Mục Lục

Bồ Tát Diệu Âm Ngài có âm thanh vi diệu không thể nghĩ bàn. Tại sao lại có Diệu Âm ? Vì ở trong quá khứ vô lượng kiếp Ngài đã từng dùng mười vạn âm nhạc cúng dường Phật Vân Lôi Âm Vương. Diệu Âm của Ngài nói pháp, vĩnh viễn tồn tại lưu giữ ở lỗ tai của chúng sinh. Vì lỗ tai của chúng sinh có Diệu Âm, nên vĩnh viễn chẳng quên diệu pháp của Bồ Tát Diệu Âm nói. Do đó gọi là Bồ Tát Diệu Âm.

Bấy giờ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, phóng quang minh từ nhục kế tướng đại nhân, và phóng ra tướng hào quang trắng ở giữa chặng mày, chiếu khắp phương đông, một trăm tám vạn ức na do tha Hằng hà sa, các thế giới của Phật.

Sau khi nói xong Phẩm Bổn Sự của Bồ Tát Dược Vương, thì khi sắp nói Phẩm Bồ Tát Diệu Âm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ở trong hội Pháp Hoa trên núi Linh Thứu, phóng ra đại quang minh từ nhục kế (chỗ cao nhất trên đỉnh đầu) tướng đại nhân, chiếu sáng hết thảy thế giới. Lại từ giữa chặng mày, phóng ra tướng hào quang trắng. Nhục kế biểu thị cho quả tròn. Phật viên mãn quả giác đã đến cực điểm. Hào quang trắng biểu thị cho nhân tròn. Trung đạo nhân cũng tròn mà quả cũng tròn, nhân quả không hai, tức nhân tức quả; tức quả tức nhân. Quang minh nhục kế và quang minh trắng, chẳng những chiếu khắp thế giới mà còn chiếu khắp phương đông, một trăm tám vạn ức na do tha Hằng hà sa các thế giới của Phật.

Qua số thế giới đó, có một thế giới tên là Tịnh Quang Trang Nghiêm, nước đó có vị Phật, hiệu là Tịnh Hoa Tú Vương Trí Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Có vô lượng vô biên đại chúng Bồ Tát, cung kính vây quanh, Phật vì họ mà nói pháp.

Qua số thế giới đó rồi, có một thế giới tên là thế giới Tịnh Quang Trang Nghiêm, ở trong cõi nước đó, có một vị Phật hiệu là Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật. Nhân làm của Ngài thanh tịnh như hoa sen. Ngài là vua trong các tinh tú, trí huệ của Ngài giống như ánh sáng mặt trăng chiếu soi vạn vật.
Phật có biệt hiệu, tức là bổn danh của Phật; Phật còn có thông hiệu tức là mười hiệu.

Mỗi vị Phật đều có đầy đủ mười hiệu :
1). Như Lai : Thừa đạo như thật, lai thành chánh giác.
2). ứng Cúng : Xứng đáng thọ trời, người cúng dường.
3). Chánh Biến Tri : Tức chánh tri lại biến tri, biết lý chân tục hai đế.
4). Minh Hạnh Túc : Hạnh ba minh chỉ có Phật mới đầy đủ, tức cũng là tu hành và trí huệ đều viên mãn.
5). Thiện Thệ : Khéo đi đến nơi tốt nhất.
6). Thế gian giải : Các pháp thế gian chỉ có Phật mới hiểu rõ hết.
7). Vô Thượng Sĩ : Phật là đại sĩ trên hơn hết trong thế gian và xuất thế gian, chẳng có ai sánh bằng.
8). Điều ngự trượng phu : Bậc trượng phu điều phục giá ngự chúng sinh trong ba cõi.
9). Thiên Nhân Sư : Bậc đạo sư của chư thiên và loài người.
10). Phật : Giác hạnh viên mãn, vạn đức trang nghiêm.
Thế Tôn : Tôn kính trong thế gian và xuất thế gian. Đầy đủ mười hiệu mới gọi là Thế Tôn.

Vị Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí đó, có vô lượng vô biên đại chúng Bồ Tát cung kính vây quanh. Vị Phật đó vì các Ngài mà thuyết pháp.

Luồng hào quang trắng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chiếu sáng khắp cõi nước đó.
Tướng luồng hào quang trắng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chiếu sáng khắp hết thảy cõi nước Tịnh Quang Trang Nghiêm ở phương đông.

Bấy giờ, ở trong cõi nước Tịnh Quang Trang Nghiêm, có một vị Bồ Tát tên là Diệu Âm, từ lâu đã trồng các gốc công đức, cúng dường gần gũi vô lượng trăm ngàn vạn ức các đức Phật, cho nên thành tựu trí huệ thâm sâu.

