Mục Lục

- Nguyện thứ nhất: Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ : Ta có độ chúng sinh chăng ? Độ chúng sinh tức hành Bồ Tát đạo, nhưng độ chúng sinh cũng đừng chấp tướng chúng sinh, do đó :
‘’Lìa tất cả tướng, quét tất cả pháp‘’.

- Nguyện thứ hai: Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn: Đã đoạn phiền não chưa ? Phiền não tức bồ đề, băng tức nước, nước tức băng, biến phiền não thành nước trí huệ, tức là bồ đề. Vì sao nói chúng sinhtức là Phật; Phật tức chúng sinh ? Bạn độ tận chúng sinh tức thành Phật, nếu chưa độ chúng sinh thì bạn vẫn là chúng sinh. Giác ngộ tức Phật, mê muội là chúng sinh. Do đó, đừng truy cầu bên ngoài.
Trong Kinh Bảo Đàn nói rằng: ‘’Tự tính chúng sinh thệ nguyện độ‘’. Tất cả chúng sinh như một, chẳng phân biệt ta người, trước phải độ tự tính chúng sinh. Giác là Phật vậy, mê là chúng sinh vậy. Giác và mê không khác, không mê tức là giác, không giác tức là mê, như băng và nước chẳng khác biệt. Cho nên nói phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.

- Nguyện thứ ba: Pháp môn vô lượng thệ nguyện¡ học: Pháp môn vô lượng vô biên, ta đã học chưa ?

- Nguyện thứ tư: Phật đạo¡ vô thượng thệ nguyện thành : Đừng do dự không quyết định, nên thệ nguyện tu hành cho đến khi thành Phật, nếu không thì chẳng đạt được quả vị Phật.
‘’Dải hoa rũ xuống‘’: Trên xe có hoa thòng rũ xuống, dụ cho bốn pháp nhiếp thọ chúng sinh, tức là bốn pháp nhiếp: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

1. Bố thí: ‘’Trước dùng câu dục móc, sau khiến vào Phật đạo.’’ Nếu muốn chúng sinh vào trí huệ của Phật, thì trước hết dùng pháp phương tiện dẫn dắt. Chúng sinh thích tiền tài, thì bố thí tiền tài, khiến cho họ vui mừng, sau đó dạy Phật pháp cho họ, thì họ vui vẻ tiếp thọ. Bố thí thì đầu tiên nên bố thí pháp, tiếp đó bố thí tiền tài. Nhưng dùng pháp phương tiện, khiến cho họ tiếp thọ, cho nên trước phải bố thítiền tài, sau đó bố thí pháp, và bố thí vô úy, khiến cho chúng sinh nghe Phật pháp, thì lìa tất cả sợ hãi.

2. Ái ngữ : Dùng lời lẽ ôn hòa khéo léo để hóa đạo, như lòng cha mẹ thương con cái, thì chẳng gì mà không thành, dùng từ ái đối đãi với chúng sinh.

3. Lợi hành : Chuyên làm việc thiện để lợi ích chúng sinh.

4. Đồng sự : Làm cùng việc cùng nghề với chúng sinh, thì có thể giáo hóa họ tin Phật, khiến cho họ bỏ mê về giác. Cho nên, Bồ Tát hành Bồ Tát đạo, dùng bốn pháp nhiếp nầy để độ chúng sinh, từ chúng sinh có tội lỗi cũng sẽ từ từ cải ác hướng thiện. Bồ Tát đối với những chúng sinh cang cường không biết hối cải, vẫn luôn luôn hy vọng, có ngày họ sẽ cải ác hướng thiện. Cho nên bốn pháp nhiếp nầy diệu không thể tả.

‘’Nệm chiếu mềm mại trải chồng chất‘’: Dụ cho tu tất cả thiền định, y quán chiếu Bát Nhã để huân tu, lâu ngày sẽ thành tựu. ‘’Chồng chất‘’ dụ cho khi ngồi thiền thì được cảm giác khinh an, cảm giác nầy liên tụckhông ngừng, cho đến đi chẳng biết đi, đứng chẳng biết đứng, ngồi chẳng biết ngồi, nằm chẳng biết nằm, đạt đến cảnh giới không có tướng ta, tướng người. Cảnh giới nầy, phải dụng công tu hành, thì mới có thể đạt được, từ vị của nó cũng phải chính quý vị thể hội thì mới biết được, do đó :

‘’Như người uống nước, nóng lạnh tự biết.’’

‘’Gối đỏ để trên‘’: Cái gối màu đỏ để ở trong xe, dùng quang màu đỏ, dụ cho vô phân biệt pháp. Gối gồm có gối ở trong và ở ngoài, gối ở ngoài dùng để dựa khi xe chạy, dụ cho dụng công tu đạo, động chẳng ngại tĩnh, tĩnh chẳng ngại động, động tức tĩnh, tĩnh tức động, động tĩnh nhất như. Xe chạy tức động, xe ngừng tức tĩnh, động tĩnh đều là xe nầy. Chúng ta tu đạo cũng như thế, động tĩnh đều ở tại thân của chúng ta. Trong xe cũng có gối, dùng để gối đầu nghỉ ngơi, dụ cho nhất hạnh tam muội, hay sinh Bát Nhã trí huệ chân chánh.

‘’Dùng trâu trắng kéo‘’: Dụ cho Bát Nhã vô lậu. Tất cả tập khí mao bệnh của chúng ta đều là lậu, tất cả dục niệm đều là lậu. Tại sao chúng ta không thành Phật, không khai ngộ ? Là vì có lậu, nếu chẳng có lậu thì được giải thoát. Muốn được trí huệ vô lậu, thì tu bốn đế sẽ thành tựu. Bảo trì trí huệ vô lậu, thì tu mười hai nhân duyên, sẽ thành tựu mà được khai ngộ. Tu sáu độ cũng được đến bờ kia. Tục ngữ có câu :

‘’Ban ngày ngừa lửa,
Ban đêm ngừa trộm‘’.

Hằng ngày, chúng ta phải phòng ngừa lửa vô minh nổi dậy, tháng nầy tháng khác phải phòng ngừa sáu tên tặc (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) phá rối. Sáu tên tặc nầy thường chi phối bạn, khiến cho bạn điên đảosẽ trộm đi pháp bảo tự tính của bạn. Nếu ai bảo trì được vô lậu, thì chắc chắn sẽ thành Phật. Vô lậu tức là trâu trắng kéo xe.
‘’Dùng trâu trắng kéo‘’: Trắng là màu bổn thể thanh tịnh không nhiễm. Nghĩa là bổn thể của pháp thanh tịnh không nhiễm, tương ứng với trí vô lậu. Xe trâu trắng lớn, biểu thị bốn Niệm Xứ viên mãn thành tựu, sẽ được khai ngộ. Lại biểu thị cho bốn Chánh Cần.

‘’Màu da rất sạch‘’: Dụ cho nhị thế thiện viên mãn, nhị thế ác tiêu diệt. Bốn Như Ý Túc (dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, niệm như ý túc, tư duy như ý túc). Nếu các bạn chẳng có tâm dâm dục, thì đó là gốc trí huệ vô lậu, bạn muốn tu đạo thì sẽ đầy thiện dục tu đạo, bạn muốn tinh tấn, thì có thể phát đạt khai quật Phật giáo ở phương tây. Niệm như ý túc tức là toại tâm viên mãn nguyện. Tư duy như ý túc là những gì suy nghĩ sẽ đạt được lý tưởng. Cho nên muốn được trí huệ vô lậu, thì trước hết trừ khử đi tất cả nhiễm ô, lấy sự trong sạch làm gốc.
‘’Thân hình rất đẹp‘’: Tức là xe trâu trắng lớn thân hình rất đẹp, dụ cho phát tâm đại thừa, như thân hìnhtốt đẹp, chỉ một tâm nầy mà bao quát tất cả các pháp.
‘’Có sức lực rất mạnh‘’: Tức là trâu trắng lớn có sức lực khỏe mạnh, ‘’sức‘’ dụ cho năm căn (tín, tấn, niệm, định, huệ). Năm căn lành nầy sao gọi là ‘’căn‘’ ?
Bởi do rễ (căn) mà sinh trưởng, do đó có câu :

‘’Rễ sâu thì gốc vững,
Gốc vững thì cành lá xum xê‘’.

