp, hết tuổi thọ vẫn đọa vào nhân gian, nghiệp thiện thành thục thì sinh vào đường lành, nghiệp ác thành thục thì sinh vào đường ác.

6. Pháp giới A Tu La : A tu la là tiếng Phạn, dịch là "vô đoan chánh", còn gọi là "vô tửu", nam A tu la thì xấu xí, còn nữ A tu la thì xinh đẹp. Phàm là A tu la đều thích đấu tranh. Trời, người, súc sinhngạ quỷđịa ngục, đều có A tu la, cho nên trời, người, A tu la gọi là ba đường lành. Súc sinhngạ quỷđịa ngục, là ba đường ác.

7. Pháp giới của loài người : Trong loài người có những tầng lớp khác nhau, trên hoàng đế công hầu, dưới đến dân nghèo ăn mày, phân ra sự giàu sang, nghèo cùng, tốt xấu, đều là nhân quả luân hồi chiêu cảm. Do đó, nhân thế nào thì quả thế ấy, nhân quả báo ứng tơ hào chẳng sai.

8. Pháp giới súc sinh : Vì ngu si, cho nên bị người chi phối.

9. Pháp giới ngạ quỷ : Tâm sân quá nặng, thích nóng giận.

10. Pháp giới địa ngục : Vì tâm tham, tham mà chẳng biết chán.
‘’Mười pháp giới chẳng lìa một tâm niệm‘’. Nếu thường sinh tham, sân, si, thì sẽ đọa vào ba đường ác. Nếu tu bốn diệu đế thì chuyển sinh Thanh Văn. Tu mười hai pháp nhân duyên thì chuyển sinh Duyên GiácPhát bồ đề tâm tu sáu độ vạn hạnh, thì tương lai sẽ thành Phật. Trong Kinh Hoa Nghiêm có câu rằng :

‘’Nếu ai muốn biết rõ
Tất cả Phật ba đời
Hãy quán tánh pháp giới
Hết thảy do tâm tạo‘’.

Tất cả đều do tâm sinh ra, chữ tâm (心) còn có bài kệ rằng :

‘’Ba chấm bày như sao
Uống cong tợ trăng non
Đội lông từ đây ra
Làm Phật cũng do nó‘’.

Do đó, mười pháp giới chẳng lìa một tâm niệm hiện tiền. Tâm ở tại Phật quả, thì tương lai sẽ thành Phật, tâm hướng về địa ngục thì sẽ đọa địa ngục, có thể thấy quả báo ứng nghiệm chẳng sai.

Tất cả tướng vốn là vô tướngBồ Tát quán mười pháp giới đều không, từ trong chân không mà sinh diệu hữuDiệu hữu phi hữu, chẳng ngại chân khôngChân không bất không, chẳng ngại diệu hữuChân không là tên khác của thật tướngthật tướng là ngoài chẳng tham, trong vô sở cầu; trong ngoài đều không, trong chẳng có sáu căn : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, ngoài chẳng có sáu trần : Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ở giữa chẳng có sáu thức : Nhãn thứcnhĩ thứcthiệt thứctỉ thứcthân thứcý thức. Quán sáu căn, sáu trần và sáu thức đều không, mười hai xứ và mười tám giới đều không. Vậy thì tất cả pháp khôngphải chăng một cũng chẳng có ? Chẳng phải, mà là không vào thật tướng, cho nên diệu không thể tả. Ai thường tham thiền đả tọa, thì sẽ vào thật tướng, đến lúc bên trong chẳng có sáu căn, bên ngoài chẳng có sáu trần, ở giữa chẳng có sáu thức, mười tám giới đều không.

Chúng sinh luân hồi ở trong sáu nẻo, một khi không cẩn thận mà sai nhân quả thì dễ đọa lạc, thậm chí đọa thành dòi trong phân, đừng cười chê dòi sống ở trong phân là dơ dáy. Kỳ thật, ở trong bụng người cũng đầy dẫy phân cứt, trong túi da bao bọc vô lượng (tế bào) vi khuẩn mà không biết. Cho nên nói : ‘’Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ‘’, trong thân thể chẳng biết bao nhiêu là vi khuẩn vi sinh vật. Nếu bạn độ chẳng được chúng thì chúng sẽ độ bạn.

Đừng tự làm thông minh, cho rằng giết những vi khuẩn đó là phạm giới. Tôi có một đệ tử, trước khi thọ giới Bồ Tát bèn hỏi tôi : Mỗi ngày anh ta lái xe đi đường cán chết trùng kiến, có phạm giới không ? Khi lái xe có thể niệm ‘’Nam Mô A Di Đà Phật‘’, vì trong sự vô ý hồi hướng cho trùng kiến bị cán chết, vô ý sát sinh thì chẳng phạm giới.

Trước kia, có một anh quân nhân, ban đầu gặp Phật pháp bèn quy y Tam Bảo, về sau xuất gia hiệu là Hoằng Khuê, thọ giới tại Chùa Nam Hoa, anh ta rất lanh lợi. Về sau anh ta đến Hương Cảng, vì sống quen ở trong quân đội, cho nên không chịu được đời sống thanh khổ. Ở tại Hương Cảng Tân Giới núi Đạo Phong, có một tổ chức của Cơ Đốc Giáo, chuyên môn xúi người xuất gia hoàn tục, và còn cho người xuất gia ăn ở và tiền xài. Nếu người xuất gia muốn kết hôn thì họ sẽ lo hết. Hoằng Khuê ở núi Đạo Phong làm nấu bếp, một tháng lãnh ba trăm đồng. Khi làm bếp thì giết gà giết vịt, ông ta tự mình an ủi, vừa giết vừa niệm ‘’Nam Mô A Di Đà Phật‘’, lâu dần anh ta loạn thần kinh. Về sau dọn về ở tại Đông Phổ Đà, nhiều lần muốn gặp tôi mà chẳng được, nửa năm sau ông ta tự tử mà chết. Bạn nói, anh ta cứu kính là đại Bồ Tát hóa thân, dùng thân phạm giới hiển bày quả báo, để cảnh tỉnh người xuất gia đừng sát sinh chăng ? Hay là tâm đạo xuất gia chẳng kiên cố, mà sinh tâm thối chuyển hoàn tục ? Ngoài tâm học Phật pháp kiên cố ra, còn phải giữ cho lâu bền, lâu năm nhiều tháng siêng học Phật pháp. Người không học Phật pháp, đến khi lâm chung thì chẳng tự chủ được, còn người tinh tấn học Phật pháp, thì tự biết giờ đi, chẳng bệnh mà qua đời.

Tôi có một đệ tử tên là Lý Dụ Siêu, sau khi quy y tôi rồi, phát nguyện hy vọng sẽ phát tài, phát tài rồi xây dựng bệnh viện Phật giáo. Lại thường nhờ tôi xem bói tướng mạng cho anh ta. Tôi nhiều lần từ chối, anh ta vẫn không chừa. Một ngày nọ, anh ta chuẩn bị đi Nữu Ước (New York), trước khi đi lại đến nhờ tôi coi vận mạng, tôi ân cần nói với anh ta : ‘’Lần nầy anh đi Nữu Ước không thể nhờ người xuất gia coi vận mạng. Coi tướng bói quẻ là thuộc về một trong năm thứ tà mạng, người tu đạo chân chánh không thể làm chuyện đoán xăm bói quẻ, cho nên nếu anh nhờ người xuất gia coi bói, tức là làm bẩn phẩm hạnh của người xuất gia.’’ Từ đó về sau anh ta không dám nhờ xem nữa. Anh ta lại hỏi sao phát nguyện cầu tài, mà không được mãn nguyện ? Tôi nói : ‘’Đi học cũng phải từ tiểu học lên trung học, rồi lên đại họctrải qua thời gian dài dụng công mới được tốt nghiệp đại học. Vậy có lẽ nào không nhọc sức mà được chăng ? Phát nguyện phải có tâm lâu dài, tài bồi phước huệđời đời kiếp kiếp tiếp tục nguyện lực của mình, không thể hữu thủy vô chung.’’
Học tập Phật pháp còn phải có tâm thành, bất cứ ai phá hoại, khêu chọc ly gián cũng phải bền chí không đổi, dù xả thân mạng cũng phải hộ trì. Thuở xưa, Đức Phật bố thí xả bỏ một nghìn thân mạng, vì thương xót chúng sinh, chẳng tiếc xả thân cứu cọp đói, lóc thịt cho chim ưng.

‘’Như thật tướng‘’, ‘’Không điên đảo‘’ tức là giữ trung đạo. ‘’Như‘’ tức là chẳng rơi vào không, chẳng rơi vào có, ‘’Không‘’, ‘’Giả‘’, ‘’Trung‘’ ba đế như một. Không tức giả, giả tức trung; một giả thì tất cả đều giả, một không thì tất cả đều không, một trung thì tất cả đều trung. Ba đế như một là ‘’Như‘’. ‘’Thật‘’ tức chẳng phải bảy phương tiệnBảy phương tiện tức bảy hiền vị của tiểu thừavượt qua quả vị của bảy phương tiện, tức là như thật tướng.
‘’Không điên đảo‘’ :

Phàm phu có bốn thứ đảo :
- Chẳng phải thường mà cho là thường.
- Chẳng phải vui mà cho là vui.
- Chẳng phải ngã mà cho là ngã.
- Chẳng phải tịnh mà cho là tịnh.

