Mục Lục

Thông thường, Già Đà là dùng để biểu thị ý chính trong Kinh, như Kinh Kim Cang còn có một bài kệrằng :
"Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng âm thanh cầu ta,
Người đó hành tà đạo,
Không thấy được Như Lai."

Bổn sự, là tường thuật lại chuyện quá khứ của chư Phật. "Bổn sinh Vị tằng hữu" : Bổn sinh là một bộ trong mười bộ Kinh, chuyên thuật lại chuyện của các đại đệ tử và các đại Bồ Tát trong quá khứ. Vị tằng hữu là trước kia chưa từng nói qua, nghe những gì chưa nghe, thấy những gì chưa thấy.
"Cũng nói các nhân duyên, thí dụ và trùng tụng" : Nhân duyên tức là nói đủ thứ việc nhân duyên quả báo. Thí dụ là Phật dùng đủ thứ thí dụ để xiển minh đạo lý thâm áo ở trong Kinh. Trùng tụng là nghĩa của chữ Kì Dạ (tiếng Phạn), tường thuật lại những gì nói ở trường hàng phía trên, như đoạn văn đang giảng nầy là Kì Dạ (trùng tụng).
"Và Kinh luận nghị thảy" : Luận nghị là nghĩa của Ưu Ba Đề Xá (tiếng Phạn). Chỗ nầy Đức Phật đề ratên của chín bộ Kinh trong mười hai bộ Kinh. Tại sao ? Dưới đây Phật có giải thích nói. "Độn căn thích pháp nhỏ, tham trước trong sinh tử" : Người độn căn thì thích pháp tiểu thừa, chẳng thích pháp đại thừa, cũng tham luyến sinh tử luân hồi. "Vô lượng chỗ chư Phật, chẳng hành sâu diệu đạo" : Ở trước vô lượng chư Phật trong quá khứ, họ chưa từng tu hành Phật đạo thâm sâu vô thượng. "Bị khổ làm não loạn" : Suốt ngày chịu đựng ba thứ khổ, tám thứ khổ và vô lượng thứ khổ bức bách. "Vì họ nói Niết Bàn, ta bày phương tiện đó, khiến vào được Phật huệ" : Vì những người căn tính nông cạn mà Phật nói Niết Bàn, pháp môn : thường, lạc, ngã, tịnh, khéo bày đủ thứ pháp môn phương tiện để dẫn dắt họ nhập vào trí huệ của Phật.

Song, chưa từng nói các ông sẽ đắc được Phật đạo. "Sở dĩ chưa từng nói, vì thời nói chưa đến" : Phật chưa nói với người tiểu thừa rằng : các ông tương lai đều sẽ thành Phật. Tại sao không nói ? Vì thời cơchưa đến, vì nhân duyên chưa thành thục. "Nay chính là phải thời, quyết định nói đại thừa" : Phật nói pháp thì trước hết quán sát căn cơ vì người thuyết pháp, nay chính là phải thời, nên nói diệu pháp đại thừa nầy. "Chín bộ pháp ta đây" : Chín bộ Kinh nói ở trên, đều thuận theo chúng sinh mà nói. "Vào đại thừa làm gốc" : Mục đích cuối cùng, là khiến cho người tiểu thừa vào gốc rễ đại thừa. "Vì vậy nói Kinh nầy" :Vì nhân duyên đó, cho nên nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

"Có Phật tử tâm tịnh, êm dịu cũng lợi căn" : Có đệ tử của Phật, tâm của họ thanh tịn, tâm ý êm dịu cũng thông minh có trí huệ, đó là căn cơ đại thừa. "Vô lượng chỗ chư Phật, mà hành sâu diệu đạo" : Vì những vị đệ tử của Phật đó, đã ở chỗ vô lượng chư Phật thực hành sâu diệu đạo. "Vì các Phật tử đó, nói Kinh đại thừa nầy" : Phật vì tất cả đệ tử của Phật, mà nói Kinh đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa. "Ta thọ ký người đó, tương lai sẽ thành Phật" : Hiện tại Phật thọ ký cho những đệ tử đó, tương lai họ nhất địnhsẽ thành Phật. "Dùng thâm tâm niệm Phật, vì giữ gìn tịnh giới" : Vì họ dùng thâm tâm, tức là tâm đại thừa để tu Phật pháp, giữ gìn giới thanh tịnh. "Người nầy nghe thành Phật, mừng rỡ khắp toàn thân" : Những người nầy mà nghe được mình sẽ thành Phật, thì toàn thân của họ mừng rỡ vô cùng. "Phật biết tâm người đó, cho nên nói đại thừa" : Phật biết tư tưởng và sự tu hành của họ, cho nên vì họ mà nói pháp đại thừa. "Nếu Thanh Văn, Bồ Tát" : Hoặc là Thanh Văn thừa, hoặc là Bồ Tát thừa. "Nghe pháp của ta nói, cho đến một bài kệ" : Nghe được diệu pháp của Phật nói, dù chỉ một bài kệ. "Đều thành Phậtchẳng nghi" : Tương lai đều có thể thành Phật, chẳng có tơ hào hoài nghi.

Trong mười phương cõi Phật
Chỉ có một thừa pháp.
Chẳng hai cũng chẳng ba
Trừ Phật phương tiện nói
Chỉ dùng tên giả danh
Dẫn dắt các chúng sinh.
Nói trí huệ của Phật
Chư Phật hiện ra đời
Chỉ thật một việc nầy
Nếu hai chẳng phải chân.
Quyết chẳng dùng tiểu thừa
Tế độ các chúng sinh
Phật tự trụ đại thừa
Như pháp của mình được.
Định huệ lực trang nghiêm
Dùng để độ chúng sinh
Tự chứng đạo vô thượng
Pháp đại thừa bình đẳng.
Nếu giáo hóa tiểu thừa
Cho đến chỉ một người
Thì ta đọa xan tham
Việc nầy không thể có.
"Trong mười phương cõi Phật, chỉ có một thừa pháp, chẳng hai cũng chẳng ba, trừ Phật phương tiệnnói" : Trong mười tất cả các cõi Phật, Phật vì giáo hóa chúng sinh, mà nói đủ thứ pháp môn phương tiện, cho nên vừa nói tiểu thừa, đại thừa, lại nói Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa. "Chỉ dùng tên giả danh, dẫn dắt các chúng sinh, nói trí huệ của Phật" : Chẳng qua là dùng những tên giảdanh nầy, để khiến cho chúng sinh cũng đắc được trí huệ của Phật.
"Chư Phật hiện ra đời, chỉ thật một việc nầy" : Chỉ có một việc nầy là chân thật nhất. "Nếu hai chẳng phải chân" : Nếu như hai hoặc ba thừa nào khác, thì chẳng phải chân, đều là pháp môn quyền xảo phượng thiện. "Quyết chẳng dùng tiểu thừa, tế độ các chúng sinh" : Song, chư Phật tuyệt đối chẳng dùng giáo lý tiểu thừa để giáo hóa, cứu độ chúng sinh. "Phật tự trụ đại thừa, như pháp của mình được" : Phật trụ ở trong pháp đại thừa và pháp Ngài đắc được ở tại Đạo tràng là chân thật. "Định huệ lực trang nghiêm" : Phật dùng sức định huệ, huệ lực để tự trang nghiêm cho mình. Lực là mười thứ trí lực, ở trước đã giải thích rõ. Phật có mười thứ trí huệ, cho nên gọi là định huệ lực trang nghiêm. "Dùng để độ chúng sinh" : Dùng những lực nầy để giáo hóa chúng sinh, độ thoát chúng sinh. "Tự chứng đạo vô thượng" : Mình đã chứng được đại đạo vô thượng, tức là "pháp đại thừa bình đẳng". "Nếu giáo hóa tiểu thừa, cho dù chỉ một người, thì ta đọa xan tham, việc nầy chẳng thể có" : Phật nói : Nếu ta không dùng pháp đại thừa giáo hóa chúng sinh, chỉ nói pháp tiểu thừa dù đối với một người, giấu pháp lớn mà nói pháp nhỏ, tức là rơi vào tâm tham, keo kiệt pháp, việc nầy tuyệt đối không thể có.

Nếu người tin quy Phật
Như Lai chẳng dối gạt.
Cũng không tham ghen ghét
Dứt ác trong các pháp
Nên Phật trong mười phương
Chẳng có gì sợ hãi.
Ta dùng tướng nghiêm thân
Quang minh chiếu thế gian
Vô lượng chúng tôn kính
Vì nói ấn thật tướng .
Xá Lợi Phất nên biết !
Ta vốn lập thệ nguyện
Muốn khiến tất cả chúng
Đồng như ta không khác.
Nguyện xưa kia của ta
Nay đã đầy đủ rồi
Độ tất cả chúng sinh
Đều khiến vào Phật đạo.
Nếu như có người tin Phật pháp, quy y Phật đạo, thì Như Lai quyết chẳng dối gạt, cũng chẳng có ý tham lam đố kị. "Dứt ác trong ác pháp" : Mục đích học Phật pháp, là muốn thấu sự rõ lý, minh bạchnhân quả, thực hành những gì Phật thực hành, giác ngộ những gì Phật giác ngộ. Đối với pháp lành, thì phải nghe theo hành theo, mới có thể trừ khử bớt, tập khí xấu tham sân si từng chút từng chút, tức là dứt ác trong các pháp. Tại sao có người ngu si ? Vì thấy người có trí huệ thì sinh tâm đố kị, cho nên đời nầy ngu si. Đồng lý ấy, đời nầy thông minh có trí huệ, là vì đời trước không những chẳng đố kị với người khác, ngược lại sinh ra tâm tùy hỉ ca ngợi người khác. Người chân chánh tu đạo, thì không sợ người khác giỏi hơn mình, mà mong muốn mọi người đều hơn mình, mọi người đều thành Phật, sau đó mình mới thành Phật. Bạn hãy xem, ôm ấp chí khí nầy ở trong lòng thật là vĩ đại. Bồ Tát Điạ Tạng Vương pháp nguyện :

"Địa ngục chưa trống không,
Thệ không thành Phật.
Chúng sinh độ hết
Mới chứng bồ đề".

Chúng sinh ở trong địa ngục, ác tập khí quá nặng, khó điều khó phục, luân hồi ở trong sáu nẻo, nhưng Bồ Tát chẳng than mệt nhọc, luôn luôn cứu độ, khiến cho họ sớm được giải thoát.
Có người hỏi, có thể nào cùng năm tháng ngày giờ, đều độ hết chúng sinh trong sáu nẻo thành Phậtchăng ? Không, không thể được, chỉ có thân người mới có thể thành Phật đặng, nguyện lực nầy mới viên mãn. Còn năm nẻo kia là trời, A Tu La, súc sinh, ngạ quỷ, điạ ngục, nếu muốn thành Phật thì trước hết phải làm thân người, chứ không thể ở trong năm nẻo kia mà thành Phật đặng. Trong lời nguyện củaBồ Tát Địa Tạng phát ra là trước hết độ tất cả chúng sinh ác liệt nhất, cho nên đời ác năm trược, thệ vào trước để cứu độ tất cả chúng sinh tội khổ đọa lạc trong ba đường ác.

Đức Phật chánh đại quang minh, cho nên được người thế gian trong mười phương tôn kính, mà chẳng có gì sợ hãi. Con người vì hoặc nghiệp chưa hết, suốt ngày điên đảo mộng tượng, tâm nhiều quái ngại, thậm chí đêm ngủ cũng chẳng yên. Phật đắc được trí huệ cứu kính, đủ đại dũng mãnh, tinh thần đại vô úy, chẳng sợ cứu độ những chúng sinh cang cường, thường làm thuyền độ người trong biển khổ. Vì chẳng có gì sợ hãi, nên đắc được quang minh chánh trực. Chánh cũng có nghĩa là trung đạo, chẳng lệch bên phải, chẳng lệch bên trái, chẳng nhiều cũng chẳng ít. Trung đạo thì chẳng có hình tướng, luôn luôn xử sự hợp với trung đạo, đó tức là diệu đạo, cho nên Phật hay dùng vô sở úy, để khiến chúng sinhthích nghe Phật pháp.
Phật nói pháp thiện xảo phương tiện, làm hài lòng tâm của đại chúng. Song, tại sao ở trong hội Pháp Hoa, còn có năm ngàn người lui về ? Thật ra chẳng phải họ không muốn nghe, mà vì nghiệp chướngcủa họ quá sâu nặng, đức hạnh chẳng đủ, cho nên chiêu lại ma lực ở trong thân, khiến cho họ lui khỏi pháp hội.

Phật dùng tướng tốt trang nghiêm thân, trí huệ quang minh chiếu khắp thế gian, là bậc tôn kính ngưỡng mộ của vô lượng chúng sinh, hiện tại là nói pháp thật tướng. "Ấn thật tướng" là chánh pháp ấn thật tướng, tức cũng là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
"Xá Lợi Phất nên biết, ta vốn lập đại thệ nguyện, muốn khiến cho tất cả chúng sinh đồng như Phật, Thế Tôn không khác". Như ta đã pháp thệ nguyện xưa kia, nay đã mãn nguyện được thành Phật đạo và khéo dẫn dụ tất cả chúng sinh si mê, đều khiến cho họ nhập vào trong chánh đạo của Phật.

Nếu ta gặp chúng sinh
Dùng Phật đạo dạy hết
Kẻ vô trí lầm lẫn
Mê hoặc chẳng nghe lời.

"Ta" ở đây là chỉ bản thân của Phật. Phật có tám đại tự tại ngã (ta).
Tự tại ngã thứ nhất là : Dùng một thân mà ứng vô lượng thân để độ thoát chúng sinh.
Thứ hai là : Dùng một thân đầy khắp đại thiên thế giới, sao lại có thể dùng một thân mà đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới ? Vì tự tại.
Thứ ba là : Thân Phật có thể khinh cử viễn đạo. "Khinh cử" tức là nhẹ như khí cầu, một chút trọng lượng cũng chẳng có, có thể tùy ý bay nổi, đó gọi là khinh cử. "Khinh cử viễn đạo", nghĩa là thần thông của Phật tự tại diệu dụng.
Thứ tư là : Phật có thể ở trong cùng một cõi nước, mà hiện đủ thứ thân hình.
Thứ năm là : Sáu căn dụng với nhau, như mắt có thể ăn được vật ăn, tai có thể nói ; tóm lại, mỗi một căn đầy đủ năng lực của năm căn kia.
Thứ sáu là : Đắc các pháp tướng vào vô pháp tướng. Tuy chứng đắc các pháp tướng vào vô pháp. Tuy chứng đắc tất cả các pháp, mà chẳng có các pháp tướng, pháp cũng không.
Thứ bảy là : Diễn nói kệ tụng, vĩnh viễn chẳng dừng cảnh.
Thứ tám là : Thân đầy các nơi, khắp mười phương cõi, chẳng có nơi nào mà không có. Pháp giới làm thể, hư không làm dụng. Hư không vô tướng mà vô sở bất tướng. Chúng ta đều sống ở trong pháp thâncủa Phật. Chúng sinh sống ở trong pháp thân, cũng giống như sống ở trong gió, nhưng bản thân ngưới chẳng biết gió ra làm sao. Đồng lý ấy, chúng ta tuy sống ở trong pháp thân của Phật mà chẳng biết Phật là thế nào. Do đó :

"Chẳng biết mặt mũi thật núi Lư Sơn,
Chỉ nương thân ở trên núi ấy."