Tôi từng nói, Phật pháp như biển cả, chỉ có niềm tin thì mới vào được, do đó học Phật pháp, trước hết phải có tín tâm, sau đó tiếp tục tinh tấn tiến về trước, dần dần sẽ không bao giờ mất đi. Có niệm căn rồi, thì không bị người làm giao động, còn phải có định căn, để giữ vững lập trường, mới đủ để độ người, mà không bị người làm lay chuyển. Có định căn thì sẽ sinh huệ căn. ‘’Lực‘’ dụ cho năm lực (tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, huệ lực). Do năm căn mà sinh ra năm lực, có năm lực thì có thể chứng trí huệ vô lậu, thành tựu tất cả hạt giống bồ đề.
‘’Bước đi ngay thẳng‘’: Tức là con trâu nầy, có sức lực rất mạnh, cho nên đi rất mau. Dụ cho định huệquân bình, phải định huệ đều tiến. Nếu chỉ có định, mà thiếu huệ, thì thành người tu hành ngu si, còn nếu chỉ có huệ mà chẳng có định, thì thành người tu hành chạy nhảy lăn xăn. Cho nên, phải đầy đủ định huệ để trợ giúp lẫn nhau. Lại dụ cho bảy Giác Chi, còn gọi là bảy Giác Phần, tức cũng là bảy Bồ Đề Phần, là bảy pháp môn giác đạo. Phật vì người nhị thừa nói ba mươi bảy Đạo Phẩm (năm căn, năm lực, bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, bảy bồ đề phần, tám thánh đạo phần). Trong Phật pháp đại thừa, cũng bao quát ba mươi bảy Đạo Phẩm nầy.

Bảy bồ đề phần :

1. Trạch pháp giác phần : Còn gọi là trạch pháp giác tri, dùng mắt chọn pháp trí huệ vô lậu, để lựa chọnpháp đúng pháp sai, pháp chánh pháp tà, pháp thật pháp giả, pháp chân pháp hư, để theo chánh bỏ tà.
2. Tinh tấn giác phần : Y theo pháp môn chân chánh, tu hành tiến về trước.
3. Hỉ giác phần : Có chánh và tà, có người y theo chánh đạo tu hành mà hoan hỉ, cũng có người y theotà đạo tu hành, rơi vào cuồn hỉ điên đảo. Phàm là y theo dục niệm mà hành là điên đảo, nên dùng thiền định Phật pháp làm hỉ, do đó có câu :

‘’Thiền duyệt vi thực,
Pháp hỉ sung mãn’’.

Nghe được Phật pháp, biết ý nghĩa cao sâu áo diệu, nên sinh tâm hoan hỉ.
4. Trừ giác phần : Biện rõ phải trái, lấy chánh trừ tà.
5. Xả giác phần : Xả bỏ tất cả những gì không đáng, như ngồi thiền không nên chấp vào chỗ tốt, không nên tham luyến cảnh giới, hãy xả bỏ.
6. Định giác phần : Đừng chấp trước bất cứ những gì, có trí huệ thì sinh định. Nếu bạn hôn trầm, thì hãy dùng trạch pháp giác phần, tinh tấn giác phần, hỷ giác phần để đối trị. Nếu có tâm nóng nảy, thì dùng trừ giác phần, xả giác phần, định giác phần để đối trị.
7. Niệm giác phần : Tâm có hôn trầm hoặc nóng nảy đều là niệm. Người phát bồ đề tâm, thì phải y chiếu bảy bồ đề phần mà tu hành. Nếu y theo bảy bồ đề phần mà hành, thì thân tâm an ổn, do đó gọi là ‘’Bước đi ngay thẳng‘’, là biểu hiện dụng công đắc lực.

‘’Mau lẹ như gió‘’, xe nầy được con trâu trắng lớn kéo, nghĩa là biểu thị tiến về trước không lùi. ‘’Gió‘’ có gió mát và gió bão, gió nầy có thể là gió mát, cũng có thể là gió bão. Tại sao ? Bạn được gió nầy thổi, cảm thấy mát mẻ dễ chịu, thì gọi là gió mát. Song, cũng có thể gọi là gió bão, vì gió nầy hay thổi tan tất cả thiên ma ngoại đạo, trừ tất cả tà kiến. ‘’Mau lẹ như gió‘’ dụ cho tám Chánh Đạo, người tu đạo nên y theo tám Chánh Đạo mà tu hành.
1. Chánh kiến : Phải đầy đủ chánh tri chánh kiến, dùng trí huệ vô lậu, phá trừ tất cả tà tri tà kiến. Phi lễvật thị (không hợp lễ giáo thì đừng xem) là chánh kiến.
2. Chánh tư duy : Phi lễ vật thính (không hợp lễ giáo thì đừng nghe), do sự nghe mà khởi suy nghĩ.
3. Chánh ngữ : Phi lễ vật ngôn (không hợp lễ giáo thì đừng nói) tức chánh ngữ. Người chưa phải là bậc Thánh hiền, tránh sao khỏi có lỗi của người, nên rộng lượng bao dung. Mọi người có duyên nên mới tụ lại một chỗ tu đạo, cho nên hãy giấu kín việc ác, biểu dương việc thiện, đừng bươi móc lỗi lầm, khiến cho người sinh thối tâm.
4. Chánh nghiệp : Phi lễ vật động (không hợp lễ giáo thì đừng làm) tức là chánh nghiệp. Đừng kinh doanh tà nghiệp, như mở sòng bạc, mua bán á phiện, mua bán súc sinh, gái mãi dâm .v.v., chánh nghiệp tức là tham thiền, tu học Phật pháp.
5. Chánh mạng : Làm tất cả những gì, đều phải quang minh lỗi lạc, gọi là chánh mạng. Có năm tà mạng:
a. Phô trương lạ lùng.
b. Nói đức của mình.
c. Bói tướng tốt xấu.
d. Lớn tiếng hiện oai.
e. Kêu người cúng dường.

6. Chánh tinh tấn : Có kẻ tu tà tinh tấn, ngày đêm sáu thời tu tập bàng môn tả đạo, cũng có kẻ hành khổhạnh vô ích, đều là tà tinh tấn. Chánh tinh tấn là y theo pháp môn bốn Niệm Xứ, bốn Chánh Cần, bốn Như Ý Túc, năm Căn, năm Lực, bảy Bồ Đề Phần, tám Đường Chân Chánh, bốn Đế, mười hai Nhân Duyên, sáu Độ Ba la mật .v.v., đều là chánh tinh tấn, y theo sự chỉ bảo của Phật mà tu hành, y giáo phụng hành, tức là chánh tinh tấn. Chánh tinh tấn gồm thân tinh tấn, và tâm tinh tấn; tâm tinh tấn là siêng niệm Tam Bảo, niệm niệm không quên, suy gẫm chánh pháp; thân tinh tấn là thân thể lực hành như lạy Kinh, niệm Phật, lễ sám, niệm danh hiệu Phật .v.v., đều thuộc về thân tinh tấn.
7. Chánh niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tức là chánh niệm. Tà niệm tức là niệm kiến, niệm ái, niệm tư, niệm biên kiến, niệm niệm không ngừng đối với ái tình, mỗi ý niệm đều ích kỷ lợi mình, tức là tà tâm. Niệm Phật : Niệm ‘’Nam mô A Di Đà Phật‘’, ‘’Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật‘’, đều là niệm Phật. Niệm Chú Đại Bi, Chú Lăng Nghiêm đều là niệm pháp; đọc Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa.v.v., đều là niệm Pháp. Niệm Tăng : Niệm mười phương hiền Thánh Tăng. Bạn muốn niệm Tăng thì cúng dường Tăng, niệm Pháp thì cúng dường Pháp, niệm Phật thì cúng dường Phật. Nếu bạn muốn tu phước báu thì phải cúng dường Tam Bảo, do đó có câu :

"Phàm Tăng tuy bất năng chủng phước,
Kì phước tất giả phàm Tăng.
Ni long tuy bất năng hàng vũ,
Kì vũ tất giả ni long".

Nghĩa là : Phàm Tăng là Tăng chưa chứng quả, tuy không thể trồng phước cho bạn, nhưng nếu bạn thành tâm cầu phước nơi vị phàm Tăng, thì mười phương hiền Thánh Tăng sẽ ban phước cho bạn.
Ở Trung Quốc, mỗi khi trời hạn hán thì một số người đến miếu Long Vương để cầu mưa, trong miếu có tạo tượng rồng bằng bùn, cho nên nói muốn cầu mưa thì phải cầu trước tượng rồng bằng bùn. Long thần trên trời trông coi việc mưa, chẳng phải nhục nhãn của phàm phu mà thấy được.

Trước kia, khi tôi còn ở Đông Bắc bên Trung Quốc, có vị đệ tử pháp danh Quả Thuấn, có làm một cái lều tranh, mời tôi đến làm lễ khai quang. Vào ngày lễ khai quang, thì có mười con rồng đến xin quy y Tam Bảo. Lúc đó, có bốn vị đệ tử ở đó, trong số đó có hai vị có thiên nhãn thông, ngồi thiền thì có thể quán sát được mọi việc. Tôi bảo mười con rồng đó, tâu với Ngọc Hoàng, ngày mai vì tôi mà mưa xuống, thì ngày mốt tôi sẽ làm lễ quy y cho các vị. Quả nhiên, ngày mai trời mưa xuống chung quanh chỗ tôi khoảng bốn mươi dặm, tôi bèn làm lễ quy y cho họ. Chuyện này tuy là khó tin nhưng là sự thật.