‘’Điên đảo‘’ của hàng nhị thừa : Thường cho là vô thường, vui cho là khổ, ngã cho là chẳng phải ngã, tịnh cho là chẳng phải tịnh; ở trên là điên đảo của hàng nhị thừaBồ Tát cũng có điên đảo, chỉ có Phật là bậc đại giác. Cho nên, chín pháp giới chúng sinh đều sinh tồn ở trong điên đảoniệm niệm thay đổi, có lúc cảm thấy tốt, có khi cảm thấy chẳng tốt. Kỳ thật chẳng có phân chia tốt và không tốt, tất cả đều từ nghĩ điên đảo mà ra. Nếu hay giữ trung đạo thì chẳng điên đảo. Học tập Phật pháp tức là muốn không điên đảo, chẳng học tập Phật pháp thì điên đảo. Giữ quy cụ thì chẳng điên đảo, không giữ quy cụ là điên đảoChúng ta nên tự phản tỉnh, nếu làm những chuyện điên đảo thì hãy mau sửa đổi !
‘’Bất động‘’ là định, chẳng sợ gì; ngồi thiền mà được như như bất động, thì chẳng bị cảnh giới chuyển. Ngồi thiền thì dù gặp cọp cũng chẳng sinh tâm sợ sệt, gát việc sinh tử ra ngoài, xem sinh tử nhất như. Có người nói : ‘’Tôi chẳng sợ chết, cho nên chẳng cần học Phật pháp để dứt sinh tử, mà tôi thì chẳng sợ sinh tử, cho nên chẳng cần học Phật pháp.’’ Bạn không sợ sinh tử, chẳng học Phật phápsinh tử chẳng dứt, cho nên chẳng bao giờ chấm dứt được. Khi ngồi thiền chẳng vì sinh tử làm lay động, tức là định lựcSinh tử có hai thứ : Phần đoạn sinh tử và biến dịch sinh tửPhần đoạn sinh tử là chỉ cho phàm phu mà nói. Phàm phu mỗi người đều có phần thân và một đoạn mạng sống, cho nên gọi là phần đoạn. Hàng nhị thừa chứng quả A la hán rồi, thì chấm dứt phần đoạn sinh tử, song vẫn còn biến dịch sinh tử, tức là vọng tưởng niệm niệm vi tế khởi lên chưa đoạn sạch. Phần đoạn là sinh tử trong ba cõibiến dịch là sinh tử ngoài ba cõi. A la Hán đã dứt phần đoạn sinh tửBồ Tát đã dứt biến dịch sinh tử.
‘’Không thối‘’, trí bi chẳng thối chuyểnthân tâm tịch diệt chẳng có vọng tưởng, cho nên có đại trí đại huệ. Tức cũng là liễu tính bình đẳng, chẳng sinh thối lùi.
‘’Không chuyển‘’, chẳng thọ luân hồi sở chuyển, chẳng lưu chuyển ở trong sinh tử của phàm phu, cũng chẳng ở trong nhị thừa chuyển phàm làm Thánh.
‘’Như hư không‘’, giống như hư không, Kinh Hoa Nghiêm có nói :

‘’Nếu ai muốn biết cảnh giới của Phật,
Hãy tịnh ý mình như hư không‘’.

Chẳng có một vật gì tức là ‘’hư không‘’, hết thảy mọi vật đều bị hư không bao hàm. ‘’Như hư không’’ là đại biểu cho danh từ, tuy có danh từ, song chẳng có tự tánh, đừng có đầu lại thêm đầu, đi khắp nơi tìm hư không.
‘’Chẳng có tự tánh‘’, chẳng có tha tánh, chẳng có cộng tánh, chẳng có nhân tánh cũng chẳng có quả tánh, tất cả đều không, ngôn ngữ đạo đoạntâm hành xứ diệt. Do đó, có câu :

‘’Miệng muốn nói mà lời đã hết
Tâm muốn duyên mà suy nghĩ chẳng cón nữa‘’.

Ngôn ngữ đạo đoạntâm hành xứ diệt. Do đó :

‘’Tất cả pháp hữu vi
Như mộng huyễn bọt bóng
Như sương cũng như điện
Hãy quán chiếu như thế.’’

Nếu hay ly ngôn tứ cú, tuyệt bách phi, thì vào được cảnh không thể nghĩ bàn, diệu không thể tả. Minh bạch chỗ diệu bên trong, tức là minh bạch Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nếu chẳng minh bạch chỗ diệu bên trong, thì đối với chỗ diệu của kinh nầy, tâm không thể lãnh hội được.

Trong số các vị có những người dụng công, có những người cứ khởi vọng tưởng. Người khởi vọng tưởng thì hãy thu nhiếp thân tâm, chế tâm lại một chỗ. Mùa đông năm nay sẽ mở khóa thiền một trăm ngày, mỗi ngày phải ngồi 21 tiếng, chạy hương, ngồi hương, chẳng nghỉ ngơi, ai không sợ khổ thì hãy đăng ký ghi tên cho sớm.
‘’Không sinh‘’, chẳng sinh vô minh, chẳng sinh trí huệ, tức chẳng sinh vô minh, cũng chẳng sinh trí huệ, tức là vào cảnh giới : ‘’Không nghĩ thiện, không nghĩ ác.’’ Chẳng có vô minh, chẳng có trí huệ, là bổn lai tự tánh đại quang minh tạng, cho nên chẳng có chỗ phá, cũng chẳng có chỗ năng phá, đó là lý thể ‘’Không sinh‘’. Trong cảnh giới nầy : Hành, vị, nhân, quả, thảy đều chẳng sinh.
‘’Không xuất‘’, tức là không nhập, chẳng xuất chẳng nhập, chẳng ra chẳng vào. Bổn thể của Như Lai tu là, đạt đến chỗ cứu kính, cho nên chẳng xuất chẳng nhập, chẳng có vô minh cũng chẳng có trí huệ đáng nói.
‘’Không khởi‘’, chứng được lý thể như thế, thì khiến cho tất cả phương tiện quyền pháp đều vắng lặng.
‘’Không tên‘’, chẳng có một tên gọi để đại biểu đạo lý nầy. Từ không điên đảo, đến không khởi, chẳng có một cái tên nào để gọi, đó là tánh không.
‘’Không tướng‘’, chẳng có bất cứ tướng nào, có thể làm cho nó biểu hiện ra. Từ điên đảo đến chẳng khởi, chẳng có bất cứ hình tướng nào có thể hình dung, đó là tướng không.
‘’Thảy đều chẳng có‘’, quán thể khen ngợi trung đạo, chẳng rơi vào không, chẳng rơi vào có, chẳng có một vật.
‘’Vô lượng‘’, tức là pháp vô số lượng. Pháp có số lượng như là năm ấm : Sắc, thọ, tưởng, hành, thức; sáu căn, sáu trầnhợp lại gọi là mười hai nhập (còn gọi là mười hai xứ), thêm vào sáu thức là mười tám giới. Ở trên đây đều là pháp có số mục. Quán trung đạo là vô số lượng, tức là toàn số mục, là không thiếu không thừa.
‘’Vô biên‘’, không bờ không bến. Tất cả các pháp trong tiểu thừa đều có nhất định, cho nên có biên tế. Chẳng có pháp nhất định mới là vô bờ vô bến.
‘’Vô ngại‘’, trung đạo quán trí vào khắp tất cả các pháp, mà chẳng có chướng ngại.
‘’Không chướng‘’, chẳng có một pháp nào, có thể che đậy chướng ngại trung đạo quán trí.
‘’Quán tất cả pháp‘’ đến ‘’không chướng‘’, đoạn văn gồm mười chín câu, ‘’quán tất cả pháp‘’ là nêu lên tổng quát, mười tám câu sau, là phân biệt giải thích thêm. Đạo lý bên trong là vô cùng vô tậngiảng kinh chỉ là lược thuật đại khái mà thôi. ‘’Quán tất cả pháp không‘’, mười tám câu kinh văn sau, có thể y chiếu mười tám (cái) không của Kinh Đại Bát Nhã để giải thích; lại có thể dùng tất cả pháp để giải thích. Tất cả pháp như thật tướng, tất cả pháp không điên đảo, tất cả pháp bất động, tất cả pháp không thối lùi, tất cả pháp không chuyển, tất cả pháp như hư không, tất cả pháp vô sở hữu, tất cả pháp ngữ ngôn đạo đoạn, tất cả pháp không sinh, tất cả pháp không xuất, tất cả pháp không khởi, tất cả pháp không tên, tất cả pháp không tướng, tất cả pháp thật vô sở hữu, tất cả pháp vô lượng, tất cả pháp vô biên, tất cả pháp không ngại, tất cả pháp không chướng.
Dùng mười tám (cái) không để giải thích : Như thật tướng là không thứ nhất, không điên đảo là nội khôngNội không (bên trong) không có sáu nhập : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đều không, cho đến vô ngã. Không có ngã chấp là bất độngBất động là ngoại khôngngoại không (bên ngoài) chẳng có sáu trần, không bị sáu trần làm giao động. Không thối lùi là nội ngoại không. Chẳng thối chuyển làm phàm phu, chẳng thối chuyển làm hàng nhị thừa.
‘’Không chuyển‘’ là không không, không hay phá tất cả pháp, tức chẳng có ngã chấp (chấp cái ta), chẳng có pháp chấp, tức là pháp không, quét tất cả pháp, lìa tất cả tướng, cho nên không chuyển.
‘’Như hư không‘’, trong Kinh Bát Nhã chuyên nói về lý không. Ngài Tu Bồ Đề khéo nói về không, trong hàng đệ tử của Đức Phật, Ngài là bậc nhất về giải không, cho nên Ngài tên là ‘’Không sinh‘’. Tuy tên là không sinh, song cũng chẳng không sinh, sao lại nói là chẳng không sinh ? Có Tu Bồ Đề rồi, cho nên nói không sinh lại chẳng không sinhTu Bồ Đề là tiếng Phạn, dịch là "Không sinh", vì sao được tên như vậy ? Đó là vì, khi Ngài sinh ra, thì kho của báu trong nhà vô duyên vô cớđột nhiên biến thành không (biến mất hết), cho nên cha mẹ của Ngài đặc tên cho Ngài là Không SinhCha mẹ của Ngài thấy kho tàng châu báu trong nhà vô cớ mất đi, bèn đi bói quẻ, thì nói rằng là điềm cát tường, nhà sinh được quý tử, cho nên Ngài Tu Bồ Đề còn có tên là Thiện Cát. Bảy ngày sau, kho báu trong nhà lại hiện ra như cũ, lại được tên là Thiện Hiện. Tại sao ngày Ngài Tu Bồ Đề ra đời thì của báu trong nhà đều không (biến mất hết) ? Vì Ngài đời đời kiếp kiếp nghiên cứu về lý không, cho nên khi Ngài ra đời, là biểu hiện Bát Nhã không. ‘’Như hư không‘’ là thái không. ‘’Vô sở hửu tánh‘’ tức là tất kính không, có bài kệ rằng :

‘’Như Lai thanh lương nguyệt
Thường du tất kính không
Chúng sinh tâm thủy tịnh
Bồ đề ảnh hiện trung‘’.

