Mục Lục

Ðà la ni dịch là tổng trì, tức là tổng tất cả các pháp, trì vô lượng nghĩa, cũng có thể nói là nhiếp ba nghiệp (thân khẩu ý) thanh tịnh, giữ sáu căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý). Nhiêp tâm thì có thể nói là nhiếp tâm giữ thân. Nhiếp tâm thì có thể đắc được tam muội pháp hoa, giữ thân thì có thể đắc được Ðà la ni pháp hoa. Làm thế nào có thể nhiếp thân khẩu ý ba nghiệp thanh tịnh ? 

Tức là thân chẳng phạm giới sát, trộm, dâm ba điều ác, miệng chẳng phạm nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi và chưởi mắng bốn điều ác, ý chẳng phạm tham sân si ba điều ác. Chẳng phạm mười điều ác này, mà thực hành mười điều thiện, thì ba nghiệp sẽ thanh tịnh. Làm thế nào giữ mắt tai mũi lưỡi thân ý sáu căn tự tại diệu dụng ? Nếu ba nghiệp thanh tịnh, thì sáu căn tự nhiên sẽ được thanh tịnh. Thanh tịnh rồi thì tự nhiên thì sẽ đắc được cảnh giới sáu căn dụng với nhau. 

Ðà la ni còn dịch là chú. Chú hay sinh thiện diệt ác, bảo hộ hành giả được cát tường như ý. Chú cũng giống như chiếu chỉ của hoàng đế, quan dân nhất định phải tuân lệnh. Lại giống như khẩu lệnh ở trong quân đội, người trong quân đội đều biết rõ, nếu không thì sẽ bị xử phạt, hoặc có sự nguy hiểm đến tính mạng. Phẩm này do Bồ Tát Dược Vương, Bồ Tát dũng Thí, Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương, mười nữ la sát phát nguyện nói ra các bài chú, dùng thần lực để trì Kinh Pháp Hoa, khiến cho những pháp sư thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép Kinh Pháp Hoa, ở trong đời ác, tâm cung kính. Bèn nói với Phật, đó là biểu thị miệng cung kính.

 Người thỉnh pháp nhất định phải ba nghiệp thanh tịnh, mới biểu thị chân tâm thành ý cung kính. Bồ Tát Dược Vương nói : ‘’Ðức Thế Tôn ! Nếu như tương lai có người thiện nam, người thiện nữ, phát tâm thọ trì (thọ nơi tâm, trì nơi thân) Kinh Pháp Hoa, hoặc là đọc (thuộc lòng) Kinh Pháp Hoa, chẳng những thông đạt nghĩa lý, mà còn đọc tụng rất nhanh, toàn bộ quyển kinh chẳng sai một chữ, chẳng sót một câu, đó tức là thuộc lòng. Hoặc cung kính biên chép quyển Kinh Pháp Hoa, hoặc giảng giải Kinh Pháp Hoa. Pháp sư làm như thế thì đắc được phước báu bao nhiêu’’?

 Ðức Phật bảo Dược Vương : Nếu có người thiện nam, người thiện nữ, cúng dường tám vạn ức na do tha Hằng hà sa các đức Phật, thì ý của ông thế nào ? Phước báu đó đắc được có nhiều chăng ? Rất nhiều, đức Thế Tôn. Ðức Phật bảo Bồ Tát Dược Vương rằng : ‘’Ở đời vị lai, nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào cúng dường tám trăm vạn ức na do Hằng hà sa số các đức Phật, thì ông cảm thấy thế nào ? Họ đắc được phước báu có nhiều chăng ?’’ Bồ Tát Dược Vương nói : ‘’Ðức Thế Tôn ! Rất nhiều, rất nhiều ! Chẳng cách gì tính đếm được.’’ 

