Mục Lục
Phẩm Tựa thứ nhất của Kinh Pháp Hoa, là nghiên cứu nhân duyên của bổn kinh, Phẩm Phương Tiện thứ hai dùng quyền xảo phương tiện để giáo hóa chúng sinh. Vì để cho chúng sinh tiến thêm một bước thấy rõ giáo nghĩa, nên đức Phật tiếp tục nói Phẩm Ví Dụ thứ ba. Bây giờ nói đến Phẩm Tin Hiểu thứ tư, khiến cho chúng sinh tăng thêm niềm tin. Do đó, có câu:
« Tin là nguồn đạo mẹ công đức,
Nuôi lớn tất cả các pháp lành ».
Lại có câu rằng:
« Phật Pháp như biển cả,
Chỉ cần tin thì vào được ».
Do đó, có thể thấy niềm tin rất quan trọng, có thể nói là cửa đi vào Phật Pháp.
Chữ tin bằng tiếng tàu (信), chữ nhân đứng trước chữ ngôn, hợp lại thành chữ tín, biểu thị lời nói của người nào đó nói, nếu bạn không tin lời của họ nói, dù lời của họ vốn có lợi ích, thì bạn cũng chẳng có được ích lợi. Cũng thế, nếu ai hay tin hiểu nghĩa lýtrong Kinh, sau đó cung hành thực tiễn, thì mới thật sự đắc được pháp ích. Ví như tính nóng giận của bạn quá lớn, nhưng đọc Kinh rồi, thì hiểu được tính nóng giận có thể tránh khỏi, do đó lập chí trừ khử ác tập này, trong sự tu hành bất tri bất giác, một ngày nào đó, bạn sẽ phát giác, tập khí xấu xưa kia đã tiêu đâu mất, đột xuất có người vô cớ nhiễu loạn bạn, nhưng bạn cũng xem như chẳng có gì, đó là công năng của niềm tin.
Ngược lại, nếu người nào đó sinh tâm nghi hoặc đối với Kinh điển, cho rằng tính nóng giận ai ai cũng đều có đủ, không nóng giận là việc không thể được, do đó không thể tương ưng với Phật Pháp, đừng nói đến đắc được pháp ích. Nói tóm lại, ai tin hiểu được pháp đại thừa không thể nghĩ bàn, thì mới có thể thực tiễn chứng được pháp vi diệu thậm thâm vô thượng. Cho nên phẩm nầy lấy « Tin Hiểu » làm tựa.
Lúc đó, Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Mục Kiền Liên, nghe Phật nói pháp chưa từng có. Đức Thế Tôn thọ ký cho Ngài Xá Lợi Phất, sẽ thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác, sinh tâm hi hữu vui mừng hớn hở, bèn từ tòa ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, hở bày vai phải, gối phải đụng đất, một lòng chắp tay, cúi mình cung kính, chiêm ngưỡng dung nhan của đức Thế Tôn, mà bạch Phật rằng:
« Lúc đó »: Tức là lúc đức Phật diễn nói Phẩm Ví Dụ. Phẩm nầy, đức Phật chỉ truyền thọ đối với người đương cơ, chẳng tuyên nói đối với đại chúng, vì muốn tránh chúng sinh khởi nghi hoặc. Ma Ha Tu Bồ Đề cũng gọi là « Huệ Mạng » Tu Bồ Đề, vì Ngài tiếp nối huệ mạng của Phật, cũng vì Ngài phụng mạng của Đức Phật, bậc đại giác trí huệ, nên gọi là « Huệ Mạng ». Trong pháp hội Bát Nhã, Phật muốn Ngài Tu Bồ Đề giáo hóa tất cả chúng sinh và Bồ Tát, mà kế thừa gia nghiệp của Như Lai. Tu Bồ Đề có ba tên:
1. Thiện Cát,
2. Thiện Hiện,
3. Không Sinh.
Khi ngài Tu Bồ Đề ra đời, thì có những việc kỳ lạ phát sinh. Các báu vật trong nhà phụ thân của Ngài đột nhiên biến mất. Thầy bói tướng xem thì cho rằng: Ngài ra đời rất là « Thiện cát » (tốt lành), các báu vật mất hết đó là biểu hiện giải không, cho nên lại được tên là « Không sinh ». Bảy ngày sau, các báu vật mất đi đều xuất hiện trở lại, do đó lại được tên là « Thiện Hiện ». Tôn giả là người giải không đệ nhất trong hàng đệ tử của Đức Phật.
Có người hỏi: « Không là gì ? Có cần giải không chăng »? Đương nhiên cần giải không, nếu không thì không thể thấu hiểu Phật pháp, nói chi đến thành Phật. Lại hỏi: « Không tức nhiên là gì cũng chẳng có, hà tất phải thấu hiểu » ? Tức bởi vì gì cũng chẳng có, nên bạn mới cần minh bạch nó, ai lĩnh ngộ được nghĩa nầy, thì được lợi ích vô cùng.
Hư không là gì? Nó chẳng có hình tướng, cũng vô sở đắc, nếu có sở đắc, thì chẳng gọi là hư không. Khi Ngài Tu Bồ Đề thấu rõ nghĩa lý chẳng có gì giữ lấy, chẳng có gì xả bỏ, chẳng có gì thọ nhận rồi, liền giác ngộ diệu nghĩa về « không ». Tuy nói trong hư không chẳng có một vật, song vẫn « có vật » ở trong đó, có và không là tương đối, nếu ai có thể đập vụn hư không, thì sẽ rõ Phật tính, thấy nguồn gốc. Cho nên hòa thượng Hư Vân có nói rằng:
« Bôi tử phác lạc điạ,
Hưởng thanh minh lịch lịch,
Hư không phấn toái dã,
Cuồng tâm đương hạ hiết ».
