Mục Lục

Bấy giờ, Đức Thế Tôn từ tam muội an tường mà dậy, nói với Ngài Xá Lợi Phất : Trí huệ của chư Phật thâm sâu vô lượng, môn trí huệ đó khó hiểu khó vào. Tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật không thể biết được. Vì sao ? Phật đã từng gần gũi trăm ngàn vạn ức vô số chư Phật, thực hành hết vô lượngđạo pháp của chư Phật, dũng mãnh tinh tấn, danh xưng đồn khắp, thành tựu pháp thâm sâu chưa từng có, tùy nghi mà nói, ý nghĩa khó hiểu.

Kinh trường hàng và kệ ở trên là phẩm tự của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Tự tức là tự thuật nhân duyên của bộ Kinh nầy. Nhân duyên của bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nầy đã tự thuật rõ ràng, tiếp theo dưới đây giảng về phẩm thứ hai, phẩm Phương Tiện. Phương tức là phương pháp, tiện tức là tiện lợi. Đây là quyền pháp chẳng phải là thật pháp, cho nên gọi là phương tiện, do đó quyền xảo phương tiện. Quyền, chẳng phải pháp của Kinh bình thường, chỉ là tạm thời chọn dùng mà thôi. Thật, là vĩnh viễnkhông biến đỗi, vĩnh viễn tồn tại. Song, một số người mới bắt đầu học Phật, chẳng dễ gì hiểu rõ thật pháp, vì quán cơ thí giáo, mười phương chư Phật khéo bày pháp môn quyền xảo phương tiện, sau đó mới khai quyền hiển thật, vì thật thí quyền. Cho nên tuyên nói thứ lớp nào là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát thừa, mà cứu kính chỉ quy về Phật thừa. Phật thừa tức là thật, Thanh Văn, Duyên Giác là quyền, trước hết nói pháp tiểu thừa, sau đó mới dẫn đường chúng sinh quy vào đại thừa Phật quả, đây gọi là vì thật thí quyền, khai quyền hiển thật. Khai tức là khai mở. Đức Phật ban đầu nói tam tạng giáo lý, là vì khích lệ tâm tu đạo của người tiểu thừa, cho nên nói đây là pháp tối thắng. Song, người tiểu thừa được ít cho là đủ, cho rằng chứng được : sơ, nhị, tam, tứ quả tức là cứu kính mà chẳng cầu tiến thêm nữa, do đó mà dừng lại ở hóa thành.Vì độ bậc Thanh Văn, Duyên Giác căn cơthiển cạn, cho nên đùc Phật dẫn dụ hóa thành ở phẩm thứ bảy, lại vì năm trăm đệ tử thọ ký.

Người nhị thừa tuy nhiên phí hết công phu khổ hạnh và tu trì đủ thứ khổ hạnh để đạt đến quả vị A La Hán, nhưng chưa "trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh," chỉ làm tự liễu hán, chỉ lợi mình mà chẳng lợi người. Do đó, Đức Phật mới khai quyền pháp, nói rõ đạo lý nói : trước kia chẳng phải là pháp môn triệt để nhất, chứng đắc những quả Thánh, càng chẳng phải là cứu kính viên mãn nhất. Nên hồi tiểu hướng đại, từ tiểu thừa vào đại thừa, tức là phải hành Bồ Tát đạo, tu lục độ vạn hạnh, pháp môn đại thừađộ người của Bồ Tát. Trước hết phá phương tiện quyền pháp nầy, mới hiển ra được đạo lý chân thật, đây gọi là phẩm Phương Tiện.
"Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn từ tam muội an tường mà dậy." Đương lúc đó, bậc tôn kính của trời người từ tam muội vô lượng nghĩa xứ, an tường tự tại mà dậy. Nghĩa là Đức Phật tự tại xuất định, ngược lại quán sát chúng sinh mới ngồi chẳng bao lâu, thì cảm thấy lưng ê chân đau, do đó dũi chân ra, thẳng lưng lên, đó đều là biểu hiện chẳng tự tại.
Con người tất phải tu đạo, không tu thì chẳng có đạo, phải tu mới có đạo. Song, bạn không tu đạo thì vấn đề gì cũng chẳng có. Một khi bạn bắt đầu tu đạo, thì vấn đề sẽ xảy đến. Tại sao có vấn đề? Đó đều do tiền kiếp đã tạo ra, có đủ thứ nhân duyên khác nhau, trong đó những nợ nần đầy dẫy hỗn tạp chẳng rõ ràng. Vì những nhân duyên ràng buộc, cho nên đời nay mới phát tâm tu đạo, thì ma vương đến đòi nợ, tạo các nghịch cảnh khiến cho bạn sinh phiền não mà thối bồ đề tâm. Người vào thời đại mạt pháp, tâm sân rất nặng cho nên thường sinh tâm phiền não đối với người chẳng có phiền não, đối với vật dễ khởi phiền não, không những đối với súc sinh, quỷ thần sinh phiền não, mà thậm chí đối với Bồ Tát với Phật cũng nóng giận, cuối cùngđối với chính mình cũng nóng giận ! Đó là vì quá khứ tại nhân địa vô minh quá nhiều, phiền não quá nặng, tạo những nghiệp chướng hồ đồ, đời nay mới có đủ thứ phiền não chướng ngại hiện tiền.

Có những người lúc tu hành thì phát nguyện nói chẳng sinh tâm phiền não, không ngờ không nói nguyện nầy thì còn tốt, một khi phát nguyện rồi thì phiền não lập tức xảy đến. Tại sao ? Ví như ở trường học thì học sinh phải trải qua kỳ thi mới được lên lớp. Tu đạo cũng như thế, phải trải qua sự thử tháchmới làm được, khó nhẫn mà nhẫn được, khó thọ mà thọ được, khó hành mà hành được, ăn được những gì người không thể ăn, cho đến làm được những gì người không làm được, đó mới là bổn phận của người tu đạo.
Nói với Ngài Xá Lợi Phất. Xá Lợi Phất là bậc trí huệ đệ nhất trong hàng Thanh Văn. Chỉ trong tám ngày Ngài thông đạt hết tất cả pháp tạng. Ngài Xá Lợi Phất khi còn ở trong bụng mẹ, đã là biện tài vô ngại, luận bại cậu của Ngài, vì Ngài có đại trí huệ, hay tin sâu tất cả các pháp, cho nên trong phẩm nầy đức Phật dùng Ngài làm người đương cơ. Bồ Tát Văn Thù là trí huệ đệ nhất trong chúng Bồ Tát. Ngài Xá Lợi Phất chỉ là trí huệ đệ nhất về quyền giáo, tóm lại là người trí huệ đệ nhất ở trong hàng tiểu thừa.
"Trí huệ của chư Phật thâm sâu vô lượng". Trí huệ của Phật cao sâu không thể dò được, thâm áo khó hiểu, cho nên nói môn trí huệ đó, người nhị thừa khó hiểu khó vào, không dễ thấy được. Người nhị thừatức là Thanh Văn, Duyên Giác. Bậc Duyên Giác khi sinh vào lúc Phật ra đời, thì tu mười hai nhân duyênmà ngộ đạo, cho nên gọi là Duyên Giác. Nếu sinh vào thời chẳng có Phật ra đời thì tự mình tu hành, mùa xuân quán hoa nở, mùa thu quán lá vàng rơi, hiểu rõ đạo lý sinh diệt vô thường của vạn vật mà ngộ đạo, cho nên gọi là Độc Giác, chứng quả rồi còn gọi là Bích Chi Phật.