Ðức Phật nói : Nếu có người thiện nam, người thiện nữ, hay ở nơi kinh này, cho đến thọ trì bài kệ bốn câu, đọc tụng hiểu nghĩa, theo như lời trong kinh nói mà tu hành, thì công đức rất nhiều. Ðức Phật lại nói với Bồ Tát Dược Vương : ’’Nếu như có người thiện nam, hoặc người thiện nữ, ở nơi Kinh Pháp Hoa, mà thọ trì một bài kệ bốn câu, hoặc là đọc tụng, hoặc là thấu hiểu nghĩa lý vì người khác nói, hoặc là y theo pháp tu hành, thì công đức đắc được nhiều hơn so với công đức của người cúng dường, tám trăm vạn ức na so tha Hằng ha sa số các Ðức Phật. 

Bấy giờ, Bồ Tát Dược Vương bạch đức Phật rằng : Ðức Thế Tôn ! Con nay vì người thuyết pháp mà nói chú đà la ni, để bảo hộ họ, bèn nói chú rằng: Lúc đó, Bồ Tát Dược Vương nghe Ðức Phật nói pháp rồi, bèn bạch với Phật rằng : ‘’Ðức Thế Tôn ! Bây giờ con sẽ vì pháp sư đọc tụng, giảng nói, tu trì Kinh Pháp Hoa, mà nói chú đà la ni, để bảo hộ vị pháp sư đó, khiến cho thân tâm họ an ổn, khiến cho họ chuyên tâm giảng giải.’’ Bèn lập tức nói thần chú.

 Chú là mật ngữ của chư Phật, hay hàng phục thiên ma ngoại đạo, ác quỷ tà thần. Thuở xưa dịch kinh có năm quy định không dịch: 1). Bí mật không dịch : Như lời chú. 2). Tôn trọng không dịch : Như Bát nhã, Bồ Ðề. 3). Thuận cổ không dịch : Như A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. 4). Ða hàm không dịch: Như Tỳ Kheo, A la hán. 5). Thử phương vô bất dịch : Như quả Án ma la. 

Nguyên nhân chú không dịch, là muốn bảo trì âm phạn, mới có thể thu nhận được công hiệu của chú, chỉ cần niệm âm vần cho đúng, thì sẽ có cảnh giới không thể nghĩ bàn, quan hệ về ý nghĩa của chú là chẳng cần biết rõ. An nhĩ mạn nhĩ, ma nỉ ma ma nỉ, chỉ lệ giá lê đệ, xa mị, sa lý đa vĩ, chiên đế, mục đế, mục đa lý, sa lý, a vĩ sa lý, tang lý, sa lý, soa duệ, a xoa dụê, a kỳ nị, chiên đế, sa lý, đa la ni, a lô già bà sa, bả già tỳ xoa nị, nỉ tỳ thế, a tiện đa la nỉ, lý thế a đàn đa ba lệ thâu địa, âu cứu lệ, mâu cứu lệ, a la lệ, ba la lệ, thủ ca sai, a tam ma tam lý, Phật đà tỳ cát lợi biểu đế, đạt ma ba lợi sai đế, tăng già niết cù sa nỉ, bà xá bà xá thâu địa, mạn đa la, mạn đa la xoa dạ đa, bưu lâu đa, bưu lâu đa kiều xá lược, ác xoa la, ác xoa dã, a bà lô, a ma nhược na đa dạ. 

Ðức Thế Tôn ! Thần chú đà la ni này, là của sáu mươi hai ức Hằng hà sa các đức Phật nói. Nếu có kẻ nào xâm hủy vị pháp sư này, tức là xâm huỷ các đức Phật vậy.’’ Bồ Tát Dược Vương nói xong thần chú ở trên rồi, lại bạch với Ðức Phật rằng : ’’Ðức Thế Tôn ! Thần chú đà la ni này, chẳng phải con nói, mà là của sáu mươi hai ức các Ðức Phật trong quá khứ nói. Nếu như có kẻ thiên ma ngoại đạo, ác quỷ tà thần đến xâm hủy vị pháp sư thọ trì Kinh Pháp Hoa, đọc tụng Kinh Pháp Hoa, giải nói Kinh Pháp Hoa, biên chép Kinh Pháp Hoa, thì tội cũng như xâm hủy sáu mươi hai ức Hằng hà sa số các đức Phật.’’