Lúc đó, ở trong cõi nước Tịnh Quang Trang Nghiêm có một vị Bồ Tát tên là Diệu Âm, do đó có câu : ‘’Đông Diệu Âm, Tây Quán Âm.‘’ Nghĩa là : ‘’Phương đông thì có Bồ Tát Diệu Âm, phương tây thì có Bồ Tát Quán Thế Âm.’’ Bồ Tát Diệu Âm đó, từ lâu xa về trước, đã gieo trồng rất nhiều căn lành. Lại cúng dường vô lượng ức các Đức Phật, lại gần gũi vô lượng ức các Đức Phật, cho nên thành tựu trí huệ thâm sâu, đắc được mười sáu thứ tam muội. Tam muội dịch là chánh định chánh thọ, tức cũng hay lìa khỏi định lực tà loạn. Tam muội có vô lượng, bất quá chỉ cử ra mười sáu thứ để đại biểu.

Được diệu tràng tướng tam muội, pháp hoa tam muội, tịnh đức tam muội, tú vương hí tam muội, vô duyên tam muội, trí ấn tam muội, giải nhất thiết chúng sinh ngữ ngôn tam muội, tập nhất thiết công đức tam muội, thanh tịnh tam muội, thần thông du hí tam muội, trí cự tam muội, trang nghiêm vương tam muội, tịnh quang minh tam muội, tịnh tạng tam muội, bất cộng tam muội, nhật toàn tam muội.

1). Diệu tràng tướng tam muội : Chánh định thâm sâu diệu vợi, an trụ bất động, giống như tràng báu, uy phục tất cả và cũng là thật tướng. Bổn thể của thật tướng cao hơn tất cả, nhưng vô tướng. Tuy vô tướng, nhưng vô sở bất tướng, cho nên gọi là diệu tràng tướng tam muội.

2). Pháp hoa tam muội : Tức là nhân quả không hai. Nhân tức là quả, quả tức là nhân. Nhân quả cùng lúc, cho nên ví như hoa sen. Hoa sen là hoa nở sen hiện, hoa tàn thì sen thành. Tức là quyền thật không hai. Quyền là quyền xảo phương tiện, thật là chân thật bất hư, vì thật thí quyền, vì thật pháp mới dùng pháp quyền xảo phương tiện. Khai quyền hiển thật, khai mở quyền rồi, thì hiện ra thật. Tức là bổn tích không hai. Bổn là sự lý rất lâu xa về trước, tích là thật hiện sinh. Vì nhân quả không hai, quyền thực không hai, bổn tích không hai, cho nên gọi là Pháp hoa tam muội.

Ba hoặc là gì ? Tức là :
A. Kiến tư hoặc : Kiến hoặc là đối cảnh khởi tham ái, cảnh giới đến thì sinh tâm tham ái. Tư hoặc là mê lý khởi phân biệt, đối với lý luận chẳng minh bạch, sinh ra tâm phân biệt, càng phân biệt thì càng xa, càng xa thì càng phân biệt. Kết quả lìa trí huệ căn bản càng ngày càng xa.

B. Trần sa hoặc : Theo tên mà suy nghĩa, hoặc nhiều như bụi, như cát. Song, Bồ Tát giáo hóa chúng sinh phải có pháp môn nhiều như bụi như cát, mới có thể viên mãn. Phải ở trong nhiều kiếp tu học vô lượng pháp môn, mới phá trừ được hoặc này, đắc được đạo chủng trí.

C. Vô minh hoặc : Gặp cảnh giới thì đối với sự cũng mê, mà đối với lý cũng mê, đó tức là vô minh hoặc. Tóm lại, tức là chẳng hiểu biết, chính mình cũng chẳng biết tại sao lại nóng giận, chính mình cũng chẳng biết tại sao lại điên đảo ? Đó tức là vô minh. Ba hoặc này chẳng thanh tịnh, cho nên gọi là cấu bẩn, nếu lìa khỏi ba hoặc cấu bẩn, thì sẽ chứng được thanh tịnh tự tại.

4). Tú vương hí tam muội : Tú vương tức là vua trong tinh tú (các vì sao), tức là mặt trăng. Dùng trí huệ quyền xảo phương tiện, để chiếu căn cơ của chúng sinh, chẳng dùng thật trí để chiếu lý. Quyền trí giống như mặt trăng, đáng tròn thì tròn, đáng khuyết thì khuyết, đó là sự xảo diệu, cho nên dùng trí huệ xảo diệu để làm việc này (hí kịch), có người diễn, có người xem, cho nên gọi là tú vương hí tam muội.