Thanh Văn thì tu pháp bốn Diệu Đế mà chứng quả. Bốn Diệu Đế là : Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Tu bốn Diệu Đế mà chứng quả thì gọi là Thanh Văn. Tu mười hai Nhân Duyên mà chứng quả thì gọi là Duyên Giác. Các Ngài tuy là Thánh nhân ở trong pháp tiểu thừa, song đối với đại trí huệ của Phật, các Ngài chưa thâm nhập được. Tại sao ? Tại sao các Ngài chẳng biết ?
Sở dĩ mà đức Phật thành Phật, là vì Phật đã từng gần gũi trăm ngàn vạn ức vô số chư Phật, cung kíng cúng dường, khéo gặp trăm ngàn vạn ức các Đức Phật, là một pháp môn vô lượng công đức, mà ở trong Phật giáo có vô lượng vô biên pháp môn. Đáng cười cho chúng ta, học được một chút công phungoài da, thì tự cho rằng đã được hết toàn bộ Phật pháp, đó chẳng khác nào ngồi đáy giếng mà nhìn trời ! Hoặc chỉ xem mấy quyển sách Phật giáo thì nói : Tôi đã hiểu Phật pháp. Đó thật là chẳng tự lượng sức mình ! Xem thường Phật giáo quá đơn giản, quá bình thường. Nhất là những người nầy vốn chẳng cung hành thực tiễn, mà dám lên đài giảng Kinh, đó chẳng khác nào chưởi người, tức chẳng lợi mình cũng chẳng lợi người, cứ nói đạo lý hồ đồ, chỉ nai là ngựa, lấy quỷ làm người, người làm quỷ, lấy đen làm trắng, chẳng biết thị phi. Nếu có người hoài nghi hỏi thì họ tránh né nói : Tôi cũng chưa xem quasách nầy, cũng chẳng hiểu đạo lý của nó, bạn hãy tự khảo lấy !
"Thực hành hết vô lượng đạo pháp của chư Phật, dũng mãnh tinh tấn". Dũng, tức là chẳng sợ sinh tử, chẳng sợ bất cứ mọi sự gian khổ. Mãnh, là mãnh lợi. Tinh tấn nghĩa là chẳng giải đãi. "Danh xưng đồn khắp". Khi chư Phật tu đạo, thì dũng mãnh tinh tấn, vang danh khắp hết thảy, cho nên không cầu danhmà danh tự đến. Thành tựu pháp thâm sâu chưa từng có. Pháp vi diệu thâm sâu nầy trước kia chưa từng có. "Tùy nghi mà nói, ý nghĩa khó hiểu". Tuy Đức Phật khéo về pháp quyền xảo phương tiện, vì người mà thí giáo, theo bệnh cho thuốc, song người căn cơ quá ám độn vẫn chẳng hiểu được nghĩa lý.

Xá Lợi Phất ! Từ khi ta thành Phật đến nay, dùng đủ thứ nhân duyên, đủ thứ thí dụ để rộng nói, dùng vô số phương tiện để dìu dắt giáo hóa chúng sinh, khiến cho chúng sinh lìa các sự chấp trước. Vì sao ? Vì phương tiện tri kiến Ba la mật của Như Lai đều đã đầy đủ.
Xá Lợi Phất ! Tri kiến của Như Lai rộng lớn sâu xa, vô lượng vô ngại, lực vô sở úy, thiền định giải thoát tam muội vào sâu chẳng có bờ mé, thành tựu tất cả các pháp chưa từng có.

Đoạn Kinh văn ở trước : Ý nghĩa khó hiểu, pháp của Phật nói thì : Người trí thì thấy trí, người nhân thì thấy nhân, người trí sâu thì thấy sâu, người trí cạn thì thấy cạn, do đó :

"Một âm diễn nói pháp,
Theo loài đều hiểu được".

Tuy đức Phật chỉ dùng một âm thanh diễn nói pháp, mà khiến cho hết thảy chúng sinh đều hiểu được. Bất cứ quỷ, thần, người, Bồ Tát, Duyên Giác .v.v., đều tùy theo căn cơ mà đẳc được pháp ích. Song, vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết ý nghĩa của Phật, vì cảnh giới của Phật quá thâm áo vi diệu khó tin khó thấy được. Mỗi đạo lý của Phật nói đều hàm chứa bao la vạn hữu, nhưng căn tính của chúng sinh rất cạn, không thể nghe một biết mười, không thể thấy biết triệt để.
"Xá Lợi Phất ! Từ khi ta thành Phật đến nay, dùng đủ thứ nhân duyên, vì người độn căn nói đủ thứ nhân duyên thiện ác trong quá khứ hiện tại và vị lai. Lại dùng đủ thứ ví dụ, vì người trung căn rộng nói diễn bày, dùng vô số phương pháp xảo diệu dạy bảo, dẫn dắt giáo hóa chúng sinh, khiến cho chúng sinh xa lìa mọi sự chấp trước". Do đó : Thiện xảo phương tiện độ chúng sinh, ở nơi trần lao làm Phật sự. Tất cả pháp thế gian đều là trần lao. Bởi vậy, dùng đại nguyện lực của Phật, khiến cho chúng sinh sinh nơi trần lao mà xuất trần, tại thế gian mà ra khỏi thế gian. Đó tức là Phật lực tiếp dẫn.

Đức Phật dùng pháp quyền xảo phương tiện, trước hết dạy người tu bốn Diệu Đế mà chứng đắc quả Thánh, sơ quả Tu Đà Hoàn, nhị quả Tư Đà Hàm, tam quả A Na Hàm, tứ quả A La Hán. Người tu mười hai Nhân Duyên thì chứng đắc quả vị Duyên Giác, sau đó đức Phật từ bi diễn nói đủ thứ ví dụ nhân duyên, dùng nghĩa phương tiện, khiến cho họ hồi tiểu hướng đại, thực hành lục độ hạnh môn của Bồ Tát. Đức Phật biết rõ tâm lý của một số chúng sinh, cho nên trước hết dạy họ tu pháp tiểu thừa, đợi khi các vị ấy chứng được quả A La Hán, thì mới khai quyền hiển thật, mà tiến thêm một bước dạy các vị ấy tu pháp của Bồ Tát : Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và Bát nhã, từ tiểu hướng đại, từ nhỏ lên lớn.

"Phương tiện, tri kiến Ba la mật của Như Lai đều đã đầy đủ". Như Lai nghĩa là thật trí. Từ trong chân như thật tướng mà được thành Phật, cho nên gọi là Như Lai. Phương tiện là quyền trí vậy. Từ phương tiện thiện xảo, mà dùng đủ thứ nhân duyên ví dụ rộng nói ngôn giáo. Tri kiến Ba la mật tức hay dùngquyền thật, sự lý viên dung, thấu triệt đáy nguồn của pháp, rõ pháp vốn không, gọi là Phật tri kiến, đến được bờ kia gọi là Ba la mật. Đều đã đầy đủ. Tất cả tri giải hạnh môn đều đã đầy đủ, quyền thật đều cứu kính.
"Xá Lợi Phất ! Tri kiến của Như Lai rộng lớn sâu xa, chẳng có số lượng, tánh vốn không tịch, cho nên vô quái ngại". Do đó, lớn mà chẳng ở ngoài, nhỏ mà chẳng ở trong. "Lực vô sở úy", tức là mười lực và bốn vô sở úy của Như Lai. Định tức là tam muội. Thiền là tiếng Phạn, nói đủ là thiền na, dịch là "tư duy tu", hoặc là "tĩnh lự". Nếu vọng niệm mà ngưng bặc tức có định lực. Tu định chẳng phải chỉ có ngồi kiết già, mà bất cứ nhặt củi gánh nước tiếp khách, những việc tầm thường hằng ngày đều tu định lực được.
Vị thiền sư Nhất Như Vĩnh Minh Thọ, mỗi ngày niệm mười vạn hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật. Phải chăng ngoài sự niệm Phật Ngài chẳng làm gì hết ? Chẳng phải. Ngài vừa làm vừa niệm, trong sự sinh hoạt hằng ngày đều ở trong niệm Phật tam muội, cho nên mỗi một câu niệm danh hiệu Phật của Ngài, thì có một vị Phật từ trong miệng của Ngài hiện ra. Song, tướng điềm lành nầy chỉ có người khai ngũ nhãn mới thấy được, chẳng phải mắt thịt của phàm phu thấy được. Do đó, thiền sư Vĩnh Minh Thọ được mọi người coi như là hóa thân của Phật A Di Đà. Cho nên bất cứ chúng ta làm gì, nếu giữ gìn tâm : kiên, thành, hằng thì sẽ đắc được định lực.

Xá Lợi Phất ! Như Lai dùng đủ thứ sự khác biệt, khéo léo nói các pháp, lời lẽ êm diệu, khiến cho vừa lòng đại chúng. Xá Lợi Phất ! Nói tóm lại những pháp chính yếu có vô lượng vô biên chưa từng có, Phật đều đã thành tựu.

Xá Lợi Phất ! Phật dùng đủ thứ trí, rộng phân biệt diễn nói, những gì nói ra hợp cơ gọi là khéo, pháp nghĩa chẳng phải một nên gọi là khác, lời lẽ êm diệu cho nên lợi lạc tất cả các chúng sinh. Khéo nói các pháp đối với các pháp, khéo phân biệt, khéo nói thật tướng của các pháp. Pháp là phương pháp, nếu khéo léo nói pháp, thì khiến cho mọi người hoan hỉ tin thọ, đó là khéo nói các pháp.
Lục Tổ Huệ Năng tuy chẳng biết chữ, nhưng khéo nói các pháp. Một lần nọ, có hai vị Tăng tranh chấpvề việc gió thổi lá phướng động. Một ông nói : "Tôi nói đó là gió động." Ông kia nói : "Chẳng phải, đó là phướng động." Hai người tranh luận không ngừng, đều chẳng chịu thua, lúc đó Ngài Huệ Năng vừa đến đó, bèn giải thích cho họ nghe :"Chẳng phải gió động, cũng chẳng phải phướng động, chính là tâm của hai vị động !" Trong tâm của bạn cảm thấy động thì nó động, nếu tâm không động thì tất cả chẳng động. Đó cũng là khéo nói các pháp. Nếu ai hiểu được sự tu đạo, thì làm gì cũng đều là tu đạo, đều ở trong định.
Lục Tổ Huệ Năng khai ngộ như thế nào ? Khi Ngài chưa xuất gia làm nghề đốn củi, tuy nhiên đời sốngvất vả nhưng Ngài không quên việc hiếu thảo với mẹ già. Sau đó, Ngài đến chỗ Ngũ Tổ, Ngũ Tổ bảo làm công việc giã gạo. Ngài sớm tối giã gạo chẳng ngừng nghỉ, tức chẳng có dịp ngồi thiền, cũng chẳng có thời giờ nghiên cứu Kinh điển, càng chẳng niệm câu Chú nào. Song, Ngài cánh nhiên khai ngộ ! Đó là nguyên nhân gì ? Vì bất cứ Ngài làm gì, cũng chuyên tâm nhất chí, thanh tịnh vọng niệm. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói rằng :

"Cuồng tâm hết sạch, tức là bồ đề."