Lại nữa, lúc tôi ở Hương Cảng, một năm nọ trời hạn hán, Đạo Tràng Phật giáo các nơi đều cầu mưa, nhưng chẳng có hiệu quả gì. Sau đó, tôi kêu một vị đệ tử niệm ‘’Nam Mô A Di Đà Phật‘’ trong ba ngày, phải cầu cho được mưa xuống. Y chí thành niệm Phật, quả nhiên hai ngày sau trời mưa xuống. Mười con rồng đã quy y biết tâm của tôi, tất tôn kính thầy mà ra lệnh mưa xuống, những việc nầy thường ứng nghiệm chẳng sai trật, thật là diệu không thể tả, người đã trải qua những cảnh giới nầy, thì tin sâu chẳng nghi ngờ.

8. Chánh Định : Tà định thì chấp trước cảnh giới, còn chánh định thì tu Tứ Thiền (trời sơ thiền, trời nhị thiền, trời tam thiền, trời tứ thiền), bát định (trời Tứ Thiền thêm vào Trời Không Vô Biên Xứ, Trời Thức Vô Biên Xứ, Trời Vô Sở Hữu Xứ, Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ). Tu pháp nầy, trước hết phải trừ khử ngã tướng, chẳng chấp trước bất cứ những gì tức là chánh định.
‘’Lại có nhiều tôi tớ để hầu hạ‘’: Tức là có nhiều tùy tùng đi theo để hộ vệ. ‘’Tôi tớ‘’ dụ cho pháp mônphương tiện. Người tu hành dùng pháp phương tiện để đạt đến bờ kia. Thiên ma ngoại đạo và hàng nhị thừa đều tùy trí tu đạo.
Trong kinh Duy Ma Cật có nói :

‘’Giai ngã thị giả‘’.

Nghĩa là :

Những gì có ngã đều là giả.

Quả địa Bồ Tát đều có thần thông, đều toại tâm như ý, như có rất nhiều tùy tùng để bảo vệ họ. Cho nên nói : ‘’Lại có nhiều tôi tớ để hầu hạ bảo vệ‘’, pháp đại thừa phải cần nhiều pháp phương tiện, để trợ giúp cho thành tựu.
Niệm niệm quán tâm, một niệm tâm hiện tiền, chẳng trước chẳng sau, chẳng đầu chẳng cúi, chẳng bờ chẳng bến, tâm nầy đầy đủ không, giả, trung, ba đế, cho nên dùng ‘’cao‘’ dụ cho ‘’xe đó cao lớn‘’. Một niệm tâm hiện tiền đầy đủ mười pháp giới. Cho nên nói là ‘’rộng‘’. Dùng ‘’các thứ báu đẹp trang trí‘’, dụ cho tính đức của tất cả chúng sinh vượt qua Hằng hà sa số.

‘’Phật nói tất cả các pháp,
Vì độ tất cả tâm,
Nếu chẳng có tất cả tâm,
Đâu có dùng tất cả các pháp ‘’.

Cho nên ngoài tâm chẳng có pháp, pháp tức là tâm. Tâm bao quát pháp thế gian và pháp xuất thế gian, tức là ‘’lan can bao quanh‘’. ‘’Bốn phía treo linh’’: Vì tâm hay thọ ứng khắp hết thảy, diễn các âm thanhgiáo lý, đều không ngoài một tâm niệm, cho nên nói ‘’bốn phía treo linh‘’.

‘’Lại dùng màn lọng che giăng phía trên‘’ : Dụ cho tâm thượng diệu ở trong tất cả các pháp, chẳng có pháp nào mà chẳng bao dung. ‘’Cũng dùng các trân báu tốt đẹp để nghiên sức‘’: Dụ cho tâm có tâm vương, tức là tám thức tâm vương, còn lại là tâm sở. Tâm vương thường hay quán tưởng, quán tưởngnày khởi nơi tất cả tâm sở, hổ tương chiếu ứng. Tâm sở với tâm thiện tâm sở, hổ tương trói buộc với nhau, tức tức tương quan, cho nên nói : ‘’Dây báu kết thắt‘’. Tâm sở của tâm thiện hay sinh vô lượng trí huệ, cũng hay thành tựu vô lượng phước đức, cho nên nói ‘’các dãi hoa rũ xuống’’. Một tâm niệm đầy đủ pháp mềm diệu khinh an, càng đầy đủ tất cả các pháp, trùng trùng vô tận, cho nên gọi là ‘’Nệm chiếu mềm mại trải chồng chất‘’.

Tâm tính hay động cũng hay tĩnh, động chẳng ngại tĩnh, tĩnh chẳng ngại động, động tĩnh nhất như, đó là ‘’gối đỏ để ở trên’’.
‘’Dùng trâu trắng kéo‘’: Lý của tâm tính là do Diệu quán sát trí hiển hiện ra. ‘’Màu da rất sạch‘’: Tức là công đức của sự thành tâm vi diệu không thể nghĩ bàn, nếu không xen tạp vô minh phiền não tức là ‘’rất sạch‘’. Tâm viên dung vô ngại, cho nên nói ‘’Thân hình rất đẹp‘’. Trí huệ quán sát viên dung vô ngại, hay sinh trưởng tất cả căn lành, viên quán lại hay phá tan được kiến ái trong ba cõi, lại hay phá tan điên đảo tưởng ở ngoài ba cõi, do đó nói: ‘’Có sức lực rất mạnh‘’. Viên quán và định huệ không hai, tức định tức huệ, định huệ viên dung, cho nên nói: ‘’Bước đi ngay thẳng‘’. Viên quán hay khiến cho hành giả đạt đếnbờ kia, cho nên nói ‘’mau lẹ như gió‘’. Viên quán hay chi phối tất cả tâm sở, cho nên nói ‘’lại có nhiều tôi tớ để hầu hạ bảo vệ‘’.

Tại sao ? Vì ông trưởng giả đó, của cải giàu có vô lượng, đủ thứ kho tàng thảy đều tràn đầy.
‘’Tại sao‘’? ‘’Đây là nguyên nhân gì‘’? Ông trưởng giả đó của cải giàu có vô lượng‘’: Tức là Phật nói đủ thứ các tạng pháp, bao quát tất cả các pháp. Tóm lại, tức lục độ vạn hạnh. Lục độ tức:

1. Bố thí
2. Trì giới
3. Tinh tấn
4. Nhẫn nhục
5. Thiền định
6. Trí huệ.

Nếu biết lục độ mà không hành, thì không thể đến được bờ kia. Phải thiết thật tu hành, mới có thể đến được Niết Bàn bờ bên kia. Bố thí gồm :

a. Tài thí
b. Pháp thí
c. Vô úy thí.

Trì giới tức là:

"Đừng làm các điều ác,
Hãy làm các điều lành".

Nhẫn nhục thì nghịch cảnh đến đều thọ nhận, chẳng có tướng ta, chấp ta, thấy ta, thường quán tưởng: ‘’Khi chưa sinh ra ai là ta ? Khi sinh rồi ta là ai ? Lớn lên thành người giả danh là ta, chuyển nháy mắt ta lại là ai‘’? Trừ được ‘’tướng ta‘’ thì nghịch cảnh đến đều tiếp nhận. Học Phật pháp, thì phải cung hànhthật tiễn, nếu gặp nghịch cảnh mà như như chẳng động, thì mới thật sự lãnh ngộ được chỗ diệu của Kinh Pháp Hoa. Không nên chấp vào ‘’tướng ta‘’, ‘’cái ta‘’ nầy, cuối cùng cũng sẽ chết đi, hà tất vì ‘’cái ta‘’ nầy mà tranh đua danh lợi ? Nếu có người đánh bạn, đó là quả báo bạn đã tạo ở kiếp trước. Đời này bạn mắng chưởi người, thì kiếp sau sẽ bị người mắng chưởi lại; đời này bạn cho họ phiền não, thì kiếp sau người cũng sẽ cho bạn phiền não, cho nên nhân quả tơ hào không sai. Nếu có người đánh bạn thì hãy quán tưởng ‘’chẳng có cái ta‘’, nếu bạn khó lòng buông xả được ‘’tướng ta‘’, thì có một diệu pháp có thể giúp bạn buông xả được ‘’tướng ta‘’. Có người đánh bạn thì bạn hãy bỏ chạy đừng để ý tới; nếu có người mắng bạn, thì bạn hãy xem như họ đang ca hát, hoặc họ nói tiếng ngoại quốc mà bạn chẳng hiểu.

Nếu bạn áp dụng những phương pháp nầy để đối trị, thì phiền não sẽ tự tiêu trừ. Người có nghiệp chướng, mới có phiền não, tức có nghiệp chướng thì hãy tiêu trừ nghiệp chướng bằng cách tu hạnh nhẫn nhục. Như bài kệ của Bồ Tát Di Lạc:

‘’Lão quê mặc áo vá
Cơm hẩm no đầy bụng
Áo vá che rét lạnh
Vạn sự hãy tùy duyên.
Có người mắng lão quê
Lão quê chỉ nói tốt
Có người đánh lão quê
Lão quê nằm lăn ra.
Khạc nhổ vào mặt lão
Để nó tự nhiên khô
Ta cũng chẳng nhọc sức
Họ cũng không phiền não.
Đó là Ba La Mật,
Cũng là báu vô giá,
Nếu hành được như thế,
Lo gì đạo chẳng thành.’’