Núi Lư Sơn là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc, nếu ở tại núi Lư Sơn thì tự nhiên chẳng thấy được mặt mũi thật của núi Lư Sơn, chỉ ở ngoài núi mới trông thấy được. Thế thì làm sao thấy được pháp thân của Phật ? Chẳng có cách nào khác, chỉ cần siêng tu Phật đạo, thành tựu quả vị Phật, với Phật không hai không khác, thì tự nhiên ngộ được ý bên trong.
Phật dùng tám đại tự tại ngã nầy, toại tâm như ý giáo hóa chúng sinh, giáo hóa hết Phật đạo. Song, người chẳng rõ thị phi, chẳng phân trắng đen, vô trí lầm lẫn, cho nên hoặc chẳng nghe lời. Nếu người luôn luôn tự mình kiểm thảo, hồi quang phản chiếu, thì giống như ở trước gương soi, sẽ chiếu rõ ràngmặt mũi của mình. Nếu tâm thường từ bi, đồng thể đại bi, thì kiếp trước đã từng tu thiện dứt làm ác, chẳng tạo nghiệp giết hại. Nếu người tâm sân hận quá nặng, giết hại nhiều sinh linh, thì đời nầy nóng giận bạo phát, hỏa khí rất lớn. Do đó, có thể suy ra :

"Muốn biết nhân trồng trong quá khứ,
Hãy xem mình đang hưởng thụ đời nầy ;
Muốn biết quả sẽ thọ trong tương lai,
Hãy xem mình đang làm gì trong đời nầy."

Xưa kia, có người từng hỏi tôi : "Người sẽ đọa làm súc sinh chăng ?" Tôi đáp : "Bạn làm việc súc sinhtức là súc sinh, làm việc người tức là người, làm việc quỷ tức là quỷ. Nếu thọ Bồ Tát giới hành Bồ Tát đạo, tức là Bồ Tát sơ phát tâm, làm việc Phật tức là Phật. Tóm lại, mười pháp giới chẳng lìa một tâm niệm, vạn pháp do tâm tạo ra." Hiện tại đại chúng thường đến pháp hội nầy nghe Kinh, đều do kiếp trước đã từng gieo trồng căn lành, niềm tin chẳng thối lùi, cho nên đời nầy mới gặp được pháp duyênnầy.

Ta biết chúng sinh đó
Chưa từng tu gốc lành
Chấp cứng nơi năm dục
Vì si ái sinh phiền.
Do nhân duyên ác dục
Đọa vào ba đường ác
Luân hồi trong sáu nẻo
Chịu đủ các khổ độc.
Thọ thai hình hài nhỏ
Đời đời thường lớn dần
Người đức mỏng phước ít
Bị các khổ bức bách.
Vào rừng rậm tà kiến
Chấp có hoặc chấp không
Nương tựa các kiến này
Đầy đủ sáu mươi hai.
Chấp sâu pháp hư vọng
Giữ chặt chẳng bỏ được
Ngã mạn tự khoe cao
Dua nịnh tâm chẳng thật.
Trong ngàn vạn ức kiếp
Chẳng nghe danh hiệu Phật
Cũng chẳng nghe chánh pháp
Người như thế khó độ.
Ta biết những chúng sinh mê hoặc nầy, chưa từng tu học gốc lành đại thừa, lại tham chấp vào cảnh : sắc, thanh, hương, vị, xúc, năm dục, tức : tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn và ngủ. Do đó, đọa địa ngục. Ví như :
1. Người tham tiền tài : Bất chấp mọi thủ đoạn để kiếm tiền bạc, chẳng cứ nhân nghĩa đạo đức, cũng chẳng màng nguồn gốc tiền bạc có chánh đáng chăng, suốt ngày tâm vì tiền bạc sai khiến, trồng xuống hạt giống địa ngục.
2. Sắc : Sắc đẹp là nhân luân hồi của chúng sinh, bất cứ nam nữ, một khi gặp nhau thì ý niệm đầu tiên là, muốn nhìn xem thử đối phương có xinh đẹp chăng ? Cứ khởi vọng tưởng, sự suy nghĩ nầy chẳng chân thật, cho nên có luân chuyển.
3. Danh lợi : Con người thường bị danh lợi trói buộc, do đó thích tự mình tuyên truyền, ở trên tấm thiếp nhỏ in đầy ra, nào là giám đóc công ty nào đó, chủ tịch gì đó..., đó phải chăng là vì háo danh.
4. Ăn : Có người chẳng thích tiền tài, chẳng háo sắc, cũng chẳng tham danh lợi mà thích ăn !
5. Ngủ : Có những người chẳng tham mấy thứ ở trên mà chỉ thích ngủ ! Ngủ nhiều thì đầu não hôm mê.

Ở tại Hương Cảng, Đài Loan thường nghe bệnh ngủ chết phát sinh, vì người quá tham ngủ, ngủ chết rồi cảm thấy sung sướng, cho rằng đó là sự ra đi an nhàn, chẳng chịu đựng cảnh chết đau đớn. Tóm lại, năm thứ dục lạc nầy là địa ngục năm căn, khiến cho chúng sinh trầm luân sâu thẳm ở trong sáu nẻo luân hồi. Do đó, học Phật tu đạo là khiến cho con người dứt làm ác mà làm điều lành, bỏ tà quy chánh,chấm dứt sinh tử, chẳng còn luân hồi.
"Vì si ái sinh phiền" : Vì quá chấp trước năm dục, ngu si luyến ái, chẳng xả bỏ được, cho nên sinh đủ thứ phiền não. Tham những ái dục nghiệp ác nầy đều là nhân duyên của ba đường ác, nghiệp quả vay trả, như bánh xe lăn, lưu chuyển trong sáu nẻo, đó gọi là sáu nẻo luân hồi. Chúng sinh luân hồi trong sáu cõi, chịu đủ các khổ độc, thọ bào thai hình hài nhỏ, ra thai bò vào bụng ngựa, khi thì họ Trương, khi thì họ Lý, luân chuyển trong lục đạo. Người hạ liệt đức mỏng phước ít, thường bị các khổ bức bách. Khổ có ba thứ khổ, tám thứ khổ và vô lượng thứ khổ.
"Vào rừng rậm tà kiến" : Tức là kiến trược. "Hoặc chấp có chấp không" : Chấp có tức là chấp thường, chấp không tức là chấp đoạn, đủ các thứ tà kiến. "Nương tựa các kiến nầy" : Nương vào có, không, hai thứ kiến (thấy) bất chánh, thành sáu mươi hai kiến. Năm kiến là : thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến.
"Đầy đủ sáu mươi hai" : Phàm phu và các ngoại đạo, nơi cảnh năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) khởi bốn thứ kiến ; hoặc là sắc lớn ngã nhỏ, ngã ở trong sắc ; hoặc là sắc nhỏ ngã lớn, sắc ở trong ngã ; hoặc là sắc tức là ngã ; hoặc là lìa sắc là ngã. Đó là về sắc ấm, còn bốn ấm kia, thọ tưởng hành thức, mỗi ấm cũng khởi bốn thứ kiến, cộng thành hai mươi thứ kiến. Quá khứ, hiện tại và vị lai, mỗi thứ có hai mươi thứ kiến, cộng thành sáu mươi thứ kiến và kể cả thường kiến và đoạn kiến (chấp không chấp có) cộng thành sáu mươi hai thứ tà kiến.
"Ngã mạn tự khoe cao" : Khoe khoang kiêu ngạo, trọng mình khinh người. "Dua nịnh tâm chẳng thật" : Dua nịnh tức là a dua theo người có quyền có thế, chẳng ngay thẳng, chẳng thật thà. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói :

"Nhân mà không thật thì quả quanh co".

Nếu tại nhân địa mà chấp chặt vào pháp hư vọng, ngã mạn tự khoe cao, dua nịnh chẳng thật, nhân địachẳng thật, cho nên ngàn vạn ức kiếp, chẳng nghe được danh hiệu của Phật, cũng chẳng đắc được chánh pháp của Phật, người như thế chẳng có duyên, khó mà độ thoát được.
Tại San Francisco, mỗi buổi tối người đến tham gia pháp hội nầy, thật là lông phụng sừng lân, tình hìnhnầy giống như có một lần Đức Phật cầm lên một ít đất hỏi Ngài A Nan :"Con xem đất trong tay của ta nhiều, hay đất ngoài đại địa nhiều ?" Ngài A Nan đáp :"Đương nhiên đất ngoài đại địa nhiều, đất trong bàn tay của Như Lai ít." Phật lại nói : "Được thân người như đất trong lòng bàn tay, mất đi thân người như đất ngoài đại địa." Nếu thân người mất đi thì vạn kiếp khó được lại, đời sau chẳng làm ngạ quỷ thì làm súc sinh hoặc đọa vào địa ngục. Do đó, có thể thấy, vào thời mạt pháp, người đến đây học Phật nghe Kinh, hiếm có như vàng thật, còn những người chẳng nghe danh hiệu Phật, chẳng học Phật như đất, khắp nơi đều có.

Trung Quốc có một vị Phật sống Chùa Kim Sơn, bất cứ vị pháp sư nào giảng Kinh thuyết pháp, Ngài cũng đều đảnh lễ trước rồi quỳ xuống nghe, chắp tay im lặng, cung kính phi thường, thật là có tâm thành. Vì sao Ngài được xưng là Phật sống ? Nguyên nhân là Ngài từ đỉnh tháp Kim Sơn nhảy xuống mà vẫn an nhiên chẳng hề gì, và Ngài hay dùng "thuốc Ba La Mật" chữa trị các chứng bịnh nan y. "Thuốc Ba La Mật" là vật gì ? Tức là nước rửa chân của Phật sống Kim Sơn ! Nếu ai cầu chữa bệnh, thì Ngài lầy nước rửa chân rồi thêm vào một chút tro, cho bệnh nhân uống. Nói ra cũng lạ thật, nước rửa chân lại có thể công hiệu, phát sinh ra chất thuốc chữa lành các chứng bệnh. Cho nên ai ai cũng gọi Ngài là Phật sống Kim Sơn.

Người như Phật sống Chùa Kim Sơn căn lành sâu dày, vào thời đại mạt pháp thật là hiếm có. Tương lai khi Phật pháp phải diệt, thì tất cả Kinh điển sẽ biến thành giấy trắng. Trong các Kinh điển thì Kinh Lăng Nghiêm mất trước nhất, cho nên tôi đến nước tây phương hoằng dương Phật pháp, thì trước hết đề xướng Kinh Lăng Nghiêm. Kinh Lăng Nghiêm là bộ Kinh khai mở trí huệ, đạo lý thâm áo vi diệu, siêu hơn khoa học và triết học hiện nay. Kinh Lăng Nghiêm có thể sánh là Đồng Luân Vương. Ngân Luân Vương là Kinh Pháp Hoa, Vua trong các Kinh. Kinh Hoa Nghiêm có thể ví là Kim Luân Vương. Đức Phậtsau khi thành đạo dưới cội bồ đề, hai mươi mốt ngày đầu tiên giảng Kinh Hoa Nghiêm, nhưng Phật dùng pháp thân diễn nói tại bảy nơi chín hội, ngoài Bồ Tát ra, người nhị thừa chẳng nghe được, cũng chẳng thấy được, do đó :

"Có mắt chẳng thấy Lô Xá Na,
Có tai chẳng nghe pháp viên đốn."

Bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy, sau đó bị Long Vương thỉnh vào Long cung, nhân gian từ đó mất đi bộ Kinhnầy, cho đến đời tổ thứ mười bốn Bồ Tát Long Thọ, cảm thấy trên thế gian chẳng có gì để học, mới dùng thần thông đi xuống Long cung. Ngài xem thấy ba bộ Kinh Hoa Nghiêm là : thượng, trung, và hạ. Quyển thượng số phẩm nhiều như hạt bụi trong bốn thiên hạ, quyển trung có bốn mươi chín vạn tám ngàn tám trăm bài kệ, một ngàn hai trăm phẩm. Quyển hạ có mười ngàn bài kệ, bốn mươi tám phẩm. Vì quyển thượng và quyển trung quá dài, người thế gian chẳng lãnh thọ được, cho nên Bố Tát Long Thọchỉ dùng trí nhớ thuộc lòng quyển hạ, trở về nhân gian rồi dùng bút chép ra hết toàn quyển Kinh. Cho nên, hiện nay có được bộ Kinh Hoa Nghiêm là nhờ ân đức của Bồ Tát Long Thọ để lại cho đời sau. Nếu Chúng ta hiểu rõ ba bộ Kinh nầy (Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm và Pháp Hoa) thì tất cả các Kinh khác càng dễ minh bạch hơn.

Cho nên Xá Lợi Phất !
Ta vì bày phương tiện
Nói hết các khổ đạo
Mở bày đạo Niết bàn.
Tuy ta nói Niết bàn
Đó cũng chẳng thật diệt
Các pháp từ bổn lai
Tướng thường tự tịch diệt.
Phật tử hành đạo rồi
Đời sau được thành Phật
Ta có sức phương tiện
Mở bày pháp ba thừa.
Nay các đại chúng đây
Đều nên trừ nghi hoặc
Lời chư Phật không khác
Một chẳng có hai thừa.
Xá Lợi Phất ! Ta dùng pháp quyền xảo phương tiện, nói ba tạng giáo lý, muốn giải thoát mọi sự khổ, cho nên nói : biết khổ, dứt tập, mộ diệt, tu đạo, tức là pháp bốn Diệu đế. Ta đối với những người căn tínhtiểu thừa, thì vì họ mà nói Niết Bàn : Thường lạc ngã tịnh bốn đức. Tuy ta vì họ mà nói pháp tịch diệt, nhưng đó là pháp quyền xảo phương tiện, chẳng phải là pháp cứu kính tịch diệt. Tất cả pháp từ xưa đến nay, pháp tính vốn tự thanh tịnh tịch diệt, gọi là thật tướng. Bổn thể của nó là tịch diệt, là như như ; như như là tịch diệt ; tịch diệt tức cũng là như như. "Phật tử hành đạo rồi" : Đệ tử của Phật nghe theo lời Phật dạy, trước hết tu tiểu thừa, sau đó rồi hồi tiểu hướng đại, hành Bồ Tát đạo. Tu Bồ Tát đạo viên mãn, thì tương lai sẽ thành Phật. Ban đầu người nhị thừa chẳng hiểu pháp đại thừa viên đốn, cho nên Phật dùng đủ thứ pháp quyền xảo phương tiện, mở bày pháp ba thừa (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát thừa).
Tất cả các Thế Tôn đều nói một thừa đạo. Chư Phật trước nói ba thừa, sau đó đem ba quy về một, khai quyền hiển thật. Nay các đại chúng Bồ Tát, La Hán, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, quỷ, thần, trời, rồng, tám bộ chúng đây đều nên tin sâu giáo lý viên đốn, trừ nghi hoặc, đừng nên đa nghikhông tin như hồ ly. Mùa đông, nước trên mặt sông đóng băng, hồ ly đi qua sông thì mỗi bước đều dùng tai lóng nghe, để biết chắt chắn là mặt sông đã đóng băng, nhưng nó vẫn chẳng tin, do đó lóng nghe rồi lóng nghe nữa, cho nên gọi là hồ nghi.
Người chẳng có căn lành, thì nửa tin nửa ngờ đối với Phật pháp, tức cũng tồn tâm hồ nghi. Tin chẳng chân thật tức là chẳng trừ lòng nghi, tức cũng là ngu si vô minh. Nếu người có trí huệ Bát nhã, thì chẳng hoài nghi. Vì chẳng có trí huệ Bát nhã, cho nên giảng pháp chân thật cho họ nghe, thì họ cho rằng là pháp giả, đó tức là chẳng có trạch pháp nhãn (mắt chọn pháp). Mười phương chư Phật nói pháp đếu giống nhau, tức là chỉ có một thừa Phật đạo, trí huệ chân thật, ngoài pháp môn thật tướng chẳng có hai thừa, chẳng có đại thừa, tiểu thừa hoặc Bồ Tát thừa.