Nghĩa là:

Như Lai như mặt trăng mát mẻ
Thường lơ lửng trên bầu trời
Tâm nước chúng sinh tịnh
Ảnh bồ đề hiện ra.

Các pháp bổn thể chẳng thiếu chẳng dư, cho nên gọi là tất kính không. Nhờ tất kính không cho nên ‘’chẳng có tự tánh‘’ vậy.
‘’Tất cả ngữ ngôn đạo đoạn‘’, tất cả đều không, chẳng có ngôn ngữ để luận bàn.
‘’Không sinh‘’ là hữu vi khôngpháp hữu vi do nhân duyên hòa hợp mà sinh, không hòa hợp thì không sinh, cho nên gọi là hữu vi không.
‘’Không xuất‘’ là vô vi không, ‘’vô vi vô khởi diệt, chẳng thật như không hoa‘’, vô vi tức là xuất lyxuất ly tất cả pháp, xuất ly đã không, cho nên ‘’không xuất‘’.
‘’Không khởi‘’ là vô thủy không, trong Kinh Đại Bát Nhã có đề cập đến vô thủy không, vì ‘’khai thủy‘’ bất khả đắc, cho nên gọi là vô thủy không.
‘’Không tên‘’ là tánh không. ‘’Không tướng‘’ là tướng không. Không tên không tướng, cũng có thể giải thích là thật vô sở hữu (chẳng có gì cả).
‘’Thật vô sở hữu‘’ là chẳng thể được không.
‘’Vô lượng‘’ là có pháp không, có lượng tức có pháp, có lượng không tức có pháp không.
‘’Vô biên‘’ là chẳng có pháp không, pháp là biên, chẳng có pháp tức vô biên.
‘’Không ngại‘’ là hữu pháp vô pháp khônghữu pháp không không, đều rõ bất khả đắc, cho nên là vô ngại.
‘’Không chướng‘’, tức giáo không, phương ngại giá chướng đều bất khả đắc, cho nên không chướng.

Ở trên là mười tám (cái) không, Phật thường tu mười tám (cái) không nầy. Trong Kinh Pháp Hoa có đề cập đến mười tám câu, mới y chiếu mười tám câu nầy mà nói. Ở trên nói về ‘’Tất cả pháp không‘’ là tổng tướng, ‘’Như thật tướng‘’ đến ‘’không chướng‘’ mười tám câu là biệt tướng, tất cả tướng nhờ nhân duyên có, từ điên đảo sinh, cho nên thường thích quán các thứ pháp tướng ở trên, xem tất cả đều không. Đây là nơi gần gũi thứ hai của đại Bồ Tát.

An lạc hạnh tức cũng là Bồ Tát hạnhthân tâm của Bồ Tát đều ở nơi đạo bồ đề và thích hành Bồ Tát đạo. Ở trước, Phẩm Pháp Sư, Phẩm Đề Bà Đạt Đa và Phẩm Khuyên Trì đều rất quan trọng, song phẩm nầy còn quan trọng hơn, làm sao để được an lạc ? Phải ngồi tòa Như Lai, mặc y Như Lai, vào nhà Như Lai. Tu an lạc hạnh là con đường Bồ Tát phải đi qua.

Bấy giờ, đại Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương tử bạch Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Các vị Bồ Tát đó rất khó có được, vì kính thuận lời Phật dạy, mà phát thệ nguyện lớn, ở trong đời ác hộ trì đọc tụng diễn nói Kinh Pháp Hoa này.

Lúc đó, Văn Thù Sư Lợi là tiếng Phạn, dịch là ‘’Diệu đức‘’ hoặc là ‘’Diệu cát‘’, vì Bồ Tát nầy ra đời, thì có mười điều cát tường. Ngài tu hạnh Bồ Tát thì : Chẳng nói dối, chẳng giết hại, chẳng trộm cắpgiữ giới rất cẩn thận. Lấy gì để chứng mình Ngài giữ giới chẳng trộm cắp ? Một lần nọ, Ngài nói với các vị Bồ Tát khác rằng : ‘’Từ khi tôi phát tâm tu hành đến nay, tôi đều giữ giới trộm cắp, cho nên bây giờ chẳng có ai ăn cắp của tôi bất cứ những gì. Chẳng những chẳng có ai lấy đồ của tôi, mà dù tôi để vật quý giá ở giữa đường, cũng chẳng ai đến lấy‘’. Người nghe thì không tin, phải đưa ra bằng chứng thật tế, chứng minh Ngài Văn Thù nói có thật chăng ? Ngài Văn Thù đem một hạt châu quý giá, để ở giữa ngã tư đường kỳ hạn ba ngày, để xem thử có ai đến lấy chăng ? Nơi đó kẻ qua người lại tấp nập. Quả nhiên, ba ngày sau hạt châu vẫn còn nguyên chỗ cũ. Các vị Bồ Tát mới tin Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, thuở xưa giữ giới trộm cắp thanh tịnh, cho nên đời nay chẳng có ai ăn cắp đồ của Ngài.

Bồ Tát Văn Thù có đại trí huệ, từ khi Ngài bắt đầu hành Bồ Tát đạo đến naychuyên tu về Bát Nhãvăn tự Bát nhãquán chiếu Bát nhãthật tướng Bát nhã ba thứ Bát nhã, cho nên được đại trí huệ. Thuở xưa, khi Đức Phật Thích Ca chưa thành Phật, cũng từng theo pháp sư Diệu Quang học Phật. Pháp sư Diệu Quang tức cũng là Bồ Tát Văn Thù. Do đó, người tu hành thọ giới rồi phải giữ gìn giới luậtnếu không giữ giới luật, thì tương lai thành đạo quả cũng chẳng chân thật.
‘’Pháp Vương tử‘’, Phật là đấng Pháp Vương, là vua của các pháp. Bồ Tát là con của đấng Pháp Vương, tức là ‘’Pháp Vương tử‘’. Đại Bồ Tát Văn Thù nói với Phật rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Hiện tại các vị Bồ Tát đại thệ nguyện ở trước mặt Ngài, rất khó có được. Các vị đó đều kính trọng thuận theo lời của Phật dạy, mà phát thệ nguyện lớn, ở trong đời ác thực hành điều mà người khác làm không được, nhẫn những gì người khác nhẫn không được, ở đời sau hộ trì đọc tụng diễn nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy.’’

Hiện tại chúng ta đang giảng Kinh Pháp Hoachắc chắn có vô số Bồ Tát đến hộ trì đạo tràng, vì thuở xưa các Ngài từng phát thệ nguyện, muốn hộ trì bộ kinh nầy. Như Đức Đa Bảo Như Lai từng phát nguyện, phàm nơi nào có giảng nói Kinh Pháp Hoa, thì Ngài sẽ đến làm chứng minh.

Đức Thế Tôn ! Đại Bồ Tát làm thế nào để diễn nói được kinh này ? Đức Phật bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi : Nếu đại Bồ Tát ở trong đời ác trược, muốn nói kinh này, thì phải an trụ vào bốn pháp. Một là an trụ vào nơi thực hành, và nơi gần gũi của Bồ Tát, thì có thể vì chúng sinh diễn nói kinh này.

Đức Thế Tôn ! Hết thảy đại Bồ Tát muốn hoằng dương kinh nầy, trong đời vị lai đầy dẫy những chuyện ác, ai ai cũng tranh giành, người tranh với người, nhà nầy tranh với nhà kia, nước nầy tranh với nước nọ, thế giới nầy tranh với thế giới kia, thậm chí tinh cầu tranh với tinh cầu. Cho nên, loài người muốn di cư lên mặt trăng, người ở mặt trăng lại muốn xuống trái đất. Như ở trong đời ác nầy, làm sao có thể nói được Kinh Pháp Hoa ? Phật bảo Bồ Tát Văn Thù rằng : ‘’Nếu có đại Bồ Tát phát tâm hoằng dương kinh nầy, ở trong đời ác muốn nói Kinh Pháp Hoa nầy, thì phải an trụ vào bốn pháp : Một là an trụ vào nơi Bồ Tát thực hành, an trụ vào sáu Ba la mật, hoặc mười Ba la mật (Bố thítrì giớinhẫn nhụctinh tấnthiền địnhtrí huệphương tiện, nguyện, lực, trí, và thân cận cảnh giới của Bồ Tát, thì mới diễn nói được kinh nầy.

Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào gọi là nơi đại Bồ Tát thực hành ? Nếu đại Bồ Tát trụ ở sức nhẫn nhục, nhu hòa, khéo thuận chẳng thô bạo, tâm cũng chẳng kinh sợ. Hơn nữa, nơi các pháp vô sở hành, mà quán các pháp như thật tướng, cũng chẳng hành, chẳng phân biệt. Đó gọi là nơi Bồ Tát thực hành. Thế nào gọi là nơi đại Bồ Tát gần gũi ? Đại Bồ Tát chẳng gần gũi nhà vua, thái tử, đại thần, quan lớn.

Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào là nơi đại Bồ Tát thực hành ? Nếu Bồ Tát tu hành pháp môn nhẫn nhục, trụ ở sức nhẫn nhục, hay nhu hòa khéo thuận, chẳng thô bạo.