Cho nên trừ khử đi ‘’tướng ta‘’ tu nhẫn nhục Ba La Mật, mới thật sự minh bạch Phật pháp. Do đó có câu:

‘’ Ngàn ngày nhặc củi,
Chỉ một đốm lửa thì cháy sạch‘’.

Một khi lửa vô minh nổi dậy, thì thiêu sạch công đức đã dày công tích lũy. Do đó, người học tập Phật pháp, thì phải tu nhẫn nhục Ba La Mật, đừng vì ngoại cảnh mà sinh phiền não.
Tinh tấn thì ngày đêm sáu thời đều tinh tấn. Thiền định là tĩnh lự. Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, năm độ nầy là phước đức tạng, độ thứ sáu là Bát Nhã (trí huệ) Ba La Mật, là Bát Nhã tạng, cũng gọi là trí huệ tạng, cho nên nói là ‘’Đủ thứ kho tàng‘’. ‘’Thảy đều tràn đầy‘’: Dụ cho quyền, thật hai trí. Quyền trí sung mãn là ‘’tràn‘’, thật trí hoàn mãn là ‘’đầy‘’. Quyền, thật hai trí đều viên mãn, cho nên nói ‘’thảy đều tràn đầy‘’.

Mà nghĩ rằng : Của cải của ta nhiều vô số, không nên dùng xe nhỏ xấu xí, mà cho các con. Nay những đứa trẻ nầy, đều là con của ta, ta thương chúng nó chẳng có thiên lệch. Ta có xe lớn bằng bảy báu như thế, số nhiều vô lượng, nên dùng tâm bình đẳng mà cho chúng nó, không nên có sự phân biệt. Tại sao ? Vì ta dùng của cải nầy, cho khắp tất cả mọi người trong nước, hãy còn không hết, huống gì các người con.
‘’Mà nghĩ rằng: Của cải của ta vô số, không nên dùng xe nhỏ xấu xí mà cho các con‘’: Ông trưởng giảnghĩ như vầy : Pháp tài của ta chí cao vô thượng, không nên dùng pháp tiểu thừa giáo hóa tất cả chúng sinh. ‘’Các con‘’: Tức là hàng Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát.
‘’Nay những đứa trẻ nầy‘’: Dụ cho các con ba thừa ở trên mới phát tâm, đều không hay biết gì như trẻ con. ‘’Đều là con của ta, ta thương chúng chẳng có thiên lệch‘’: Chúng nó đều là con của ta, ta đối với chúng đều bình đẳng, chẳng khinh người nầy, trọng người kia. ‘’Ta có xe lớn bằng bảy báu như thế, số nhiều vô lượng‘’: Dụ cho bảy Bồ đề phần, bát Chánh đạo, năm Căn, năm Lực, bốn Niệm xứ, bốn Chánh cần, bốn Như ý túc, tổng cộng là ba mươi bảy Đạo phẩm, dùng để trang nghiêm chiếc xe lớn nầy, số nhiều vô lượng. ‘’Nên dùng tâm bình đẳng mà cho chúng nó, không nên có sự khác biệt‘’. Ta nên đối đãibình đẳng, đều cho xe lớn, không nên có tâm thiên lệch sai khác. ‘’Vì sao? : Bởi nguyên nhân gì ? ‘’Ta dùng của cải nầy, cho khắp tất cả mọi người trong nước, hãy còn không hết‘’: ‘’Trong nước‘’: Dụ cho cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ, ‘’không hết‘’ : Dụ cho Phật pháp vĩnh viễn không thiếu. ‘’Huống gì các con‘’, Pháp bảo của ta bố thí cho tất cả nhân dân trong nước còn không thiếu, huống gì các con của ta ?
Chúng ta phải nhận chân hồi quang phản chiếu, phản tỉnh chính mình có phiền não chăng ? Nếu khôngcó phiền não, tức đã được chỗ tốt của Phật pháp, nếu không thì thiết thực tu hành, đến được cảnh giớitám gió thổi không lay, thì mới thật sự được chỗ diệu của Phật pháp.

Lúc đó, các người con ai nấy đều ngồi xe lớn, được chưa từng có, chẳng phải chỗ trước kia mong đợi.
Xá Lợi Phất ! Ý của ông thế nào ? Ông trưởng giả đó, đồng cho các người con xe trâu báu lớn, có hư vọng chăng ?
‘’Lúc đó, các người con ai nấy đều ngồi xe lớn‘’: Lúc đó, ông trưởng giả ban tặng cho các người con xe lớn, trưởng giả tức là người có của cải giàu vô lượng. Nếu các người con chẳng phải con của ông trưởng giả, thì không thể cho xe lớn. Nếu là con của trưởng giả, mà trưởng giả chẳng có của cải, thì cũng chẳng có gì để cho. Ông trưởng giả đó, có đủ thứ kho tàng, các người con cũng thật là Phật tử, cho nên Phật đồng cho xe lớn. Các người con vốn chỉ cầu được xe dê, hoặc xe hươu, thì tâm đã mãn nguyện, vì ông trưởng giả của cải giàu vô lượng, mới ban tặng xe lớn cho các con, tức là Phật dùng pháp đại thừa cứu độ chúng sinh. ‘’Được chưa từng có, chẳng phải chỗ trước kia mong đợi‘’: Các người con đó, chưa từng thấy qua pháp thượng thừa như thế, chẳng phải ý của họ nghĩ dến. Ví như ngườitiểu thừa, vốn tu pháp tiểu thừa, đã dứt phần đoạn sinh tử, nay họ mượn nhờ pháp môn tiểu thừa, mà họ vốn tu tập, để hồi tiểu hướng đại, thành tựu pháp đại thừa, dứt biến dịch sinh tử, đó mới là vượt ngoài hy vọng của họ vốn có.’’ Xá Lợi Phất ! Ý của ông như thế nào ? Ông trưởng giả đó, đồng cho các con xe trâu báu lớn, có hư vọng chăng ?’’ Xá Lợi Phất ! Ý ông thế nào ? Ông trưởng giả đó, bình đẳngban tặng cho các người con, xe trâu báu lớn có thích đáng chăng ?

Xá Lợi Phất nói : Không vậy ! Đức Thế Tôn ! Ông trưởng giả đó, chỉ khiến cho các con khỏi nạn lửa, an toàn tính mạng, chẳng phải là hư vọng. Tại sao ? Vì nếu được an toàn tính mạng, thì đã được đồ chơi tốt đẹp, huống chi dùng phương tiện cứu vớt ra khỏi nhà lửa.

Đức Thế Tôn ! Cho dù ông trưởng giả đó, không cho một thứ xe nhỏ nhất nào, cũng chẳng hư vọng. Tại sao ? Vì ông trưởng giả đó, trước hết nghĩ rằng : Ta dùng phương tiện, khiến cho các con được ra khỏi, vì nhân duyên đó, mà chẳng hư vọng vậy. Hà huống ông trưởng giả biết mìnhcủa giàu vô lượng, muốn lợi ích cho các con, mà đồng cho xe lớn.
Tôn giả Xá Lợi Phật trả lời Đức Phật: ‘’Không vậy, Đức Thế Tôn ! Ông trưởng giả đó chẳng nói dối, Ngài muốn khiến cho các con khỏi bị nạn lửa thiêu đốt, được an toàn tánh mạng, cho nên chẳng nói dối vậy. Vì sao ? Mạng người quý giá, nếu đã giữ được tính mạng, thì đã coi như được đồ chơi tốt đẹp, hà huống ông trưởng giả rộng bày phương tiện, cứu vớt tất cả chúng sinh ra khỏi nhà lửa tam giới.

Đức Thế Tôn ! Cho dù ông trưởng giả chẳng cho các con một thứ xe nhỏ nào, cũng chẳng hư vọng. Vì sao ? Vì ông trưởng giả đó, trước khi cứu vớt các người con ra, đã nghĩ như vầy : Ta phải dùng pháp phương tiện khéo léo, khiến cho các con chạy ra khỏi nhà lửa. Vì nhân duyên đó, nên chẳng có lỗi nói dối. Huống gì ông trưởng giả đó, biết mình có của cải giàu vô lượng, khiến cho các người con được lợi ích, đều được xe lớn.’’ Kinh văn ở trên, là đức Phật dùng pháp đại thừa, cứu độ tất cả chúng sinh, cho nên chẳng vọng ngữ.