Tức cũng là thiền định giải thoát tam muội. Do đó, nếu ngộ được ý bên trong, thì suốt ngày làm việc bình thường sẽ có thể lãnh hội.
"Khéo nói các pháp, lời lẽ êm diệu". Pháp của Phật nói, đều khiến cho tâm của chúng sinh an lạc vui vẻ.
Đức Phật lại nói : Xá Lợi Phất ! Nói tóm lại những pháp vi diệu chính yếu có vô lượng vô biên chưa từng có, ta đã hoàn toàn thành tựu chứng hết.

Thôi, Xá Lợi Phất ! Đừng nói nữa. Vì sao ? Vì pháp của Phật thành tựu ít có, khó hiểu bậc nhất. Chỉ có Phật với Phật, mới thấu triệt được thật tướng của các pháp. Đó là : tướng của các pháp như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, làm như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, gốc ngọn cứu kính như vậy .v.v.
Lúc đó, Đức Thế Tôn muốn thuật lại nghĩa nầy, mà nói ra bài kệ.

Thôi là ngừng lại chẳng nói nữa. Tại sao Đức Phật không muốn nói nữa ? Vì Kinh nầy vi diệu thâm áo, chẳng phải một số người hiểu được, nói ra sợ làm cho chúng sinh sinh ra tâm nghi ngờ phỉ báng mà tạo các nghiệp ác. Cho nên đức Phật yên lặng lâu, chẳng nói pháp ít có, khó tin bậc nhất nầy.
Pháp đệ nhất nghĩa, tức là pháp môn không hai, cho nên gọi là đệ nhất. Pháp môn không hai, tức là không có hai không có ba, là tuyệt đối đãi, độc nhất vô nhị. Ít có là chưa từng nghe. Khó hiểu tức là lý sâu pháp diệu, ý nghĩa thâm sâu, cho nên khó hiểu. Pháp ít có nầy, khó thấy khó tin, chỉ có Phật với chư Phật, mới thấu triệt được thật tướng của các pháp là vô tướng mà vô sở bất tướng.

Các pháp tức là tất cả pháp, quy nạp lại không ra ngoài mười như vậy. Tóm lại, tức là mười pháp giới :
1. Pháp giới của Phật.
2. Pháp giới của Bồ Tát.
3. Pháp giới của Duyên Giác.
4. Pháp giới của Thanh Văn.
5. Pháp giới của chư Thiên.
6. Pháp giới của loài người.
7. Pháp giới của A Tu La.
8. Pháp giới của súc sinh.
9. Pháp giới của ngạ quỷ.
10. Pháp giới của địa ngục.

Bốn pháp giới trước là pháp giới của bậc Thánh, sáu pháp giới sau là pháp giới của phàm phu, cộng lại là mười pháp giới. Trong mười pháp giới, mỗi một giới lại có mười như vậy, cộng lại thành trăm giới. Mà trong trăm giới, mỗi một giới lại có mười như vậy, do đó gọi là ngàn như vậy.

Bây giờ, lược giảng về mười như vậy.

1. Tướng như vậy : Tướng tức là tướng mạo. Tướng mạo nầy có chân có vọng. Chân, thì thường trụchẳng biến đổi, không sinh không diệt, chân như thật tướng. Do đó, diện mạo chân thật, bổn địa phong quang, là chỉ thường trụ chân tâm, tính tịnh minh thể của chúng ta. Thường trụ nầy chẳng biến đổi mà tùy duyên, tùy duyên mà chẳng biến đổi, như như bất động. Thường trụ là không sinh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Nói tóm lại, thường trụ tức là chân như thật tướng. Song, chân như thật tướng nầy, chẳng phải ai ai cũng thấu rõ, cho nên nói chỉ có Phật với Phật mới thấu triệt được thật tướng của các pháp. Như Lai thấy rõ, chẳng có lầm lẫn, như lý chân thật gọi là tướng như vậy.
Tướng hư vọng ra sao ? Tức là tướng chẳng chân thật, tức là vô minh, có sinh diệt, có tăng giảm, có dơ sạch. Vô minh nầy chẳng có thật thể, chỉ là một giả danh mà thôi. Như trong Kinh nầy có nói : Thấy các chúng sinh vì sinh, già, bệnh, chết ưu bi khổ não, giống như ở trong nước sâu lửa nóng, chịu đựng mọi sự thiêu đốt bức bách khó chịu.

2. Tánh như vậy : Nghiệp chẳng tự sinh, thật là do tánh khởi. Tâm vốn có đủ tánh thiện và ác, tùy theonhân duyên mà có đủ thứ khác nhau. Trung Quốc có bộ Tam Tự Kinh, mỗi em bé đầu tiên vào nhập học thì phải học qua. Sách nầy trước hết nói : "Nhân chi sơ tánh bổn thiện." Nghĩa là : Tánh của con ngườitừ lúc sơ khai vốn là thiện. Thiện tức là Phật tánh. Song, tánh tương cận tập tương viễn, tâm vốn gần gủi với Phật, nhưng từ vô thủy đến nay đã nhiễm các tập ác, do đó từ từ xa lìa Phật tánh, chẳng biết bổn lai diện mục (mặt mũi thật của mình), cho nên có phân ra tánh thiện và tánh ác. Tánh thiện và tánh ác biểu hiện ra như thế nào ?
Tánh như vậy, ở đây có một ví dụ, giống như gỗ, bên trong đều có tánh lửa, nhưng nếu bỏ tánh lửa nầy không dùng, thì vĩnh viễn không thể sinh ra lửa, phải mượn một nhân duyên khác thì nó mới sinh ra lửa. Ví như xưa kia loài người chưa phát hiện được lửa, thì vật gì cũng đều ăn sống, khi phát hiện lấy lửa được ở cây, thì sau nầy mới dùng lửa để nấu chín đồ ăn. Từ đó về sau con người mới hiểu cách thức dùng gỗ để dẫn ra tánh lửa.

Đây cũng giống như chúng ta tạo ra nghiệp thiện ác, phải mượi cái tánh nầy hiển ra. Tánh nầy nếu làm thiện mà phát thì gọi là trí huệ quang ; nếu làm ác mà phát lửa vô minh thì biến thành lửa độc. Thứ lửa độc nầy hay thành tựu vọng duyên, mà tánh của chúng ta giống như đạo lý gỗ vừa nói ở trên, bổn tánh là không. Bên trong tuy có thiện có ác, nhưng phải mượn nhân duyên mới hiển ra được. Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói về bốn đại : đất, nước, gió, lửa, khi tả về hỏa đại thì nói : Hoả đại không tánh, gởi nơi các duyên. Hỏa tánh chẳng có ngã, đủ nhân duyên hòa hợp mới sinh ra lửa, đó là đạo lý tánh như vậy.

3. Thể như vậy : Thể nầy tức là thân thể của chúng ta, cũng là hình thể của tất cả. Thể nầy phân tích ra thì có ba. Thứ nhất : Là phàm phu và Thánh nhân vốn bình đẳng, thể nầy vốn chẳng có phàm cũng chẳng có Thánh, là một dạng, đây gọi là dùng lý làm thể. Thể nầy là Phật tánh vốn có, lại gọi là lý (đạo lý). Thứ hai : Nếu có người từ phàm phu tu thành đạo nghiệp, đây gọi là thể vô lậu, là chứng quả Thánh nhân. Thứ ba : Một số phàm phu có đủ thân huyễn năm uẩn, tức là năm ấm : sắc, thọ, tưởng, hành, thức, tứ đại đất, nước, gió, lửa hòa hợp mà thành thân thể nầy, tức là thể hữu lậu.