Quá khứ vô số kiếp
Vô lượng Phật diệt độ
Trăm ngàn vạn ức Phật
Số đông không thể lường.
Các Thế Tôn như thế
Đủ thứ duyên thí dụ
Vô số sức phương tiện
Diễn nói tướng các pháp.
Các Thế Tôn đó thảy
Đều nói pháp một thừa
Độ vô lượng chúng sinh
Khiến vào được Phật đạo.
Kiếp, dịch ra nghĩa là "thời phần". Thời phần vốn chẳng có định nghĩa, chỉ vì tâm niệm của chúng sinhphân biệt mới có quá khứ, hiện tại và vị lai.
"Các Thế Tôn đó thảy, đều nói pháp một thừa" : Thuở xưa chư Phật nói ba tạng giáo lý, đều là vì thật thí quyền, mục đích cứu kính là khai quyền hiển thật, tức cũng là nói pháp một thừa Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. "Độ vô lượng chúng sinh, khiến vào được Phật đạo" : Khiến cho tất cả chúng sinh đều được khoái lạc : thường lạc ngã tịnh, bốn đức Niết Bàn.

Các Đấng Đại Thánh Chúa
Biết tất cả thế gian
Trời người loại quần sinh
Trong thâm tâm ưa muốn.
Bèn dùng phương tiện khác
Giúp bày nghĩa đệ nhất
Nếu có loại chúng sinh
Gặp chư Phật quá khứ.
Nếu nghe pháp bố thí
Hoặc trì giới nhẫn nhục
Tinh tấn thiền trí thảy
Tu đủ thứ phước huệ.
Tất cả những người đó
Đều đã thành Phật đạo.
"Các Đấng Đại Thánh Chúa" : Tức là các Đức Phật. Đại Thánh Chúa là tên khác của Phật. "Biết tất cả thế gian" : Thế gian phân ra gồm có hữu tình thế gian và khí thế gian. Hữu tình thế gian còn gọi là chánh báo, khí thế gian còn gọi là y báo. Chánh, y hai báo Phật đều biết đều thấy. "Trời người loại quần sinh" : Người trên trời và người nhân gian cùng tất cả loại chúng sinh. "Trong thâm tâm ưa muốn" : Đủ thứ sự ưa muốn trong thâm tâm của họ, chư Phật đều thấy biết rõ ràng. Do đó, "bèn dùng phương tiện khác, giúp bày nghĩa đệ nhất" : Vì chư Phật biết sự ưa muốn của chúng sinh, cho nên bày đủ thứ pháp mônquyền xảo phương tiện, để độ thoát chúng sinh. Phương tiện ở đây tức là đại thừa, tiểu thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa và Bồ Tát Thừa, đó gọi là phương tiện khác, đều vì hiển lộ Phật thừa nghĩa đệ nhất mà bày ra. "Nếu nghe pháp bố thí" : Bố thí gồm tài thí, pháp thí và vô úy thí. "Hoặc trì giới nhẫn nhục" : Hoặc tu trì giới độ, hoặc nhẫn nhục độ. Hành bố thí độ xan tham, trì giới độ hủy phạm, nhẫn nhục độ sân hận. "Tinh tấn thiền trí thảy" : Tinh tấn độ giải đãi, thiền định độ tán loạn, tán loạn tức là chẳng có định lực, trí huệ độ ngu si. "Tu đủ thứ phước huệ" : Tu sáu độ vạn hạnh, tức cũng là tu phướchuệ. "Tất cả những người đó" : Hết thảy những người nầy. "Đều đã thành Phật đạo" : Họ đều đã thành Phật đạo. Vì những người nầy ban đầu tu chút chút việc thiện, ngày tháng tích lũy, từ chút chút mà biến thành nhiều, từ một việc phước mà trở thành nhiều việc phước ; từ một việc huệ mà trở thành nhiều việc huệ ; khi nào phước huệ tròn đầy thì Phật đạo cũng thành tựu. Bây giờ chúng ta bắt đầu tu hành, không biết trong quá khứ bạn đã gieo trồng phước huệ chưa, thì đời nầy chúng ta gặp được Phật phápvô thượng, nhất định phải bắt đầu dũng mãnh tinh tấn tu hành cho đến khi thành Phật.

Sau chư Phật diệt độ
Nếu người tâm tốt lành.
Những chúng sinh như thế
Đều đã thành Phật đạo
Chư Phật diệt độ rồi
Người cúng dường xá lợi.
Tạo vạn ức bảo tháp
Vàng bạc và pha lê
Xa cừ cùng mã não
Châu mai khôi lưu ly.
Thanh tịnh rộng nghiêm sức
Trang trí nơi các tháp
Hoặc dùng đá làm chùa
Chiên đàn và trầm thủy.
Gỗ mật và gỗ khác
Gạch ngói bùn đất thảy
Nếu ở nơi đồng hoang
Chứa đất thành chùa Phật.
Cho đến trẻ con chơi
Vun cát làm tháp Phật
Tất cả những người đó
Đều đã thành Phật đạo.
"Sau chư Phật diệt độ" : Sau khi chư Phật vào Niết Bàn. "Nếu người tâm tốt lành" : Nếu người có tâm tốt lành hòa diệu, ban đầu xem ra tuy chỉ có chút chút căn lành, nhưng lâu dần tích lũy được rất nhiều công đức. "Các chúng sinh như thế, đều đã thành Phật đạo" : Như những chúng sinh đó cũng đều đã thành Phật. "Chư Phật diệt độ rồi" : Sau khi chư Phật diệt độ. "Người cúng dường xá lợi" : Tạo tháp cúng dường tất cả xá lợi của Phật. Tạo tháp thí có từng cấp khác nhau, chỉ có tháp xá lợi của Phật là mười ba từng, Bích Chi Phật thì năm từng, tứ quả A La Hán thì bốn từng, tam quả A Na Hàm là ba từng, nhị quả Tư Đà Hàm là hai từng, sơ quả Tu Đà Hoàn là một từng. "Tạo vạn ức bảo tháp" : Tạo dựng trăm ngàn vạn ức bảo tháp, dùng gì để tạo ? "Vàng bạc và pha lê" : Hoặc dùng vàng, bạc hoặc pha lê để tạo tháp. "Xa cừ cùng mã não" : Hoặc dùng đá xa cừ để tạo, hoặc dùng đá mã não để tạo. "Châu mai khôi lưu ly" : Hoặc dùng đá mai khôi, hoặc dùng đá lưu ly, hoặc dùng chân châu để tạo tháp. "Thanh tịnh rộng nghiêm sức" : Dùng đồ thanh tịnh trang nghiêm, để nghiêm sức tháp xá lợi của Phật. "Trang trí nơi các tháp" : Lại dùng các thứ đồ vật để trang trí các tháp. "Hoặc dùng đá làm chùa, chiên đàn và trầm thủy" : Hoặc có người dùng đá làm chùa, hoặc dùng gỗ chiên đàn và gỗ thơm trầm thủy để làm chùa, làm tượng Phật. "Gỗ mật và gỗ khác, gạch ngói bùn đất thảy" : Gỗ mật tức là gỗ thơm, hoặc dùng gạch ngói hoặc dùng bùn đất làm chùa. "Nếu ở nơi đồng hoang, chứa đất thành chùa Phật" : Hoặc ở nơi hoang dã, tích chứa đất thành ngôi chùa."Cho đến trẻ con chơi, vun cát làm tháp Phật" : Nhẫn đến trẻ con chơi giỡn, vun một đống cát làm tháp Phật. "Tất cả những người đó, đều đã thành Phật đạo" : Tất cả những người như thế, tích lũy công đức cũng đều đã thành Phật.

Nếu như người vì Phật
Kiến tạo các hình tượng
Điêu khắc thành các tướng
Đều đã thành Phật đạo.
"Nếu như người vì Phật, kiến tạo các hình tượng, điêu khắc thành các tướng" : Dùng đủ thứ vật chấtkhác nhau để làm tượng Phật, những người nầy "đều đã thành Phật đạo".

Hoặc làm bằng bảy báu
Vàng thau đồng trắng đỏ
Nhôm chì và chất kẽm
Sắt gỗ cùng với bùn.
Hoặc dùng keo sơn vải
Nghiêm sức làm tượng Phật
Hết thảy những người đó
Đều đã thành Phật đạo.
"Hoặc làm bằng bảy báu" : Hoặc dùng bảy báu : vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não, để tạo tượng Phật. "Vàng thau đồng trắng đỏ" : Vàng thau giống như vàng thật, nhưng chẳng phải vàng thật, hoặc là đồng trắng, đồng đỏ. "Nhôm chì và chất kẽm" : Hoặc dùng chất nhôm, chì, kẽm để tạo tượng Phật. "Sắt gỗ cùng với bùn" : Hoặc dùng sắt, hoặc dùng gỗ, hoặc dùng bùn để tạo tượng Phật. "Hoặc dùng keo sơn vải" : Hoặc dùng keo, sơn, vải để tạo tượng Phật. "Nghiêm sức làm tượng Phật" : Dùng để trang sức những tượng Phật, trông rất đẹp vô cùng.

Tạo tượng Phật có mười một thứ công đức :
1. Đời đời kiếp kiếp mắt sáng suốt thấy rõ. Tại sao có quả báo như thế ? Vì trong đời quá khứ đã tạo tượng Phật cho nên mắt thấy rõ sáng suốt.
2. Sinh vào nơi chẳng có người ác, bất cứ chung quanh phải trái trước sau chỗ của mình ở, họ hàngbạn bè đều là người tốt, chẳng gặp người ác, thú dữ hoặc các hiểm nạn.
3. Sinh trưởng trong nhà giàu : sinh vào nhà giàu có, vừa có tiền vừa có địa vị.
4. Thân thể màu hoàng kim. Tại sao thân thể của chúng ta chẳng phải màu hoàng kim ? Vì trong quá khứ chẳng tạo tượng Phật.
5. Châu báu dồi dào. Nơi nào cũng đầy đủ châu báu.
6. Sinh vào nhà hiền lành. Sinh vào nhà người hiền lành.
7. Được sinh làm vua. Công đức tạo tượng Phật, đời sau được sinh làm vua. Bây giờ có những nước chẳng có vua, nhưng làm tổng thống và vua đều giống nhau.
8. Được làm Chuyển luân vương. Làm chuyển luân vương càng trân quý hơn, Chuyển luân vương một khi mà tu thì thành Phật.
9. Không những làm vua ở nhân gian mà còn có thể sinh về cõi trời, sinh về Phạm thiên, thọ mạng lâu dài.
10. Chẳng đoạ vào đường ác. Người đã từng làm tượng Phật thì sẽ không đọa vào ba đường ác.
11. Đời đời kiếp kiếp kính trọng Tam Bảo, quy y Tam Bảo, chẳng đọa lạc. Đó là mười một thứ công đứctạo tượng Phật.

Người tạo tượng Phật tướng mạo rất viên mãn. Tại sao tướng mạo của Phật viên mãn như thế ? Vì trải qua ba đại A Tăng Kỳ kiếp, chẳng biết Ngài đã tạo bao nhiêu tượng Phật. Bạn thử tính xem, Ngài gặp bao nhiêu vị Phật ra đời ? A Tăng Kỳ kiếp thứ nhất gặp hơn bảy vạn năm ngàn vị Phật, A Tăng Kỳ kiếpthứ hai gặp hơn bảy vạn sáu ngàn vị Phật, A Tăng Kỳ kiếp thứ ba gặp hơn bảy vạn bảy ngàn vị Phật. Gặp nhiều vị Phật như vậy thì tất nhiên Ngài tạo tượng Phật càng nhiều hơn, nếu tính thì chẳng biết được số lượng, cho nên tướng mạo của Ngài viên mãn phi thường. Tạo tượng Phật không những tướng mạo viên mãn, mà còn khiến cho người sinh tâm ái kính tu phước tu huệ. "Hết thảy những người đó, đều đã thành Phật đạo" : Những người tạo tượng Phật cũng đều đã thành Phật.

Vẽ hoạ làm tượng Phật
Trăm tướng phước trang nghiêm
Tự làm hoặc bảo người
Đều đã thành Phật đạo.
Cho đến trẻ con chơi
Dùng cỏ cây và bút
Hoặc là dùng móng tay
Mà vẽ họa tượng Phật.
Hết thảy những người đó
Từ từ tích công đức
Đầy đủ tâm đại bi
Đều đã thành Phật đạo.
Giáo hóa các Bồ Tát
Độ thoát vô lượng chúng.
Đoạn Kinh văn ở trên, tuy nói dùng keo sơn vải để tạo tượng Phật, nhưng ở trong giới luật chẳng đề xướng dùng keo sơn vải để tạo tượng Phật. Vì keo sơn có một thứ mùi hôi. Và giới luật cũng nói, nếu tượng Phật đứng thì chúng ta người học Phật không thể ngồi ở trước tượng Phật. Nếu tượng Phật ngồi, thì chúng ta không thể nằm ở trước tượng Phật, các vị nên biết những điều nhỏ nầy.
"Vẽ họa làm tượng Phật" : Vẽ họa thành tượng Phật. "Trăm tướng phước trang nghiêm" : Vẽ họa tượngPhật rất trang nghiêm viên mãn. "Tự làm hoặc bảo người" : Tự mình làm tượng hoặc bỏ tiền ra nhờ người khác làm tượng Phật. "Đều đã thành Phật đạo" : Những hạng người nầy đều đã thành Phật. "Cho đến trẻ con chơi" : Nhẫn đến trẻ con đùa giỡn. "Dùng cỏ cây và bút" : Hoặc dùng cỏ, hoặc dùng cây tạo tượng Phật, hoặc dùng bút vẽ tượng Phật. "Hoặc dùng đến móng tay" : Hoặc dùng móng tay chấm mực. "Mà vẽ hoạ tượng Phật."
Thuở xưa, tại Tứ Xuyên có một người chuyên đọc Kinh Kim Cang và dùng tay biên Kinh Kim Cang ở trong hư không. Mỗi ngày đều đứng tại chỗ đó biên. Về sau mỗi khi trời mưa thì chung quanh chỗ ông ta biên Kinh Kim Cang mưa chẳng rớt xuống đất, người đã khai mở ngũ nhãn mới thấy được. Tuy ông ta dùng tay biên Kinh Kim Cang ở trong hư không, song, thiên long bát bộ cũng đều bảo hộ bộ Kinh Kim Cang nầy, khiến cho nước mưa chẳng rớt vào chỗ nầy. Cho nên về sau cũng tại chỗ nầy tạo dựng một ngôi chùa. Do đó, có thế thấy chỉ dùng tay biên ở trong hư không, mà có cảm ứng lớn như thế. chuyện nầy ghi ở trong linh dị lục của Kinh Kim Cang, là chuyện có thật.
"Hết thảy những người đó" : Những người nói ở trên là những người tạo tượng Phật. "Từ từ tích côngđức" : Tích lũy công đức dần dần. "Đầy đủ tâm đại bi, đều đã thành Phật đạo" : Hiện tại đều đã thành Phật đạo. "Giáo hóa các Bồ Tát" : Phật giáo hóa các Bồ Tát, khiến cho bậc Duyên Giác, Thanh Văn đều hồi tiểu hướng đại tu pháp Bồ Tát, sau đó hồi hướng Phật thừa. "Độ thoát vô lượng chúng" : Độ thoát vô lượng vô biên chúng sinh, cũng đều cùng thành Phật đạo.

Nếu người nơi chùa tháp
Tượng báu và tượng vẽ.
Dùng hương hoa, phan, lọng
Cúng kính mà cúng dường
Hoặc khiến người tấu nhạc
Đánh trống thổi sừng ốc.
Tiêu, sáo, cầm, đờn sắt
Tì bà chụp chã đồng
Các tiếng hay như thế
Đem hết để cúng dường.
"Nếu người nơi chùa tháp" : Nếu có người ở nơi chùa hoặc tháp. "Tượng báu và tượng vẽ" : Bất cứ đối với tượng báu hoặc tượng vẽ. "Dùng hương hoa phan lọng". Dùng hương hoa, phan báu và lọng báu, tức cũng bao gồm những dụng cụ khác như tràng chuỗi, y phục, thực phẩm, âm nhạc .v.v. "Cung kính mà cúng dường" : Dùng tâm cung kính để cúng dường tượng Phật. "Hoặc khiến người tấu nhạc" : Hoặc mời người hòa tấu âm nhạc. "Đánh trống thổi sừng ốc" : Đánh trống hoặc thổi kèn sứng hoặc kèn ốc. "Tiêu, sáo, cầm, đờn sắt" : Hoặc thổi ống tiêu, ống sáo, hoặc gảy đàn cầm, đàn sắt. "Tì bà chập chã đồng" : Hoặc gảy đàn tì bà, hoặc đánh chập chã. Dùng những thứ âm nhạc nầy để tán thán Phật, Pháp, Tăng. Ví như đánh mõ, đánh chuông cũng là âm nhạc ; tụng Kinh, đọc Chú, ngâm nga kệ tán, đó cũng đều là dùng âm nhạc để tán thán cúng dường Phật. "Các diệu âm như thế" : Những âm thanh vi diệunhư thế. "Đem hết để cúng dường" : Dùng những âm thanh vi diệu trang nghiêm nầy để cúng dường Phật.