Thuở xưa, khi Đức Phật Thích Ca làm Tiên Nhân nhẫn nhục, thì bị vua Ca Lợi chặt đứt chân tay, song Ngài chưa từng sinh một niệm sân hận, tức là thật sự trụ ở sức nhẫn nhục.

Thực hành hạnh nhẫn nhục phải làm đến cảnh giới ‘’Vô nhẫn‘’, nhẫn mà chẳng chấp trước, làm đến có cũng như không, thật cũng như hư, mới gọi là thật nhẫn. Có người mắng bạn, nếu bạn chấp trước nhẫn nhịn họ mắng bạn, nếu bạn chấp trước nhẫn nhịn họ mắng chưởi, thì đó là có sự chấp trướcNếu không chấp trước, thì vốn chẳng có tâm niệm bị người mắng chưởi, hoàn toàn chẳng có việc gì hết, mới gọi là thật nhẫn. Có người hỏi : Tức là nhẫn mà không nhẫn, sao Phật Thích Ca lại nhớ, Ngài thuở xưa làm tiên nhân tu hạnh nhẫn nhục, thì bị vua Ca Lợi chặt tứ chi ? Kỳ thật, Phật là nhớ mà không nhớ.

Người bị người mắng chưởi thì nổi lửa vô minh, lửa vô minh hay thiêu hủy sạch rừng công đứcĐại Bồ Tát tu hạnh nhẫn nhục, phải nhu hòa khéo thuận chẳng thô bạo, đầy đủ định lực chẳng có sự kinh hãiĐại Bồ Tát nơi tất cả các pháp đều chẳng chấp trước, hành mà chẳng hành, hành sở vô sự, vì Ngài quán các pháp đều không. Một số người nghe tất cả các pháp không, thì chẳng tu hànhBồ Tát biết tất cả pháp không mà vào thật tướng, không hành không phân biệt, ở trên là nơi thực hành của đại Bồ Tát.

Thế nào là nơi gần gũi của đại Bồ Tát ? Đại Bồ Tát chẳng cầu xin nơi nhà vua, thậm chí chẳng qua lại với thái tử, đại thần, quan lớn.
Người tu hành chẳng chủ động phan duyên họ, song nếu họ tự động đến chùa lễ Phật, thì bạn theo như pháp mà nói pháp. Song không thể bày cách dẫn dụ kẻ quyền quý đến chùa, nếu không thì cũng là phan duyênLục Tổ Huệ Năng nhiều lần được Võ Tắc Thiên thỉnh vào cung cúng dường, song Ngài đều từ chối. Tứ Tổ Đạo Tín cũng nhiều lần được vua Đường Thái Tông thỉnh vào cung, nhưng Ngài đều cự tuyệt, đủ thấy các Ngài giữ lời dạy bảo trong Kinh Pháp Hoa, chẳng phan duyên với kẻ quyền quý.

Chẳng gần gũi với các ngoại đạophạm chíni kiền tử, và viết sách vở thế tục, đọc ngâm nga sách ngoại đạo, cùng lộ già gia đà, nghịch lộ già gia đà, cũng chẳng gần gũi những kẻ hung ác, giễu cợt, đánh đập lẫn nhau, và na la thảy, các thứ kịch biến hiện. Lại chẳng gần gũi hạng chiên đà la, và kẻ nuôi heo dê gà chó, săn bắn chài lưới, các luật nghi ác. Những người như thế, hoặc khi họ đến, thì vì họ nói pháp, đừng mong cầu gì cả.

Lại nữa, đừng gần gũi với những Tỳ KheoTỳ Kheo nicư sĩ namcư sĩ nữ, cầu quả vị Thanh Văn, cũng chẳng thăm hỏi. Nếu ở trong phòng, hoặc đi kinh hành, hoặc ở trong giảng đường, thì không nên ở chung với họ. Nếu họ đến, thì tùy nghi nói pháp, đừng mong cầu gì cả.

Đại Bồ Tát tuyệt đối chẳng gần gũi với kẻ ngoại đạo phám chí (người xuất gia ngoại đạo), ni kiền tử (là một trong chín mươi sáu phái ngoại đạo, dịch là "ly hệ", nghĩa là sẽ được giải thoát, mà chưa được giải thoát), viết sách vở thế tục (biên tiểu thuyết, hoặc kịch hài thế tục, khiến cho người sinh tâm dâm dục), ngâm nga sách ngoại đạo và lộ già gia đà, dịch là "ác luận", luận dạy người làm ác (như luận thầy phá trò, thường biểu hiện mình có kiến giải đặc biệtcao minh hơn học trò), nghịch lộ già gia đà (luận trái nghịch thường lý, lý luận đệ tử phản thầy). Cũng chẳng gần gũi các kẻ hung ác, giễu cợt (chẳng xem phim, hoặc kịch đầy dẫy chuyện chém giết), đánh đập nhau, và na la (đại lực sĩ) .v.v... các thứ kịch biến hiện (biểu diễn ma thuật), lại chẳng gần gũi hạng chiên đà la (một trong bốn giai cấp củ Ấn Độ :
1. Bà la môn.
2. Sát đế lợi.
3. Phệ xá.
4. Chiên đà la.

Quan niệm giai cấp ở Ấn Độ rất nặng, chiên đà la là người địa vị thấp hèn. Cũng chẳng gần gũi kẻ nuôi heo dê gà, và kẻ săn bắn chài lưới, các luật nghi ác (mặc trang phục kì dị khiến cho người chú ý). Những người như thế, hoặc họ đến thì vì họ nói pháp, đừng có ý mong cầu, hoặc tâm phan duyên. Lại chẳng gần gũi bốn chúng tiểu thừaTỳ KheoTỳ Kheo nicư sĩ namcư sĩ nữ .v.v., chẳng thăm hỏi họ vì hạnh môn và chí hướng khác nhau, hoặc ở trong phòng, hoặc đi kinh hành, hoặc ở trong giảng đường, thì đừng ở chung với họ. Nếu có người đến, thì vì họ nói pháp, chẳng mong cầu gì cả.

Lại nữa, Văn Thù Sư Lợi ! Đại Bồ Tát đối với người nữ, chẳng sinh ý niệm dâm dục, mà vì họ nói pháp, cũng đừng thích thấy. Nếu vào nhà người, thì chẳng nên nói chuyện cùng với gái nhỏ, gái trinh, gái góa, cũng đừng gần gũi với năm hạng người bất nam để kết thân giao. Không nên một mình vào nhà người. Nếu có nhân duyên phải một mình vào, thì phải một lòng niệm Phật. Nếu vì người nữ nói pháp, thì không được hở răng cười, chẳng để ngực hở hang, cho đến vì pháp còn chẳng gần gũi, hà huống là việc khác.

Đức Phật nói với Bồ Tát Văn Thù : Đại Bồ Tát đối với người nữ, không nên sinh ý niệm dâm dục, cũng đừng ưa thích thấy người nữ, vì thân người nữ bất tịnh. Nếu :

‘’Mắt thấy sắc đẹp tâm chẳng động,
Tai nghe chuyện đời tâm chẳng hay‘’

Có được định lực như thế thì miễn bàn. Nếu có nhân duyên đặc biệt đi vào nhà người, thì cũng đừng nói chuyện với gái nhỏ gái trinh gái hóa ở một nơi. Cũng chẳng gần gũi với năm hạng người bất nam :
1. Sinh : Tức là sinh ra chẳng có nam căn, đó là quả báo thuở xưa đồng tính luyến ái, có người tình mà chẳng có nam căn.
2. Kiện : Tức là có nam căn mà bị cắt đi, hoặc bệnh lở lói cho đến thối nát chẳng còn nam căn.
3. Đố : Tức là thấy người nam sinh tâm đố kị, không thể nhân đạo, thấy người nữ sinh tâm đố kị, biến thành người nữ cũng không thể nhân đạo.
4. Biến : Tức là nam chẳng ra nam, mà nữ chẳng ra nữ. Nam với nam phát sinh đồng tính luyến ái, nữ với nữ phát sinh đồng tính luyến ái, hoặc hành dâm dục với người nam, hoặc hành dâm dục với người nữ, cho nên bị quả báo không thể nhân đạo.
5. Bán : Tức là nửa nguyệt nửa nam (nửa nguyệt là nữ). Năm hạng người nầy vì tư tưởng chẳng chánh đáng, cho nên sáu căn chẳng đủ. Tuy muốn xuất gia cũng không được thu nhận. Người hành Bồ Tát đạo không nên kết thân với năm hạng người nói ở trên. Vì tránh sự hiềm nghi người ta thấy, nên người xuất gia không thể vô cớ một mình đến nhà cư sĩ. Nếu có nhân duyên đặc biệt đến nhà người ta, thì phải một lòng niệm Phật, như niệm Nam Mô A Di Đà Phật, (tốt nhất là hai người cùng đi).

Nếu nói pháp cho người nữ nghe, thì đừng hở răng cười để tránh cho đối phương sinh tâm dâm dục, hoặc khiến cho mình khởi ý niệm chẳng trong sạch. Không hở ngực, cho đến vì người thuyết pháp cũng không nên gần gũi, hà huống là làm việc khác ? Do đó, người tu Bồ Tát đạo phải tự mình kiểm điểm. Muốn được giới đức tròn sáng, thì thân tâm tơ hào đừng ô nhiễm.

Không nên thích nuôi đệ tử nhỏ tuổi, Sa di nhỏ bé, cũng không nên cùng thầy. Thường nên ngồi thiền, ở nơi chỗ vắng nên tu nhiếp tâm mình lại.
Văn Thù Sư Lợi ! Đó gọi là chỗ gần gũi ban đầu.

‘’Không nên thích nuôi đệ tử nhỏ tuổi‘’. Không thể thích thu nhận đệ tử nhỏ tuổi. Người tu Bồ Tát đạo, không nên tham cầu đệ tử nhỏ tuổi để sai khiến. Nếu gặp nhân duyên đặc thù, thì mới có thể thu nhận đệ tử nhỏ tuổi. Vì sao chẳng thu nhận đệ tử nhỏ tuổi ? Vì sợ chúng còn thơ bé chẳng chịu nghe lời. Song nếu gặp đệ tử nhỏ tuổi biết nghe lời, thì mới có thể nhận làm đệ tử.
Trong số đệ tử của tôi, có mấy đứa cũng rất còn nhỏ, đã mười hai, mười ba tuổi, song chúng đều nghe lời dạy dỗ.