 Lúc đó, đức Phật Thích Ca Mâu Ni khen ngợi Bồ Tát Dược Vương nói : Lành thay, lành thay ! Dược Vương, ông vì có tâm thương xót ủng hộ vị pháp sư đó, mà nói đà la ni này, rất có lợi ích đối với các chúng sinh. Lúc đó, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni khen ngợi Bồ Tát Dược Vương rằng : ‘’Lành thay, lành thay! Ông có tâm thương xót vì ủng hộ vị pháp sư thọ trì Kinh Pháp Hoa, mà nói ra thần chú đà la ni này. Thần chú này rất có lợi ích đối với chúng sinh ở trong tương lai.’’

 Bấy giờ, Bồ Tát Dũng Thí bạch đức Phật rằng : Ðức Thế Tôn ! Con cũng vì ủng hộ người thọ trì đọc tụng Kinh Pháp Hoa, mà nói đà la ni. Nếu vị pháp sư đó được đà la ni này, thì dạ xoa, hoặc la sát, hoặc phú đơn na, hoặc cát giá, hoặc cưu bàn trà, hoặc ngạ quỷ, muốn tìm cầu lỗi lầm của người đó, thì không thể được tiện lợi, bèn ở trước Phật nói chú rằng: Lúc đó, lại có vị đại Bồ Tát tên là Bồ Tát Dũng Thí bạch với Ðức Phật rằng : ‘’Ðức Thế Tôn ! Con cũng phát tâm ủng hộ vị pháp sư đọc tụng, thọ trì, giải nói, biên chép Kinh Pháp Hoa, cho nên nói thần chú đà la ni, khiến cho vị pháp sư đó, đắc được sự bảo hộ của thần chú, thân tâm được yên ổn.’’

 Hoặc có dạ xoa, dịch là quỷ tiệp tật; hoặc có la sát, dịch là quỷ ăn người; hoặc có phú đơn na, dịch là quỷ thối vị; hoặc có cát giá, dịch là khởi tử; hoặc có cưu bàn trà, dịch là quỷ yểm mị; hoặc có ngạ quỷ .v.v... Những loài quỷ này, chuyên môn tìm người nhiễu hại. Nếu người thế gian âm nhiều dương ít (làm nhiều việc ác), thì chúng sẽ đến xâm hại.

 Nếu người thế gian âm ít dương nhiều (làm nhiều việc thiện), thì chúng sẽ xa lìa chẳng dám gần gũi, do đó có câu ‘’tà chẳng thắng chánh’’. Những ác quỷ đó, tìm chỗ sơ hở của người thọ trì Kinh Pháp Hoa cũng chẳng có cơ hội tìm được, cho nên chẳng có phương tiện nhiễu hại người thọ trì Kinh Pháp Hoa. Bồ Tát Dũng Thí vì ủng hộ người thọ trì Kinh Pháp Hoa, cho nên ở trước Ðức Phật nói ra bài chú dưới đây. 

Ế lệ, ma nha ế lệ, úc chỉ, mục chỉ, a lệ, a la bà đệ, niết lệ đệ, niết lệ đa bà đệ, y trí, ni vĩ trí ni, chỉ trí ni, niết lệ tê ni, niết lê tê bà để. Ðức Thế Tôn ! Thần chú đà la ni này, của Hằng hà sa các đức Phật nói, cũng đều tùy hỉ. Nếu có xâm hủy vị pháp sư đó, tức là xâm hủy chư Phật đó vậy. Bồ Tát Dũng Thí nói thần chú rồi, lại nói : ‘

’Ðức Thế Tôn ! Thần chú đà la ni này chẳng phải con nói, mà là của Hằng hà sa các đức Phật trong quá khứ nói. Chẳng những chư Phật nói chú này, mà còn tùy hỉ ủng hộ chú này. Nếu như có thiên ma ngoại đạo, ác quỷ thần đến xâm hủy vị pháp sư thọ trì Kinh Pháp Hoa, thì tội cũng như gián tiếp xâm hủy Hằng hà sa số các Ðức Phật.’’ 