4. Lực như vậy : Lực nầy tức là xuất lực. Lúc trước tôi đã từng nói với các vị, tôi có vị sư huynh xuất gia. Ông ta vốn học qua đạo lý giảng Kinh thuyết pháp. Ông ta thường thường giảng Kinh, nhất là thích giảng về tám thức, tức là : Nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý, và thức Mạt na thứ bảy, thức A lại da thứ tám. Người Trung Quốc gần đến Tết thì thích biên câu đối, dùng giấy đỏ biên dán lên tường, cho rằng là cát tường, cũng có ý nghĩa là tị tà, ở trong chùa cũng có phong khí nầy.

Vào năm đó, tôi biên mấy chữ như thế nầy. "Tự quy y pháp, đương nguyện chúng sinh thâm nhập Kinh tạng, trí huệ như hải." Vị sư huynh của tôi thấy mấy chữ nầy rất lấy làm hoan hỉ, do đó đọc không ngừng "Trí huệ như hải, trí huệ như hải..." Tôi thấy ông ta đọc chẳng biết bao nhiêu lần, mới cười ông ta và nói :"Tôi thấy sư huynh là nghiệp lực như hải !" Ông ta vừa nghe được thì nổi giận mắng :"Ông nương tựa vào đâu mà nói tôi là nghiệp lực như hải ?" Tôi mới cười nói với ông ta :"Tôi bảo đảm sư huynh sẽ hoan hỉ. Nghiệp lực có thiện có ác, tôi nói sư huynh nghiệp thiện như hải, sư huynh nhận thấy thế nào ?" Lần nầy ông ta chẳng có lời gì để nói, tức khắc chuyển giận thành vui. Bạn thấy đó ! Con người thật là kì quái, chỉ sai có một chữ thì họ đã nổi giận. Bạn dịch chữ nghiệp là nghiệp thiện, thì sự nóng giận của họ chẳng biết chạy đi đâu mất. Bạn nói có diệu chăng ? Cho nên lực nầy tức là nghiệp lực. Nghiệp cũng là một thể, là một sức lực ở trong nghiệp thể. Tất cả sơn hà đại địa, nhà cửa phòng ốc, sâm la vạn tượngở trong mười pháp giới, đâu chẳng phải từ nghiệp lực của chúng sinh thị hiện. Thân của chúng sinh gọi là chánh báo, tất cả sâm la vạn tượng gọi là y báo. Y, chánh hai báo đều từ nghiệp lực sinh ra, cho nên gọi là lực như vậy.

5. Làm như vậy : Làm tức là tạo tác, làm nên. Tạo ra tất cả nghiệp thiện ác khác nhau. Trồng nhân thiện thì kết quả thiện, trồng nhân ác thì kết quả ác. Tạo nầy tức là hãy xem bạn tạo cái gì, cho nên nói : Thiện ác là hai con đường, tu thì tu, tạo thì tạo. Ai tu thiện thì có phước đức, ai tạo ác thì chịu hoạn nạn.

6. Nhân như vậy : Nhân nầy là chỉ tâm của chúng ta chúng sinh, tâm nầy lại gọi là tâm địa, giống như một miếng đất, bất cứ bạn trồng hạt giống thiện hoặc ác, thì tương lai sẽ kết quả. Tất cả đều do tâm tạo, thiện ác báo ứng đều từ trong tâm của bạn tạo thành. Nhân nầy tức là hạt giống, trồng ở trong đất tâm của bạn, mà thiện ác cũng tùy theo nhân nầy mà hiển hiện.

7. Duyên như vậy : Duyên nầy có hai nhân tố hợp thành. Một là thời, hai là việc. Duyên nầy vốn chẳng phân ra thiện và ác, song việc gì cũng phải gặp duyên kết hợp mà thành mới hiện ra tướng mạo. Ví như, một vật khô, nếu gặp lửa đốt thì cháy, lửa là trợ duyên. Lại ví như băng, nếu gặp ánh nắng mặt trờithì tan ra mau, nếu gặp lạnh thì kết thành băng cứng rắn, đó đều là trợ duyên khác nhau. Lại ví như, đem hạt giống trồng xuống đất thì cần phải có ánh sáng mặt trời, phân, nước, .v.v., đủ thứ trợ duyên, như thế thì hạt giống mới nảy mầm lớn lên. Do đó, do ngoại duyên hòa hợp mà thành, gọi là nhân duyên.

8. Quả như vậy : Bắt đầu hành vi ra sao, gọi là tạo nhân, đợi khi việc đã làm xong rồi tức là quả. Quả cũng căn cứ trên thiện ác mà nói, trồng nhân thiện thì được quả thiện, trồng nhân ác thì được quả ác, cho nên gọi là trồng nhân được quả.

9. Báo như vậy : Báo tức là quả báo. Bạn làm gì thì phải chịu quả báo đó. Vậy, quả và báo có gì khác nhau ? Nói về quả thì vẫn chưa thọ báo, chỉ là sự việc đã trưởng thành mà đắc được quả của nó, đợi đến khi thọ báo thì quả cũng tan rã mà thọ báo ứng. Ví như, bạn trồng nhân ác, lúc kết quả thì vẫn chưa chính thức thọ báo, đợi đến khi giai đoạn của quả nầy cũng đi qua rồi thì sau đó mới thọ báo ứng. Lại có thể giải thích sâu hơn nữa, ví như bạn tạo đủ thứ nghiệp ác mà chiêu quả đọa vào địa ngục, nhưng trong địa ngục lại chia ra rất nhiều thứ hình phạt khác nhau. Nếu như bạn phải thọ báo ứng địa ngụcchảo dầu sôi, nhưng bạn vẫn chưa đi đến địa ngục chảo dầu sôi, đó là quả. Một khi vào chảo dầu sôi thì đó là thọ báo.

Nếu như giác ngộ đạo lý nhân duyên quả báo là tơ hào chẳng sai, mà dũng mãnh tu đạo xuất ly, thì có cơ hội chứng bốn quả Thánh, tức bốn quả vị A La Hán. Nếu không thì vẫn luân hồi sinh tử ở trong cảnh giới của lục phàm.

10. Gốc ngọn cứu kính như vậy : Đây là một như vậy trong mười như vậy. Mười như vậy đều có mê, ngộ hai đường. Bất cứ là mê, là giác, từ con đường đó bắt đầu đi (gốc), đến điểm cuối cùng (ngọn), luận về nhân quả thì đều là bình đẳng không hai, cứu kíng bình đẳng. Trong mỗi pháp giới đều có mười như vậy. Ví như trong pháp giới của Phật có "mười như vậy" nầy, trong pháp giới của địa ngục cũng có "mười như vậy" nầy. Song, cảnh giới của Phật và cảnh giới của địa ngục khác nhau một trời một vực. Trong mười pháp giới, mỗi một giới có mười như vậy, hợp lại thì thành một trăm như vậy. Ở trong một trăm nầy, mỗi cái lại có mười như vậy, thành ra một ngàn, đạo lý nầy gọi là bách giới thiên như (trăm giới ngàn như). Mà bách giới thiên như nầy, bao quát tất cả đủ thứ sự tướng tình hình trong mười pháp giới. Đây là một giải pháp rất hạn hẹp vô cùng đối với mười như vậy. Muốn thấu hiểu thêm bước nữa, thì phải bỏ ra một phen công phu để nghiên cứu Phật pháp, thì càng minh bạch đạo lý nầy.
Lúc đó Đức Thế Tôn muốn thuật lại nghĩa lý đã nói, mới dùng kệ để nói :

Đấng Thế Hùng khó lường
Chư thiên và nhân loại
Tất cả loài chúng sinh
Chẳng ai hiểu biết Phật.
Phật lực vô sở úy
Giải thoát các tam muội
Các pháp khác của Phật
Chẳng ai đo lường được.
Vốn từ vô số Phật
Đầy đủ hạnh các đạo
Pháp thâm sâu nhiệm mầu
Khó thấy khó biết được.
Trong vô lượng ức kiếp
Hành các đạo đó rồi
Đạo tràng được chứng quả
Ta đều đã thấy biết.
Quả báo lớn như vậy
Đủ thứ tánh tướng nghĩa
Ta và mười phương Phật
Mới biết rõ việc đó.

Đấng Thế Hùng là Đấng đại anh hùng, tức cũng là một vị Thánh nhân duy nhất của thế gian và xuất thế gian của thế giới chúng ta, là đại hùng đại lực đại từ bi, cho nên nói : Đấng Thế Hùng khó lường.
"Chư thiên và nhân loại" : Tất cả chư thiên ở trên trời và tất cả loài người trên thế gian. "Tất cả loài chúng sinh. Chẳng ai hiểu biết Phật" : Chẳng có một Chúng sinh nào hiểu biết được cảnh giới của Phật. "Phật lực vô sở úy" : Phật có mười lực, bốn vô sở úy. Mười lực là mười trí lực :
1. Trí lực biết xứ phi xứ.
2. Trí lực biết nghiệp báo ba đời.
3. Trí lực biết các thiền giải thoát tam muội.
4. Trí lực biết các căn thắng liệt.
5. Trí lực biết đủ thứ giải.
6. Trí lực biết đủ thứ giới.
7. Trí lực biết tất cả chí xứ đạo.
8. Trí lực biết thiên nhãn vô ngại.
9. Trí lực biết túc mạng vô lậu.
10. Trí lực biết vĩnh đoạn tập khí.