Nghĩa là:
Cái ly rớt xuống đất
Âm thanh chợt phát ra
Hư không bị đập vụn
Tâm cuồng tiêu tan mất.
Hòa thượng Hư Vân ở trong thiền đường Chùa Cao Mân tại Dương Châu, lúc cây hương thứ sáu khai tĩnh (xả thiền), thì vị hộ thất (Người giúp việc trong thiền thất) rót trà cho từng thiền sinh. Chỉ sơ ý một chút, làm rớt ly trà của ngài Hư Vân xuống mặt đất, phát ra tiếng trong trẻo, tức thời làm cho mê mộng trong vô lượng kiếp của Ngài Hư Vân kình tỉnh dậy. Ly trà rớt xuống đất, một âm thanh chợt phát ra, đập vụn hư không, cuồng tâm tiêu tan chấm dứt. (Cuồng tâm tức là tâm phan duyên, phiền não, chấp trước). Cho nên Đức Phật nói:
« Hết thảy chúng sinh,
Đều có Phật tánh,
Đều có thể thành Phật,
Chỉ vì vọng tưởng chấp trước,
Mà không thể chứng đắc ».
Trong Kinh Lăng Nghiêm cũng có nói:
« Cuồng tâm đốn hiết, hiết tức Bồ Đề ».
Nghiã là cuồng tâm tức bồ đề, khi cuồng tâm chẳng còn nữa, thì bồ đề (giác ngộ) sẽ hiển hiện.
Tôn giả Ma Ha Ca Chiên Diên. Ma ha nghĩa là "đại" (lớn), Ca Chiên Diên dịch là "Văn sức". Tôn giảcũng có những tên khác như « Hảo Kiên », « Phiến Thừng » và « Thắng Tư ». Trong chúng đệ tử của Đức Phật, Ngài là người luận nghị đệ nhất, biện tài vô ngại. Ngài dùng thiện xảo phương tiện, biện tàithao thao bất tuyệt, triết phục được rất nhiều ngoại đạo đoạn kiến.
Ma Ha Ca Diếp là vị Tổ thứ nhất, được truyền từ Đức Phật. Ngài hiện nay vẫn còn nhập định ở núi Kê Túc tỉnh Vân Nam Trung Quốc, tức chưa vãng sinh, cũng chưa vào Niết Bàn, Ngài đợi Bồ Tát Di Lặcthành Phật, thì trao y bát cho Phật Di Lặc.
« Ca Diếp » dịch là "Ẩm quang", vì trên thân của Ngài phóng ra ánh sáng vàng tía, che lấp các ánh sáng khác, như ánh sáng mặt trời, ánh sáng mặt trăng, ánh sáng ngôi sao, giống như uống ánh sáng. Thân của Ngài hiện ánh sáng vàng, là vì trong quá khứ Ngài và vợ của Ngài (Tử Kim Quang Tỳ Kheo Ni), cùng nhau tu sửa sơn son thếp vàng tượng Phật Tỳ Bà Thi. Ca Diếp còn dịch là "Đại quy thị", vì khi tổ tông của Ngài tu đạo, thì thấy con rùa lớn cõng ở trên lưng một bức họa đồ, do đó mà được tên. Tên của Ngài Ca Diếp còn gọi là "Tì Bát La", là tên của một thứ cây, vì cha mẹ của Ngài cầu nguyện với cây nầy mà sinh ra Ngài, cho nên lấy tên cây làm tên.
Ngài Ma Ha Ca Diếp đã từng là một vị ngoại đạo lạy thần lửa, cho rằng thần lửa là thần minh cao thượng nhất. Khi Đức Phật độ xong năm vị Tỳ Kheo rồi, thì biết cơ duyên đã chín mùi, mới đến độ Ngài Ma Ha Ca Diếp, lúc đó Ngài đã 102 tuổi. Khi Ngài hiểu rõ công phu tu hành của mình, chẳng thể sánh được cảnh giới và thần lực của Đức Phật, tu khổ hạnh, trở thành đầu đà đệ nhất. Hạnh đầu đà có mười hai hạnh, Phật thấy Ngài tuổi đã cao, nên khuyên tôn giả hà tất phải tu khổ như thế, song tôn giả vẫn tiếp tục duy trì tu khổ hạnh. Cho nên Đức Phật khen ngợi Ngài: ỀPhật pháp của ta trụ lâu đời, có quan hệ rất lớn với sự thực hành hạnh đầu đà của Ca Diếp, ai hay tu khổ hạnh như thế, thì Phật pháp nhất định sẽ trụ lâu nơi đờiỀ.
Tôn giả Ma Ha Mục Kiền Liên. Mục Kiền Liên là tiếng Phạn, dịch là "Lai bặc căn", hoặc "Thải thúc thị". Tôn giả có đại thần thông, một lần nọ, Ngài vận dụng thần thông đi về hướng đông, qua vô lượng vô biên thế giới, song dù đi xa bao nhiêu cũng chẳng cách chi lường được âm thanh của Phật vang xa bao nhiêu, vì pháp thân của Phật khắp tận cùng hư không, biến pháp giới.