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất ! Lành thay, lành thay ! Như lời ông nói, Xá Lợi Phất ! Như Lai cũng lại như thế, là cha lành của tất cả thế gian, ở nơi sợ hãi suy não lo buồn, vô minh đen tối che đậy, vĩnh viễn hết sạch chẳng còn sót, thảy đều thành tựu vô lượng tri kiến, lực vô sở úy, có sức đại thần thông, và sức trí huệ, đầy đủ phương tiện trí huệ Ba la mật, đại từ bi, thường chẳng lười mỏi, luôn luôn cầu việc thiện, lợi ích tất cả chúng sinh, mà sinh vào nhà lửa tam giới hư mục nầy.
Phật bảo Xá Lợi Phất: Lành thay, lành thay, như lời ông nói, Phật cứu chúng sinh như ông trưởng giảcứu các con. Như Lai là cha lành của tất cả chúng sinh thế gian. Chúng sinh bị tất cả sự sợ hãi, suy não, lo buồn, vô minh che đậy, như nay quét một cái, thì sạch tất cả phiền não, thành tựu tất cả tri kiếncủa Phật. Như tôn giả Xá Lợi Phất, từ cửa trí huệ của Phật, mà khai mở tri kiến của Phật, đắc được trí huệ bậc nhất. Tôn giả Mục Kiền Liên, từ cửa thần thông mà khai mở tri kiến của Phật, đắc được thần thông đệ nhất, thành tựu mười lực, bốn vô sở úy. Phật có sức đại thần thông, cứu vớt tất cả chúng sinhlìa khổ được vui. Phật có bốn trí: Thành sở tác trí, Diệu quán sát trí, Bình đẳng tánh trí, Đại viên cảnh trí, đầy đủ pháp môn phương tiện khéo léo, trí huệ Ba La Mật, ngồi thuyền Bát Nhã đến bờ kia. Đại từ là ban vui cho chúng sinh, đại bi là cứu khổ chúng sinh, vĩnh viễn chẳng lười mỏi. Phật lấy sự giáo hóa chúng sinh làm bổn hoài, cũng như tôn giả A Nan phát nguyện: ‘’Nếu còn một chúng sinh chưa thành Phật, thì quyết không thủ ngôi Chánh giác.’’ Phật thương xót chúng sinh ở trong sự điên đảo, suốt ngày chạy đông chạy tây, nhận giả làm thật, chẳng biết ra khỏi nhà lửa tam giới, cho nên Phật dùng sức đại thần thông, sức đại trí huệ, để lợi ích tất cả chúng sinh, mà sinh vào nhà lửa tam giới, vì cứu vớt chúng sinh khiến cho họ tỉnh ngộ, để họ sớm ra khỏi nhà lửa.

Vì độ chúng sinh ra khỏi nạn lửa sinh già bệnh chết, lo buồn khổ não, ngu si tối tăm ba độc, mà giáo hóa, khiến cho chúng sinh được Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Phật sinh vào nhà lửa vì cứu độ chúng sinh, chúng sinh chẳng sợ hãi, chịu đủ thứ khổ hành hạ mà chẳng biết. Sinh thì như rùa lột mai, già thì các căn suy yếu, bịnh hoạn nằm trên giường, khổ không thể tả, muốn chết cũng chẳng được, đi cũng chẳng được, chết thì như bò sống lột da. Đầy dẫy lo buồn khổ não, ngu si, tối tăm, và lửa tham sân si ba độc. Phật giáo hóa chúng sinh, khiến cho được vô thượng chánh đẳng chánh giác, được quả vị Phật. Phật luôn luôn đều đợi chúng sinh thành Phật, chúng ta nên sớm lìa khỏi tam giới nầy, đừng để Phật đợi lâu.

Thấy các chúng sinh vì sinh già bệnh chết, lo buồn khổ não thiêu đốt, cũng vì năm dục tài lợi, mà chịu đủ thứ khổ, lại vì tham trước truy cầu, hiện phải chịu đựng các sự khổ, sau đó thì chịu khổ ở trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nếu sinh về cõi trời, hoặc ở nhân gian, thì bần cùng khốn khổ, khổ về thương yêu phải xa lìa, khổ về oán ghét mà gặp nhau, đủ thứ các sự khổ như thế. Chúng sinh đắm chìm ở trong đó, vui mừng dạo chơi chẳng hay chẳng biết, chẳng sợ hãi, cũng chẳng nhàm chán, chẳng cầu giải thoát. Ở trong nhà lửa tam giới nầy, chạy đông chạy tây, dầu gặp khổ lớn mà chẳng lo lắng.
Xá Lợi Phất ! Đức Phật thấy vậy rồi, bèn nghĩ rằng : Ta là cha lành của chúng sinh, nên cứu họ khỏi khổ nạn, ban cho họ vô lượng vô biên trí huệ an vui của Phật, để họ dạo chơi.

Đức Phật thấy các chúng sinh, vì sinh già bệnh chết, lo buồn khổ não, các thứ khổ hành hạ, đều vì tham cầu năm dục. Năm dục là: Tài, sắc, danh, ăn và ngủ, hoặc là: Sắc, thanh, hương, vị, xúc. Con ngườithường bị năm dục lay chuyển, mà điên đảo thị phi, nhưng nếu nhìn thấu năm dục, thì sẽ buông bỏtham trước, làm các thứ công đức. Nếu con người minh bạch: Tài, sắc, danh, ăn và ngủ, đều là vật ngoài thân, đại hạn lai thời thì sẽ buông bỏ tất cả, chẳng còn tham trước năm dục.

Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói: Sáu căn khiến cho con người tạo tội, cũng khiến cho con người thành Phật. Năm dục cũng như thế, mê luyến thì tham trước, nhìn thấu thì buông bỏ. Con người vì do tham cầu, cầu chẳng được thì sinh ra đủ thứ khổ nảo, trên thế gian do tham cầu mà tạo nghiệp, sau khi chếtrồi thì đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ để chịu khổ. Nếu sinh về cõi trời, hoặc sinh vào nhân gian, thì sẽ chịu khốn khổ bần cùng. Hoàn toàn bần cùng khốn khổ, dù muốn làm công đức, cũng chẳng cách chi bố thí, còn có khổ về thương yêu mà phải xa lìa, với sự thương yêu người mà phải chia ly, khó bỏ khó lìa, và khổ về oán ghét mà gặp nhau, đủ thứ các sự khổ như thế.
Đắm chìm ở trong tam giới mà vui mừng dạo chơi, chẳng biết phiền não tập, cho nên chẳng sợ chẳng hãi, chẳng sinh nhàm chán, chẳng cầu giải thoát, chạy đông chạy tây ở trong tam giới, gặp đủ thứ việc khổ não mà chẳng lấy làm lo lắng. Phật bảo Xá Lợi Phất ! Phật thấy tình hình như vậy bèn bảo rằng: Tức cũng như ông trưởng giả ở trong thí dụ, nghĩ rằng: Ta là cha của chúng sinh, nên cứu vớt họ khỏi khổ nạn và ban cho họ vô lượng vô biên trí huệ vui của Phật, khiến cho họ vui vẻ dạo chơi ở trong Phật pháp đại thừa.
Người bần cùng đương nhiên là khốn khổ, nhưng giàu có cũng có vui có khổ, vui đến cực điểm thì sinh buồn, cho nên nói:

‘’Bần cùng bố thí là khó,
Giàu sang học đạo là khó.’’

Đức Phật là thái tử cũng học đạo được.

Xá Lợi Phất ! Như Lai lại nghĩ rằng : Nếu ta chỉ dùng sức thần thông, và sức trí huệ, bỏ đi phương tiện, vì chúng sinh khen ngợi tri kiến, lực, vô sở úy của Như Lai, thì chúng sinh không thể do đó mà được độ. Tại sao ? Vì các chúng sinh đó, chưa khỏi sinh già bệnh chết lo buồn khổ não, mà bị thiêu đốt ở trong nhà lửa tam giới, làm sao hiểu được trí huệ của Phật.
Xá Lợi Phất ! Đức Phật lại nghĩ : Nếu ta chỉ dùng sức thần thông và hết thảy Nhất thiết trí, Đạo chủng trí, Nhất thiết chủng trí, mà bỏ đi pháp môn phương tiện, vì chúng sinh khen ngợi tất cả tri kiến, mười lực và bốn vô sở úy của Phật, thì chúng sinh không thể nhờ nhân duyên nầy, mà được giải thoát. Vì sao ? Vì tất cả chúng sinh chưa khỏi khổ sinh già bệnh chết và ưu sầu khổ não, giống như trẻ con vô tri, bị thiêu đốt ở trong nhà lửa tam giới, làm sao biết được trí huệ của Như Lai.