Phật lại có bốn vô sở úy :
1. Nhất thiết trí vô sở úy.
2. Lậu tận vô sở úy.
3. Nói chướng đạo vô sở úy.
4. Nói đạo dứt khổ vô sở úy.

"Giải thoát các tam muội" : là chỉ người giải thoát và các thiền tam muội. "Các pháp khác của Phật" : những diệu hạnh diệu pháp khác, đức Phật thực hành đều chẳng cách chi đo lường được. "Vốn từ vô số Phật, đầy đủ hạnh các đạo". Từ vô lượng vô biên ở nhiều nơi các Đức Phật các Ngài đều đầy đủ hạnh môn. "Pháp thâm sâu vi diệu nầy khó thấy khó hiểu được". Chẳng dễ gì thấy được cũng chẳng dễ gì minh bạch được. "Trong vô lượng ức kiếp" : Đức Phật Thích Ca và mười phương các Đức Phật khác, đều ở trong vô lượng ức kiếp về trước hành các đại hoằng nguyện, viên mãn Bảy bồ đề phần, Tám chánh đạo, Năm căn, Năm lực, Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, cộng thành ba mươi bảy đạo phẩm. "Hành các đạo đó rồi" : Đã tu hành ba mươi bảy đạo phẩm, bốn Diệu Đế, mười hai Nhân Duyên, lục độ vạn hạnh .v.v. "Đạo tràng được chứng quả". Vì tu rất nhiều pháp môn, cho nên đạo tràngthành tựu, Phật quả cũng thành tựu. "Ta đều đã thấy biết". Quả báo lớn như thế. Quả báo lớn giống như mười như vậy. "Đủ thứ tánh tướng nghĩa". Mười như vậy là đạo lý tướng và đủ thứ pháp môn, đủ thứ tu hành, ta đều hoàn toàn minh bạch. "Ta và mười phương Phật, mới biết rõ việc đó". Ta và mười phương chư Phật, mới minh bạch đủ thứ sự việc đó, còn những chúng sinh khác chẳng dễ gì minh bạch được.

Pháp đó chẳng thể bày
Lời lẽ tướng tịch diệt
Những loài chúng sinh khác
Chẳng ai hiểu biết được.
Trừ các chúng Bồ Tát
Bậc sức tin kiên cố
Chúng đệ tử chư Phật
Từng cúng dường chư Phật.
Tất cả bậc sạch lậu
Trụ ở thân cuối cùng
Những hạng người như vậy
Sức họ chẳng kham được.
Nếu như đầy thế gian
Đều như Xá Lợi Phất
Suy nghĩ và độ lượng
Chẳng dò được Phật trí.

"Pháp đó chẳng thể bày". Diệu pháp nầy không thể tùy tiện nói cho người nghe. Tại sao ? Vì lời lẽ tướng tịch diệt. Đây là pháp môn cứu kính thật tướng, đường ngôn ngữ đã dứt, dùng lời lẽ cũng chẳng cách chi giải thích được ; chỗ tâm hành đã diệt, dùng tâm suy nghĩ tưởng tượng cũng chẳng cách chi nghĩ ra. Do đó :

"Khẩu dục ngôn nhi từ tán,
Tâm dục duyên nhi lự vong".

Nghĩa là : miệng muốn nói mà lời tan mất, tâm nghĩ muốn phan duyên mà niệm lự tư tưởng đều chẳng còn. Lời lẽ tướng tịch diệt tức là chẳng có gì để nói. Diệu pháp chân chánh thì không thể nói, không thể nói là nói chẳng ra, nó phát huy ở trong tự tánh chứ chẳng phải từ bên ngoài đến được. "Những loài Chúng sinh khác chẳng ai hiểu biết được". Chẳng có bất cứ chúng sinh nào có thể minh bạch được diệu pháp nầy. "Trừ các chúng Bồ Tát". Trừ những bậc đại Bồ Tát mới minh bạch đạo lý thật tướng nầy. "Bậc sức tin kiên cố". Vì tâm của các vị ấy kiên cố, giống như Bồ Tát Văn Thù mới minh bạch được pháp nầy, tin được pháp nầy, ngoài ra những chúng sinh khác hoàn toàn chẳng minh bạch. "Chúng đệ tử chư Phật, từng cúng dường chư Phật". Tất cả chúng đệ tử của hết thảy chư Phật, ở trong ba đời quá khứ đã từng cúng dường tất cả chư Phật. "Tất cả bậc sạch lậu" : Các bậc đã đắc được vô lậu, chứng được quả vô lậu Bích Chi Phật. "Trụ ở thân cuối cùng". Hiện tại là báo thân cuối cùng, chẳng còn thọ thân sau, đã vĩnh viễn dứt sinh tử. "Những hạng người như vậy", giống như những Bồ Tát và Bích Chi Phật. "Sức họ chẳng kham được". Các vị ấy cũng đều không thể minh bạch được diệu pháp nầy. "Nếu như đầy thế gian, đều như Xá Lợi Phất". Giả sử người đầy khắp thế giới đều có trí huệ như Ngài Xá Lợi Phất. "Suy nghĩ và độ lượng". Dùng hết sự suy nghĩ và trí thức để dò trí huệ của Phật. "Không dò được Phật trí". Cũng chẳng cách chi đo lường được trí huệ của Phật.

Giả sử đầy mười phương
Đều như Xá Lợi Phất
Và các đệ tử khác
Cũng đầy mười phương cõi.
Cùng nghĩ và độ lượng
Cũng chẳng hiểu biết được
Bích Chi Phật lợi trí
Vô lậu thân cuối cùng.
Cũng đầy khắp mười phương
Số đông như rừng tre
Thảy đều chung một lòng
Trong vô lượng ức kiếp.
Muốn lường Phật thật trí
Chẳng biết được ít phần
Bồ Tát mới phát tâm
Cúng dường vô số Phật.
Thấu rõ các nghĩa thú
Lại hay khéo nói pháp
Như lúa mè tre lau
Đầy khắp mười phương cõi.
Nhất tâm dùng diệu trí
Trải Hằng sa số kiếp
Cùng chung nhau suy lường
Chẳng biết được Phật trí.

Phật đầy đủ viên mãn quyền thật hai trí. Quyền trí là tùy cơ thuyết pháp, phương tiện độ sinh ; thật trí là chuyên giảng về trí huệ thật tướng, trí huệ chân thật. Cho nên Ngài nói : "Giả sử đầy mười phương, đều như Xá Lợi Phất". Ở trước chỉ nói đầy một thế giới, bây giờ nói mười phương thế giới, tức cũng là ba ngàn đại thiên thế giới, vô lượng vô biên chúng sinh trong cõi nước mười phương thế giới, đều có trí huệ như Ngài Xá Lợi Phất, song, Xá Lợi Phất tuy có trí huệ, nhưng chỉ là quyền trí mà chẳng phải thật trí của Phật. "Và các đệ tử khác". Và các đệ tử khác của chư Phật. "Cũng đầy mười phương cõi". Cũng đầy khắp mười phương thế giới. "Cũng nghĩ và độ lượng". Cùng nhau suy nghĩ và độ lượng, dò trí huệcủa Phật. "Cũng chẳng hiểu biết được". Cũng không thể nào hiểu biết được trí huệ chân thật của Phật, đó là chỉ đệ tử Thanh Văn tiểu thừa.
"Bích Chi Phật lợi trí". Bích Chi Phật là trung thừa, trí huệ của các Ngài cao sâu hơn Thanh Văn. "Vô lậu thân cuối cùng". Các bậc ấy đã đắc được vô lậu, tức là lậu tận thông. Chứng quả Bích Chi Phật rồi cũng chẳng còn thọ báo thân nữa, cho nên đây là báo thân cuối cùng. "Cũng đầy khắp mười phương". Bích Chi Phật cũng đầy khắp mười phương thế giới. "Số đông như rừng tre". Hết thảy đều nhất tâm. Nếu như Bích Chi Phật nhiều như thế cùng nhất tâm. "Trải vô lượng ức kiếp". Trải qua vô lượng vô số đại kiếp. "Muốn lường Phật thật trí" : Muốn đo lường thật trí của Phật. "Chẳng thể biết ít phần". Đừng nói biết hết toàn bộ, dù một phần nhỏ chút ít cũng chẳng cách chi biết được.
"Bồ Tát mới phát tâm, cúng dường vô số Phật". Bồ Tát mới phát tâm đã từng cúng dường vô số các đức Phật. "Thấu rõ các nghĩa thú". Đối với đạo lý tông thú của Phật pháp, đều thông đạt vô ngại. "Lại hay khéo nói pháp". Các Ngài không những thông đạt tất cả nghĩa thú của các pháp, mà còn khéo thuyết pháp biện tài vô ngại. "Như lúa mè tre lau". Các vị Bồ Tát mới phát tâm nhiều như lúa, mè, tre, cỏ lau. "Đầy khắp mười phương cõi". Đầy khắp cõi nước trong mười phương thế giới. "Nhất tâm dùng diệu trí". Mọi người đều nhất tâm dùng diệu trí huệ. "Trải Hằng sa số kiếp". Trải qua đại kiếp nhiều như số cát sông Hằng. "Cùng chung nhau suy lường". Cùng nhau suy lường trí huệ của Phật. "Chẳng biết được Phật trí". Cũng chẳng thể biết được trí huệ của Phật.