Tôn giả Mục Kiền Liên là một vị đại hiếu tử, khi Ngài chứng được ngũ nhãn lục thông, quả vị A La Hánrồi, bèn quán khắp pháp giới tìm mẹ của Ngài, thấy mẹ ở trong địa ngục làm ngạ quỷ, chịu nhiều thống khổ. Ngài đau đớn muôn phần, lập tức đem một bát cơm đến dâng cho mẹ dùng, mẹ của Ngài dùng một tay che, một tay bốc ăn, vì sợ ngạ quỷ khác thấy đến cướp giựt, ai biết cơm vừa đến miệng, thì hóa thành lửa than, ăn chẳng được, vì nghiệp chướng của bà ta quá nặng. Tôn giả Mục Kiền Liên tuy có đạithần thông, nhưng không thể cứu được mẹ của Ngài, do đó lập tức đi tìm Đức Phật, để nhờ Phật cứu giúp. Phật nói vì mẹ của Ngài, lúc còn sinh tiền phỉ báng Tam Bảo, khinh khi chư Tăng, lại thích ăn cá, trứng, cho nên đọa làm ngạ quỷ ở trong địa ngục. Nếu muốn cứu vớt mẹ của Ngài, thì phải vào ngày rằm tháng bảy, ngày Phật hoan hỉ, chư Tăng Tự Tứ, thiết lễ Vu Lan Bồn để cúng. Trước khi cúng mười phương chư Phật, Pháp, Tăng, mười phương Tăng chưa dùng trai, thì người khác không được dùng trước, nhờ công đức thanh tịnh của mười phương Tăng, khiến cho mẹ của Ngài thoát khỏi biển khổ.
Phật chế hàng Tỳ Kheo, từ ngày rằm tháng tư đến ngày rằm tháng bảy, kiết hạ an cư ba tháng. Trong mấy tháng nầy mùa hè nóng nực, trời mưa, trên đường đi có nhiều côn trùng, vì dưỡng tâm từ bi thương xót tất cả chúng sinh, nên chư Tăng chẳng đi đâu xa, để tránh khỏi đạp chết những sinh linh nhỏ bé. Ngày mười lăm tháng bảy, là ngày chư Tăng kiết hạ viên mãn, là ngày Tự tứ, cũng là ngày Phật hoan hỉ. Ngày đó chư Tăng cùng nhau xem xét lỗi lầm với nhau, tự nhận lỗi lầm của mình, hoặc thỉnh chư Tăng nói ra lỗi lầm của mình, để sám hối, mọi người cùng nhau sửa đổi làm mới.
Cho nên, Đức Phật dạy tôn giả Mục Kiền Liên cúng dường chúng Tăng vào ngày nầy. Do đó, mỗi năm vào ngày rằm tháng bảy, mỗi chùa đều thiết lễ pháp hội Vu Lan Bồn, siêu độ cha mẹ bảy đời trong quá khứ, và cha mẹ đời nay đã qua đời. Vu Lan Bồn dịch là "Giải đảo huyền". Chúng sinh trong địa ngụcchịu thống khổ, như bị dây thừng trói treo ngược xuống. Ngày nầy nhờ công đức cúng dường mười phương chư Phật Bồ Tát và hiền Thánh Tăng, các Ngài có thể giải trừ thống khổ trong các đường ác.
Tên của tôn giả Mục Kiền Liên gọi là "Tì Lợi Bát", là tên cây, vì cha mẹ của tôn giả cầu nguyện nơi cây nầy, mà sinh ra tôn giả, tình hình cũng giống như Ngài Ca Diếp.
Khi Ngài Tu Bồ Đề và các vị tôn giả khác, nghe Đức Phật thọ ký cho Ngài Xá Lợi Phất, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì hoan hỉ vui mừng hớn hở, nghe được pháp chưa từng nghe qua, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đây là biểu thị thân nghiệp thanh tịnh. « Sinh tâm hi hữu », biểu thị ý nghiệpthanh tịnh. « Hở bày vai phải », là biểu thị các Ngài buông bỏ pháp tiểu thừa, mà hướng về pháp đại thừa. Nghĩa là khai quyền hiển thật, ngày xưa chưa khai quyền, như vai mặt bị che lấp; nay đã khai quyền, cho nên hở vai phải. « Gối phải đụng đất », đất biểu thị thật pháp, thật trí. « Một lòng chắp tay », quyền thật không hai, quyền pháp tức thật pháp, thật pháp tức quyền pháp, khai quyền hiển thật, vì thật thí quyền. Chắp tay là biểu thị quyền thật không hai, không hai tức là một lòng chẳng phải quyền chẳng phải thật. « Cúi mình cung kính », thân mình chẳng thẳng cũng chẳng cúi, hay thẳng cũng hay cúi. Thẳng là biểu thị thật pháp, cúi là biểu thị quyền pháp. Nay cúi mình cung kính, chiêm ngưỡng dung nhan của đức Thế Tôn, biểu thị các Ngài dùng « quyền » hướng về thật pháp của Phật. « Mà bạch Phậtrằng », tức khẩu nghiệp thanh tịnh.