Lúc tôi ở tại Đông Bắc bên Trung Quốc, thì tôi nghe nói có một cậu bé tên là Trịnh Đức, mới năm tuổi mà hằng ngày lạy cha mẹ. Tôi nghe rồi sinh tâm hổ thẹn, tôi mười hai tuổi mới hằng ngày lạy cha lạy mẹ. Cậu bé đó, mới năm tuổi mà hiểu được lý lẽ, hằng ngày đảnh lễ cung kính cha mẹ. Do đó, tôi muốn tìm cơ hội để gặp cho được cậu bé đó. Ngày nọ, cơ duyên thành thục, cậu bé ở tại huyện Ngũ Thường, cách nhà tôi khoảng hơn một trăm dặm đường. Lúc đó, Trịnh Đức đã mười hai tuổi, do cậu ta chí hiếu với cha mẹ mà danh đồn xa gần, rất nhiều kẻ ngoại đạo muốn độ làm đệ tử, song Trịnh Đức thường nói với ngoại đạo rằng : Cậu ta trước hết phải phụng dưỡng cha mẹcha mẹ là Phật sống trong nhà, cậu ta không thể bỏ gần cầu xa, muốn làm xong bổn phận mới tu đạoNgoại đạo biện luận chẳng qua được cậu ta, nên không thể được như nguyện.

Ngày nọ, tôi đến nhà cậu ta, cậu ta ở trong cửa sổ nhìn thấy tôi, bèn nói với mẹ của cậu ta rằng : ‘’Sư phụ của con đến rồi‘’ ! Mẹ của cậu ta kinh ngạc hỏi : ‘’Sư phụ nào của con đến‘’ ? Cậu ta đáp : ‘’Bây giờ con có sư phụ rồi.’’ Lúc đó, tôi mang trên lưng một túi vải đi vào cửa trước, cậu ta lập tức mời tôi vào nhà. Vào trong nhà, tôi và Trịnh Đức trò chuyện, tôi hỏi cậu ta vì sao lạy cha mẹ ? Cậu ta nói chẳng biết lấy gì báo đáp ân dưỡng dục của cha mẹ, chỉ biết lạy cha mẹhy vọng cha mẹ vui lòng, để báo đáp phần nào công ơn của cha mẹ. Tôi hỏi cậu ta sao mới năm tuổi, mà đã hiểu việc hiếu thuận cha mẹ như thế ? Trịnh Đức đáp : ‘’Lấy sự hiếu thuận cha mẹ làm việc vui.’’ Tôi hỏi cha mẹ của cậu ta rằng, đứa con nầy có từng làm cho ông bà buồn chăng ? Ông bà đáp : ‘’Vợ chồng chúng tôi cũng chẳng có đức hạnh gì, có thể tổ tiên có đạo đức, cho nên có được con hiếu cháu hiền ! Từ lời nói đó, có thể thấy họ cũng là người tu dưỡng, và chẳng tự kheo khoang có đức hạnh, mà được người con hiếu thuận nầy.

Lát sau, tôi đang chuẩn bị đi về, thì Trịnh Đức đem giầy của tôi đi dấu, chẳng để tôi đi, muốn giữ tôi lại dùng bữa cơm. Lúc đó, tôi chẳng có giầy mang, đành yên lặng nhận lời. Ăn cơm xong, tôi hỏi Trịnh Đức : ‘’Đáo để sư phụ phải thuận theo đệ tử, hay là đệ tử thuận theo sư phụ’’ ? Trịnh Đức đáp : ‘’Đương nhiên đệ tử phải nghe theo lời của sư phụ‘’ ! Tôi bèn dạy cậu ta : ‘’Sao con chưa được sự đồng ý của thầy, thì đem đôi giầy của thầy đi giấu ? Mà ép giữ thầy lại ăn cơm ? Nếu con có ý giữ thầy lại dùng cơm, thì nên cung kính thỉnh mời chứ đừng dùng thủ đoạn cưỡng ép để giữ thầy lại.’’ Trịnh Đức nghe rồi lập tức quỳ xuống sám hối.
Đệ tử nhỏ tuổi mà hiểu biết sự lý như Trịnh Đức, thì có thể thu nhận làm đệ tử.

‘’Sa di nhỏ bé‘’, gọi là khu ô Sa diThời xưa trong chùa làm lúa, có chim quạ đến ăn lúa thóc, thì sai chú tiểu Sa di trách nhiệm đuổi quạ, cho nên gọi là khu ô Sa di (chú tiểu Sa di đuổi quạ), tuổi khoảng từ 8 đến 13 tuổi. Sa di là tiếng Phạn, dịch là "Tức từ", tức là ngưng làm ác, từ là từ bi. Do đó, có câu :

‘’Đừng làm các điều ác,
Hãy làm các điều lành.’’

Người có tâm tham thì toàn làm chuyện ác; người có tâm sân thì thường nóng giận; người có tâm si thì cứ khởi vọng tưởng. Cho nên, chẳng diệt trừ được tham sân si, thì giới định huệ không thể hiện tiền.
Thọ giới cụ túc rồi, thì gọi là Sa môn, dịch là "Cần tức", tức là siêng tu giới định huệdiệt trừ tham sân si. ‘’Giới‘’ đối trị lòng tham, không thể tham mà mà không biết chán. ‘’Định‘’ đối trị tâm sân hận. ‘’Huệ‘’ đối trị tâm ngu si. Nếu phan duyên tức là ngu si, không phan duyên tức là có trí huệ. Tâm người nào thanh tịnh, thì thân giống như ở tại đạo tràng thuyết pháp của Đức Phật, tức là pháp hội Linh Sơn, cho nên nói :

‘’Một thời thanh tịnh, một thời Linh Sơn.
Thời thời thanh tịnh, thời thời Linh Sơn.’’

‘’Cũng đừng ưa thích cùng thầy‘’ : Cũng đừng ưa thích với trẻ con cùng lạy một thầy. Nếu đồng môn với trẻ con, thì bạn phải chịu trách nhiệm chiếu cứ như tình huynh đệ, cho nên đừng ưa thích cùng một thầy. Song, sư phụ thu nhận trẻ con làm đệ tử thì miễn bàn tới.
‘’Thường thích ngồi thiền’’? Ngồi thiền sẽ sinh định, cho nên phải thường thích ngồi thiềnTuy nhiên nói ‘’ngồi thiền‘’, đến khi công phu tương ưng, thì đi đứng nằm ngồi chẳng lìa khỏi ‘’thiền‘’, như hình với bóng, tức có định lực. Song, phải đừng chấp trước thì sẽ sinh định lực. ‘’Thiền‘’ tức là thiền na, dịch là "tư duy tu", cũng gọi là tĩnh lựNgồi thiền hay sinh định, có định lực thì trừ được vọng tưởng.
‘’Ở nơi chỗ vắng‘’ : Nếu công phu đến nhà, thì dù ở đâu cũng có thể ngồi thiền, và đi đứng nằm ngồi cũng chẳng lìa thiền. Như Chứng Đạo Ca của Ngài Vĩnh Gia có nói rằng :

‘’Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền,
Nói năng động tĩnh thể an nhiên.
Trong mộng thấy rõ có sáu nẻo,
Giác rồi thảy đều không chẳng có gì‘’.

Nếu chưa có định lực thì nên ‘’ở nơi chỗ vắng‘’ ngồi thiền, ở nơi A lan nhã tức là nơi yên tĩnh.
‘’Tu nhiếp tâm‘’ : Chúng ta suốt ngày vọng tưởng lăn xăn, hôm nay nghĩ muốn đến Châu Âu, ngày mai nghĩ muốn đi Châu Á, ngày mốt nghĩ muốn đi đến Châu Mỹ, cho rằng chẳng cần mua vé máy bay, mà tâm đi du lịch thế giới, là việc hết sức tiện nghi. Kỳ thật, tốn hao xăng dầu trong tự tánh chẳng ít, tiêu hao trí huệ Bát nhã không ít. Muốn tu nhiếp tâm mình, thì trước hết phải khắc chế năm dục : Sắc đẹp, âm thanh, hương thơm, vị ngon, ngủ nhiều. Trừ khử năm cái : Tham dụcsân hậnhôn trầmtrạo hốihoài nghi.

Năm cái là gì ? Giải thích sơ lược như sau :
1. Tham dục : Nếu tham sắc, thanh, hương, vị, xúc, hoặc tham : Tài, sắc, danh, thực, thùy, thì không nên. Nếu tham: Giới, định, huệ, tham ngồi thiền, tham thành Phật, thì tốt. Tôi thường tham đệ tử hiếu thuận, nếu ai tham cầu một vị thầy tốt để theo học Phật pháp, thì đó cũng là tham, song tham học thì được.
2. Sân hận : Tức là nổi giận, ngàn ngày nhặc củi, một đốm lửa thiêu sạch, do đó có câu :

‘’Một đốm lửa nhỏ,
Đốt sạch rừng công đức‘’.

3. Hôn trầm : Nếu mệt mỏi thì ngủ, song đừng có tham ngủ, ngủ quá nhiều thì đầu não hôn trầm, sẽ biến thành ngu si.
4. Trạo hối : Sinh hoài nghi, đối với việc gì cũng
sinh hoài nghi, chẳng tin.
Điều năm việc : Ăn, ngủ, thân, hơi thở, tâm.
a. Điều ăn : Đối với việc ăn uống phải hợp với trung đạo.
b. Điều ngủ : Thời gian ngủ phải có hạn, chẳng quá nhiều cũng chẳng quá ít.
c. Điều thân : Đừng khiến cho thân thể quá nhọc, song phải siêng năng làm việc phục vụ xã hội.
d. Điều hơi thở : Hơi thở chẳng nhanh chẳng chậm.
e. Điều tâm : Tâm phải đừng thâm trầm đừng cất lên.