Các Bồ Tát bất thối
Số đông như Hằng sa
Đều nhất tâm suy cầu
Cũng chẳng thể biết được.
Lại nữa Xá Lợi Phất !
Vô lậu chẳng nghĩ bàn
Pháp thâm sâu nhiệm mầu
Ta nay đã được đủ
Chỉ ta biết tướng đó
Mười phương Phật cũng thế.
Xá Lợi Phất nên biết !
Lời chư Phật không khác
Pháp của Phật nói ra
Nên sinh sức tin lớn
Pháp Thế Tôn lâu sau
Cần phải nói chân thật.
Nầy các chúng Thanh Văn !
Và người cầu Duyên Giác
Ta khiến cho thoát khổ
Sớm đắc được Niết bàn.
Phật dùng sức phương tiện
Mở bày ba thừa giáo
Chúng sinh nơi nơi chấp
Dẫn dắt họ ra khỏi.

Các Bồ Tát bất thối, số đông như Hằng sa : Có khi Bồ Tát mới phát tâm cũng thối thất bồ đề tâm, vì chưa có định lực chân chánh. Những vị Bồ Tát nầy đã chứng được ba bất thối :
1. Vị bất thối : Quả vị của những Bồ Tát nầy, ở đại thừa khổng thể thối về nhị thừa.
2. Hạnh bất thối : Các Ngài tu hành tinh tấn, chẳng giải đãi.
3. Niệm bất thối : Các Ngài chẳng bao giờ khởi tâm niệm thối chuyển.

Những Bồ Tát nầy nhiều như số cát sông Hằng. "Đều nhất tâm suy cầu". Đều chuyên tâm nhất chí cùng nghiên cứu trí huệ chân thật của Phật. "Cũng chẳng thể biết được" : Bồ Tát bất thối vị tuy là bất thối, nhưng vẫn chẳng đắc được trí huệ chân thật. Các Ngài chỉ có quyền trí, còn trí huệ chân thật của Phật thì các Ngài không thể biết được.
Phật Thích Ca nói : "Lại nữa Xá Lợi Phất ! Vô lậu chẳng nghĩ bàn, pháp thâm sâu vi diệu, ta nay đã được đủ". Đây là các pháp thật tướng, trí huệ chân thật, ta Phật Thích Ca Mâu Ni đã hoàn toàn đắc được, đầy đủ chẳng thiếu chẳng thừa. Chỉ ta biết tướng đó, mười phương Phật cũng thế.
"Xá Lợi Phất nên biết" ! Đức Phật lại gọi Xá Lợi Phất phải biết. "Lời chư Phật không khác" : Lời của chư Phật nói đều là dị khẩu đồng âm nói lời chân thật. Lời của Như Lai là chân, là thật, là như, chẳng hư vọng, chẳng khác. Cho nên pháp của mỗi vị Phật nói đều như nhau. Trí huệ chân thật của Phật, chẳng có ai biết được, chỉ có Phật với Phật minh bạch được pháp nầy. "Pháp của Phật nói ra, nên sinh sức tin lớn". Bạn nên sinh đại tín tâm. Niềm tin lớn tức là chẳng có tâm nghi hoặc, chỉ có tín tâm, sức tin nầy lớn vô cùng. Tại sao gọi là sức tin ? Vì Phật pháp như biển cả, bạn muốn vào được chỉ có niềm tin. Nếu bạn chẳng có sức tin, thì không thể minh bạch đạo lý Phật pháp, cho nên nói : "Tin là nguồn đạo mẹ công đức". Tin là nguồn gốc của đạo lý, là mẹ của tất cả công đức. "Nuôi lớn tất cả mầm căn lành", bạn có niềm tin mới nuôi lớn căn lành được, nếu chẳng có niềm tin, thì căn lành không thể lớn lên được. Cho nên niềm tin là quan trọng nhất. "Pháp Thế Tôn lâu sau" : Ta Thế Tôn, lúc ban đầu thành Phật, thì nói Tam Tạng giáo, đây là bán tự giáo, dùng để giáo hóa Thanh Văn chúng sinh, thế nhưng khi ta nói pháp, nói đến lúc cuối cùng, thì cần phải nói chân thật. Ta phải nói ra hết tất cả pháp chân thật giáo hóa Bồ Tát thật trí, chẳng giống như lúc trước nói pháp phương tiện, bây giờ nói pháp chân thật. Ví như lúc trước bạn có chút mao bệnh, có thể từ từ trừ, chẳng quan trọng. Bây giờ thì thề nào ? Phải chân thậtmà tu hành, một chút mao bệnh cũng không thể tồn tại. Bạn phải thật thà mà dụng công tu hành, phát tâm Bồ Tát đại thừa, đừng giống như lúc trước kéo dài ngày giờ. Kéo dài là gì ? Hôm nay thì đợi ngày mai mới tu hành, ngày mai lại chẳng tu hành, đợi đến ngày mốt mới tu. Giống như Tôn Giả A Nan, tự cho rằng mình là em chú bác với Đức Phật, thì Phật sẽ ban cho tam muội, đó là tư tưởng sai lầm. Tu đạo thì sinh tử của mình tự mình lo, ai ăn người đó no. Sinh tử của bạn chắc chắn phải tự mìng dụng công tu hành, người khác chẳng cách chi trợ giúp bạn. Phật nói trợ giúp bạn, đó chỉ là pháp phương tiện, khiến cho chính bạn phát tâm tu hành. Nếu chính bạn chẳng tu hành, thì cũng giống như người khác ăn cơm bạn không thể no được. Cho nên phải tự mình cung hành thực tiễn.
"Nầy các chúng Thanh Văn và người cầu Duyên Giác" : Ta nói pháp môn bốn Diệu Đế, bảo tất cả chúng Thanh Văn. Lại nói pháp mười hai Nhân Duyên, để giáo hóa đệ tử Duyên Giác thừa. "Ta khiến cho thoát khổ". Tâm từ bi của Phật, muốn khiến cho tất cả chúng sinh đều lìa khổ được vui, liễu sinh thoát tử. Vì vô thường mau chóng, nếu bạn chẳng tu hành thì quỷ vô thường chẳng nể vì, đợi đến khi nó đến mời bạn đi chầu vua Diêm Vương, thì nó sẽ chẳng nể nang chút nào. Dù bạn dùng bao nhiêu tiền để mua chuộc quỷ vô thường, kêu nó hoãn lại một thời gian, để cho bạn sống thêm mấy năm cũng không thể nào được. Quỷ vô thường chẳng ăn hối lộ, chẳng giống như người nhân gian chúng ta tham quan ô sử, thấy tiền thì sáng mắt ra, việc gì cũng có thể làm được. Do đó, tiền là thần thông, bạn có tiền thì việc làm không được cũng làm được ; bạn phạm pháp, cầm tiền đến thì pháp cũng chẳng phạm. Song, quỷ vô thường chẳng có tâm tham như thế, chúng chẳng tham tiền. "Sớm đắc được Niết Bàn". Phật dùng sức phương tiện, mở bày ba thừa giáo : Phật vì một Phật thừa mà mở bày ba thừa. Ba thừa là Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa và Bồ Tát thừa ; mục đích cuối cùng của ba thừa là Phật thừa. Mà hiện tạiđến lúc cuối cùng ta phải nói Phật thừa pháp chân thật nầy. "Chúng sinh nơi nơi chấp, dẫn dắt họ ra khỏi" : Một số chúng sinh bất cứ đến hoàn cảnh nào, thì họ chấp trước vào địa vị đó, mà chẳng di động ; thậm chí ở trong địa ngục, thì có sự chấp trước về địa ngục ; ở trong súc sinh, thì có sự chấp trước về súc sinh ; ở trong nhân loại, thì có sự chấp trước về nhân loại ; ở trong ngạ quỷ, thì có sự chấp trước về ngạ quỷ. Cho nên nói nơi nơi đều chấp. Nơi nơi tức là bất cứ ở hoàn cảnh nào. Ngũ luân ở gia đình : Anh, em, cha, mẹ, tổ, ai cũng đều có sự chấp trước ; trong cơ quan chính phủ quốc gia, mỗi bộ môn, mỗi cấp bậc cũng có chấp trước của họ. Pháp của Phật nói là vì phá chấp trước của chúng sinh. Tại sao có Phật pháp ? Vì Chúng ta có chấp trước. Nếu chẳng có chấp trước thì đâu có dùng pháp phá chấp trước.