Nếu người chưa gặp được Phật pháp, thì làm sao hiểu được Phật pháp ? Như người Tây phương chưa nghe qua Phật pháp, một khi nghe được Phật pháp, thì sinh tâm sợ hãi, ai cũng đều có tâm lý bịt tai ăn cắp chuông, biết rõ mình phạm lỗi, mà chẳng muốn đối diện với hiện thật, cải lỗi hướng thiện. Chưa gặp Phật pháp mà phạm lỗi, còn có thể tha thứ, chứ gặp Phật pháp rồi, biết rõ mà cố phạm thì tội tăng gấp ba. Người có lỗi hãy nên sửa đổi, người không lỗi thì nên tránh. Người có tội mà phạm nhiều lần không thay đổi, thì sẽ đọa lạc. Biển khổ mênh mông quay đầu là bờ, nên biết sửa đổi lỗi lầm trước kia. Khổng Tử có nói : ‘’Có lỗi thì chớ nãn sửa đổi.’’ Biết lỗi mà sửa đổi, thật là việc lành rất lớn vậy !

Xá Lợi Phất ! Như ông trưởng giả kia, tuy thân và tay có sức mạnh, mà chẳng dùng đến, chỉ ân cần dùng phương tiện, cố gắng cứu các con ra khỏi nhà lửa, sau đó đều cho xe trân báu lớn. Như Lai cũng lại như thế, tuy có trí lực vô sở úy, mà chẳng dùng đến.
Tôn giả Xá Lợi Phất trí huệ cao siêu, làm thượng thủ hàng Thanh Văn, còn Bồ Tát Văn Thù làm thượng thủ hàng Bồ Tát. Phật bảo Xá Lợi Phất ! Như ở trước có đề cập đến ông trưởng giả, tuy thân và tay có sức, dụ cho Phật có đại thần thông và chân thật trí, mà chẳng dùng đến, chỉ dùng pháp phương tiện khéo léo, nói pháp ba thừa để cứu độ các con, tức ba mươi đứa con (Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, người ba thừa là chân tử của Phật) và năm trăm người (năm đường chúng sinh), khỏi bị ba độc (tham sân si) thiêu đốt ở trong nhà lửa. Ông trưởng giả dùng xe dê, xe hươu, xe trâu, để ở ngoài cửa, dụ con trẻ ra ngoài cửa, cuối cùng đều tặng cho xe trâu trắng lớn. Xe lớn có lục độ vạn hạnh nghiêm sức, tức chỉ có một Phật thừa. Phật quán căn cơ mà thí giáo, thấy con trẻ căn cơ có hạn, cho nên trước hết cho xe dê, xe hươu, xe trâu, tức pháp tiểu thừa. Phật trước hết nói pháp tiểu thừa, cho đến hội Pháp Hoamới khai quyền hiển thuật, mở bày cho chúng sinh pháp đại thừa, tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều sẽ thành Phật. Như Lai cũng như thế, tuy có mười trí lực và bốn vô sở úy mà chẳng dùng đến.

Chỉ dùng trí huệ phương tiện, nơi nhà lửa tam giới cứu vớt chúng sinh, vì chúng sinh mà nói ba thừa : Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật thừa.
Sở dĩ Đức Phật dùng trí huệ chi phối pháp phương tiện, quán căn cơ thí giáo, vì người nói pháp, theo bệnh cho thuốc. Chúng sinh bị: Tham, sân, si, che đậy, pháp thân huệ mạng đều bị che lấp. Kẻ tham thì tham chẳng biết chán, chẳng biết đủ. Kẻ sân gặp nghịch cảnh, thì nổi trận lôi định, lửa vô minh nổi dậy, hiện tướng A Tu La. Tâm si che lấp lương tri lương năng của chúng sinh, khiến cho họ mê muội nhân quả, làm việc điên đảo. Con người thường bị lửa tham sân si thiêu đốt. Phật dùng một âm thanh diễn nói pháp, chúng sinh theo loại đều hiểu được, khiến cho Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, cho đến chín pháp giới chúng sinh, nghe pháp của Phật nói, đều phát bồ đề tâm. Phật ở trong tam giới cứu vớt tất cảchúng sinh.

Phật chẳng sợ bị lửa thiêu đốt, mà phát tâm đại bi vào nhà lửa, cứu vớt tất cả chúng sinh. Từ hay ban vui, bi hay cứu khổ, Phật cứu chúng sinh từ trong nhà lửa ra ngoài, chúng ta nên phát tâm bồ đề, sinh tâm sám hối đừng nóng giận nữa, phải biết Phật đang đợi chúng ta ! Tuy nhiên Phật đã dứt sinh tử, sao lại nói: ‘’Chẳng sợ chết‘’? Phật thật sự đã dứt sinh tử, Phật cảm thấy đau đớn như chính mình chịu. Chúng ta phải mau tỉnh giác, sửa đổi lỗi lầm quá khứ, tinh tấn tu hành, đừng để Phật phải đợi lâu ! Phật vì cứu vớt chúng sinh mà phân biệt nói ba thừa : Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Phật thừa. Phật ban cho xe hươu, xe dê, xe trâu trắng lớn, để chúng ta tùy ý lựa chọn.

Mà nói rằng : Các ông không nên ưa thích ở trong nhà lửa tam giới, chớ tham sắc thanh hương vị xúc thô hèn. Nếu tham trước, thì sinh luyến ái sẽ bị thiêu đốt, các ông hãy mau ra khỏi tam giới, sẽ chứng được ba thừa: Thanh Văn, Bích Chi Phật và Phật thừa.
Phật bảo rằng: ‘’Các ông‘’, tức ba mươi người con và năm trăm người, cũng bao quát bạn, tôi và tất cả chúng sinh. Phật bảo tất cả chúng sinh, chớ nhận lầm ở trong tam giới nầy là vui sướng. Tam giới nầy là khổ. Chúng sinh điên đảo thị phi, lấy khổ làm vui, mê chẳng biết về. ‘’Chớ tham sắc thinh hương vị xúc thô hèn‘’: Phật bảo chớ tham năm trần, cũng gọi là năm dục. Mọi vật có hình tướng đều là sắc trần, sắc thanh hương vị xúc trần. Chúng sinh bị năm trần thô hèn mê hoặc che đậy nhiễu loạn tâm tính. Nhưng người tu hành phải đối cảnh vô tâm. Do đó, có câu :

‘’Thấy việc tỉnh việc lìa thế gian,
Thấy việc mê việc đọa trầm luân‘’.

Thấy cảnh giới mà giác ngộ được, thì vượt ra được tam giới, nếu bị cảnh giới mê hoặc, thì sẽ đọa lạc. Do đó, có câu :

‘’ Mắt thấy hình sắc chẳng dính mắc,
Tai nghe chuyện đời tâm chẳng hay ‘’.

Mắt đối với cảnh mà chẳng bị cảnh chuyển, phải tự mình giữ vững tông chỉ, đừng để bị: Sắc thinh hương vị xúc năm trần, làm giao động tâm chí. ‘’Nếu tham trước thì sinh ái‘’: Đa số mọi người không dứt được sinh tử, nguyên nhân chính là có ‘’ái‘’, do ái mà sinh dục, ái dục là gốc rễ của sinh tử. ‘’Sẽ bị thiêu đốt‘’: Tức là bị lửa ái thiêu đốt, đây là ‘’tập‘’ đế, có tình ái thì sinh phiền não. Vì sao có tình ái ? Vì quá coi trọng thân thể nầy, muốn khiến cho thân thể được hưởng thụ. Hãy nghĩ xem tại sao Đức Phật vào núi Tuyết tu hành ? Tại sao thành đạo dưới cội bồ đề ? Tức là Ngài trừ khử tình ái, đoạn phiền não mà chứng quả thành Phật. Ban đầu chuyển bánh xe pháp bốn Diệu Đế nói :

‘’Đây là khổ, tính bức bách
Đây là tập, tính chiêu cảm
Đây là diệt, tính có thể chứng
Đây là đạo, tính có thể tu‘’.

Phiền não là do bên trong có phiền não, mới chiêu đến phiền não bên ngoài.
‘’Các ông hãy mau ra khỏi tam giới, sẽ chứng được ba thừa Thanh Văn, Bích Chi Phật và Phật Thừa‘’: Phật bảo các ông hãy mau mau ra khỏi nhà lửa tam giới, không nên trôi nổi ở trong đó mà quên về. Thanh Văn thừa do nghe âm thanh mà ngộ đạo, Bích Chi Phật tức là Duyên Giác :

‘’Mùa xuân quán trăm hoa nở,
Mùa thu ngắm lá vàng rơi‘’.

Quán vạn vật trời đất thịnh suy, tu pháp mười hai Nhân Duyên, mà chứng quả Bích Chi Phật. Sinh vào thời có Phật tại thế, thì gọi là Duyên Giác, sinh vào thời chẳng có Phật, thì gọi là Độc Giác. Phần nhiều Bích Chi Phật ở trong thâm sơn cùng cốc, chẳng tiếp xúc với bên ngoài, tu hành chứng quả thành Bích Chi Phật. Phật thừa, Phật là tiếng Phạn, dịch là "giác". Giác gồm có:
- Tự giác,
- Giác tha,
- Giác hạnh viên mãn.