Chúng con đứng đầu trong hàng Tăng chúng, tuổi đã già nua, tự cho mình đã được Niết Bàn, chẳng kham nhiệm gì nữa, chẳng còn cầu mong quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
« Chúng con » là chỉ Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề, Ngài Ma Ha Ca Chiên Diên, Ngài Ma Ha Ca Diếp và Ngài Ma Ha Mục Kiền Liên. Các Ngài đứng đầu trong hàng Tăng chúng, song tại sao các Ngài không tu tập pháp đại thừa để cầu Phật đạo? Vì các ngài xuất gia đã lâu, tuổi hạ cao, những người hậu bối đều lấy các Ngài làm mô phạm, nếu sửa đổi bỏ pháp tiểu thừa để cầu đại thừa, thì sợ người sau quở trách, vì muốn giữ sự tín nhiệm của người khác đối với các Ngài, cho nên chấp trước tiểu thừa mà chẳng cầu pháp đại thừa, chẳng muốn xả bỏ tiểu thừa, đều vì chưa biết khai ba quyền thừa để hiển thật thừa pháp. Ba quyền thừa tức : Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát thừa. Vì chấp nơi tiểu thừa chưa bỏ đi, giữ gìn kiến giải của mình, cho nên không thể khai quyền hiển thật, bỏ quyền về thật, mà gây nên lỗi lầmthứ nhất. Lỗi lầm thứ hai là tự cho rằng tuổi tác đã già nua, có thể tránh trách nhiệm nặng nề hành Bồ Tát đạo rộng độ tất cả chúng sinh. Các Ngài quá xem thường chính mình, chấp trước việc tuổi tác đã cao, chẳng còn làm gì được nữa, cho nên lười tinh tấn, cầu Phật đạo. Lỗi lầm thứ ba là các Ngài tự cho rằng mình đã chứng được Niết Bàn, đây là chưa chứng mà nói chứng. Theo sự trắc lượng của các Ngài cho rằng, hoa sen chẳng sinh nơi đất cao, chỉ lớn lên ở dưới nước, cho nên nói mình đã vào chánh vị vô vị, được Niết Bàn, chẳng còn kham phát tâm bồ đề, cho rằng những gì làm trước kia đều là Bồ Tát đạo, song vì mê thật pháp mà chẳng hiểu nghĩa của nó, chẳng còn mong cầu quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Đức Thế Tôn trước kia nói pháp đã lâu, con ngồi tại tòa thân thể cảm thấy mệt mỏi, chỉ nhớ pháp không, vô tướng, vô tác. Nơi pháp Bồ Tát du hí thần thông, thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sinh, thì tâm chúng con chẳng vui thích. Tại sao ? Vì đức Thế Tôn khiến cho chúng con ra khỏi ba cõi, chứng được Niết Bàn. Hơn nữa, nay chúng con tuổi đã già nua, chẳng sinh tâm niệm ưa thích nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác, mà đức Phật giáo hóa Bồ Tát.
Bốn vị tôn giả bạch Phật: Đức Thế Tôn ! Trước kia Phật nói pháp thời gian lâu dài, chúng con ngồi lâu, dần dần cảm thấy mỏi mệt giải đãi, vì chỉ nghĩ nhớ pháp tiểu thừa : Không, vô tướng, vô tác. Tức là không vô sở hữu, tức không cần hành Bồ Tát đạo, hoặc tu công đức, cho nên chẳng vui thích pháp Bồ Tát du hí thần thông, giáo hóa thành tựu tất cả chúng sinh, cho đến nghiêm tịnh cõi Phật, cũng chẳng sinh một niệm tâm vui mừng, Đó là được ít cho là đủ, lỗi giải đãi chẳng tinh tấn. « Vì sao » ? Vì sao chúng con chẳng cầu pháp đại thừa ? Vì Phật từng nói khiến cho chúng con ra khỏi ba cõi, chứng được Niết Bàn, hơn nữa, nay tuổi chúng con đã già sức yếu, cho nên nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà Phật mở bày cho Bồ Tát đại thừa, chúng con chẳng sinh tâm ưa thích.
Hôm nay chúng con ở trước đức Phật, nghe thọ ký cho hàng Thanh Văn, sẽ thành Vô hượng chánh đẳng chánh giác, tâm chúng con rất vui mừng được chưa từng có, không ngờ hôm nay hốt nhiên được nghe pháp chưa từng có, rất tự mừng may được lợi lành lớn, vô lượng châu báu, chẳng cầu mà tự được.
Hôm nay chúng con ở trước Phật, được nghe Phật thọ ký cho hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát sẽ thành Phật, thấy Ngài Xá Lợi Phất được thọ ký, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, trong tâm chúng con rất vui mừng, vì đây là biểu thị chúng con cũng sẽ được Phật thọ ký. Nay nghe pháp hi hữu Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nầy, rất tự mừng may được lợi lành lớn, như hốt nhiên được vô lượngchâu báu, chẳng cầu mà tự được.
Đức Thế Tôn ! Chúng con hôm nay xin nói ví dụ để làm rõ nghiã đó. Ví như có người tuổi còn nhỏ, bỏ cha trốn đi sang nước khác, ở lâu hoặc mười, hai mươi, cho đến năm mươi năm.