Bấy giờ, ở trong đại chúng có các vị Thanh Văn A La Hán đã sạch các lậu, Ngài A Nhã Kiều Trần Như .v.v. , một ngàn hai trăm người và các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, phát tâmcầu Thanh Văn và Bích Chi Phật, ai nấy đều nghĩ rằng : Hôm nay Đức Thế Tôn vì cớ gì, mà ân cần khen ngợi pháp phương tiện mà nói như vầy : Pháp của Phật đắc được thâm sâu khó hiểu, lời lẽ nói ra ý thú khó biết, tất cả Thanh Văn Bích Chi Phật, không thể hiểu biết được. Đức Phậtnói một nghĩa giải thoát, chúng ta cũng được pháp nầy, đến nơi Niết bàn, mà nay chẳng biết nghĩa đó như thế nào ?

"Lúc bấy giờ, ở trong đại chúng" : Sau khi Đức Phật nói kệ xong. Đây là đoạn văn do Ngài A Nan nói khi kết tập Kinh điển, ở trong đại chúng có các vị Thanh Văn, là những vị tu pháp bốn Diệu đế mà ngộ đạo, thuộc về Thanh Văn thừa, và vì nghe âm thanh của Phật mà ngộ đạo, cho nên gọi là Thanh Văn thừa. A La Hán đã sạch các lậu, các lậu đã sạch, tức đắc được lậu tận thông, chẳng còn ở trong sinh tử nữa, chẳng còn vô minh, phiền não, cũng chẳng còn tất cả tập khí mao bệnh, tức cũng là vô lậu. Vậy hữu lậuthì thế nào ? Giống như cái bình lủng lỗ, khi rót nước vào thì chảy ra hết, cũng giống như thân thểchúng ta, cũng có rất nhiều lỗ, cho nên thân phàm phu gọi là hữu lậu. A La Hán là tiếng Phạn, dịch là "Ứng cúng", "sát tặc", "vô sinh". Trong các vị A La Hán, có vị trưởng lão Kiều Trần Như, cũng là tiếng Phạn, dịch là "Tối sơ giải". Vì sau khi Đức Phật thành đạo, thì trước hết đi đến vườn Lộc Uyển độ Kiều Trần Như, tiền thân của vị nầy là Vua Ca Lợi ở trong Kinh Kim Cang. Vì Đức Phật tại nhân địa phát nguyện rằng : "Thành Phật rồi, thì trước hết độ vua Ca Lợi đã chặt thân thể của Ngài". Cho nên, Ngài thành Phật rồi, trước hết đi đến vườn Lộc Uyển độ năm vị Tỳ Kheo mà A Nhã Kiều Trần Như là vị chứng quả A La Hán đầu tiên, cho nên gọi là Tối sơ giải ; và vì Ngài minh bạch căn tánh bổn lai của Ngài, do đó lại gọi là Giải bổn tế. Một ngàn hai trăm người. Chúng A La Hán gồm có một ngàn hai trăm người.
"Và các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, cận sự nam, cận sự nữ phát tâm Thanh Văn và Bích Chi Phật". Tỳ Kheo có ba nghĩa : Khất sĩ, bố ma, phá ác. Tỳ Kheo Ni tức là nữ chúng xuất gia. Cư sĩ nam, cư sĩ nữtức là những vị ưu bà tắc, ưu bà di, tại gia gần gũi Tam Bảo, đều phát tâm cầu Thanh Văn và Duyên Giác. Ai nấy đều nghĩ thế nầy : Bây giờ Đức Thế Tôn vì cớ gì mà khen ngợi pháp phương tiện ? Ân cầntức là rất hoan hỉ, nói đi rồi nói lại. Ở trước, Phật dùng trường hàng để tán thán, tiếp theo lại dùng kệ để tán thán, cho nên gọi là ân cần, tức cũng rất trịnh trọng đại đạo lý sẽ được nói ra, tơ hào chẳng cẩu thả, dùng mỗi phương thức để nói lại. Mà nói như vầy : "Pháp của Phật đắc được thâm sâu khó hiểu, lới lẽ nói ra, ý thú khó biết". Lúc đó, các chúng đệ tử vừa nói ở trên đều nói như vầy : Pháp của Phật đắc được vi diệu không thể nghĩ bàn, pháp của Phật diễn nói ý nghĩa, lý thể cũng rất khó hiểu. "Tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật không thể hiểu biết được". Tất cả hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật đều không thể minh bạch đạo lý nầy. "Phật nói một nghĩa giải thoát" : Trước kia Phật nói giáo nghĩa giải thoát bậc nhất. "Chúng ta cũng được pháp đó" : Chúng ta hàng Thanh Văn cũng hoàn toàn đắc được đạo lý nghĩa giải thoát nầy. "Đến nơi Niết Bàn" : Nếu y pháp tu hành thì tương lai sẽ đắc được quả vịNiết Bàn. "Mà chẳng biết nghĩa đó như thế nào ?" Thế nhưng hiện tại Phật lại nói, lúc trước pháp nói ra chẳng cứu kính, chẳng triệt để, pháp nói lúc trước là quyền pháp, chẳng phải là thật pháp ; pháp nói lúc trước là quyền trí mà chẳng phải là thật trí. Bây giờ Phật nói như thế, khiến cho chúng ta chẳng biết nghĩa lý đó cứu kính đáo để là gì ? Bây giờ chúng ta đều sinh ra nghi hoặc. Lẽ nào pháp của Phật nói trước kia là sai chăng ? Pháp nói bây giờ là đúng chăng ? Dù là sai, chúng ta cũng đều đã đắc được sơ quả, nhị quả, tam quả và tứ quả. Bây giờ lại nói pháp của Phật nói trước kia không đúng, vậy quả vị đã chứng lẽ nào cũng đều là giả chăng ? Bốn chúng đều có nghi vấn lớn như thế !

Bấy giờ, Ngài Xá Lợi Phất biết tâm nghi của bốn chúng, chính mình cũng chưa rõ, mới bạch Đức Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Vì nhân duyên gì, mà ân cần khen ngợi pháp phương tiện bậc nhất của chư Phật, thâm sâu nhiệm mầu khó hiểu ? Con từ xưa đến nay, chưa từng nghe Đức Phậtnói như thế. Nay bốn chúng thảy đều có tâm nghi, ngưỡng mong đức Thế Tôn diễn nói việc đó. Vì sao đức Thế Tôn ân cần ngợi khen, pháp thâm sâu nhiệm mầu khó hiểu ?
Khi đó, Ngài Xá Lợi Phất muốn thuật lại nghĩa nầy mà nói ra bài kệ.

Ở trong hàng Thanh Văn, người có trí huệ bậc nhất là Ngài Xá Lợi Phất. Ngài biết bốn chúng có tâm nghi, khi đức Phật hiển hiện những cảnh giới nầy, chính Ngài cũng chưa rõ. Mới bạch Phật rằng : "Đức Thế Tôn ! Vì nhân duyên gì mà ân cần khen ngợi pháp phương tiện bậc nhất của chư Phật thâm sâu vi diệu khó hiểu" ? Đức Thế Tôn ! Vì nhân duyên gì mà Ngài nay lại tán thán pháp thâm sâu vi diệu của chư Phật ba đời ? Ba đời chư Phật là quá khứ, hiện tại và vị lai. "Con từ xưa đến nay" : Con Xá Lợi Phấtđã theo Phật hơn bốn mươi năm.
Từ chữ xưa nầy, có thể biết Ngài Xá Lợi Phất thường theo Đức Phật nghe pháp nghe Kinh thời khắcchẳng lìa. "Chưa từng nghe Đức Phật nói như thế" : Con chưa từng nghe Đức Phật nói thận trọng như thế, khen ngợi lại khen ngợi, tán thán lại tán thán, trân trọng ân cần nói pháp như thế. "Nay bốn chúngthảy đều có tâm nghi" : Bây giờ bốn chúng đệ tử đều có tâm nghi hoặc, chẳng biết y vào pháp môn nào mà tu trì. "Ngưỡng mong Đức Thế Tôn diễn nói việc đó". Mong Đức Thế Tôn phân tích nói tỉ mỉ, khiến cho chúng con đừng đi vào con đường rẽ. Vì sao Đức Thế Tôn ân cần ngợi khen pháp thâm sâu vi diệukhó hiểu. "Khi đó, Ngài Xá Lợi Phất muốn thuật lại nghĩa nầy mà nói bài kệ". Lúc đó, Ngài Xá Lợi Phấtlại dùng kệ để thưa hỏi Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni.