5). Vô duyên tam muội : Tức là vô duyên đại từ. Chẳng có tâm duyên niệm tất cả chúng sinh, có ứng tức cảm, như nước hiện ánh trăng. Bất cứ có duyên hay vô duyên đều độ khắp, chẳng phân biệt thân sơ xa gần, khi gặp thì nét mặt nhân từ, cho nên gọi là vô duyên tam muội.

6). Trí ấn tam muội : Tức là trí huệ chân thật, ấn tất cả các pháp, tức vọng mà chân. Tóm lại, trong một niệm đầy đủ ba trí.

Ba trí là gì ? Tức là:
- Nhất thiết trí.
- Đạo chủng trí.
- Nhất thiết chủng trí.

Nhất thiết trí, là trí huệ của bậc Thanh Văn, đạo chủng trí, là trí huệ của Bồ Tát, nhất thiết chủng trí, là trí huệ của chư Phật. Đó là trí ấn tam muội.

7). Giải nhất thiết chúng sinh ngữ ngôn tam muội : Tức là thấu hiểu tất cả ngôn ngữ của tất cả chúng sinh. Chẳng những hiểu biết ngôn ngữ của loài người, mà dù các loại ngôn ngữ của chúng sinh khác, như phi cầm tẩu thú, thậm chí cỏ cây kim đá vô tình, cũng đều thấu hiểu, chẳng có chướng ngại về ngôn ngữ. Có ngôn ngữ tam muội đó, cho nên gọi là nhất thiết chúng sinh ngữ ngôn tam muội.

8). Tập nhất thiết công đức tam muội : Nhất thiết tam muội thì có thể thu nhập một tam muội. Một tam muội lại có thể thông đạt nhất thiết tam muội. Trải qua vô lượng kiếp tu hành vạn đức viên mãn đầy đủ, tích tập tất cả công đức tam muội, cho nên gọi là tập nhất thiết công đức tam muội.

9). Thanh tịnh tam muội : Tức là thanh tịnh sáu căn. Sáu căn thanh tịnh thì sẽ đắc được sự hổ tương xử dụng tự tại, xa lìa nhiễm trần, chẳng có hoặc cấu bẩn, cho nên gọi là thanh tịnh tam muội.

10). Thần thông du hí tam muội : Dùng sức thần thông tự tại diệu dụng, hiện ra các thứ tướng để giáo hóa chúng sinh, du hí nhân gian. Tóm lại, thần thông biến hóa như là du hí, như huyễn như hóa, phổ nhiếp chúng sinh, khiến cho chúng sinh đừng chấp trước, cho nên gọi là thần thông du hí tam muội.

11). Huệ cự tam muội : Huệ là trí huệ, cự là hỏa cự (đuốc lửa). Trí huệ quang minh như là đuốc lửa, phá trừ đen tối. Tóm lại, tu đạo mới có trí huệ, trí huệ quang minh chiếu phá đen tối ngu si. Tại sao chúng ta cứ làm những việc điên đảo ? Là vì ngu si. Cho nên phải siêng tu giới định huệ, mới tiêu diệt được tham sân si. Chẳng có ba độc thì trí huệ tự nhiên sẽ hiện tiền.

12). Trang nghiêm vương tam muội : Trang nghiêm tự tại, tự tánh tựa như vương. tự tánh vốn đầy đủ mỹ đức, tất cả đều viên dung vô ngại. Tùy tiện đề ra một pháp, thì sẽ thống lãnh tất cả các pháp, tức cũng là dùng Phật trang nghiêm, mà tự mình trang nghiêm, cho nên gọi là trang nghiêm vương tam muội.

13). Tịnh quang minh tam muội : Tức là ba trí thanh tịnh, viên mãn quang minh, chiếu tất cả các pháp, tức cũng là tính tịnh quang minh, cho nên gọi là tịnh quang minh tam muội.

14). Tịnh tạng tam muội : Trong một niệm đắc được thanh tịnh, khéo nhiếp vạn đức. Tức cũng là tịnh tâm trụ ở Như Lai mật tính, cũng có thể nói là tính Như Lai tạng hàm tàng tất cả pháp, cho nên gọi là Tịnh Tạng tam muội.

15). Bất cộng tam muội : Tức là bất cộng tam thừa mà cùng một thừa, tức cũng là Như Lai đại định, cho nên gọi là bất cộng tam muội.

16). Nhật toàn tam muội : Trí huệ thanh tịnh như mặt trời chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới, cũng có thể nói, dùng trí huệ chân thật chiếu lý mà vô sở trụ, tức là chẳng trụ vào cảnh giới chiếu lý, đó gọi là nhật toàn tam muội.

Được hết thảy trăm ngàn vạn ức, Hằng hà sa các đại tam muội như thế.

HT Tuyên Hóa




Có phản hồi đến “53. Phẩm Bồ Tát Diệu Âm Thứ Hai Mươi Bốn - Phần 1”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com