Phật khác với phàm phu, phàm phu thì chẳng giác, còn Phật thì tự giác và còn giác tha tức là vừa lợi mình lợi người. Hạnh tự giác giác tha đều viên mãn, do đó gọi là: ‘’Ba giác tròn vạn đức đầy‘’, gọi là Phật. Phật thừa khác với Bồ Tát thừa, Duyên Giác Thừa và Thanh Văn thừa. Kinh Pháp Hoa nói: ‘’Chỉ một Phật thừa, chẳng có thừa nào khác‘’. Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, đều là pháp phương tiện khéo léo, khai quyền hiển thật.
Lần thứ hai chuyển bánh xe pháp bốn Diệu Đế, Phật nói :

‘’Đây là khổ, ông nên biết
Đây là tập, ông nên đoạn
Đây là diệt, ông nên chứng
Đây là đạo, ông nên tu‘’.

Lần thứ ba chuyển bánh xe pháp bốn Diệu Đế, Phật lại nói :

‘’Đây là khổ, ta đã biết
Đây là tập, ta đã đoạn
Đây là diệt, ta đã chứng
Đây là đạo, ta đã tu‘’.

Ban đầu Phật chuyển bánh xe pháp bốn Diệu Đế với năm vị Tỳ kheo Kiều Trần Như, Kinh văn PhápHoa nầy cũng mở bày đạo lý: Khổ tập diệt đạo.

Nay ta bảo nhiệm việc nầy, tuyệt đối chẳng hư vọng. Các ông hãy siêng tu tinh tấn, Như Lai dùng phương tiện đó, để dẫn dụ chúng sinh ra khỏi nhà lửa.
Phật bảo chứng: Nếu các ông y theo pháp đại thừa mà tu hành, thì chắc chắn sẽ thành Phật, tuyệt đốichẳng hư vọng, các ông tất cả chúng sinh hãy siêng tu tinh tấn, nếu không siêng tu tinh tấn, thì cũng như nói ăn, đếm tiền, do đó có câu :

‘’ Suốt ngày đếm tiền mướn,
Mình chẳng có xu nào,
Nơi pháp chẳng tu hành,
Tội lỗi cũng như thế. ‘’

Trong Kinh Lăng Nghiêm cũng nói : Ví như nói ăn, tuyệt đối không thể no. Phải siêng tu tinh tấn, tinh tấngồm có: Thân tinh tấn và tâm tinh tấn. Lạy Kinh, niệm Phật, tham thiền, trì Chú, đều là thân tinh tấn, nếu không thì tâm như con ngựa con khỉ, vọng tưởng lung tung, cho nên phải tinh tấn. Phật pháp thì phảithân thể lực hành, ‘’Nói hay, nói giỏi, mà chẳng thực hành, thì chẳng phải đạo‘’. Chỉ biết mà không hành, thì chẳng đắc được chỗ diệu, phải tinh tấn tu hành mới có lợi ích.
‘’Như Lai dùng phương tiện đó, để dẫn dụ chúng sinh ra khỏi nhà lửa‘’: Phật nói pháp phương tiện, để dẫn dụ chúng sinh ra khỏi nhà lửa, bảo rằng có xe hươu, xe dê, xe trâu, ở ngoài cửa, đợi họ ra khỏi nhà lửa rồi thì cho xe lớn.
‘’Dẫn dụ‘’ chúng sinh, như Phật tay không dụ em bé. Phật thấy em bé bò gần đến miệng giếng, tình thếcấp bách, mới bảo với em bé trong tay của Ngài có kẹo, em bé nghe nói đến kẹo thì quay đầu lại, bò qua chỗ Đức Phật. Em bé khỏi bị rớt xuống giếng, mà trong tay của Phật thật chẳng có kẹo. Chúng sinhmuốn ra khỏi tam giới, thì nhờ Phật dụ mà ra khỏi nhà lửa vậy !

Lại bảo : Các ông nên biết ! Pháp ba thừa nầy, đều được các bậc Thánh khen ngợi, tự tại chẳng ràng buộc, chẳng còn nương tựa tìm cầu, ngồi ba thừa đó, dùng vô lậu căn lực giác đạo, thiền định giải thoát tam muội .v.v... mà tự vui sướng, bèn được vô lượng an ổn khoái lạc.
Phật lại bảo, các ông chúng sinh nên biết pháp ba thừa: Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa và Phật thừa, ba thừa pháp nầy đều được chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai khen ngợi. Pháp ba thừa nầy, là pháp môn tiếp dẫn chúng sinh, của tất cả chư Phật ba đời trong mười phương. ‘’Tự tại chẳng ràng buộc, chẳng nương tựa tìm cầu‘’: Đắc được tự nhiên trí tức tự tại, tức được tha tâm trí, minh bạch tất cả tâm ý của chúng sinh. ‘’Chẳng ràng buộc‘’, tức được giải thoát, chẳng quái ngại, xa lìa điên đảo mộng tưởng, được trí huệ tối cao, buông bỏ hết tất cả. ‘’Chẳng còn nương tựa tìm cầu‘’: Những gì cần làm đã làm xong, chẳng còn thọ thân sau nữa, tức đã dứt sinh tử. Tự tánh của chúng ta là ‘’năng y‘’, sinh tử là ‘’sở y‘’, đã dứt sinh tử tức vô sở y (chẳng còn nương tựa). Sao gọi là vô sở cầu ? Các lậu đã sạch, phạm hạnh đã vững, tức vô sở cầu (chẳng còn gì mong cầu). Nếu được vô sở y, vô sở cầu, thì chứng quả liễu sinh thoát tử.
‘’Ngồi ba thừa đó‘’: Ngồi ở trong xe ba thừa, dùng năm căn vô lậu: Tín, tấn, niệm, định, huệ, siêng năng tinh tấn, thì năm căn sẽ tăng thêm căn lành, mà sinh ra năm lực (Tín, tấn, niệm, định, huệ lực). ‘’Giác‘’ là bảy giác chi :

1. Trạch pháp giác chi, chọn thiện mà theo.
2. Tinh tấn giác chi.
3. Hỉ giác chi.
4. Khinh an giác chi.
5. Xả giác chi.
6. Định giác chi.
7. Niệm giác chi, lại gọi là bảy bồ đề phần.

‘’ Đạo‘’ là bát Chánh đạo :

1. Chánh kiến.
2. Chánh ngữ.
3. Chánh tư duy.
4. Cháng nghiệp.
5. Chánh mạng.
6. Chánh niệm.
7. Chánh tinh tấn.
8. Chánh định.

‘’Thiền‘’ là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Sơ thiền có ba cõi trời, nhị thiền có ba cõi trời, tam thiền có ba cõi trời, tứ thiền có ba cõi trời. Đó là cảnh giới thiền định của phàm phu. Trời Vô Tưởng là cảnh giới thiền định của ngoại đạo, Trời Ngũ Bất Hoàn là cảnh giới thiền định của bậc Thánh nhân. Người nhân gian tham thiền đả tọa, cũng có thể đạt đến cảnh giới của chư Thiên cõi Tứ Thiền tu thiềnđịnh. Người tu thiền định, nhập định được cảnh giới sơ thiền, gọi là Ly Sinh Hỷ Lạc Địa, được sự khoái lạc thiền duyệt vi thực, chỉ cảm thấy thân tâm thơ thới khoái lạc, mà chẳng biết ngày giờ đã qua, giống như hòa thượng Hư Vân tại núi Chung Nam, nhập định mười tám ngày, cũng là đắc được cảnh giới nầy. Thành tâm dụng công tu hành, tham thiền đả tọa, thì sẽ được cảnh giới nầy. Cảnh giới sơ thiền nầy, chẳng phải chỉ riêng cảnh giới của chư Thiên, mà là người tu đạo dùng thân phàm phu tu hành, thì có thể chứng nhập, đây chỉ là giai đoạn ban đầu nhập môn của sự tu hành. Mấy ngày trước có người chứng được cảnh nầy, chứng được bậc nầy, bất quá chỉ là bước thứ nhất của sự tu hành mà thôi ! Muốn chứng Thánh quả, cần phải tiếp tục nỗ lực không ngừng tinh tấn tiến về trước.

Nhị Thiền là Định sinh hỷ lạc địa, đừng tham trước khoái lạc, phải tu định, do đó có câu : ‘’Na già thường tại định, vô hữu bất định thời.’’ Đi đứng nằm ngồi đều như nhập định, chẳng vướng duyên bên ngoài, tâm như nước chảy, trong suốt thấu triệt, ngồi thiền thì chẳng những mạch máu ngừng lại, mà hô hấphơi thở cũng ngừng lại, chỉ có niệm chưa ngừng lại, còn khởi vọng tưởng, một niệm sinh ra thì sẽ xuất định.