Lại nữa, đại Bồ Tát quán tất cả các pháp khôngnhư thật tướng, không điên đảo, không lay động, không thối lùi, không chuyển, như hư không, chẳng có tự tánh. Tất cả ngôn ngữ đạo đoạn, không sanh, không xuất ly, không khởi, không tên, không tướng, thảy đều không, không lượng, không bờ, không ngại, không chướng, chỉ nhờ nhân duyên mà có, từ điên đảo mà sinh ra, cho nên nói. Thường thích quán pháp tướng như thế, đó gọi là chỗ gần gũi thứ hai của đại Bồ Tát.

Đại Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo, quán tất cả cảnh giới của mười pháp giới đều không, mười pháp giới chẳng lìa một tâm niệm, một tâm niệm sinh mười pháp giới. Mười pháp giới bao quát bốn pháp giới của bậc Thánh và sáu pháp giới của phàm phu :

1. Pháp giới của Phật : Con người tự giác giác thagiác hạnh viên mãn thì thành Phật. Mình khai ngộ minh bạch tất cả các pháp là tự giác, lại độ kẻ khác giác ngộ là giác thaTự giácgiác thagiác hạnh viên mãn thì thành Phật, do đó ‘’Ba giác tròn, vạn đức đầy‘’, Phật là bậc đại giác ngộ, biết những gì mà người không biết, ngộ những gì mà người không ngộ. Tất cả người thế gian và xuất thế gian đều tôn sùng Phật.

2. Pháp giới của Bồ Tát : Bồ Tát phát nguyện tự lợi lợi thatự giác giác tha, song giác hạnh chưa viên mãntu hành sáu độ vạn hạnh.

3. Pháp giới của Duyên Giác : Bậc Duyên Giác tu mười hai nhân duyên mà ngộ đạo.

Mười hai nhân duyên là:
Vô minh duyên hành,
Hành duyên thức,
Thức duyên danh sắc,
Danh sắc duyên lục nhập,
Lục nhập duyên xúc,
Xúc duyên thọ,
Thọ duyên ái,
Ái duyên thủ,
Thủ duyên hữu,
Hữu duyên sinh,
Sinh duyên lão tử.

Duyên Giác có hai : Khi có Phật ra đời, tu mười hai nhân duyên mà ngộ đạo gọi là Duyên Giác, khi không có Phật ra đời, tu trong rừng sâu núi thẳmmùa xuân quán trăm hoa nở, mùa thu quán lá vàng rơi, cảm ngộ vạn vật vô thường mà chứng đạo quả, gọi là Độc Giác.
Vô minh tức là phiền não, cũng là ái tình giữa nam nữ. Có ái tình thì phát sinh hạnh bất tịnh, có hành thì sinh hạt giống, tức là thức. Có hạt giống thì thành thai, gọi là danh sắc. Có thai rồi sau sinh ra mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, tức là lục nhập. Có lục nhập rồi thì sinh cảm giác, tức là xúc. Có cảm giác tức có thọ dụng, tức là thọ. Có thọ dụng thì sinh tâm thương, tức là ái. Vì ái dục mà giữ làm của mình có, tức là hữu. Hữu rồi sau đó có sinh ra đời sau, có sinh thì có tử, đây là cửa lưu chuyển.

Bậc Duyên Giác quán mười hai nhân duyên đạo lý đến chỗ cứu kính, giác ngộ :
Vô minh diệt thì hành diệt
Hành diệt thì thức diệt
Thức diệt thì danh sắc diệt
Danh sắc diệt thì lục nhập diệt
Lục nhập diệt thì xúc diệt
Xúc diệt thì thọ diệt
Thọ diệt thì ái diệt
Ái diệt thì thủ diệt
Thủ diệt thì hữu diệt
Hữu diệt thì sinh diệt
Sinh diệt thì lão tử diệt.

Đây là cửa hoàn diệtDuyên Giác Bồ Tát là ban đầu phát tâm Bồ Tát.

4. Pháp giới của Thanh Văn : Thanh Văn tu : Khổ, tập, diệt, đạo, bốn đế mà ngộ đạo. Khổ có ba thứ khổ, tám thứ khổ, vô lượng thứ khổ. Ba thứ khổ là: Khổ khổhoại khổhành khổKhổ khổ là khổ trong sự khổ, tức là nghèo lại thêm khốn khổ, đã nghèo sơ nghèo xát lại gặp đử thứ hoạn nạn, khổ lại thêm khổ. Người giàu sang chẳng có khổ khổ, song tránh không khỏi hoại khổ, bị kẻ ác đốt nhà, hoặc tán gia bại sản, đó là hoại khổ. Từ kẻ nghèo cho đến kẻ giàu, cũng không tránh khỏi hành khổHành khổ là từ nhỏ lớn lên rồi già nuaniệm niệm thay đổi, thân thể từ mạnh khoẻ đến lúc suy tàn.

Tám thứ khổ là : Sinh, già, bệnh, chết, khổ về ái biệt ly, khổ về oán tắng hội, khổ về cầu bất đắc, khổ về năm ấm xí thạnh. Đời người ở đời đã là việc khổ, đến già, bệnh, chết lại càng khổ. Ngoài ra còn có vô lượng thứ khổ.
Bậc Thanh Văn tu pháp bốn đế : Thứ nhất là biết khổ, thứ hai là đoạn tập, tập tức là các thứ phiền não. Thứ ba là mộ diệt, diệt tức là tịch diệt, chứng được Niết Bàn. Thứ tư là tu đạo. Đạo thì phải tu. Lần đầu tiên Đức Phật chuyển bánh xe pháp nói về pháp Tứ diệu đế, độ năm vị Tỳ Kheo khiến cho họ khai ngộ như vừa nói ở trên.
Phật, Bồ TátDuyên GiácThanh Văn, là bốn pháp giới của bậc Thánh. Sáu pháp giới của phàm phu là trời, người, A tu lasúc sinhngạ quỷđịa ngục.

5. Pháp giới của trời : Trong sáu pháp giới của phàm phu, thì trời là cao nhất, người không hiểu Phật pháp thì lầm rằng, sinh về trời là cảnh giới khoái lạc nhất, kỳ thật trời cũng thuộc về pháp giới phàm phu mà thôi, chưa thể vượt ra khỏi sáu nẻo luân hồi. Tuổi thọ của cõi trời Phi Phi Tưởng Xứ là tám vạn đại kiếp, hết tuổi thọ vẫn đọa vào nhân gian, nghiệp thiện thành thục thì sinh vào đường lành, nghiệp ác thành thục thì sinh vào đường ác.

6. Pháp giới A Tu La : A tu la là tiếng Phạn, dịch là "vô đoan chánh", còn gọi là "vô tửu", nam A tu la thì xấu xí, còn nữ A tu la thì xinh đẹp. Phàm là A tu la đều thích đấu tranh. Trời, người, súc sinhngạ quỷđịa ngục, đều có A tu la, cho nên trời, người, A tu la gọi là ba đường lành. Súc sinhngạ quỷđịa ngục, là ba đường ác.

7. Pháp giới của loài người : Trong loài người có những tầng lớp khác nhau, trên hoàng đế công hầu, dưới đến dân nghèo ăn mày, phân ra sự giàu sang, nghèo cùng, tốt xấu, đều là nhân quả luân hồi chiêu cảm. Do đó, nhân thế nào thì quả thế ấy, nhân quả báo ứng tơ hào chẳng sai.

8. Pháp giới súc sinh : Vì ngu si, cho nên bị người chi phối.

9. Pháp giới ngạ quỷ : Tâm sân quá nặng, thích nóng giận.

10. Pháp giới địa ngục : Vì tâm tham, tham mà chẳng biết chán.
‘’Mười pháp giới chẳng lìa một tâm niệm‘’. Nếu thường sinh tham, sân, si, thì sẽ đọa vào ba đường ác. Nếu tu bốn diệu đế thì chuyển sinh Thanh Văn. Tu mười hai pháp nhân duyên thì chuyển sinh Duyên GiácPhát bồ đề tâm tu sáu độ vạn hạnh, thì tương lai sẽ thành Phật. Trong Kinh Hoa Nghiêm có câu rằng :

‘’Nếu ai muốn biết rõ
Tất cả Phật ba đời
Hãy quán tánh pháp giới
Hết thảy do tâm tạo‘’.

Tất cả đều do tâm sinh ra, chữ tâm (心) còn có bài kệ rằng :

‘’Ba chấm bày như sao
Uống cong tợ trăng non
Đội lông từ đây ra
Làm Phật cũng do nó‘’.

Do đó, mười pháp giới chẳng lìa một tâm niệm hiện tiền. Tâm ở tại Phật quả, thì tương lai sẽ thành Phật, tâm hướng về địa ngục thì sẽ đọa địa ngục, có thể thấy quả báo ứng nghiệm chẳng sai.

Tất cả tướng vốn là vô tướngBồ Tát quán mười pháp giới đều không, từ trong chân không mà sinh diệu hữuDiệu hữu phi hữu, chẳng ngại chân khôngChân không bất không, chẳng ngại diệu hữuChân không là tên khác của thật tướngthật tướng là ngoài chẳng tham, trong vô sở cầu; trong ngoài đều không, trong chẳng có sáu căn : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, ngoài chẳng có sáu trần : Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ở giữa chẳng có sáu thức : Nhãn thứcnhĩ thứcthiệt thứctỉ thứcthân thứcý thức. Quán sáu căn, sáu trần và sáu thức đều không, mười hai xứ và mười tám giới đều không. Vậy thì tất cả pháp khôngphải chăng một cũng chẳng có ? Chẳng phải, mà là không vào thật tướng, cho nên diệu không thể tả. Ai thường tham thiền đả tọa, thì sẽ vào thật tướng, đến lúc bên trong chẳng có sáu căn, bên ngoài chẳng có sáu trần, ở giữa chẳng có sáu thức, mười tám giới đều không.