Hoặc dùng tâm vui mừng
Ca tụng công đức Phật.
Dù chỉ một vài lời
Họ đều đã thành Phật
Hoặc người tâm tán loạn
Cho đến dùng cành hoa.
Cúng dường trước tượng vẽ
Lần thấy vô số Phật
Hoặc có người lễ lạy
Hoặc là chỉ chắp tay.
Cho đến giơ một tay
Hoặc là hơi cúi đầu
Dùng để cúng dường tượng
Lần thấy vô lượng Phật.
Tự thành vô thượng đạo
Rộng độ vô số chúng
Vào Vô dư Niết bàn
Như củi hết lửa tắt.
"Hoặc dùng tâm vui mừng" : Hoặc có người dùng tâm vui mừng khen ngợi Phật. "Ca tụng công đứcPhật" : Tán khen ngợi đức hạnh của Phật. "Cho đến một vài tiếng" : Dù chỉ ca ngợi tán thán đức hạnhcủa Phật một vài tiếng. "Đều đã thành Phật đạo" : Những người đó cũng đều đã thành Phật đạo, hà huống là người tán thán Phật rất nhiều, thì càng sớm thành Phật đạo. "Nếu người tâm tán loạn" : Nếu có người tâm tán loạn chẳng có định lực. "Cho đến dùng cành hoa" : Cho đến dùng một cành hoa để cúng tượng Phật vẽ. "Lần thấy vô số Phật" : Vì họ tích lũy công đức cúng dường tượng Phật vẽ, cho nên họ từ từ thấy được vô số Đức Phật. "Hoặc có người lễ lạy" : Hoặc có người đảnh lễ Phật. "Hoặc chỉ là chấp tay" : Hoặc có người chắp tay ở trước Phật. "Cho đến giơ một tay" : Hoặc là giơ một tay lên trán (đây là chỉ hành động ít cung kính). Hoặc là hơi cúi đầu xuống. "Dùng để cúng dường tượng" : Dùng tâm ít cung kính nầy để cúng dường tượng vẽ, tượng báu. "Lần thấy vô lượng Phật" : Do ý niệm phát tâm ban đầu nầy, sẽ lần lần gặp được vô lượng Đức Phật. "Tự thành vô thượng đạo" : Vì mình tích cônglũy đức mà được thành tựu Phật đạo. "Rộng độ vô số chúng" : Chẳng những mình thành Phật đạo, mà còn rộng độ vô lượng vô số chúng sinh. "Vào Vô dư Niết Bàn" : Vào cõi Vô dư Niết Bàn. "Như củi hết lửa tắt" : Giống như củi cháy hết thì lửa tắt. Cơ duyên của chúng sinh như củi, ứng hiện của Phật như lửa, cơ củi của chúng sinh đã độ tận thì lửa cũng phải tắt.

Hoặc người tâm tán loạn
Vào đến trong chùa tháp
Miệng niệm Nam Mô Phật
Họ đều đã thành Phật.
"Nếu người tâm tán loạn" : Tâm tán loạn tức là tâm chẳng chuyên nhất, chẳng có định lực, cũng giống như khách đến đây tham quan chùa, tham quan tượng Phật, chứ chẳng vì lễ Phật, chỉ là đến tham quan, đó đều gọi là tâm tán loạn, họ đều chẳng có tâm thành, tuy là đến chùa tham quan, nhưng vốn chẳng biết có Phật, cho nên có thể nói là, tán loạn trong sự tán loạn. "Vào đến trong chùa tháp" : Đến chùa hoặc vào tháp Phật. "Miệng niệm Nam Mô Phật, họ đều đã thành Phật" : Ít nhất họ niệm được một tiếng Nam Mô Phật, do một niệm ban đầu nầy, mà cứu kính họ đều có thể thành Phật. Tại sao ? Vì đi ngàn dặm do khởi đầu bước thứ nhất ; vạn đức viên dung , nhờ một niệm ban đầu. Nhờ trồng nhân Phật một tiếng niệm Phật ban đàu, mà tương lai đắc được quả vị Phật.
Chúng ta niệm Nam Mô Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam MôTiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Bạn thấy rất dễ niệm, nhưng cơ hội nầy chẳng dễ gì gặp được. Bây giờ các bạn đều biết niệm danh hiệu Phật, nhưng mọi người hãy nghĩ xem, trên thế giới nầy người không biết niệm Phật nhiều hay là người biết niệm Phật nhiều ? Cũng có thể nói người chẳng biết niệm Phật thì nhiều như sao trên bầu trời. Cho nên nói người biết niệm Phật, đều nhờ căn lành của kiếp trước chín mùi, nên đời nầy mới gặp được pháp môn niệm Phật. Do đó, các vị phải trân tiếc căn lành của mình, đừng có bỏ lỡ.
Khi Đức Phật còn tại thế, thì Đề Bà Đạt Đà (anh em chú bác với Đức Phật) luôn luôn làm trái ngược với Đức Phật. Đức Phật dạy đệ tử ăn chay không ăn thịt, thì Đề Bà Đạt Đa nói với Phật và đệ tử của Phật không những không ăn thịt mà muối cũng không ăn, đó là muốn biểu thị ông ta cao hơn Đức Phật một bậc. Song, ông ta chẳng chịu niệm Phật. Ông ta một đời tạo tội nghiệp, khi ông ta sắp hãm vào địa ngục(tức là nhục thân sống nầy rơi vào địa ngục) thì ông ta đột nhiên nghĩ muốn niệm Phật. Song, ông ta muốn niệm Phật mà niệm chẳng ra, chỉ niệm được hai chữ "Nam Mô...", còn chữ Phật thì niệm chẳng ra, đó là vì nghiệp chướng che đậy ông ta, cho nên niệm chẳng ra được chữ Phật. Đức Phật nói :"Người nầy cũng rất đáng thương ! Các con đừng khinh thường ông ta, khi ông ta chịu hết khổ dưới địa ngục, được ra khỏi địa ngục lại tu hành, lúc đó có thể sẽ chứng Bích Chi Phật, danh hiệu của vị Bích Chi Phật đó là Nam Mô, vì ông ta lúc đó niệm được hai chữ Nam Mô. Cho nên các bạn đừng coi thườngniệm Phật quá dễ dàng như thế, cho rằng lúc nào cũng có thể niệm Phật được. Hiện tại các bạn chẳng bị nghiệp chướng che đậy, cho nên mới niệm được dễ dàng, một khi bị nghiệp chướng che đậy thì bạn muốn niệm cũng niệm chẳng ra.

Và có câu chuyện nầy, cũng vào lúc Đức Phật còn tại thế, thì có một ông già rất nghèo. Ông ta thấy Đức Phật mỗi ngày dẫn một ngàn hai trăm vị đệ tử ôm bát đi khất thực, chẳng bận việc đời, rất thanh tịnh tự tại, do đó ông ta cũng muốn xuất gia. Ông ta đến vườn Cấp Cô Độc để xin xuất gia, nhưng ngày đó Đức Phật đi vắng. Đệ tử của Phật có những người khai mở ngũ nhãn, khai mở pháp nhãn, khai mở huệ nhãn hoặc đã hoàn toàn chứng được ngũ nhãn lục thông, cũng có những người chứng sơ quả, nhị quả, tam quả và tứ quả A La Hán. Khai mở Phật nhãn chẳng phải là chứng quả, đó gọi là báo đắc thông. Vì rất nhiều người đời đã từng tu 42 tay và mắt và Chú Lăng Nghiêm, đủ thứ pháp môn, cho nên đắc được quả báo nầy. Bậc Thánh chứng được sơ quả đến tứ quả, thì có thể biết được nhân duyên ở trong tám vạn đại kiếp. Ông già nầy muốn xuất gia, nên những vị đệ tử đại A La Hán của Phật, bèn quán sát xem căn cơ của ông già nầy thế nào, có thể xuất gia được chăng ? Sau khi quán sát thì thấy ông già nầy trong tám vạn đại kiếp chẳng cúng dường Phật, cũng chẳng từng lễ Phật, cũng chẳng niệm Phật ; căn bản chẳng có gieo trồng tơ hào căn lành nào, do đó cho rằng ông ta chẳng thể xuất gia. Cho nên có câu : "Đừng cho rằng việc xuất gia là dễ". "Đều nhiều kiếp trồng bồ đề" : Người xuất gia phải đời đời kiếp kiếp, gieo trồng nhiều căn lành, phát bồ đề tâm, sau đó mới có thể xuất gia, chứ chẳng phải nói tôi muốn xuất gia, thì có thể xuất gia. Nếu bạn chẳng có căn lành, thì dù muốn xuất gia cũng có rất nhiều chướng ngại, tức là xuất gia rồi, qua một ngày, hai ngày hoặc một tháng, hai tháng thì hoàn tục ; hoặc là xuất giađược một năm, hai năm lại hoàn tục, thậm chí ba năm, năm năm, mười năm sau đều có thể hoàn tục. Cho nên bạn đừng xem việc xuất gia quá dễ dàng.
Đệ tử của Đức Phật xem thấy ông già nầy, trong tám vạn đại kiếp chẳng có gieo trồng căn lành, do đó bèn nói với ông ta : "Ông không thể xuất gia được, vì ông đã lới tuổi, không thể tu hành được, ông nên trở về." Ông già nghe nói rất buồn rầu, vừa đi vừa khóc tự nhủ :"Ta cho rằng xuất gia quá dễ dàng, không ngờ đệ tử của Phật chẳng nhận ta, đại khái hiềm ta vừa già vừa nghèo, ta một đời làm người cũng chẳng có ý nghĩa gì, chết đi cho xong !" Cho nên ông ta vừa khóc vừa đi đến bờ biển. Lúc đó Đức Phật đến bên ông ta, hỏi ông ta :"Nầy ông lão, tại sao ông muốn tự tử ?" Ông ta nói : "Tôi muốn xuất gia, đến vườn Cấp Cô Độc, đức Phật đi vắng, đệ tử của Đức Phật chẳng nhận tôi. Tôi nghĩ tôi chẳng còn muốn sống nữa, muốn chết đi cho rồi ! " Đức Phật nói :"Ông muốn xuất gia phải chăng ? Chẳng có vấn đề gì hết ! Ông hãy theo ta trở về, ta hứa cho ông xuất gia." Ông già theo đức Phật xuất gia tu hành, chẳng bao lâu thì chứng được quả A La Hán.
Đệ tử của Phật chẳng minh bạch việc nầy, đều cảm thấy kì lạ : "Ông già nầy chẳng có căn lành, sao lại chứng được quả A La Hán ? Trong tám vạn đại kiếp ông ta cũng chẳng làm việc tốt, tại sao Phật cho ông xuất gia ?" Do đó, bèn hỏi Đức Phật.
Đức Phật bèn giải thích : "Các con chỉ có thể thấy biết được nhân quả trong tám vạn đại kiếp, còn việc ngoài tám vạn đại kiếp, các con chẳng biết được. Ông già nầy trước tám vạn đại kiếp cũng rất nghèo, một ngày nọ, ông ta vào rừng đốn củi, thì gặp con cọp muốn ăn thịt ông ta, ông ta leo lên cây trốn, nhưng vẫn quá sợ hãi bèn niệm "Nam Mô Phật", vì niệm một tiếng "Nam Mô Phật" thì cọp bỏ đi. Cho nên, đến bây giờ căn lành hạt giống ông ta niệm "Nam Mô Phật" đã chín mùi, cho nên ông ta đến xuất gia và còn chứng được quả A La Hán. Từ câu chuyện nầy xem ra, đủ thấy xuất gia chẳng phải là việc dễ dàng.
Còn có câu chuyện nầy, tại Ấn Độ có một thứ ngoại đạo, họ chuyên cúng dường một tượng thiên thần. Thân thể của tượng thiên thần nầy dùng bùn hoặc gỗ tạo thành, còn cái đầu thì làm bằng vàng. Tin nầy bị kẻ trộm biết được, y muốn đi trộm cắp đầu của thiên thần. Y đến nơi, vì oai đức của vị thiên thần bèn sinh tâm sợ hãi, lúc đó y bèn khởi niệm "Nam Mô Phật", thì tâm sợ hãi chẳng còn nữa. Do niệm một tiếng "Nam Mô Phật", mà khiến cho oai đức của thiên thần chẳng còn linh hiển nữa, cho nên y bèn trộm cắp đầu vị thiên thần. Trộm cắp đi rồi thì một số người nói : "Ê ! Bạn hãy xem kìa, vị thiên thần mà các vị đều tin là vị thiên thần chẳng còn linh nữa, nếu Ngài linh thì sao lại bị mất đầu ? Các vị tin vị thần nầy chẳng có ích gì." Vừa nói như vậy thì linh tính của vị thiên thần lập tức hiển hiện. (Thần có khi có linh khí, linh khí mà nhập vào ai, thì người đó bất tỉnh nhân sự.) Lúc đó, thiên thần nhập vào thân người vừa nói bèn nói rằng : "Ta chẳng phải là không linh ! Kẻ trộm đó vốn chẳng dám ăn cắp cái đầu của ta, nhưng y niệm Phật một tiếng "Nam mô Phật", thì quang minh cuả Phật chiếu sáng, khiến cho mắt của ta nhắm lại chẳng còn mở được, cho nên chẳng có cách chi giữ được đầu của ta, mà bị y ăn cắp mất, chứ chẳng phải ta chẳng linh, mà là oai đức của Phật quá lớn so với ta, cho nên ta chẳng cách chi giữ được đầu của ta."
Nói đến đây, có phải nói Phật giúp tên trộm ăn cắp đầu bằng vàng của vị Thiên thần, kêu y đi tạo nghiệp chăng ? Chẳng phải, mà là công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn. Bất cứ người thiện niệm Phật hoặc người ác niệm Phật, đều có công lực đồng nhau. Cho nên, tuy nhiên là tên trộm, nhưng y biết niệm "Nam Mô Phật", cho nên y ăn cắp đầu bằng vàng của vị Thiên thần đi, đó chẳng phải Phật giúp y trộm cắp, mà là Phật thành tựu căn lành của y. Tại sao nói y ăn cắp đồ, mà còn có căn lành ? Trong Kinh Pháp Hoa nói : "Xưng được Nam Mô Phật, đều cùng thành Phật đạo." Tuy lúc đó, y là tên trộm, nhưng y có căn lành niệm Phật, tương lai nhất định sẽ thành Phật. Đây gọi là : "Thuận nghịch đều tinh tấn". Do đó, mới nói chẳng phải Phật giúp y ăn cắp đầu vị Thiên thần, mà là Phật đối đãi với chúng sinh đều bình đẳng. Bất cứ người thiện kẻ ác niệm Phật đều có cảm ứng như nhau.
Nói đến đây, mọi người đừng hiểu lầm, niệm Phật thì có thể ăn cắp đầu bằng vàng của vị Thiên thần, vậy tôi cũng niệm Phật đi ăn cắp đầu bằng bạc của vị Thiên thần, như thế thì không được. Tên trộm nầy chẳng hiểu Phật pháp, chẳng qua nghe họ nói niệm "Nam Mô Phật" là tốt, y bèn ghi nhớ. Đến lúc sợ sệt, thì y niệm "Nam Mô Phật", song, y vốn chẳng học qua Phật pháp. Chúng ta là người học Phật pháp, nên nhớ đừng ỷ vào oai đức niệm Phật, nương quang minh của Phật mà đi trộm đồ, như thế thì chẳng được ! Vì bạn đã hiểu biết Phật pháp, biết ăn cắp là phạm giới, bạn đã biết rõ mà cố phạm, thì tội lại thêm tội, về điểm nầy, mỗi người đều phải nhận thức rõ ràng.
Tại sao phải nói về điểm nầy ? Vì xưa kia có vị Hòa Thượng, trước khi ông ta xuất gia là một quân nhân, về sau học Phật pháp thì ông ta rất tin pháp môn niệm Phật và còn luôn luôn hướng dẫn, một số người niệm Phật. Sau khi xuất gia thọ giới cũng có tôi ở đó, khoảng năm, sáu năm sau thì ông ta đến Hương Cảng.
Hương Cảng tân giới, có một cơ sở của cơ đốc giáo gọi là "đạo phong sơn", chuyên môn phá hoại Phật giáo, phá hoại người xuất gia. Dùng tiền và nữ sắc để dụ hoặc khiến cho họ hoàn tục. Có những người xuất gia chẳng có tiền dùng, hoặc muốn tìm nữ sắc thì đều đi đến đó. Vị Hòa Thượng nầy cũng đến đó và làm việc nấu ăn. Người xuất gia đến đó đều ăn mặn, chẳng ăn chay, lại còn sát sinh, giết gà, giết vịt. Vị Hòa Thượng nầy làm bếp, cho rằng niệm Phật thì có thể siêu độ chúng sinh, cho nên khi ông ta giết gà giết vịt, thì vừa cầm dao giết thì vừa niệm "Nam Mô A Di Đà Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật !" Ông ta cho rằng khi sát sinh niệm "Nam Mô A Di Đà Phật", thì có thể siêu độ những con gà con vịt đó. Kết quả, ở chưa quá nửa năm, thì phát sinh bệnh thần Kinh, chẳng bao lâu thì chết.
Do đó nên biết, biết rõ mà cố phạm thì tội tăng gầp ba. Không sai ! Niệm Phật có thể siêu độ, nhưng đừng có cho rằng ta giết con vật, thì nó lập tức được vãng sinh về thế giới Cực Lạc, khi bạn chưa có công phu, thì không thể tùy tiện sát sinh, không thể nói ta giết nó, thì muốn nó vãng sinh về thế giới Cực Lạc. Do đó, chúng ta đừng hiểu lầm niệm Phật, thì có thể tùy tiện tạo nghiệp. Tình hình vị Hòa Thượngđó chính tôi thấy được. Khi ông ta bệnh thần Kinh thì muốn đến gặp tôi, nhưng chẳng gặp được tôi. Tên của ông ta là Hoành Huy, là đồ tôn của Lão Hòa Thượng Hư Vân.