Tam Thiền là Ly hỷ diệu lạc địa, lìa tất cả sự vui sướng, chẳng còn tham trước ‘’thiền duyệt vi thực, pháp hỉ sung mãn‘’, được sự khoái lạc ở cõi trời. Nếu các bạn muốn thưởng thức từ vị đó, thì phải dụng côngtham thiền đả tọa.
Tứ Thiền là Xả niệm thanh tịnh địa, cho dù một niệm cũng xả bỏ, vô sinh vô niệm, lúc nầy đã trừ tất cả khách trần phiền não, chỉ chưa chứng quả. Ở trên là cảnh giới khinh an đắc được cửa sự tu đạo.

‘’Định‘’ là bốn vô sắc định :
1. Không vô biên xứ định,
2. Thức vô biên xứ định.
3. Vô sở hữu xứ định.
4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ định.

Bốn trời định gọi là Trời Vô Sắc Giới, ‘’định‘’ tức gọi là vô sắc định. Chư Thiên bốn cõi trời nầy, chỉ có thức mà chẳng có hình sắc, cho nên gọi là Vô sắc định, còn Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cũng gọi là bốn Không Xứ.
‘’Thiền định‘’ là bốn thiền tám định, bốn thiền thêm bốn vô sắc định, hợp lại thành tám định.

‘’Giải thoát‘’: Có tám thứ giải thoát :
1. Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát.
2. Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát.
3. Tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trụ.
4. Không vô biên xứ giải thoát.
5. Thức vô biên xứ giải thoát.
6. Vô sở hữu xứ giải thoát.
7. Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát.
8. Diệt thọ tưởng thân tác chứng cụ túc trụ.

Đó là tám giải thoát. Người mới tu đạo, thì trong tâm vẫn tồn tại dục niệm, nên dùng chín pháp quán tưởng (quán bất tịnh) để đối trị sắc bên ngoài, biết được nó bất tịnh thì sẽ không chấp trước vào ‘’sắc‘’, tức được giải thoát, buông xả đặng thì tự tại, nhìn thấu thì buông đặng. Cho nên trước hết phải tu được quán nầy.
Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát, tu hành dụng công thì lâu dần trong sự bất tri bất giác, lìa được niệm sắc dục, bên trong chẳng có niệm sắc dục, vẫn phải quán sắc bên ngoài, quán tưởng gái đẹp tương lai cũng khó tránh cái chết, già chết thì thân của họ cũng biến hoại, quán thây sình thối có ấu trùng rúc rỉa, còn lại xương trắng, xương biến thành đất, bốn đại trả về cho bốn đại, gió trả về cho gió, đất trả về cho đất, nước trả về cho nước, lửa trả về cho lửa, cứu kính chẳng còn gì hết. Thường hayquán tưởng như thế, thì chẳng sinh tâm tham ái, trừ khử được tâm ái dục thì được giải thoát.

Được tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trụ, cụ túc trụ, tức là trụ ở trong bổn thể thanh tịnh, không, thức, hữu, tưởng, đều giải thoát, được diệt, thọ, tưởng, thân tu diệt, thọ, tưởng định, thức cũng sẽ diệt. Nhưng thức vẫn chưa diệt, thì tám vạn bốn ngàn kiếp sau cũng sẽ tái sinh, cho nên tuy nhiên có cảnh giới bốn Không Xứ mà sinh tử vẫn chưa dứt. Tứ thiền thêm bốn Không Xứ và thêm thọ diệt tưởng định, gọi là chín thứ đệ định. ‘’Tam muội‘’ là không tam muội, vô tướng tam muội, vô nguyện tam muội. Thành tựu ba thứ tam muội nầy, thì thành không vô tướng nguyện.
‘’Mà tự vui sướng‘’: Tu hành được thiền duyệt vi thực, pháp hỉ sung mãn. ‘’Bèn được vô lượng an ổnkhoái lạc‘’: Nhất là trong thiền định được vô lượng an ổn khoái lạc, được chân không Niết Bàn, vĩnh viễnlìa tất cả tai nạn lo âu.

Xá Lợi Phất ! Nếu có chúng sinh bên trong có trí tánh, theo Phật Thế Tôn nghe pháp, tin nhận thọ trì, ân cần tinh tấn, muốn mau ra khỏi tam giới, tự cầu chứng Niết Bàn, đó gọi là Thanh Văn thừa. Như các người con đó, vì cầu xe dê mà ra khỏi nhà lửa.
Phật bảo Xá Lợi Phất: ‘’Nếu có chúng sinh, bên trong có trí tánh, theo Phật Thế Tôn nghe pháp tin nhận‘’: Chúng sinh kiếp trước từng theo Phật nghe pháp và hay tin nhận, chẳng sinh nghi hoặc; tin nhận là văn huệ. ‘’Ân cần‘’ là tư huệ, thường suy gẫm. ‘’Tinh tấn‘’ là tu huệ. ‘’Muốn mau ra khỏi tam giới, tự cầu chứng Niết Bàn, đó gọi là Thanh Văn thừa, như các người con đó, vì cầu xe dê mà ra khỏi nhà lửa.’’

Nếu có chúng sinh theo Phật Thế Tôn, nghe pháp tin nhận thọ trì, ân cần tinh tấn, cầu tự nhiên huệ, thích sống một mình ở chỗ vắng vẻ, biết rõ nhân duyên của các pháp, đó gọi là Bích Chi Phật thừa, như các người con kia, vì cầu xe hươu mà ra khỏi nhà lửa.
Nếu có chúng sinh nghe pháp tin nhận thọ trì chẳng nghi, tín tâm phát xuất từ nội tâm, do đó:

‘’Mình ăn thì mình no,
Sinh tử của mình tự mình dứt‘’.

Người khác không thể thay thế bạn sinh tín tâm, phải tự mình sinh tín tâm. ‘’Ân cần tinh tấn, cầu tựnhiên huệ, thích sống một mình chỗ vắng vẻ‘’: Thích tu hành một mình. ‘’Biết rõ nhân duyên của pháp‘’: Biết rõ mười hai nhân duyên thành Bích Chi Phật thừa. ‘’Như các người con kia, vì cầu xe hươu mà ra khỏi nhà lửa‘’: Dùng xe hươu dụ cho Bích Chi Phật thừa, có Phật ra đời thì gọi là Duyên Giác, chẳng có Phật ra đời thì gọi là Độc Giác. Bích Chi Phật là tự chứng tự liễu.

Nếu có chúng sinh, theo Phật Thế Tôn nghe pháp, tin nhận thọ trì, ân cần tinh tấn, cầu Nhất thiết trí, Phật trí, tự nhiên trí, vô sư trí, tri kiến lực, vô sở úy của Như Lai, thương xót vì sự an vui của vô lượng chúng sinh, làm lợi ích cho trời người, độ thoát tất cả chúng sinh, đó gọi là đại thừa. Bồ Tát cầu thừa nầy, nên gọi là Ma ha tát, như các người con kia, vì cầu xe trâu mà ra khỏi nhà lửa.
Nếu có chúng sinh theo Phật nghe pháp, tâm sinh niềm tin thọ trì, ân cần tinh tấn, cầu ‘’nhất thiết trí‘’: Cầu trí biết tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, ‘’Phật trí‘’ là trí huệ mà một số chúng sinh không thể có, ‘’tự nhiên trí‘’, ‘’vô sư trí‘’ đều là trí huệ đại viên mãn giác của Phật, ‘’tri kiến lực, vô vô sở úy của Như Lai‘’: Sự biết của Như Lai là Nhất thiết chủng trí, sự thấy của Như Lai là mắt Phật, ‘’lực‘’ là mười lực, ‘’vô sở úy‘’ là bốn vô sở úy, Phật phát tâm đại từ bi, thương sót sự an vui của chúng sinh, lợi ích trời người, độ thoát tất cả chúng sinh, đó gọi là Bồ Tát đại thừa, nên gọi là Ma Ha Tát (đại). Như các người con kia vì cầu xe trâu mà ra khỏi nhà lửa.

Xá Lợi Phất ! Như ông trưởng giả kia, thấy các người con ra khỏi nhà lửa được an ổn, đến nơi chẳng sợ hãi, tự nghĩ của cải giàu vô lượng, đều đem xe lớn mà cho các con. Như Lai cũng như thế, là cha của tất cả chúng sinh. Nếu thấy vô lượng ức ngàn chúng sinh, do cửa Phật giáo mà ra khỏi đường hiểm khổ sợ hãi của tam giới, thì Phật khiến cho họ được sự an vui của Niết Bàn.

Đức Phật bảo tôn giả Xá Lợi Phất, đức Như Lai như ông trưởng giả giàu có, thấy các người con ra khỏi nhà lửa được yên ổn, ông trưởng giả tức nhiên có của cải vô lượng, bèn bình đẳng ban tặng cho các con xe trâu trắng lớn. Giống như Phật thấy vô lượng chúng sinh, vì nghe Phật pháp mà tin nhận hộ trì, được lìa khỏi khổ, đường hiểm trong tam giới, thì Phật khiến cho chúng sinh đắc được sự vui của thường lạc ngã tịnh.

HT Tuyên Hóa




Có phản hồi đến “13. Phẩm Thí Dụ Thứ Ba - Phần 3”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com