Đức Thế Tôn ! Hôm nay chúng con xin dùng một ví dụ để làm sáng tỏ nghiã nầy. « Ví như có người », dụ cho người nhị thừa. "Tuổi còn nhỏ" dụ cho người căn lành còn yếu kém, vì không thể thọ pháp đại thừa mà bỏ cha đi xa. « Cha » dụ cho ứng thân của Phật. Trong thời gian lâu dài nơi hai vạn ức vị Phật xuất hiện ra đời, Phật Thích Ca vẫn giáo hóa chúng sinh thành vô thượng đạo, như cha lành đối với tất cả chúng sinh. Song, khi ứng thân của Phật vào Niết Bàn rồi, thì chúng sinh thối tâm bồ đề, cho nên gọi là « trốn đi ». « Sang nước khác ở lâu » : Tức chỉ ba cõi (cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc) và năm dục : Tài, sắc, danh, ăn, ngủ, nghĩa là chúng sinh nhiễm sâu trần lao năm dục, chẳng biết bỏ mê về giác. Đường cõi trời, là "mười", đường cõi người là "hai mươi", "năm mươi năm" dụ cho năm đường chúng sinh: Trời, người, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. A tu la chẳng lập riêng một đường, vì trong năm đường đều có A tu la. Chúng sinh trong ba cõi đều quay lưng với giác ngộ, mà hợp với trần lao, chẳng biết pháp môn tìm cầu giải thoát.
Người đó tuổi tác đã lớn, lại thêm bần cùng khốn khổ, lang thang khắp bốn phương, để tìm cầu cơm ăn áo mặc, lần lần du hành tình cờ trở về bổn quốc.
"Người đó tuổi tác đã lớn", dụ cho hạt giống đại thừa còn tồn tại, song vì bỏ đại thừa mà tu tập tiểu thừa, thối lùi đã lâu, phước đức từ từ tiêu mất, cho nên gọi là nghèo khổ. « Lại thêm bần cùng khốn khổ »: Tức tám thứ khổ: Sinh, gìa, bệnh, chết, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm xí thạnh. Chúng sinh trong ba cõi chịu đủ tám thứ khổ, chẳng ra khỏi đặng, cho nên nói là « bần cùng », tám thứ khổ trói buộc như lửa thiêu đốt, nên gọi là « khốn khổ ».
« Lang thang khắp bốn phương »: Tức thiên về thân thọ, tâm, pháp. « Tìm cầu cơm ăn áo mặc »: Chẳng thiên về phải trái, ở giữa cầu chánh đạo cơm ăn và chánh đạo áo mặc. « Lần lần du hành, tình cờ trở về bổn quốc »: Tức chẳng phải như ý muốn, chỉ là sự tình cờ. Ngoại đạo chán khổ cầu đạo, tu các khổ hạnh, tuy là chẳng chánh đáng, cũng được nhân duyên có thể giáo hóa họ. Như Phật mới thành đạo, thì các ngoại đạo đều được độ trước, tức cũng là ý nầy.
Người cha từ trước đến nay, tìm con chẳng được, bèn dừng lại tại một thành trong nước đó. Nhà ông đó rất giàu có, của cải báu vật vô lượng, nào là : Vàng, bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, pha lê, trân châu .v.v... các kho tàng của cải, thảy đều tràn đầy. Có nhiều tôi tớ, thần tá sử dân, voi ngựa xe cộ, bò dê, nhiều vô số, cho vay thâu vào lời lãi khắp đến nước khác, khách thương buôn bán cũng rất đông nhiều.
Người cha từ trước đến nay, tìm con chẳng được: Dụ cho Phật dùng pháp đại thừa giáo hóa chúng sinh, song chúng sinh bỏ trốn đến nước khác. Phật tìm con chẳng được, nhưng không thể vì một đứa con mà bỏ gia nghiệp, cho nên dừng lại ở tại một thành trong nước đó. Trong tức là giữa cõi thật báo và cõi phương tiện. Phật lúc ban đầu dừng nơi hữu dư Niết Bàn Hóa Thành, tức dừng nơi quyền lý, chẳng muốn nói pháp yếu mà muốn vào Niết Bàn, nhưng vì nhà ông rất giàu có, pháp tài vô lượng(Chỉ Tam tạng mươi hai bộ Kinh các pháp bảo), muốn có người sau nấy kế thừa gia nghiệp của Như Lai, cho nên chẳng vào Niết Bàn. Quyền lý nầy là thật tướng, nên gọi là Ềnhà ông. Đầy đủ vạn đức, cho nên gọi là rất giàu có.
Vàng bạc bảy báu, và bảo châu như ýỂ, đại đồng tiểu dị, chỉ cần được một hạt châu như ý, thì đồng như được các báu vật khác, đây là biểu thị tiểu thừa ba mươi bảy đạo phẩm, bốn thánh đế, mười hai nhân duyên, và đại thừa lục độ vạn hạnh, các pháp bảo.
Các kho tàng của cải: Tức là vô lượng pháp bảo sở tại. Có nhiều tôi tớ, thần tá sử dân: Dụ cho pháp thiện xảo phương tiện của Phật.
VoiỀ dụ cho nhất tâm tam quán, pháp viên giáo đại thừa. Tam quán nầy đồng tại một lúc, chẳng lìa một mà có, không tức giả, giả tức không, cũng không, cũng giả. Đây là pháp môn viên giáo sở tu của Bồ Tát, là đốn ngộ mà chẳng phải tiệm tu.
ỀNgựaỀ, đại biểu thứ đệ tu hành từ từ vào tam quán của đại thừa:
1. Quán không,
2. Quán giả,
3. Quán trung.
Đây là biệt giáo đại thừa.
Bò dụ cho không, tích, hai quán, là thông giáo các pháp đại thừa.
Dê Dụ cho tích pháp tự hành quán, từ Thanh văn thừa tu, thì có thể vào đại thừa. Khi có Phật tại thế, thì Duyên Giác và Thanh Văn thành một thể.