Nơi chư Phật quá khứ
Tại thế hoặc diệt độ
Người nghe được pháp nầy
Đều đã thành Phật đạo.
Các Thế Tôn vị lai
Số đông không thể lường
Các vị Như Lai đó
Cũng phương tiện nói pháp.
Tất cả các Như Lai
Dùng vô lượng phương tiện
Độ thoát các chúng sinh
Vào trí Phật vô lậu.
Nếu có người nghe pháp
Không ai chẳng thành Phật.
"Nơi chư Phật quá khứ" : Ở nơi tất cả chư Phật trong quá khứ. "Tại thế hoặc diệt độ" : Bất cứ tại thếgian hoặc vào Niết Bàn rồi. "Nếu nghe được pháp nầy" : Nếu ai nghe được Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. "Đều đã thành Phật đạo" : Tất cả những người trong quá khứ nghe được Kinh Pháp Hoa, họ đều đã thành Phật. "Các Thế Tôn vị lai" : Tất cả chư Phật vị lai. "Số đông không thể lường" : Số đông vô lượngvô biên không thể lường. "Các đức Như Lai đó" : Tất cả các Như Lai Thế Tôn. "Cũng phương tiện nói pháp" : Cũng dùng pháp môn phương tiện, trước hết nói quyền giáo, sau mới nói thật giáo. "Tất cả các Như Lai, dùng vô lượng phương tiện" : Mười phương tất cả chư Phật, dùng vô lượng vô biên pháp mônphương tiện. "Độ thoát các chúng sinh, vào trí Phật vô lậu" : Khiến cho tất cả chúng sinh, đều đắc được trí huệ vô lậu của Phật. "Nếu có người nghe Pháp, không ai chẳng thành Phật" : Tất cả những người đã nghe Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, chẳng có một người nào mà tương lai không thành Phật.

Cho nên hiện tại chúng ta nghe được Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thì tương lai mỗi người đều có cơ hội thành Phật, đừng xem thường chính mình, vì ba ngàn năm về trước Đức Phật sớm đã vì người thọ ký.
Bạn đừng cho rằng niệm Phật là việc quá dễ dàng, hiện tại chúng ta niệm một câu danh hiệu Phật, cảm thấy chẳng khó khăn gì, tại sao ? Vì chúng ta chẳng có nghiệp chướng sâu nặng, nếu người có nghiệp chướng, nghĩ muốn niệm Phật cũng niệm chẳng được. Như Đề Bà Đạt Đa đã nói ở trước, ông ta chỉ niệm được hai chữ "Nam Mô ..." Tại sao ? Vì nghiệp chướng của ông ta quá nặng cho nên chữ Phật niệm chẳng ra.
Tại Trung Quốc, có câu chuyện nầy cũng chứng minh người nghiệp chướng quá nặng thì không thể niệm Phật được. Vào thời Nam Tống, có một vị thừa tướng tên là Tần Cối. Ông ta vốn cũng có chút căn lành, cho nên đời nầy rất thông minh, thi đỗ trạng nguyên. Song, sau khi ông ta làm quan, thì đố kị ghen ghét người tài giỏi, nhất là đối với Nhạc Phi như cái đinh trong con mắt, do đó bày kế cho kẻ khác giết chết, và còn tạo đủ thứ tội nghiệp rất nặng. Vì Bồ Tát Địa Tạng và ông ta có duyên mới tìm cách để độ ông ta bèn nói : "Ta đến chỗ ông ta, sẽ tha thứ tất cả tội nghiệp của ông ta." Do đó, Bồ Tát Địa Tạng bèn hóa thân hiện làm Tỳ Kheo đến gặp Tần Cối. Lúc đó, Tần Cối là tể tướng, gặp Hòa Thượng đến cũng tiếp đón. Hòa Thượng nói với ông ta : "Ông hãy nên niệm Phật, bây giờ địa vị của ông đã cao..." Nhưng Tần Cối chẳng niệm, ông ta nói : "Hà tất phải niệm ?" Ông ta vốn một chữ Phật cũng chẳng nói. Lúc đó, Bồ Tát hiển thần thông dùng cây phất trần của Ngài, phất một cái thì thân của Tần Cối quỳ xuống đất, muốn đứng dậy cũng chẳng đứng được. Do đó, Bồ Tát Địa Tạng dũi tay ra nói : "Ông hãy xem đây ! Trong tay ta là chữ gì ?" Trong tay Bồ Tát Địa Tạng vẽ chữ Phật, nhưng Tần Cối nhìn rồi bèn lớn tiến nói : "Ta đi học từ nhỏ, đậu tú tài, đậu cử nhân, đậu tiến sĩ, đậu trạng nguyên. Hiện tại văn thư của các nước, đều phải qua sự xét duyệt của ta trước, rồi mới quyết định xử lý như thế nào. Nếu chữ nầy mà ta chẳng biết, thì làm sao mà làm thừa tướng ? Chữ nầy chẳng phải ta chẳng biết, nhưng chỉ vì ta không niệm !" Bồ Tát Địa Tạng thấy người nầy, thật là nghiệp chướng quá sâu nặng, chẳng cách chi độ được ông ta, bèn bỏ đi, sau đó Tần Cối chết thì đọa vào địa ngục.
Do đó có thể thấy, niệm Phật chẳng phải là việc dễ dàng. Tại sao bình thường chúng ta phải niệm Phật? Bình thường niệm Phật là chuẩn bị cho lúc lâm chung. Tại sao không đợi đến lúc lâm chung mới niệm ? Vì tập quán là do sự tích lũy hằng ngày hằng tháng mà thành. Bình thường bạn chẳng có thói quenniệm Phật, thì khi đến lúc lâm chung chẳng nghĩ đến niệm Phật, hoặc chẳng biết niệm Phật. Do đó, bình thường phải học niệm Phật, tu pháp môn tịnh độ, đến lúc lâm chung thì chẳng sợ hãi bối rối, mà được bình an vãng sinh về thế giới Cực Lạc.
Tại sao phải vãng sinh về thế giới Cực Lạc ? Vì khi Phật A Di Đà tại nhân địa làm Tỳ Kheo Pháp Tạng, thì đã từng phát 48 đại nguyện. Trong đó có nói : "Sau khi ta thành Phật, thì tất cả chúng sinh trong mười phương, nếu ai niệm danh hiệu của ta, thì ta nhất định tiếp dẫn về thế giới của ta, tương lai sẽ thành Phật. Ở trong thế giới của ta, chúng sinh đều từ hoa sen hóa sinh, nên thân thể thanh tịnh không nhiễm". Vì Phật A Di Đà phát đại nguyện nầy, nên tất cả chúng sinh đều nên tu pháp môn niệm Phật, đây là pháp môn tu rất dễ, rất hợp căn cơ. Trong Kinh nói : "Thời mạt pháp, một ức ngưới tu thì ít có người đắc đạo, chỉ có pháp môn niệm Phật thì được độ." Nhất là thời đại mạt pháp hiện nay, pháp môn niệm Phật rất hợp với nhiều người.
Nhưng tại tây phương, hiện tại chẳng phải là thời đại mạt pháp, có thể nói là thời đại chánh pháp. Tại sao nói là thời đại chánh pháp ? Vì Phật pháp mới truyền vào nước phương tây, đang thịnh vượng. Cho nên hiện nay tại nước Mỹ, có rất nhiều người thích tham thiền đả tọa, đó là biểu hiện chánh pháp. Thời kỳ chánh pháp cũng có thể tu pháp môn niệm Phật ; thời kỳ mạt pháp cũng có thể tu pháp môn niệm Phật. Pháp môn niệm Phật thời đại nào cũng có thể tu. Nếu ai chẳng hợp với pháp môn khác, thì có thể tu pháp môn niệm Phật.
Đại sư Vĩnh Minh Thọ nói : "Có thiền có tịnh độ như cọp có thêm cánh." Vừa tu thiền vừa niệm Phậtgiống như cọp có thêm cánh. "Đời nầy làm nhân sư", đời hiện tại có thể làm sư biểu của người. "Tương lai làm Phật tổ", tương lai có thể làm Phật làm tổ.
Cho nên người chân chánh tham thiền, tức là chân chánh niệm Phật ; người chân chánh niệm Phật, tức là chân chánh tham thiền. Nói cao hơn một bậc là người chân chánh trì giới, tức cũng chân chánh tham thiền, người chân chánh tham thiền, tức cũng chân chánh trì giới. Người chân chánh giảng Kinh thuyết pháp, thì họ vì giảng Kinh mà giảng Kinh, tức cũng là chân chánh tham thiền. Trong Chứng Đạo Ca của Vĩnh Gia đại sư có nói :

"Tông cũng thông, lời cũng thông,
Định huệ viên minh chẳng trệ không."

Vừa biết tham thiền, vừa biết giảng Kinh, đó là tông và lời đều thông, tiến thêm một bước nữa, người chân chánh trì Chú, người chân chánh tu mật tông, tức cũng chân chánh tham thiền.

Thiền, giáo, luật, mật, tịnh, tuy nói là năm, nhưng quy về gốc chỉ là một, chẳng có hai. Kỳ thật, nếu nói sâu thêm bước nữa, thì cho đến một cũng chẳng có, thì làm gì mà có tới năm ? Người chân chánh học Phật pháp, thì tại điểm nầy nên minh bạch. Cho nên, có người cho rằng pháp môn niệm Phật là tối cao, tham thiền thì chẳng đúng ; hoặc có người nói tham thiền là tối cao, niệm Phật là sai lầm, đó đều là những người chẳng hiểu Phật pháp. Người hiểu Phật pháp chân chính, thì biết rõ tất cả đều là Phật pháp, đều bất khả đắc, tức vô pháp bất khả đắc, hà tất đầu lại thêm đầu ? Hà tất chẳng có việc tìm việc làm ? Nếu bạn thật hiểu pháp thì vô pháp khả đắc. Song, đối với những người chẳng hiểu pháp, dù bạn nói với họ pháp căn bản gì cũng vô ích, sẽ thất vọng. Cho nên Phật thí quyền pháp, là vì nói thật pháp ; nói quyền trí là vì thật trí. Thật trí là gì ? Thật trí là "quy vô sở đắc". Thật tướng vô tướng, vô sở bất tướng, đó mới là trí huệ chân thật.

Chư Phật vốn thệ nguyện
Ta tu hành Phật đạo
Muốn hết thảy chúng sinh
Cũng đều được đạo nầy.
Chư Phật đời vị lai
Tuy nói trăm ngàn ức
Vô số các pháp môn
Thật tế vì một thừa.
Chư Phật Lưỡng Túc Tôn
Biết pháp thường vô tánh
Giống Phật từ duyên sinh
Vì thế nói một thừa.
Pháp đó trụ pháp vị
Tướng thế gian thường trụ
Biết rồi nơi đạo tràng
Đạo sư phương tiện nói.
Đoạn Kinh văn ở trước có nói : "Tất cả các Như Lai, dùng vô lượng phương tiện, độ thoát các chúng sinh, vào trí Phật vô lậu, nếu có ai nghe pháp, chẳng ai không thành Phật" : Đây là nhân dụ. Kinh Pháp Hoa vốn có "bổn môn thập diệu, chi môn thập diệu". Song, sợ người không hiểu, cho nên cũng chẳng nói tỉ mỉ. Bây giờ chỉ nói "nhân (người), hành, giáo, lý", đều một dạng. Sáu câu vừa nói ở trên là nhân dụ, tất cả mọi người đều thành Phật đạo. Tiếp theo là : "Chư Phật vốn thệ nguyện, ta tu hành Phật đạo, muốn hết thảy chúng sinh, cũng đều được đạo nầy". Đây là hành dụ, chỉ sự tu hành đều như nhau. Cho nên nói : "Chư Phật vốn thệ nguyện" : Mười phương chư Phật vốn thệ nguyện. "Ta tu hành Phật đạo" : Pháp môn Phật đạo của ta tu hành. "Muốn hết thảy chúng sinh" : Muốn khiến cho hết thảy chúng sinh. "Cũng đều được đạo nầy" : Cũng tu hành đạo nầy, chứng được đạo nầy.
Rõ là vô pháp không chỗ đắc được, sao lại nói được đạo nầy ? Đạo nầy chẳng phải được từ bên ngoài, như "Vô thượng chánh đẳng cháng giác". Trong Kinh Kim Cang nói : "Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng, thật chẳng được pháp Vô thượng chánh đẳng chánh giác". Vô thượng chánh đẳng chánh giác nầy, là tự tính của chúng ta vốn đầy đủ, chẳng phải được từ bên ngoài. Cho nên nói là "vô sở đắc", nhưng chúng ta chẳng biết. Ví như trong túi áo có hạt minh châu, nhưng chúng ta chẳng biết có hạt minh châu. Hạt minh châu nầy như Phật tánh vốn có của chúng ta, chẳng khác gì với Phật. Vậy tại sao chúng ta chẳng thành Phật ? Vì chúng ta chẳng phát hiện được Phật tánh vốn có của chính mình. Cho nên chẳng thành Phật. Thành Phật chỉ bất quá khôi phục lại của báu vốn có của chúng ta mà thôi. "Cũng đều được đạo nầy" : Khiến cho tất cả chúng sinh, cũng đều tu hành pháp môn nầy. Đây gọi là hành dụ, tu hành là như nhau. "Chư Phật đời vị lai". Tất cả chư Phật đời vị lai. "Tuy nói trăm ngàn ức" : Tuy diễn nói trăm ngàn vạn ức thứ. "Vô số các pháp môn" : Vô số phương tiện pháp môn. "Thật tế vì một thừa" : Kỳ thật đều vì nói một thừa pháp.
"Chư Phật Lưỡng Túc Tôn" : Mười phương chư Phật là đấng Lưỡng Túc Tôn đầy đủ phước và huệ. "Biết pháp thường vô tánh" : Chư Phật biết các pháp vốn chẳng có tự tánh. "Giống Phật từ duyên sinh" : Chẳng qua các pháp môn của Phật, đều do duyên mà sinh ra. "Vì thế nói một thừa" : Vì một thừa Phật giáo mới hiển nói tạng giáo, thông giáo và biệt giáo. Trên thực tế thì, vì một Phật thừa, đây gọi là giáo dụ, giáo hóa là như nhau. "Pháp đó trụ pháp vị" : Pháp đó tức là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. "Trụ pháp vị", pháp vị nầy, pháp đó tức là pháp vị. Pháp vị cũng tức là pháp đó. "Pháp đó trụ pháp vị, tướng thế gian thường trụ" : Pháp đó trụ pháp vị, trụ ở đâu ? Tức trụ vào tướng thế gian. Tướng thế gian thường trụ, pháp thế gian tức là pháp xuất thế, pháp xuất thế tức là pháp thế gian. Do đó, Lục Tổ nói :

"Phật pháp tại thế gian,
Chẳng lìa thế gian giác,
Lìa thế gian cầu bồ đề,
Ví như tìm sừng thỏ."