Chúng sinh luân hồi ở trong sáu nẻo, một khi không cẩn thận mà sai nhân quả thì dễ đọa lạc, thậm chí đọa thành dòi trong phân, đừng cười chê dòi sống ở trong phân là dơ dáy. Kỳ thật, ở trong bụng người cũng đầy dẫy phân cứt, trong túi da bao bọc vô lượng (tế bào) vi khuẩn mà không biết. Cho nên nói : ‘’Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ‘’, trong thân thể chẳng biết bao nhiêu là vi khuẩn vi sinh vật. Nếu bạn độ chẳng được chúng thì chúng sẽ độ bạn.

Đừng tự làm thông minh, cho rằng giết những vi khuẩn đó là phạm giới. Tôi có một đệ tử, trước khi thọ giới Bồ Tát bèn hỏi tôi : Mỗi ngày anh ta lái xe đi đường cán chết trùng kiến, có phạm giới không ? Khi lái xe có thể niệm ‘’Nam Mô A Di Đà Phật‘’, vì trong sự vô ý hồi hướng cho trùng kiến bị cán chết, vô ý sát sinh thì chẳng phạm giới.

Trước kia, có một anh quân nhân, ban đầu gặp Phật pháp bèn quy y Tam Bảo, về sau xuất gia hiệu là Hoằng Khuê, thọ giới tại Chùa Nam Hoa, anh ta rất lanh lợi. Về sau anh ta đến Hương Cảng, vì sống quen ở trong quân đội, cho nên không chịu được đời sống thanh khổ. Ở tại Hương Cảng Tân Giới núi Đạo Phong, có một tổ chức của Cơ Đốc Giáo, chuyên môn xúi người xuất gia hoàn tục, và còn cho người xuất gia ăn ở và tiền xài. Nếu người xuất gia muốn kết hôn thì họ sẽ lo hết. Hoằng Khuê ở núi Đạo Phong làm nấu bếp, một tháng lãnh ba trăm đồng. Khi làm bếp thì giết gà giết vịt, ông ta tự mình an ủi, vừa giết vừa niệm ‘’Nam Mô A Di Đà Phật‘’, lâu dần anh ta loạn thần kinh. Về sau dọn về ở tại Đông Phổ Đà, nhiều lần muốn gặp tôi mà chẳng được, nửa năm sau ông ta tự tử mà chết. Bạn nói, anh ta cứu kính là đại Bồ Tát hóa thân, dùng thân phạm giới hiển bày quả báo, để cảnh tỉnh người xuất gia đừng sát sinh chăng ? Hay là tâm đạo xuất gia chẳng kiên cố, mà sinh tâm thối chuyển hoàn tục ? Ngoài tâm học Phật pháp kiên cố ra, còn phải giữ cho lâu bền, lâu năm nhiều tháng siêng học Phật pháp. Người không học Phật pháp, đến khi lâm chung thì chẳng tự chủ được, còn người tinh tấn học Phật pháp, thì tự biết giờ đi, chẳng bệnh mà qua đời.

Tôi có một đệ tử tên là Lý Dụ Siêu, sau khi quy y tôi rồi, phát nguyện hy vọng sẽ phát tài, phát tài rồi xây dựng bệnh viện Phật giáo. Lại thường nhờ tôi xem bói tướng mạng cho anh ta. Tôi nhiều lần từ chối, anh ta vẫn không chừa. Một ngày nọ, anh ta chuẩn bị đi Nữu Ước (New York), trước khi đi lại đến nhờ tôi coi vận mạng, tôi ân cần nói với anh ta : ‘’Lần nầy anh đi Nữu Ước không thể nhờ người xuất gia coi vận mạng. Coi tướng bói quẻ là thuộc về một trong năm thứ tà mạng, người tu đạo chân chánh không thể làm chuyện đoán xăm bói quẻ, cho nên nếu anh nhờ người xuất gia coi bói, tức là làm bẩn phẩm hạnh của người xuất gia.’’ Từ đó về sau anh ta không dám nhờ xem nữa. Anh ta lại hỏi sao phát nguyện cầu tài, mà không được mãn nguyện ? Tôi nói : ‘’Đi học cũng phải từ tiểu học lên trung học, rồi lên đại họctrải qua thời gian dài dụng công mới được tốt nghiệp đại học. Vậy có lẽ nào không nhọc sức mà được chăng ? Phát nguyện phải có tâm lâu dài, tài bồi phước huệđời đời kiếp kiếp tiếp tục nguyện lực của mình, không thể hữu thủy vô chung.’’
Học tập Phật pháp còn phải có tâm thành, bất cứ ai phá hoại, khêu chọc ly gián cũng phải bền chí không đổi, dù xả thân mạng cũng phải hộ trì. Thuở xưa, Đức Phật bố thí xả bỏ một nghìn thân mạng, vì thương xót chúng sinh, chẳng tiếc xả thân cứu cọp đói, lóc thịt cho chim ưng.

‘’Như thật tướng‘’, ‘’Không điên đảo‘’ tức là giữ trung đạo. ‘’Như‘’ tức là chẳng rơi vào không, chẳng rơi vào có, ‘’Không‘’, ‘’Giả‘’, ‘’Trung‘’ ba đế như một. Không tức giả, giả tức trung; một giả thì tất cả đều giả, một không thì tất cả đều không, một trung thì tất cả đều trung. Ba đế như một là ‘’Như‘’. ‘’Thật‘’ tức chẳng phải bảy phương tiệnBảy phương tiện tức bảy hiền vị của tiểu thừavượt qua quả vị của bảy phương tiện, tức là như thật tướng.
‘’Không điên đảo‘’ :

Phàm phu có bốn thứ đảo :
- Chẳng phải thường mà cho là thường.
- Chẳng phải vui mà cho là vui.
- Chẳng phải ngã mà cho là ngã.
- Chẳng phải tịnh mà cho là tịnh.

‘’Điên đảo‘’ của hàng nhị thừa : Thường cho là vô thường, vui cho là khổ, ngã cho là chẳng phải ngã, tịnh cho là chẳng phải tịnh; ở trên là điên đảo của hàng nhị thừaBồ Tát cũng có điên đảo, chỉ có Phật là bậc đại giác. Cho nên, chín pháp giới chúng sinh đều sinh tồn ở trong điên đảoniệm niệm thay đổi, có lúc cảm thấy tốt, có khi cảm thấy chẳng tốt. Kỳ thật chẳng có phân chia tốt và không tốt, tất cả đều từ nghĩ điên đảo mà ra. Nếu hay giữ trung đạo thì chẳng điên đảo. Học tập Phật pháp tức là muốn không điên đảo, chẳng học tập Phật pháp thì điên đảo. Giữ quy cụ thì chẳng điên đảo, không giữ quy cụ là điên đảoChúng ta nên tự phản tỉnh, nếu làm những chuyện điên đảo thì hãy mau sửa đổi !
‘’Bất động‘’ là định, chẳng sợ gì; ngồi thiền mà được như như bất động, thì chẳng bị cảnh giới chuyển. Ngồi thiền thì dù gặp cọp cũng chẳng sinh tâm sợ sệt, gát việc sinh tử ra ngoài, xem sinh tử nhất như. Có người nói : ‘’Tôi chẳng sợ chết, cho nên chẳng cần học Phật pháp để dứt sinh tử, mà tôi thì chẳng sợ sinh tử, cho nên chẳng cần học Phật pháp.’’ Bạn không sợ sinh tử, chẳng học Phật phápsinh tử chẳng dứt, cho nên chẳng bao giờ chấm dứt được. Khi ngồi thiền chẳng vì sinh tử làm lay động, tức là định lựcSinh tử có hai thứ : Phần đoạn sinh tử và biến dịch sinh tửPhần đoạn sinh tử là chỉ cho phàm phu mà nói. Phàm phu mỗi người đều có phần thân và một đoạn mạng sống, cho nên gọi là phần đoạn. Hàng nhị thừa chứng quả A la hán rồi, thì chấm dứt phần đoạn sinh tử, song vẫn còn biến dịch sinh tử, tức là vọng tưởng niệm niệm vi tế khởi lên chưa đoạn sạch. Phần đoạn là sinh tử trong ba cõibiến dịch là sinh tử ngoài ba cõi. A la Hán đã dứt phần đoạn sinh tửBồ Tát đã dứt biến dịch sinh tử.
‘’Không thối‘’, trí bi chẳng thối chuyểnthân tâm tịch diệt chẳng có vọng tưởng, cho nên có đại trí đại huệ. Tức cũng là liễu tính bình đẳng, chẳng sinh thối lùi.
‘’Không chuyển‘’, chẳng thọ luân hồi sở chuyển, chẳng lưu chuyển ở trong sinh tử của phàm phu, cũng chẳng ở trong nhị thừa chuyển phàm làm Thánh.
‘’Như hư không‘’, giống như hư không, Kinh Hoa Nghiêm có nói :

‘’Nếu ai muốn biết cảnh giới của Phật,
Hãy tịnh ý mình như hư không‘’.

Chẳng có một vật gì tức là ‘’hư không‘’, hết thảy mọi vật đều bị hư không bao hàm. ‘’Như hư không’’ là đại biểu cho danh từ, tuy có danh từ, song chẳng có tự tánh, đừng có đầu lại thêm đầu, đi khắp nơi tìm hư không.
‘’Chẳng có tự tánh‘’, chẳng có tha tánh, chẳng có cộng tánh, chẳng có nhân tánh cũng chẳng có quả tánh, tất cả đều không, ngôn ngữ đạo đoạntâm hành xứ diệt. Do đó, có câu :

‘’Miệng muốn nói mà lời đã hết
Tâm muốn duyên mà suy nghĩ chẳng cón nữa‘’.