Vô số tức là chúng sanh tiểu thừa nhiều vô số lượng. Cho vay thâu vào lời lãi: Cho vay là chỉ tâm sinh vạn pháp, thâu vào tức vạn pháp quy về tâm. Lời lãi là giáo hóa chúng sinh được pháp đại thừa, tự thân được lợi ích. Như lợi tức ở ngân hàng, nếu độ được nhiều chúng sinh, thì được nhiều lợi, do đó mà Ềkhắp đến nước khác, khắp tam giới. Khách thương buôn bán cũng rất đông nhiều:Biểu thị quả vị bậc đại, tiểu thừa rất đông nhiều. Nghĩa là các Bồ Tát vào tam giới để cầu pháp lợi, giáo hóa chúng sinh, hoặc Bồ Tát cõi nầy đến cõi khác nghe pháp, hoặc Bồ Tát cõi khác đến cõi nầy nghe kinh, hoặc vì khế cơ mà ứng hoá làm Thanh văn, gọi là ứng và hoá thân. Ví như buôn bán đem thật pháp vào khắp tam giới, giáo hoá lợi ích chúng sinh, sau khi hoàn thành thì trở về pháp thân tức nhập diệt, cho nên cũng gọi là rất đông nhiều.
Bấy giờ, gã cùng tử đi dạo đến các tụ lạc, trải qua các xóm làng, lần hồi đến thành của người cha ở.
Gã cùng tử: Tức là hàng nhị thừa. Đi dạo đến các tụ lạc: Tức đi dạo trong nhà lửa tam giới, chịu các sự khổ, rất nhàm chán mõi mệt, muốn cầu thoát khỏi. Trải qua xóm làn: Tức là lặn lội đường dài, trải qua vô số nước khác, nghiã là quán sát tụ lạc năm uẩn, và cõi nước mười tám giới (sáu căn, sáu trần và sáu thức), từ đây mà vào xóm, tức quán mười hai nhân duyên, nơi nơi cầu chánh trợ cơm áo, do khốn cảnh nầy, mà cảm lòng đại bi của Phật, có được nghĩa tịch diệt, cho nên nói lần hồi đến thành của người cha ở.
Người cha nhớ con, cách biệt con đã hơn năm mươi năm, mà chưa từng nói với ai về việc nầy, chỉ tự suy nghĩ, lòng rất hối tiếc, tự nghĩ mình đã già nua. Có nhiều của cải, vàng bạc châu báu, kho tàng tràn đầy, mà chẳng có con cái. Một khi chết mất, thì của cải sẽ mất đi, chẳng có người giao phó, cho nên rất ân cần luôn nhớ đến con. Lại nghĩ rằng, nếu ta gặp lại con để giao phó của cải, thì sung sướng biết mấy, chẳng còn sầu lo.
ỀNgười cha nhớ con: Phật luôn luôn nhớ các Phật tử căn cơ đại thừa, cách biệt con đã hơn năm mươi nămỂ: Đại biểu trời, người, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục, các chúng sinh. Song, ông ta chưa từng nói với ai. Phật thì chẳng nói, vậy các vị Bồ Tát biết việc nầy chăng ? Biết. Song, Phật chẳng nói, mà các Bồ Tát cũng im luôn, vì biết chúng sinh căn cơ đại thừa chưa chín mùi. Tâm Như Lai rất hối tiếc, ban đầu chẳng ân cần giáo hóa pháp lớn, e rằng họ sẽ thối thất bổn tâm, hơn nữa con ngu si đã trốn đi, bỏ giác hợp trần mà trong lòng rất lo lắng.
ỀTự nghĩ mình đã già nua: Dụ cho Phật ra đời, giáo hóa chúng sinh hoàn mãn rồi, tất cả pháp đại thừa, giàu có đủ pháp tài, thiền định Bát nhã trí đức, mà chẳng có con cái để kế thừa. Một khi báo thânmất đi, thì công đức pháp tài chẳng có ai tiếp nối, cho nên ân cần luôn luôn nhớ đến đứa con thất lạc, nếu có người để giao phó lại của cải pháp tài, thì trong tâm sung sướng biết mấy, chẳng còn sầu lo nữa gì nữa.
Đức Thế Tôn ! Lúc bấy giờ, gã cùng tử làm thuê làm mướn, lần hồi đến nhà người cha, bèn đứng bên cửa, xa trông thấy người cha ngồi trên giường sư tử, ghế báu đỡ chân. Các vị Bà la môn, Sát đế lợi, cư sĩ thảy, đều cung kính vây quanh. Dùng chuỗi trân châu giá trị ngàn vạn, để trang nghiêm thân, các sử dân tôi tớ tay cầm phất trần trắng đứng hầu hai bên. Màn báu che phía trên, các hoa phan thòng xuống, nước thơm rưới đất, rải các thứ hoa quý, các báu vật la liệt, phát ra thâu vào, lấy, cho, có đủ thứ sự, nghiêm sức như thế, uy đức rất tôn kính quý trọng. Gã cùng tửthấy cha có thế lực rất lớn, bèn sinh tâm kinh sợ, hối hận về việc đến chỗ nầy, bèn nghĩ thầmrằng : Ông nầy chắc là vua, hoặc là bậc đồng vua, chẳng phải chỗ của ta làm thuê mướn được tiền vật, chẳng bằng ta qua đến xóm nghèo, có chỗ cho ta ra sức chăm làm, để kiếm được đồ mặc vật ăn. Nếu ở đây lâu, họ sẽ cưỡng ép sai ta làm, nghĩ như thế rồi, bèn mau bỏ chạy đi.