Giác ở tại thế gian, nếu lìa khỏi pháp thế gian, lại đi tìm sự giác của giác ngộ nầy, ví như tìm sừng trên đầu con thỏ. "Nơi đạo tràng biết rồi" : Đức Phật nói, ta ngồi tại Bồ Đề đạo tràng, thành Phật rồi thì biết rõ đạo lý bên trong. "Đạo Sư phương tiện nói" : Cho nên Đạo Sư của trời người, dùng đủ thứ phương tiện, để xiển minh diệu pháp nầy, mà lý tánh đắc được đều là một.

Chỗ trời người cúng dường
Hiện tại mười phương Phật
Số đông như Hằng sa
Xuất hiện nơi thế gian.
Vì yên ổn chúng sinh
Cũng nói pháp như thế
Biết tịch diệt bậc nhất
Vì dùng sức phương tiện.
Tuy bày nhiều thừa pháp
Thật tế vì Phật thừa
Biết các hạnh chúng sinh
Nghĩ tưởng trong thâm tâm.
Nghiệp nhiễm trong quá khứ
Tánh dục sức tinh tấn
Và các căn lợi độn
Dùng đủ thứ nhân duyên.
Thí dụ và lời lẽ
Tùy theo phương tiện nói.
"Chỗ trời người cúng dường" : Chỗ đáng cúng dường của trời người. "Hiện tại mười phương Phật, số đông như Hằng sa". "Xuất hiện nơi thế gian, vì yên ổn Chúng sinh" : Vì muốn khiến cho chúng sinh đều đắc được an lạc. "Cũng nói pháp như thế" : Cũng nói bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nầy. "Biết tịch diệtbậc nhất" : Phật biết pháp thật tướng, là tịch diệt bậc nhất. "Vì dùng sức phương tiện" : Nếu ban đầu mà Phật nói diệu lý thật tướng, thì chẳng có ai hiểu, cho nên trước hết dùng đủ thứ sức phương tiện khéoléo, vì thật thí quyền. "Tuy bày nhiều thừa pháp" : Tuy khai thị đủ thứ pháp môn, đủ thứ đạo lý. "Thật tế vì Phật thừa" : Mục đích cứu kính là vì nói Phật thừa, khiến cho chúng sinh đều đặng thành Phật. "Biết các hạnh chúng sinh" : Phật cũng biết tất cả hạnh nghiệp của chúng sinh. "Nghĩ tưởng trong thâm tâm" : Cũng minh bạch trong tâm chúng sinh, nghĩ những gì tưởng những gì. "Nghiệp nhiễm trong quá khứ" : Tất cả đều là nghiệp quả tập nhiễm của chúng sinh trong quá khứ. "Tánh dục sức tinh tấn" : Sức dục niệm tinh tấn của họ. "Và các căn lợi độn" : Còn có sự khác biệt về căn tánh của chúng sinh, có người lợi căn có người độn căn, Phật đều biết đều thấy. "Dùng đủ thứ nhân duyên" : Phật dùng đủ thứ nhân duyên. "Ví dụ và lời lẽ" : Ví dụ và lời lẽ. "Tùy theo phương tiện nói" : Tùy thuận căn tánh của chúng sinhmà ứng cơ thuyết pháp. Ví như : đối với chúng sinh cang cường khó điều phục, thì Phật dùng pháp môntừ bi, để cảm hóa họ, đối với chúng sinh ngu si, thì nói Bát Nhã khiến cho họ khai mở trí huệ, đối với chúng sinh tán loạn, thì dạy họ tu thiền định, đối với chúng sinh giải đãi, thì kêu họ tu tinh tấn, đối với chúng sinh phạm giới, thì bảo họ phải giữ giới, đối với chúng sinh tham lam, thì dạy họ tu bố thí. Tóm lại, dùng đủ thứ pháp môn phương tiện, để giáo hóa chúng sinh.

Nay ta cũng như thế
Vì yên ổn chúng sinh.
Dùng đủ thứ pháp môn
Mở bày nơi Phật đạo
Ta dùng sức trí huệ
Biết tính chúng sinh muốn.
Phương tiện nói các pháp
Đều khiến được vui mừng
Xá Lợi Phất nên biết !
Ta dùng mắt Phật xem.
Thấy sáu đường chúng sinh
Bần cùng chẳng phước huệ
Vào đường hiểm sinh tử
Khổ liên tục chẳng dứt.
Chấp sâu nơi năm dục
Như trâu mao mến đuôi
Bởi tham ái tự che
Đuôi mù chẳng thấy được.
Chẳng cầu thế của Phật
Và pháp diệt trừ khổ
Vào sâu các tà kiến
Lấy khổ muốn bỏ khổ.
Phật vì chúng sinh nầy
Mà sinh tâm đại bi.
"Nay ta cũng như thế" : Ta Thích Ca Mâu Ni nói pháp, cũng như chư Phật ba đời quá khứ hiện tại và vị lai. "Vì yên ổn chúng sinh" : Muốn khiến cho tất cả chúng sinh, đều đắc được yên ổn khoái lạc. "Dùng đủ thứ pháp môn, mở bày nơi Phật đạo". "Ta dùng sức trí huệ" : Ta dùng sức trí huệ chân thật của Phật. "Biết tánh dục chúng sinh" : Đối với tánh dục của tất cả chúng sinh rõ như chỉ bàn tay. "Phương tiện nói các pháp" : Hay dùng đủ thứ phương tiện pháp môn để giáo hóa chúng sinh. "Đều khiến được vui mừng" : Khiến cho họ pháp hỷ sung mãn, đắc được chân chánh khoái lạc.
"Xá Lợi Phất nên biết" : Xá Lợi Phất ông nên biết. "Ta dùng mắt Phật xem, thấy sáu đường chúng sinh" : Thấy tất cả chúng sinh trong sáu nẻo. "Bần cùng chẳng phước huệ" : Chúng sinh trong sáu nẻo, đều mê hoặc chẳng giác ngộ, vì chẳng có trí huệ, chẳng có phước báu. Tại sao chẳng có phước báu, chẳng có trí huệ ? Vì chẳng hiểu Phật pháp, cho nên bần cùng. Vậy phước huệ từ đâu mà có ? Do tu đạo mà có. Sáu đường chúng sinh chẳng hiểu Phật pháp, thật là đáng thương xót. "Vào đường hiểm sinh tử" : Một khi mà vào trong đường hiểm ác sinh tử, tuần hoàn không ngừng, thì thật là nguy hiểm vô cùng. Dó đó :

"Một khi mất thân người,
Vạn kiếp khó được lại".

Một lần nọ, Đức Phật bốc một ít đất bỏ vào trong lòng bàn tay, hỏi Ngài A Nan : "Đất ở trong tay của ta nhiều, hay đất ngoài đại địa nhiều ?" Ngài A Nan đáp : "Đất ngoài đại địa nhiều, đất ở trong tay của Phật ít." Đức Phật nói : "Được thân người như đất trong lòng bàn tay, mất thân người như đất ngoài đại địa." Có thể thấy, vào đường hiểm sinh tử thật là nguy hiểm !
"Khổ liên tục không ngừng" : Liên tục tức là đời nầy nối tiếp đời sau, thay đổi liên tiếp nhân khổ, quả khổ, báo khổ, chẳng gián đoạn. "Chấp sâu nơi năm dục" : Vì sao khổ nầy chẳng gián đoạn ? Vì chúng sinh chấp trước thâm sâu nơi năm dục : Tài, sắc, danh, ăn, ngủ, tức cũng là sắc, thanh, hương, vị, xúc, năm thứ dục trần. "Như trâu mao mến đuôi, bởi tham ái tự che" : Trâu mao là một giống trâu, bản tánhcủa nó rất thích cái đuôi của nó, cho nên nó luôn luôn bảo vệ đuôi của nó, bởi thế nên có nhiều người sinh tâm tham muống được nó, cuối cùng trâu mao vì bảo vệ đuôi của nó mà mất mạng. "Đuôi mù chẳng thấy được" : Đuôi mù đen tối chẳng thấy được gì. "Chẳng cầu thế của Phật" : Người chẳng có trí huệ, giống như kẻ mù. Nếu chẳng có thiện trí thức dẫn dắt, thì giống như ở trong bóng tối, chẳng thấy được ánh sáng, chẳng biết gì cả, họ cũng chẳng cầu Phật trợ giúp họ. Phật có thế lực rất lớn, hay cứu tất cả khổ nạn của chúng sinh. "Và pháp diệt trừ khổ" : Hoặc là cầu Phật chỉ bày phương pháp dứt khổ. "Vào sâu các tà kiến" : Vì họ chẳng cầu trí huệ, tự cho rằng đúng, cho nên đui mù dẫn dắt bọn tùy tùng, lâu dần thì vào sâu các tà kiến. Con người, có lúc rất kì lạ, bạn dạy họ chánh pháp, dạy đi dạy lại họ học cũng chẳng vào. Nếu dạy họ tà pháp, thì chỉ dạy một lần thì họ lãnh hội. Đó là nguyên nhân gì ? Vì đời đời kiếp kiếp đã chấp chặt vào tà kiến, cho nên học pháp tà rất dễ dàng, còn chánh pháp thì chúng ta đã lìa nó quá xa, do đó dù có học cũng chẳng dễ gì nhớ được. "Lấy khổ muốn bỏ khổ" : Muốn bỏ hết các thứ khổ của mình đi, thật là việc chẳng dễ dàng. Trước hết, phải minh bạch gì là gốc khổ của sự khổ ? Vô minh là gốc rễ của khổ. Do đó, "đủ thứ vô minh là gốc khổ, gốc khổ trừ sạch tồn căn lành, bằng sức oai thần kiếm trí huệ, vượt khỏi luân hồi trong sáu đường". Vô minh là gốc khổ, nếu bạn đoạn trừ sạchvô minh, thì gốc khổ cũng dứt. Làm cách nào mới đoạn được vô minh ? Chỉ dùng thanh kiếm trí huệ của chính bạn, nếu bạn biết dùng kiếm trí huệ, thì có thể chặt đứt gốc rễ vô minh, chặt đứt gốc rễ vô minh, mới có thể vượt ra khỏi luân hồi. "Phật vì chúng sinh nầy" : Phật vì những người đang trôi nổi ở trong biển khổ, chúng sinh khổ nạn chẳng có ngày ra. "Mà sinh tâm đại bi" : Phật sinh ra nguyện lực đại từ đại bi để cứu độ tất cả chúng sinh.

Xưa ta ngồi đạo tràng
Xem cây cũng kinh hành.
Trong hai mươi mốt ngày
Suy nghĩ việc như vầy :
Trí huệ mà ta được
Rất nhiệm mầu bậc nhất.
Các chúng sinh độn căn
Tham vui si làm mù
Những loại người như thế
Làm sao mà độ được !
Lúc đó, có Phạm Vương
Và các trời Đế Thích
Bốn Thiên Vương hộ đời
Cùng trời Đại Tự Tại.
Và các chúng trời khác
Quyến thuộc trăm ngàn vạn
Cung kính chắp tay lễ
Thỉnh ta chuyển pháp luân.
Ta liền tự suy nghĩ :
Nếu chỉ khen Phật thừa
Chúng sinh đắm nơi khổ
Không thể tin pháp nầy.
Vì phá pháp chẳng tin
Đọa trong ba đường ác
Ta thà không nói pháp
Mau vào cõi Niết bàn.
"Xưa ta ngồi đạo tràng" : Đức Phật nói : Ta ban đầu ngồi bốn mươi chín ngày, dưới cội Bồ Đề đạo tràngthành Phật thì, "Xem cây cũng kinh hành" : Ta thành Phật rồi, ngồi dưới cội bồ đề quán sát nhân duyêntrong quá khứ và trong tương lai, có lúc cũng đi kinh hành. Đi kinh hành là gì ? đi kinh hành tức là đi chung quanh cây, để vận động và nhiếp tâm, khiến cho tâm chẳng tán loạn. Tâm của Phật vốn chẳng tán loạn, cần gì phải đi kinh hành ? Sở dĩ Phật làm như thế, là vì chúng sinh sau nầy cũng tu hành theo như thế. "Trong hai mươi mốt ngày, tư duy việc như vầy" : Trong ba tuần lễ suy nghĩ việc giáo hóachúng sinh như thế nào. "Trí huệ mà ta được" : Trí huệ mà ta đắc được. "Rất nhiệm mầu bậc nhất" : Là nhiệm mầu bậc nhất trong thiên hạ. "Các chúng sinh độn căn" : Căn cơ của chúng sinh rất ngu si ám độn. "Tham vui si làm mù" : Họ đam mê dục lạc mà biến thành ngu si. "Những loại người như thế" : Loại chúng sinh chẳng có trí huệ giống như người mù nầy. "Làm sao mà độ được" : Ta làm sao mà độ chúng được !
"Lúc đó, các Phạm Vương" : Lúc đó, Đại Phạm Thiên Vương của cõi trời sắc giới. "Và các trời Đế Thích" : Và Thiên Chúa trời Đao Lợi (Đế Thích Thiên Vương). "Tứ Thiên Vương hộ đời" : Và Tự Đại Thiên Vương bảo hộ thế giới. "Và Đại Tự Tại Thiên" : Và Thiên Chúa Ma Hê Thủ La (Đại Tự Tại ThiênVương). "Và các Thiên chúng khác" : Và Thiên chúng các cõi trời khác. "Quyến thuộc trăm ngàn vạn" : Mỗi vị Thiên Vương suất lãnh trăm ngàn vạn quyến thuộc. "Cung kính chắp tay lễ" : Đều cung kính chắp tay làm lễ ở trước Đức Phật. "Thỉnh ta chuyển pháp luân" : Họ đều thỉnh cầu ta chuyển bánh xe pháp. "Ta liền tự suy nghĩ" : Vì nhiều chúng sinh chư Thiên thỉnh cầu Đức Phật thuyết pháp, do đó Ngài lại phải một phen suy nghĩ. "Nếu chỉ khen Phật thừa" : Nếu ta chỉ nói một Phật thừa, không nói các pháp tiểu thừa khác. "Chúng sinh đắm nơi khổ" : Nếu chúng sinh khổ biết Phật đạo lâu xa, khó khăn, phải trải qua ba đại A Tăng Kỳ kiếp mới thành Phật, đều nhìn biển mà thở dài, sợ pháp quá cao sâu mà chẳng muốn học. Ví như : Có người chưa nghe Kinh, thì chẳng sinh tâm hoan hỉ đối với Kinh, một khi thấy bộ Kinh Pháp Hoa quá dày, biết khi nào nghe cho hết ? Làm sao có nhiều thời gian để nghe ? Do đó, cũng chẳng nghe. Nếu bạn đắc được từ vị của Phật pháp, thì sẽ thấy rằng Phật pháp, chiếm địa vị quan trọng thiết yếu trong cuộc sống, thậm chí không ăn, không ngủ, cũng nhất định phải học Phật pháp. Chiếu theo quy cụ Phật giáo, nếu trong khoảng bốn mươi dặm có người tụng Kinh thuyết pháp, thì cư sĩ học Phật đều nên đi nghe Kinh. "Chúng sinh đắm nơi khổ, không thể tin pháp nầy" : Vì chúng sinh căn cơngu độn, nếu Phật nói ra một thừa pháp thì họ chẳng tin. "Vì phá pháp chẳng tin" : Chúng sinh chẳng những không tin, mà còn có hành vi hủy báng pháp. Đối với diệu pháp nầy, một khi sinh tâm hủy báng, thì tạo vô lượng vô biên tội lỗi. "Đọa trong ba đường ác" : Tương lai sẽ đọa vào ba đường ác : địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. "Ta thà chẳng nói pháp" : Phật sợ chúng sinh hủy báng pháp chẳng tin, mà đọa vào ba đường ác, cho nên thà chẳng nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. "Mau vào cõi Niết Bàn" : Phải mau vào cõi Niết Bàn, không nên ở tại thế gian chuyển pháp luân.