Bấy giờ, Tỳ Sa Môn Thiên Vương hộ đời bạch Phật rằng : Ðức Thế Tôn ! Con cũng vì thương xót chúng sinh, ủng hộ vị pháp sư đó, mà nói đà la ni này, bèn nói chú rằng: Bồ Tát Dũng Thí nói công đức trì chú này rồi, thì lúc đó Tỳ Sa Môn Thiên Vương (một trong bốn vị tứ thiên vương hộ đời, tức là Bắc Phương Ða Văn Thiên Vương) bèn bạch với Ðức Phật rằng : ‘’Ðức Thế Tôn ! Con cũng thương xót hộ niệm chúng sinh, ủng hộ vị pháp sư thọ trì Kinh Pháp Hoa, mà nói thần chú đà la ni’’, bèn nói chú rằng: A lê, na lê, na lê, a na lô, na lý, câu na lý. 

Ðức Thế Tôn ! Con dùng thần chú này, ủng hộ vị pháp sư, con cũng sẽ tự ủng hộ người trì kinh này, khiến cho nội trong một trăm do tuần, chẳng có các sự rủi ro hoạn nạn. Tỳ Sa Môn Thiên Vương lại nói : ‘’Ðức Thế Tôn ! Con dùng thần chú này, để ủng hộ vị pháp sư thọ trì Kinh Pháp Hoa, và bổn thân con cũng sẽ ủng hộ người thọ trì Kinh Pháp Hoa này, khiến cho nội trong một trăm do tuần, tứ phía chẳng có sự rủi ro hoạn nạn.’’

 Bấy giờ, Trì Quốc Thiên Vương ở trong hội này, cùng với ngàn vạn ức na do tha chúng Càn thát bà, cung kính vây quanh, đi đến trước đức Phật, chắp tay hướng về đức Phật bạch rằng : Ðức Thế Tôn ! Con cũng dùng thần chú đà la ni, ủng hộ người thọ trì Kinh Pháp Hoa, bèn nói chú rằng: Sau khi Tỳ Sa Môn Thiên Vương nói xong lời nguyện ở trên rồi, thì lúc đó đông phương Trì Quốc Thiên Vương ở trong hội Pháp Hoa, cùng với ngàn vạn ức na do tha chúng Càn thát bà, cung kính vây quanh đi đến trước chốn Ðức Phật, chắp tay lại bạch với Phật rằng : ‘’Ðức Thế Tôn ! Con cũng dùng thần chú đà la ni để ủng hộ người thọ trì Kinh Pháp Hoa.’’ Bèn nói thần chú rằng: A già nỉ, già nỉ, cù lợi, càn đà lợi, chiên đà lợi, ma đặng kỳ, thường cầu lợi, phù lâu sa ni, át để. 

Ðức Thế Tôn ! Thần chú đà la ni này, của bốn mươi hai ức các đức Phật nói. Nếu có kẻ nào xâm hại hủy phạm vị pháp sư đó, tức là xâm hại hủy phạm các đức Phật đó vậy. Trì Quốc Thiên Vương nói : ‘’Ðức Thế Tôn ! Thần chú đà la ni này, là của bốn mươi hai ức các Ðức Phật nói. Nếu như thiên ma ngoại đạo, ác quỷ tà thần, đến xâm hại hủy phạm vị pháp sư thọ trì Kinh Pháp Hoa, thì tội cũng như xâm phạm hủy hại bốn mươi hai ức các Ðức Phật.’’

HT Tuyên Hóa




Có phản hồi đến “63. Phẩm Đà La Ni Thứ Hai Mươi Sáu - Phần 1”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com