Đức Thế Tôn ! Khi người cha già nghĩ nhớ gã cùng tử, thì gã cùng tử làm thuê làm mướn lưu lạc khắp đó đây. Ý nói họ đã bỏ đại thừa, ở trong tam giới chịu các sự thống khổ, cho nên tâm sinh nhàm lìa, mà đi tứ xứ tìm cầu đường thoát ly, từ đó dần dần tích tập căn lành xuất thế, do căn lành nầy mà cảm ứnglòng từ bi của Phật, cho nên cuối cùng về đến nhà người cha : Đứng ở bên cửa: Gã cùng tử thấy người cha và sự trang nghiêm đẹp đẽ, cho nên chẳng dám ngang nhiên đứng giữa cửa. Đây là biểu thịngười tiểu thừa thiên về không, thiên về giả, mà chẳng đứng nơi trung đạo. Xa trông thấy người cha: Tuy nhiên hiện nay lìa đạo đã xa, còn có thể ở xa trông thấy người cha, ý nói người tiểu thừa còn có căn cơ đại thừa. Ngồi ở trên giường sư tử: Tòa cao rộng lớn nầy, chạm hình con sư tử, dụ cho Phật ngồi toà pháp vương, hiển hiện vạn đức đầy đủ, trang nghiêm viên mãn báo thân pháp thân và hoá thân. Ghế báu gát chân: Biểu thị Phật đầy đủ định huệ.
Các vị Bà La Môn: Là giai cấp cao nhất trong bốn giai cấp của Ấn Độ thời xưa, tu hành phạm hạnh,đức hạnh thanh cao, đây dụ cho Đẳng Giác vị và Bồ Tát Pháp Vân Địa trong hội Hoa Nghiêm. Sát đế lợi: Là dòng dõi vua chúa, dụ cho các đại Bồ Tát từ sơ địa đến cửu địa trong hội Hoa Nghiêm. Cư sĩ: Đại biểu ba mươi tâm Bồ Tát trong hội Hoa Nghiêm. Những vị Bồ Tát nầy, đều cung kính nhiễu quanh Đức Phật.
Chuỗi trân châu: Dụ cho cứu kính giới, định thủ Lăng Nghiêm, Nhất thiết chủng trí, pháp âm Đà la nibốn trí. Giá trị ngàn vạn để trang nghiêm thân: Dụ cho Phật Pháp vi diệu thâm áo, không thể luận bàndò lường. Các sử dân tôi tớ: Sử dân là Bồ Tát đã chứng quả, tôi tớ: Bậc tu hành phương tiện Ba la mật, đồng với thật trí.
ỀTay cầm phất trần trắngỂ: Dụ cho dùng quyền trí. ỀĐứng hầu hai bênỂ: ỀBên tráiỂ biểu thị nhập vào không khí và quét đi bốn trụ trần :
1. Ái kiến trần.
2. Ái dục trần.
3. Ái sắc trần.
4. Ái vô sắc trần.
Bên phải biểu thị nhập vào giả trí, quét sạch vô tri trần. Hai bên, biểu thị quét không trần và giả trần, đây là trung đạo phương tiện, cho nên nói là hai bên.
Màn báu che phía trên: Dụ cho từ bi chân thật. Các hoa phan thòng xuống: Hoa dụ cho bốn pháp nhiếp:
Bố thí
Ái ngữ
Lợi hành và
Đồng sự.
Bố thí có ba :
Tài thí,
Pháp thí và
Vô úy thí.
Ái ngữ là nói lời hòa nhã, êm diệu. Lợi hành là hành vi lợi ích kẻ khác. Đồng sự là thị hiện thân phậnđồng với chúng sinh. ỀPhanỂ dụ cho thần thông:
1. Thiên nhãn thông.
2. Thiên nhĩ thông.
3. Tha tâm thông.
4. Túc mạng thông.
5. Thần túc thông.
6. Lậu tận thông.
Nước thơm rưới đất: Dụ cho nước pháp (pháp thuỷ) rưới vào tâm địa của các Bồ Tát rửa sạch hoặc trần. Cũng dụ cho nước ỀđịnhỂ rưới Ềtâm tán loạn. Rải các thứ hoa quý : Phong ích, tính bình đẳng và tôn qúy, ý nói Bồ Tát đại thừa như thất tịnh hoa. Hoa biểu hiện cho bốn trí :
Thành sở tác trí.
Diệu quán sát trí.
Bình đẳng tính trí.
Đại viên cảnh trí.
Thất tịnh hoa:
1- Tam tụ tịnh giới.
2- Thủ Lăng nghiêm đại định.
3- Thật huệ.
4- Đoạn nhị đế nghi.
5- Hành ư phi đạo thông đạt Phật đạo.
6- Trí đức viên mãn.
7- Đoạn đức thành tựu.
Người nào muốn đắc được định, thì trước phải giữ giới mới có định và huệ. Cho nên trong sự tu đạo, giới là quan trọng nhất. Giới có năm:
1- Không sát sinh.
2- Không trộm cắp.
3- Không tà dâm.
4- Không nói dối.
5- Không uống rượu.