Liền nhớ Phật quá khứ
Thực hành sức phương tiện
Nay ta đắc được đạo
Cũng nên nói ba thừa.
Suy nghĩ như thế thì :
Mười phương Phật đều hiện
Tiếng Phạm an ủi ta
Lành thay Đức Thích Ca !
Đấng Đạo sư bậc nhất
Được pháp vô thượng nầy
Thuận theo tất cả Phật
Mà dùng sức phương tiện.
Chúng ta cũng đều được
Pháp tối diệu bậc nhất
Vì các loại chúng sinh
Phân biệt nói ba thừa.
Trí kém ưa pháp nhỏ
Chẳng tự tin thành Phật
Cho nên dùng phương tiện
Phân biệt nói các quả.
Tuy là nói các quả
Chỉ vì dạy Bồ Tát.
"Liền nhớ Phật quá khứ" : Tuy nghĩ như thế, nhưng Phật lại nghĩ nhớ sâu xa, tất cả pháp của Phật quá khứ. "Thực hành sức phương tiện" : Và sức phương tiện của chư Phật thực hành trong quá khứ. "Nay ta đắc được đạo" : Hiện nay ta đắc được Phật đạo. "Cũng nên nói ba thừa" : Cũng nên vì thật thí quyền, nói giáo lý ba thừa. "Suy nghĩ như thế thì" : Ta vừa suy nghĩ như thế thì. "Mười phương Phật đều hiện" : Mười phương chư Phật đều hiển hiện ở trước mắt của ta. "Tiếng Phạm an ủi ta" : Các Ngài dùng tiếng phạm âm thanh tịnh của Phật, để an ủi ta và còn nói với ta :"Lành thay Đức Thích Ca ! Đức Thích CaNgài tốt lắm". "Đấng Đạo Sư bậc nhất" : Ngài thật là đấng Đạo Sư bậc nhất của thế gian. "Được pháp vô thượng nầy" : Ngài đắc được diệu pháp vô thượng nầy. "Thuận theo tất cả Phật" : Ngài tùy thuận tất cả chư Phật trong mười phương. "Mà dùng sức phương tiện" : Cũng vận dụng sức quyền xảo phương tiện. "Chúng ta cũng đều được" : Chúng ta mười phương chư Phật, cũng đều đắc được diệu pháp như nhau. "Pháp tối diệu bậc nhất" : Đây là pháp tối vi diệu bậc nhất. "Vì các loại chúng sinh" : Chúng ta vì quan hệ với chúng sinh. "Phân biệt nói ba thừa" : Cho nên phân biệt nói Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát ba thừa. "Trí kém ưa pháp nhỏ" : Người độn căn kém trí huệ chỉ ưa thích pháp nhỏ, họ chẳng có căn tánh đối với pháp lớn, như trẻ nhỏ chỉ biết chơi vật nhỏ, nếu bạn cho chúng vật lớn, thì chúng chẳng biết chơi. Cho nên đối với người tiểu thừa, chỉ nói pháp tiểu thừa đối với họ, nếu nói pháp đại thừa, thì họ hồ đồ chẳng hiểu được. "Chẳng tự tin thành Phật" : Sao họ muốn nghe pháp mà chẳng nói pháp lớn cho họ nghe ? Vì họ chẳng tin mình sẽ thành Phật. "Cho nên dùng phương tiện" : Do đó, trước hết dùng pháp môn quyền xảo phương tiện. "Phân biệt nói các quả" : Phân biệt nói : sơ quả, nhị quả, tam quả và tứ quả. "Tuy là nói ba thừa" : Tuy nhiên phân biệt nói ba thừa. "Nhưng chỉ dạy Bồ Tát" : Song, thật tế thì chỉ vì giáo hóa Bồ Tát, tu hành pháp môn Phật thừa.

Xá Lợi Phất nên biết !
Ta nghe tiếng của Phật.
Rất thanh tịnh nhiệm mầu
Xưng Nam Mô chư Phật !
Ta lại nghĩ như vầy :
Ta ra đời ác trược.
Như chư Phật đã nói
Ta cũng thuận làm theo
Suy nghĩ việc nầy rồi
Bèn đến vườn Lộc Uyển.
Các pháp tướng tịch diệt
Không thể dùng lời nói
Bèn dùng sức phương tiện
Vì năm Tỳ Kheo nói.
"Xá Lợi Phất nên biết" : Xá Lợi Phất ông nên biết. "Ta nghe tiếng của Phật" : Ta nghe mười phương chư Phật khen ngợi ta, nói ta là đại Đạo Sư bậc nhất. "Rất thanh tịnh nhiệm mầu" : Âm thanh của chư Phật rất nhiệm mầu thanh tịnh. "Xưng Nam Mô chư Phật" : Mười phương chư Phật cũng xưng Nam Mô chư Phật, ta cũng xưng Nam Mô chư Phật, Phật với Phật khen ngợi với nhau. "Ta lại nghĩ như vầy" : Ta lại suy nghĩ như thế nầy. "Ta ra đời ác trược" : Ta hiện ra thế giới Ta Bà đời ác năm trược. "Như chư Phật đã nói, ta cũng thuận làm theo" : Ta cũng tùy thuận theo phương thức giáo hóa, của mười phương chư Phật mà hành sự. "Suy nghĩ việc nầy rồi" : Ta nghĩ sự việc đã qua rồi. "Bèn đến vườn Lộc Uyển" : Vườn Lộc Uyển ở thành Ba La Nại, đức Phật lập tức đi đến vườn Lộc Uyển.
Vì sao mà có tên là "vườn Lộc Uyển" ? Thuở xưa, có hai con nai chúa, một con là tiền thân của Đức Phật Thích Ca, nhiều đời nhiều kiếp về trước, là một con nai chúa rất từ bi. Và một con là tiền thân của Đề Bà Đạt Đa. Lúc đó, có một vị vua rất thích đi săn, thường thường mang quân lính vào vườn nai săn bắn, mỗi lần đi đều săn được rất nhiều nai. Do đó, hai con nai chúa mới hội nghị, nai chúa Thích Ca Mâu Ni nói : "Chúng ta hãy đi đến thỉnh nguyện với Đức Vua !" Nai chúa Đề Bà Đạt Đa nói : "Chúng ta thỉnh nguyện như thế nào ?" Nai chúa Thích Ca Mâu Ni nói : "Chúng ta yêu cầu Đức Vua mỗi ngày mình mang đến cho vua một con nai, để vua dùng, như thế thì lũ nai chúng ta mới không tuyệt chủng, mà hằng ngày vua cũng có thịt nai mới dùng. Nếu vua mà đi săn thì sẽ săn hết lũ nai chúng ta, mà mỗi ngày vua chẳng ăn bao nhiêu, còn lại cũng bỏ đi. Tôi tin rằng vua sẽ đồng ý với chúng ta." Nai chúa Đề Bà Đạt Đa nghe rồi nói : "Tốt lắm ! Vậy chúng ta hãy đi thỉnh cầu !"
Do đó, hai con nai chúa bèn đi đến thỉnh cầu với Đức Vua, vừa đến cửa cung điện, thì quân lính thấy hai con nai to lớn, bèn cầm thương giáo muốn giết. Hai con nai chúa nói : "Các ông đừng giết, hôm nay chúng tôi đến cầu kiến Đức Vua." Quân lính thấy nai biết nói, rất lấy làm lạ, lập tức đi báo cho vua biết, nói có hai con nai biết nói. Đức Vua rất ngạc nhiên, bàn truyền cho chúng vào. Hai con nai chúa đem lời thỉnh cầu nói ra cho vua nghe. Vua thấy nai biết nói, đã lấy làm lạ, lại nghe lời thỉnh cầu của họ rất hợp lý, do đó đồng ý nói : "Được lắm ! Mỗi ngày các vị hãy mang một con nai đến !" Từ đó về sau, mỗi ngày đều mang đến cho vua một con nai, vua mỗi ngày đều thưởng thức thịt nai tươi.
Một ngày nọ, nai chúa Thích Ca Mâu Ni đột nhiên thân tự đến hiến cúng. Vua ngạc nhiên hỏi : "Ngươi là nai chúa, sao lại có thể đến hiến thân, trừ khi quyến thuộc của ngươi chẳng còn nữa ?" Nai chúa Thích Ca Mâu Ni nói : "Quyến thuộc của ta chẳng những còn, mà càng ngày sinh sản càng nhiều. Chúng tôimỗi một nai chúa quản lý năm trăm con nai, mà mỗi ngày chỉ dâng một con cho vua, nai mẹ còn lại lại sinh ra rất nhiều nai con, cho nên hiện tại lũ nai của chúng tôi đã sinh sản phồn thịnh thêm nhiều, chẳng qua bây giờ có một nguyên nhân, cho nên chính tôi tự đến đây hiến cúng. Đức Vua nói : "Nguyên nhân gì ?" Nai chúa nói : "Hôm nay đến phiên của một con nai mẹ hiến cúng, nhưng con nai mẹ đó đang mang thai một con nai con, chỉ còn ít hôm nữa thì sẽ sinh ra nai con, do đó nai mẹ đi yêu cầu các con nai khác đổi phiên, đợi khi nào sinh ra nai con thì sẽ đến để hiến cúng, nhưng chẳng có con nai nào chịu, cho nên con nai mẹ đó đến thương lượng với tôi, chẳng còn cách nào khác, nên hôm nay chính tôi tự đến để thế nai mẹ đó."
Đức Vua nghe xong, cảm thấy việc nầy rất kỳ lạ, vua minh bạch : "Nai cũng đều là chúng sinh ! Tại sao ta hằng ngày phải ăn thịt nai ? Lúc đó, Đức Vua nói bài kệ :

"Ngài làm nai đầu người,
Ta làm người đầu nai,
Từ nay trở về sau,
Chẳng ăn thịt chúng sinh."

Nghĩa là : Tuy ngươi làm thân nai, nhưng tâm của ngươi nhân từ phi thường, còn tốt hơn so với con người. Tuy nhiên ta là người, nhưng tâm ta chẳng bằng tâm loài nai. Từ nay về sau, bất cứ thịt gì, ta cũng không ăn nữa. Nai chúa làm cho Đức Vua cảm động, từ đó vua bắt đầu ăn chay. Do quan hệ về câu chuyện nầy, cho nên nơi đó có tên là vườn Lộc Uyển (vườn Nai).
Vườn Lộc Uyển là nơi non xanh nước biếc, có luồng linh khí, cho nên có rất nhiều người tu hành đang tu hành tại đó.

Ban đàu, Đức Phật xuất gia tu đạo, thì có năm người hầu hạ cho Ngài. Trong năm người nầy, bà conphía cha ba người, và hai người bà con phía mẹ. Sau nầy, họ đều lìa bỏ Ngài. Vì sao ? Đức Phật tu tại núi tuyết, mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè, trong đó có ba người chịu chẳng đặng bỏ đi trước, đến Vườn Lộc Uyển tu đạo. Còn lại hai người tu với Đức Phật. Một lần nọ, thấy thiếu nữ chăn dê dâng cúng cho Đức Phật bát sữa bò, lúc đó Đức Phật ốm gầy như cây củi. Phật thấy sữa bò cũng vui mừng tiếp nhận sự cúng dường. Hai ngưới thấy Phật uống sữa bò, thì cho rằng Đức Phật hết chịu nổi sự khổ hạnh, chẳng thể tu thành đạo mới nói : "Tu hành phải tu khổ hạnh, bây giờ Ngài chẳng chịu được sự khổ hạnh, chúng tôi chẳng muốn ở đây, hầu hạ một người chẳng thành tựu." Do đó, hai người nầy cũng bỏ đi luôn, chỉ còn lại một mình Đức Phật tu ở đó, sau đó Đức Phật đến dưới cội bồ đề, tĩnh tọa bốn mươi chín ngày, thấy sao mai mọc mà ngộ đạo.
Đức Phật ban đầu tu đạo rất gian nan khốn khổ, bây giờ chúng ta tu đạo, chịu một chút khổ mà chịu chẳng được.
"Các pháp tướng tịch diệt" : Đức Phật biết tướng tịch diệt của tất cả các pháp, nó chẳng có tướng mạo. "Không thể dùng lời nói" : Chỉ có thể lý hội mà không thể nói ra, tức cũng là "ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt". "Bèn dùng sức phương tiện" : Cho nên Phật phải dùng phương tiện khéo léo. "Vì năm Tỳ Kheo nói" : Đó là vì năm vị Tỳ Kheo Kiều Trần Như nói pháp. Năm vị Tỳ Kheo là : Kiều Trần Như, Ngạch Tiên, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, tức cũng là năm người hầu nói ở đoạn trên. Đức Phật thành Phật rồi, biết năm vị Tỳ Kheo đó, đang tu tại Vườn Lộc Uyển. Vừa quán nhân duyên thì biết, trước hết độ năm Tỳ Kheo nầy, do đó Phật đến Vườn Lộc Uyển, vì năm vị Tỳ Kheo ba lần nói diệu phápbốn Đế.

Gọi là chuyển pháp luân
Bèn có tiếng Niết bàn
Cùng với A la hán
Tên Pháp, Tăng khác biệt.
Từ kiếp xưa đến nay
Khen ngợi pháp Niết bàn
Dứt hẳn khổ sinh tử
Ta thường nói như thế.
Xá Lợi Phất nên biết !
Ta thấy các Phật tử
Người chí cầu Phật đạo
Vô lượng ngàn vạn ức.
Đều dùng tâm cung kính
Đồng đến chỗ chư Phật
Từng theo nghe chư Phật
Dùng phương tiện nói pháp.
Ta liền nghĩ thế nầy :
Sở dĩ Phật ra đời
Đều vì nói Phật huệ
Nay đúng là phải thời.
Xá Lợi Phất nên biết !
Người độn căn trí nhỏ
Kẻ chấp tướng kiêu mạn
Chẳng thể tin pháp nầy.
Nay ta vui chẳng sợ
Ở trong chúng Bồ Tát
Ta bỏ ngay phương tiện
Chỉ nói đạo vô thượng.
Bồ Tát nghe pháp nầy
Lưới nghi đều đã trừ
Ngàn hai trăm La Hán
Thảy đều sẽ thành Phật.
"Gọi là chuyển pháp luân" : Phật vì năm vị Tỳ Kheo Kiều Trần Như, chuyển bánh xe pháp bốn Diệu Đế. Chuyển bánh xe pháp bốn Diệu Đế là gì ? Ban đàu, Phật độ năm vị Tỳ Kheo nói :

"Đây là khổ, tính bức bách.
Đây là tập, tính chiêu cảm.
Đây là diệt, tính có thể chứng.
Đây là đạo, tính có thể tu."