Ngôn ngữ đạo đoạntâm hành xứ diệt. Do đó :

‘’Tất cả pháp hữu vi
Như mộng huyễn bọt bóng
Như sương cũng như điện
Hãy quán chiếu như thế.’’

Nếu hay ly ngôn tứ cú, tuyệt bách phi, thì vào được cảnh không thể nghĩ bàn, diệu không thể tả. Minh bạch chỗ diệu bên trong, tức là minh bạch Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nếu chẳng minh bạch chỗ diệu bên trong, thì đối với chỗ diệu của kinh nầy, tâm không thể lãnh hội được.

Trong số các vị có những người dụng công, có những người cứ khởi vọng tưởng. Người khởi vọng tưởng thì hãy thu nhiếp thân tâm, chế tâm lại một chỗ. Mùa đông năm nay sẽ mở khóa thiền một trăm ngày, mỗi ngày phải ngồi 21 tiếng, chạy hương, ngồi hương, chẳng nghỉ ngơi, ai không sợ khổ thì hãy đăng ký ghi tên cho sớm.
‘’Không sinh‘’, chẳng sinh vô minh, chẳng sinh trí huệ, tức chẳng sinh vô minh, cũng chẳng sinh trí huệ, tức là vào cảnh giới : ‘’Không nghĩ thiện, không nghĩ ác.’’ Chẳng có vô minh, chẳng có trí huệ, là bổn lai tự tánh đại quang minh tạng, cho nên chẳng có chỗ phá, cũng chẳng có chỗ năng phá, đó là lý thể ‘’Không sinh‘’. Trong cảnh giới nầy : Hành, vị, nhân, quả, thảy đều chẳng sinh.
‘’Không xuất‘’, tức là không nhập, chẳng xuất chẳng nhập, chẳng ra chẳng vào. Bổn thể của Như Lai tu là, đạt đến chỗ cứu kính, cho nên chẳng xuất chẳng nhập, chẳng có vô minh cũng chẳng có trí huệ đáng nói.
‘’Không khởi‘’, chứng được lý thể như thế, thì khiến cho tất cả phương tiện quyền pháp đều vắng lặng.
‘’Không tên‘’, chẳng có một tên gọi để đại biểu đạo lý nầy. Từ không điên đảo, đến không khởi, chẳng có một cái tên nào để gọi, đó là tánh không.
‘’Không tướng‘’, chẳng có bất cứ tướng nào, có thể làm cho nó biểu hiện ra. Từ điên đảo đến chẳng khởi, chẳng có bất cứ hình tướng nào có thể hình dung, đó là tướng không.
‘’Thảy đều chẳng có‘’, quán thể khen ngợi trung đạo, chẳng rơi vào không, chẳng rơi vào có, chẳng có một vật.
‘’Vô lượng‘’, tức là pháp vô số lượng. Pháp có số lượng như là năm ấm : Sắc, thọ, tưởng, hành, thức; sáu căn, sáu trầnhợp lại gọi là mười hai nhập (còn gọi là mười hai xứ), thêm vào sáu thức là mười tám giới. Ở trên đây đều là pháp có số mục. Quán trung đạo là vô số lượng, tức là toàn số mục, là không thiếu không thừa.
‘’Vô biên‘’, không bờ không bến. Tất cả các pháp trong tiểu thừa đều có nhất định, cho nên có biên tế. Chẳng có pháp nhất định mới là vô bờ vô bến.
‘’Vô ngại‘’, trung đạo quán trí vào khắp tất cả các pháp, mà chẳng có chướng ngại.
‘’Không chướng‘’, chẳng có một pháp nào, có thể che đậy chướng ngại trung đạo quán trí.
‘’Quán tất cả pháp‘’ đến ‘’không chướng‘’, đoạn văn gồm mười chín câu, ‘’quán tất cả pháp‘’ là nêu lên tổng quát, mười tám câu sau, là phân biệt giải thích thêm. Đạo lý bên trong là vô cùng vô tậngiảng kinh chỉ là lược thuật đại khái mà thôi. ‘’Quán tất cả pháp không‘’, mười tám câu kinh văn sau, có thể y chiếu mười tám (cái) không của Kinh Đại Bát Nhã để giải thích; lại có thể dùng tất cả pháp để giải thích. Tất cả pháp như thật tướng, tất cả pháp không điên đảo, tất cả pháp bất động, tất cả pháp không thối lùi, tất cả pháp không chuyển, tất cả pháp như hư không, tất cả pháp vô sở hữu, tất cả pháp ngữ ngôn đạo đoạn, tất cả pháp không sinh, tất cả pháp không xuất, tất cả pháp không khởi, tất cả pháp không tên, tất cả pháp không tướng, tất cả pháp thật vô sở hữu, tất cả pháp vô lượng, tất cả pháp vô biên, tất cả pháp không ngại, tất cả pháp không chướng.
Dùng mười tám (cái) không để giải thích : Như thật tướng là không thứ nhất, không điên đảo là nội khôngNội không (bên trong) không có sáu nhập : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đều không, cho đến vô ngã. Không có ngã chấp là bất độngBất động là ngoại khôngngoại không (bên ngoài) chẳng có sáu trần, không bị sáu trần làm giao động. Không thối lùi là nội ngoại không. Chẳng thối chuyển làm phàm phu, chẳng thối chuyển làm hàng nhị thừa.
‘’Không chuyển‘’ là không không, không hay phá tất cả pháp, tức chẳng có ngã chấp (chấp cái ta), chẳng có pháp chấp, tức là pháp không, quét tất cả pháp, lìa tất cả tướng, cho nên không chuyển.
‘’Như hư không‘’, trong Kinh Bát Nhã chuyên nói về lý không. Ngài Tu Bồ Đề khéo nói về không, trong hàng đệ tử của Đức Phật, Ngài là bậc nhất về giải không, cho nên Ngài tên là ‘’Không sinh‘’. Tuy tên là không sinh, song cũng chẳng không sinh, sao lại nói là chẳng không sinh ? Có Tu Bồ Đề rồi, cho nên nói không sinh lại chẳng không sinhTu Bồ Đề là tiếng Phạn, dịch là "Không sinh", vì sao được tên như vậy ? Đó là vì, khi Ngài sinh ra, thì kho của báu trong nhà vô duyên vô cớđột nhiên biến thành không (biến mất hết), cho nên cha mẹ của Ngài đặc tên cho Ngài là Không SinhCha mẹ của Ngài thấy kho tàng châu báu trong nhà vô cớ mất đi, bèn đi bói quẻ, thì nói rằng là điềm cát tường, nhà sinh được quý tử, cho nên Ngài Tu Bồ Đề còn có tên là Thiện Cát. Bảy ngày sau, kho báu trong nhà lại hiện ra như cũ, lại được tên là Thiện Hiện. Tại sao ngày Ngài Tu Bồ Đề ra đời thì của báu trong nhà đều không (biến mất hết) ? Vì Ngài đời đời kiếp kiếp nghiên cứu về lý không, cho nên khi Ngài ra đời, là biểu hiện Bát Nhã không. ‘’Như hư không‘’ là thái không. ‘’Vô sở hửu tánh‘’ tức là tất kính không, có bài kệ rằng :

‘’Như Lai thanh lương nguyệt
Thường du tất kính không
Chúng sinh tâm thủy tịnh
Bồ đề ảnh hiện trung‘’.

Nghĩa là:

Như Lai như mặt trăng mát mẻ
Thường lơ lửng trên bầu trời
Tâm nước chúng sinh tịnh
Ảnh bồ đề hiện ra.

Các pháp bổn thể chẳng thiếu chẳng dư, cho nên gọi là tất kính không. Nhờ tất kính không cho nên ‘’chẳng có tự tánh‘’ vậy.
‘’Tất cả ngữ ngôn đạo đoạn‘’, tất cả đều không, chẳng có ngôn ngữ để luận bàn.
‘’Không sinh‘’ là hữu vi khôngpháp hữu vi do nhân duyên hòa hợp mà sinh, không hòa hợp thì không sinh, cho nên gọi là hữu vi không.
‘’Không xuất‘’ là vô vi không, ‘’vô vi vô khởi diệt, chẳng thật như không hoa‘’, vô vi tức là xuất lyxuất ly tất cả pháp, xuất ly đã không, cho nên ‘’không xuất‘’.
‘’Không khởi‘’ là vô thủy không, trong Kinh Đại Bát Nhã có đề cập đến vô thủy không, vì ‘’khai thủy‘’ bất khả đắc, cho nên gọi là vô thủy không.
‘’Không tên‘’ là tánh không. ‘’Không tướng‘’ là tướng không. Không tên không tướng, cũng có thể giải thích là thật vô sở hữu (chẳng có gì cả).
‘’Thật vô sở hữu‘’ là chẳng thể được không.
‘’Vô lượng‘’ là có pháp không, có lượng tức có pháp, có lượng không tức có pháp không.
‘’Vô biên‘’ là chẳng có pháp không, pháp là biên, chẳng có pháp tức vô biên.
‘’Không ngại‘’ là hữu pháp vô pháp khônghữu pháp không không, đều rõ bất khả đắc, cho nên là vô ngại.
‘’Không chướng‘’, tức giáo không, phương ngại giá chướng đều bất khả đắc, cho nên không chướng.

Ở trên là mười tám (cái) không, Phật thường tu mười tám (cái) không nầy. Trong Kinh Pháp Hoa có đề cập đến mười tám câu, mới y chiếu mười tám câu nầy mà nói. Ở trên nói về ‘’Tất cả pháp không‘’ là tổng tướng, ‘’Như thật tướng‘’ đến ‘’không chướng‘’ mười tám câu là biệt tướng, tất cả tướng nhờ nhân duyên có, từ điên đảo sinh, cho nên thường thích quán các thứ pháp tướng ở trên, xem tất cả đều không. Đây là nơi gần gũi thứ hai của đại Bồ Tát.



Có phản hồi đến “34. Phẩm An Lạc Hạnh Thứ Mười Bốn”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com