Có người nói : Sát sinh, trộm cắp có thể giữ được, giới không tà dâm tuy không dễ, song cũng phải giữ, giới nói dối là ác tập nên trừ khử. Song, uống một vài ly rượu thì đâu có vấn đề gì ! Hà tất phải giữ giớirượu ? Bạn nói họ nói như vậy có lý chăng ? Hoàn toàn sai ! Rượu khiến cho con người loạn tâm tính mà gây ra việc sát sinh, trộm cắp, tà dâm và nói dối. Trong trường hợp nào đó, bạn nói dối mà chẳng biết, còn cho rằng mình chẳng có phạm lỗi.
Tôi nhớ đến một câu chuyện, có một người nọ giữ gìn năm giới, giới rượu đã giữ được hai ba năm. Một ngày nọ, hốt nhiên khởi ý niệm uống rượu, cho rằng uống một vài ly rượu đâu có vấn đề gì. Bắt đầu anh ta chỉ uống một chút, từ từ càng uống càng nhiều, say lúc nào chẳng hay. Hốt nhiên thấy con gà nhà kế bên chạy qua nhà anh ta, cho rằng trời ban cho, bèn bắt gà làm thịt ăn, lát sau có cô gái nhà kế bên chạy qua tìm gà, thì anh ta nói chẳng thấy gà. Thấy cô gái bèn nổi tâm dâm dục, làm ô nhục cô ta. Vìanh ta phạm giới rượu, mà gây ra tội sát sinh, trộm cắp, tà dâm và vọng ngữ. Đủ thấy giới rượu rất là quan trọng.
Tịnh Hoa thứ hai : Thủ Lăng Nghiêm đại định là đại định tất cả sự cứu kính kiên cố. Chúng ta làm bất cứ việc gì, đều phải triệt để kiên cố, có tâm kiên, thành, hằng, thì mới có đại định, tu đại định thì sau sẽ thành tựu định lực tất cả sự cứu kính kiên cố, tức là đại quả.
Tịnh Hoa thứ ba: Thật huệ, thật huệ nầy ai ai cũng có đủ, chẳng có ai mà không có trí huệ. Song, bây giờ chúng ta chẳng những không hiểu được sự vận dụng mà còn quên đi mất, ngược lại cứ dụng côngphu trên trí quyền xảo phương tiện, đó là trí thế gian mà thôi, là hư vọng chẳng thật. Thật trí mới là trí huệ siêu thế gian, hay khiến cho thấy được thật tướng của các pháp.
Tịnh Hoa thứ tư: Đọan hai đế nghi:
a. Không đế: Quán tự tính vốn không của các pháp, phá trừ pháp chấp.
b. Giả đế: Đây là tác dụng của nhân duyên, hiện tượng y chánh, đồng nơi huyễn hoá, cho nên giả đế là lập pháp. Hai đế nầy thiên về không, hoặc thiên về có, chẳng vào trung đạo, cho nên chẳng phải cứu kính, mà phải đoạn trừ.
Tịnh Hoa thứ năm: Hành ư phi đạo thông đạt Phật đạo. Sở hành phi đạo như là pháp tiểu thừa hoặc như khổ hạnh của ngoại đạo, song cuối cùng vẫn phải trở về với đại thừa, tu pháp đại thừa mới thành tựu Phật đạo.
Tịnh Hoa thứ sáu: Trí đức viên mãn tức là minh tâm kiến tánh.
Tịnh Hoa thứ bảy: Đoạn đức thành tựu, biểu thị phá sạch vô minh.
Các báu vật la liệt, phát ra thâu vào lấy cho, có đủ thứ sự nghiêm sức như thế: Biểu thị đại thừa diệu pháp. Phát ra tức giáo hóa chúng sinh pháp đại thừa. Thâu vào biểu thị nhiếp thọ người nhị thừa. Uy đức rất tôn kính quý trọng biểu thị vô biên đại uy đức thần lực, có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp.
Gã cùng tử thấy cha có thế lực lớn: Tức người nhị thừa trí nhỏ đức mỏng, thấy Phật có sức đại trí huệ thần thông, và uy đức thân tướng tốt trang nghiêm, mới khởi tâm kinh sợ hoài nghi: Tướng trang nghiêm vi diệu nầy, trước kia con chưa từng thấy, phải chăng là ma vương ? Bèn tỉnh ngộ ăn năn về việc đến chỗ nầy, muốn đi đến xóm nghèo, tu pháp nhị thừa, lấy sự cầu chánh đạo làm vật ăn, ngộ đạo làm đồ mặc. Với trí huệ của ngài Xá Lợi Phất, còn sinh tâm nghi hoặc đối với Phật: Phải chăng đây là ma giả Phật, nhiễu loạn tâm ta ư ? Huống gì là người mới vào đạo? Gã cùng tử chẳng dám ở lại lâu nơi đây, sợ bị ép tu tập pháp đại thừa, mà cất bước chạy nhanh. Chẳng phải là chỗ người tiểu thừa được lợi ích, cho nên nói Chẳng phải chỗ của ta làm thuê mướn được tiền vật, ý nói căn cơ nhỏ không thể tiếp thọ giáo hóa pháp đại thừa,
Tu pháp đại thừa Bồ Tát chẳng dễ gì thực hành, nhậm vận vào sinh tử, du hí nhân gian, tịnh cõi nước Phật, giáo hóa chúng sinh. Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên, vào sinh tử mà chẳng sinh tử; tại phàm trần mà xuất phàm trần. Người nhị thừa thì nhàm sợ sinh tử, và sợ rộng học vạn hạnh, bỏ lớn giữ nhỏ, cho nên nơi cửa đại thừa mà bỏ đi mau
HT Tuyên Hóa