Đây gọi là chuyển lần thứ nhất. Sự khổ đối với con người có tính chất bức bách. Tập, là chỉ phiền nãokết tập, phiền não có tính chiêu cảm, do chiêu cảm mà đến. Diệt, là tịch diệt Niết Bàn, thường lạc ngã tịnh, bốn đức Niết Bàn. Đạo, đạo nầy nên tu hành, đây là chuyển lần thứ nhất.
Kế tiếp lại chuyển lần thứ hai :

"Đây là khổ, các ông nên biết".
"Đây là tập, các ông nên đoạn", phiền não chỉ là khách trần mà thôi, chẳng phải là chủ nhân, do bên ngoài chiêu cảm mà đến, do đó các ông phải đoạn trừ. Lại nói :
"Đây là diệt, các ông nên chứng". Niết Bàn thường lạc ngã tịnh khoái lạc, các ông nên chứng đắc.
"Đây là đạo, các ông nên tu."

Sau đó, chuyển lần thứ ba nói :
"Đây là khổ, ta đã biết."
"Đây là tập, ta đã đoạn."
"Đây là diệt, ta đã chứng."
"Đây là đạo, ta đã tu."

Ta cũng đã tu ba mươi bảy đạo phẩm. Đây là chuyển lần thứ ba. Đức Phật vừa nói pháp lần thứ ba xong, thì Kiều Trần Như một trong năm vị minh bạch được nguyên do của khách trần mà chứng quả. Đây gọi là chuyển bánh xe pháp bốn Diệu Đế.
"Bèn có tiếng Niết Bàn" : Đức Phật chuyển bánh xe pháp bốn Diệu Đế, có nói đến tịch diệt Niết Bànkhoái lạc, cho nên phát ra diệu âm Niết Bàn. "Cùng với A La Hán" : Cùng với danh từ A La Hán, sơ quả, nhị quả, tam quả và tứ quả A La Hán. "Tên Pháp, Tăng khác biệt" : Pháp là bốn Diệu Đế : Khổ, tập, diệt, đạo. Tăng là A La Hán. Vì có Pháp, có Tăng nhiều danh từ khác biệt. "Từ kiếp xưa đến nay" : Ta từ kiếp lâu xa, tu Phật đạo đến nay. "Khen ngợi pháp Niết Bàn." "Dứt hẳn khổ sinh tử" : Nếu ông chứng được diệu lý Niết Bàn, thì sẽ vĩnh viễn dứt khổ sinh tử. "Ta thường nói như thế" : Từ kiếp lâu xa đến nay, ta vì các ông luôn luôn nói pháp nầy.
"Xá Lợi Phất nên biết" : Xá Lợi Phất ông nên biết. "Ta thấy các Phật tử" : Ta thấy tất cả Phật tử. "Người chí cầu Phật đạo" : Người lập chí trên cầu Phật đạo. "Vô lượng ngàn vạn ức" : Số đông vô lượng ngàn vạn ức. "Đều dùng tâm cung kính" : Hết thảy đều dùng tâm cung kính. "Đồng đến chỗ chư Phật" : Thảy đều đến chỗ chư Phật. "Từng theo nghe chư Phật" : Trong quá khứ, họ từng theo chư Phật để nghe Phật pháp. "Dùng phương tiện nói pháp" : Chư Phật dùng phương tiện pháp môn mà nói pháp. "Ta liền nghĩ thế nầy" : Ta lại suy nghĩ thế nầy. "Sở dĩ Phật ra đời" : Sở dĩ mà Phật xuất hiện ra đời. "Đều vì nói Phật huệ" : Đều vì nói trí huệ chân thật của Phật. "Nay đúng là phải thời" : Bây giờ là lúc nên nói trí huệchân thật của Phật. "Xá Lợi Phất nên biết" : Xá Lợi Phất ông nên biết. "Người độn căn trí nhỏ" : Người độn căn chỉ có chút chút trí huệ. "Kẻ chấp trướng kiêu mạn" : Chẳng những họ chấp trước tất cả hình tướng, mà còn tự cho rằng đúng, cho nên sinh ra tâm cống cao ngã mạn. "Không thể tin pháp nầy" : Họ chẳng tin pháp đại thừa, cũng chẳng tin nghe Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, cho nên mới có năm ngàn người lui về. "Nay ta vui chẳng sợ" : Bây giờ những người chẳng có căn lành và những kẻ kiêu mạn đều đã lui về, cho nên ta chẳng còn lo chẳng còn sợ. "Ở trong chúng Bồ Tát" : Ở trong các hàng Bồ Tát. "Ta bỏ ngay phương tiện" : Ta bỏ ngay phương tiện nầy, chẳng dùng pháp quyền xảo nữa. Bây giờ ta phải mở cửa để thấy núi, nói thẳng Phật huệ chân thật. "Chỉ nói đạo vô thượng" : Chỉ nói pháp môn thành Phật. "Bồ Tát nghe pháp nầy" : Tất cả Bồ Tát đều nghe được Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nầy. "Lưới nghi đều đã trừ" : Lưới nghi của các Ngài đều tiêu trừ. "Ngàn hai trăm La Hán" : Lúc đó, có một ngàn hai trăm năm mươi vị A La Hán. "Thảy đều sẽ thành Phật" : Tương lai họ cũng đều sẽ thành Phật. Đây là Phật thọ ký cho tất cả đệ tử sẽ thành Phật, phàm là người nghe pháp ở trong hội Pháp Hoa, chẳng ai mà không thành Phật.

Như chư Phật ba đời
Nghi thức nói các pháp
Ta nay cũng như thế
Nói pháp không phân biệt.
Chư Phật hiện ra đời
Lâu xa khó gặp được
Gặp lúc Phật ra đời
Nói pháp nầy khó hơn.
Vô lượng vô số kiếp
Nghe pháp nầy cũng khó
Người nghe được pháp nầy
Người đó càng khó hơn.
Ví như hoa Ưu Đàm
Tất cả đều ưa thích
Ít có trong trời người
Đúng thời mới xuất hiện.
Nghe pháp vui mừng khen
Cho đến nói một lời
Tức là đã cúng dường
Tất cả Phật ba đời.
Người đó rất ít có
Hơn cả hoa Ưu Đàm.
"Như chư Phật ba đời, nghi thức nói các pháp" : Đức Phật nói, hiện tại ta nói đạo lý Phật thừa thật trí, cũng như nghi thức thuyết pháp, của chư Phật ba đời : quá khứ, hiện tại và vị lai. "Nay ta cũng như thế, nói pháp không phân biệt" : Ta nay cũng chỉ nói một Phật thừa như nhau, chẳng có thừa pháp vi diệunào khác. Pháp không phân biệt nầy, chẳng phải một số người minh bạch được. "Chư Phật hiện ra đời" : Mười phương chư Phật xuất hiện ra đời. "Lâu xa khó gặp được" : Nếu gặp được chư Phật mười phương xuất hiện ra đời, phải trải qua thời gian lâu dài. "Gặp lúc Phật ra đời, nói pháp nầy khó hơn" : Tức gặp lúc bạn gặp Phật xuất hiện ra đời, mà nghe được Phật nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, chẳng phải là việc dễ dàng. Đức Phật nói pháp bốn mươi chín năm, ban đầu nói Tam Tạng giáo, Kinh A Hàm, sau đó nói Phương Đẳng và Bát Nhã, cuối cùng mới nói Kinh Pháp Hoa, nhưng gặp được nói bộ Kinhnầy, cũng chẳng dễ. "Vô lượng vô số kiếp" : Trải qua thời gian lâu dài vô lượng vô số kiếp. "Nghe pháp nầy cũng khó" : Nghe được pháp nầy cũng chẳng dể dàng. "Người nghe được pháp nầy" : Người đã nghe được Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nầy. "Người đó càng khó hơn" : Người nầy chẳng dể gì tìm được. "Ví như hoa Ưu Đàm" : Như hoa Ưu Đàm ít có. Hoa Ưu Đàm dịch là "tường đoan". Hoa nầy ba ngàn năm mới nở một lần, mà một khi nở thì tàn, cho nên đặc biệt ít có. "Tất cả đều ưa thích, ít có trong trời người" : Vì hoa Ưu Đàm ít có, cho nên người trên trời, dưới nhân gian đều ưa thích hoa nầy. "Đúng thời mới xuất hiện" : Nếu chưa đến thời, thì chẳng bao giời xuất hiện ra đời. "Nghe pháp vui mừng khen" : Nếu nghe thấy Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, mà người đó sinh tâm vui mừng khen ngợi. "Cho đến nói một lời" : Hoặc chỉ nói một câu để khen ngợi Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. "Tức là đã cúng dường, tất cả Phật ba đời" : Tức là đã cúng dường tất cả chư Phật trong mười phương ba đời. "Người đó rất ít có, hơn cả hoa Ưu Đàm" : Người nầy so với hoa Ưu Đàm càng ít có hơn, do đó có thể thấy, nghe pháp thật là không dễ dàng, trứ khi đến thời cơ mới nghe được.

Các ông chớ có nghi
Ta là vua các pháp.
Nói khắp các đại chúng
Chỉ dùng đạo một thừa
Giáo hóa các Bồ Tát
Không Thanh Văn đệ tử.
Xá Lợi Phất các ông !
Thanh Văn và Bồ Tát
Nên biết diệu pháp nầy
Bí yếu của chư Phật.
Đức Phật lại nói : Pháp nầy so với hoa Ưu Đàm càng khó gặp hơn. Pháp của ta nói, các ông chớ có hoài nghi. Vì sao ? "Ta là vua các pháp" : Vì ta là vua của tất cả các pháp, đã đắc được trí huệ chân thật. "Nói khắp các đại chúng" : Bây giờ, ta nói khắp tất cả đại chúng trong pháp hội, và hết thảy chúng sinh vị lai. "Chỉ dùng đạo một thừa" : Ta chỉ dùng một thừa Phật đạo. "Giáo hóa các Bồ Tát" : Để giáo hóa tất cả Bồ Tát. "Không Thanh Văn đệ tử" : Pháp nầy chẳng giáo hóa đệ tử Thanh Văn tiểu thừa. "Xá Lợi Phật các ông" : Xá Lợi Phất ! Các ông những bậc Thanh Văn. "Thanh Văn và Bồ Tát" : Bây giờ đều nên hồi tiểu hướng đại, đừng được ít mà cho là đủ, phải từ Thanh Văn thừa mà chuyển qua Bồ Tát thừa. "Nên biết diệu pháp nầy" : Các ông nên biết diệu pháp của Kinh Pháp Hoa nầy. "Bí yếu của chư Phật" : Là diệu pháp vô thượng bí yếu nhất của chư Phật, nên nhớ đừng sinh tâm nghi hoặc.

Bởi đời ác năm trược
Chỉ ưa chấp các dục
Những chúng sinh như thế
Quyết chẳng cầu Phật đạo.
Người ác đời vị lai
Nghe Phật nói một thừa
Mê hoặc chẳng tin nhận
Phá pháp đọa đường ác.
Người hổ thẹn thanh tịnh
Quyết chí cầu Phật đạo
Ta sẽ vì người đó
Rộng khen đạo một thừa.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là bí yếu của chư Phật, cho nên Đức Phật thành Phật rồi, rất lâu mà chẳng nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy. Tại sao ? Vì rất là quan trọng, một khi nói ra, mà chúng sinh không tin, thì sẽ đọa vào ba đường ác, cho nên đức Phật thà không nói. "Bởi đời ác năm trược" : Năm trược tức là : Kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sinh trược, mạng trược, đây là năm thứ trược hiện tại của thế giới nầy. "Chỉ ưa chấp các dục" : Chúng sinh trong đời ác năm trược, tánh của họ ưa thích các dục. Năm dục là : Tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. "Những Chúng sinh như thế, quyết chẳng cầu Phật đạo" : Họ chấp vào các dục, tham trước nhất thời, chẳng phải là khoái lạc cứu kính. Ai ai cũng đều bị tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ vây hãm, không thể tự cứu. Phật sớm đã biết có loại chúng sinh mê muội nầy, cho nên nói : "Những chúng sinh như thế" : Những chúng sinhmê muội đó. "Quyết chẳng cầu Phật đạo" : Họ chẳng muốn cầu Phật đạo, nay mình đã khai mở trí huệchân thật, phá tan mê muội. "Người ác đời vị lai" : Người ác trược đời vị lai. "Nghe Phật nói một thừa" : Họ nghe Phật nói một thừa pháp. "Mê hoặc chẳng tin nhận" : Trong tâm mê hoặc, không thể tin nhận. "Phá pháp đọa đường ác" : Họ chẳng tin mà còn phá hoại, nói là : "Các vị đó giảng Phật pháp, vốn chẳng có đạo lý !" Vì phá pháp nên đọa vào ba đường ác. "Người chí cầu Phật đạo, biết hổ thẹn thanh tịnh" : Người lập chí nhất định thành Phật, biết sinh tâm hổ thẹn, sửa đổi lỗi lầm muốn cầu thanh tịnh. "Ta sẽ vì người đó" : Phật nói, ta sẽ vì những chúng sinh đó. "Rộng khen đạo một thừa" : Rộng khen pháp một thừa vô thượng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Xá Lợi Phất nên biết !
Pháp chư Phật như thế
Dùng vạn ức phương tiện
Tùy nghi mà nói pháp.
Người nào chẳng tu học
Không thể hiểu pháp nầy
Các ông tức đã biết
Chư Phật thầy trong đời.
Tùy nghi dùng phương tiện
Không nên sinh nghi hoặc
Sinh tâm vui mừng lớn
Biết mình sẽ thành Phật.

"Xá Lợi Phất nên biết" : Xá Lợi Phất và tất cả Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, Bồ Tát, trời, rồng, tám bộ chúng hết thảy đều nên biết. "Pháp chư Phật như thế" : Mười phương chư Phật, Phật Phậtđạo đồng, do đó có câu :

"Ba đời mười phương Phật,
Đều cùng một pháp thân".

Pháp của mười phương chư Phật đều như nhau, pháp chỉ có một, vì quán căn cơ mà thí giáo, do đó, "Dùng vạn ức phương tiện" : Dùng vô lượng vô biên phương tiện pháp môn để giáo hóa chúng sinh. "Tùy nghi mà nói pháp" : Tùy thuận căn cơ của chúng sinh mà nói pháp. Do đó, vì người thí giáo, theo bệnh cho thuốc. "Người nào chẳng tu học" : Phật nói ra pháp nầy, nếu chúng sinh nào chẳng tu hành, "Không thể hiểu pháp nầy" : Không thể nào hiểu được nghĩa của pháp nầy. "Các ông đều đã biết" : Xá Lợi Phất ! Các ông những bậc đại A La Hán, đại Bồ Tát, đại Tỳ Kheo, hiện tại đều đã biết diệu phápchân thật nầy. "Chư Phật thầy trong đời" : Mười phương chư Phật và Thích Ca Mâu Ni, đều là Đạo Sưcủa thế gian. "Tùy nghi dùng phương tiện" : Đều tuỳ nghi nói pháp, dùng phương tiện để giáo hóa chúng sinh. "Không nên sinh nghi hoặc" : Các ông đừng sinh tâm nghi hoặc. "Sinh tâm vui mừng lớn" : Bây giờ các ông nghe được Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nên sinh tâm vui mừng lớn. "Biết mình sẽ thành Phật" : Bây giờ, các ông cũng nên biết, tương lai mình nhất định cũng sẽ thành Phật. Do đó, tất cả chúng sinhở trong hội Pháp Hoa, nhất định đều sẽ thành Phật, vì đức Phật đều đã thọ ký cho các Ngài, đều nghe pháp Phật thừa tối thượng.

HT Tuyên Hóa




Có phản hồi đến “10. Phẩm Phương Tiện Thứ Hai - Phần 3”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com