Đấng Huệ Nhật Đại Thánh
Lâu mới nói pháp nầy
Tự nói được như thế
Lực vô úy tam muội.
Thiền định giải thoát thảy
Pháp không thể nghĩ bàn
Pháp chứng nơi đạo tràng
Chẳng ai có thể hỏi.
Tâm con khó dò được
Cũng chẳng ai hỏi được
Chẳng hỏi mà tự nói
Khen ngợi đạo mình hành.
Trí huệ sâu vi diệu
Chỗ đắc của chư Phật
Các La Hán vô lậu
Và người cầu Niết bàn.
Nay đều sa lưới nghi
Vì sao Phật nói thế ?
Những người cầu Duyên Giác
Tỳ kheo Tỳ kheo ni.
Các trời rồng quỷ thần
Và Càn thát bà thảy
Nhìn nhau ôm lòng nghi
Chiêm ngưỡng Đấng Lưỡng Túc.
Việc đó như thế nào ?
Xin Phật hãy giải nói.

"Đấng Huệ Nhật Đại Thánh, lâu mới nói pháp nầy". Huệ là trí huệ, nhật là mặt trời, ví dụ trí huệ của đức Phật như ánh sáng mặt trời. Là Thiên Trung Thiên, Thánh Trung Thánh, cho nên gọi là Đấng Đại Thánh. Trước kia khi Phật chưa ra đời, thì thế giới chẳng có Phật pháp, giống như chẳng có ánh sáng mặt trời, Chúng sinh đều ở trong đen tối. Khi Phật ra đời, thì giống như mặt trời mọc cao ở trong hư không, chiếu phá tất cả đen tối. Vì khi Phật chưa ra đời, thì người thế gian chẳng rõ chân lý. Chẳng phải chẳng có chân lý, mà là chẳng có ai minh bạch chân lý. Chân lý vốn chẳng đến cũng chẳng đi, chỉ vì chúng sinhđã trầm mê quá lâu, lại chẳng có bậc trí đến chỉ bày, cho nên chẳng biết chân lý sở tại. Thế thì chúng sinh trầm mê vào đâu ? Tức là trầm mê ở trong năm dục : Sắc, thanh, hương, vị, xúc, gọi là năm trần, còn gọi là năm dục.

Sắc trần : Phàm là vật có hình tướng đều gọi là sắc. Như một số người tham trước sắc đẹp, nhìn chẳng thủng sắc trần, cho nên say đắm ở trong sắc trần.

Thanh trần : Thích nghe âm nhạc, thích nghe ca hát, hoặc thích nghe tiếng chim hót, hoặc thích nghe lờimềm mại dịu dàng ngon ngọt, đó đều là đắm say ở trong thanh trần.

Hương trần : Cũng là một thứ dục vọng của con người, ăn vật nầy thì cảm thấy chẳng có hương thơm của vật kia, ăn đồ béo xong thì muốn thay đổi khẩu vị khác, ăn xong khẩu vị nầy, lại muốn đổi khẩu vị khác, thay đổi không ngừng, chẳng khi nào ngừng sự tham trước. Tóm lại, chúng sinh cũng say đắmtrong hương trần chẳng tỉnh, giống như uống rượu say không khác.

Vị trần : Tức là mùi vị. Hôm nay muốn ăn cá, mai muốn ăn gà, mốt muốn ăn vịt, ăn xong thịt bò, thì cảm thấy thèm ăn thịt dê, ăn xong thịt dê, thì thèm ăn thịt heo, ăn thứ gì lâu ngày thì sẽ sinh chán, không thể đầy đủ. Đó đều là do tham dục mà sinh ra thực dục, khiến cho chúng sinh trầm mê ở trong vị trần, mà chẳng cách chi tự cứu.

Xúc trần : Tức là thích tiếp xúc vật trơn nhẵn lán mịn, thậm chí giữa nam nữ đều hổ tương tham trướcxúc trần, như hãm vào bùn lầy sâu thẳm, càng hãm càng sâu, chẳng cách chi tự cứu.

Năm dục chẳng dễ gì phá được, cho nên kẻ ngoại đạo thuận theo năm dục để thuyết pháp, chẳng thể khiến cho chúng sinh tỉnh ngộ. Chúng sinh chẳng khác nào đi vào con đường chết đen tối, chẳng cách chi ra khỏi, cũng chẳng biết lối ra. Đến khi Phật ra đời, thì mới giống như mặt trời chiếu phá đen tối, cho nên Ngài Xá Lợi Phất nói : "Đấng Huệ Nhật Đại Thánh". "Lâu mới nói pháp nầy". Phật từ lâu xa chẳng nói pháp nầy. Trước kia nói pháp đều là quyền pháp, quyền trí, mà chẳng nói thật trí. Bây giờ mới nói trí huệ chân thật cho mọi người nghe.
"Tự nói được như thế, lực vô úy tam muội, thiền định giải thoán thảy, pháp không thể nghĩ bàn". Đức Phật diễn nói thật trí nầy, thì trước hết nói chính Ngài đã chứng được pháp như vậy, tức mười trí lực, bốn vô sở úy và đủ thứ thần thông tam muội, còn có bốn thiền, tám định, tám giải thoát .v.v., pháp khôngthể dùng tâm suy nghĩ, không thể dùng lời luận bàn. "Pháp chứng nơi đạo tràng, chẳng ai có thể hỏi". Phật tu đạo đắc được pháp vi diệu đó là thật trí, chẳng phải là quyền trí, cho nên Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát quyền thừa, đều chẳng minh bạch thật trí, cũng chẳng có ai có thể hỏi được. "Tâm con khó dò được" : Pháp nầy chỉ có Đức Phật mới minh bạch được, thâm sâu không thể dò lường được, cho nên cũng chẳng ai hỏi được. "Chẳng hỏi mà tự nói" : Chẳng có ai hỏi, mà Đức Thế Tôn tự nói pháp nầy. "Khen ngợi đạo mình hành" : Tán thán khen ngợi đạo của Phật thực hành. "Trí huệ sâu vi diệu" : Trí huệ chân thật của Phật thâm sâu vi diệu. "Chỗ đắc của chư Phật" : Chỉ có mười phương chư Phật và Phật Thích Ca mới minh bạch được trí huệ nầy. "Các La Hán vô lậu" : Tuy nhiên các bậc Thanh Văn La Hán đắc được vô lậu, và người cầu Niết Bàn, và quyền thừa Bồ Tát cầu được Niết Bàn, hoặc Bích Chi Phật .v.v. "Nay đều sa lưới nghi". Bây giờ mọi người đều sinh nghi hoặc, thì có chướng ngại cho sự tu đạo, do đó người tu đạo chớ có nghi, nếu khởi tâm nghi tức rơi vào đường mê. "Vì sao Phật nói thế, những người cầu Duyên Giác, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, các trời, rồng, quỷ thần và Càn Thát Bà thảy, nhìn nhau ôm lòng nghi. Tại sao Phật nói pháp nầy" ? Chẳng những một số người hồ nghi không tin, mà thậm chí các bậc Duyên Giác, hai chúng xuất gia, tất cả trời, rồng hộ pháp, tám bộ quỷ thần .v.v… đều nhìn nhau ôm lòng nghi. Bạn nhìn tôi, tôi nhìn bạn, ai nấy đều chẳng minh bạch.
"Chiêm ngưỡng Đấng Lưỡng Túc" : Bây giờ mọi người đều chiêm ngưỡng Đức Phật mắt chẳng tạm rời. Đấng Lưỡng Túc, Lưỡng Túc là gì ? Lưỡng là hai, là chỉ phước và huệ. Túc là đầy đủ, tức là phước huệđầy đủ viên mãn, cho nên gọi là Lưỡng Túc Tôn. Đức Phật Thích Ca tam kỳ tu phước huệ. Trải qua thời gian ba đại A Tăng Kỳ kiếp tu phước tu huệ. Bách kiếp chủng tướng hảo. Trong một trăm đại kiếp về trước tu ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp. A Tăng Kỳ là gì ? Tức là vô lượng số, không thể tínhra được số mục. Đoạn thời gian dài nầy Phật tu phước tu huệ. Tu phước thì cúng dường Tam Bảo, gần gũi chư Phật, cúng dường Phật, Pháp, Tăng, cúng dường Bồ Tát, cúng dường Bích Chi Phật, cúng dường A La Hán. Chẳng những cúng dường một vị, mà là cúng dường vô lượng vô số Phật, Pháp, Tăng .v.v. Tu huệ thì trước phải giữ giới. Tại sao ? Vì trước hết giữ giới, mới do giới mà sinh định, do định mà phát huệ. Định lực tức là chẳng bị cảnh giới chuyển, đối với cảnh thiện, ác đều chẳng động tâm. Cảnh thiện tức là thuận cảnh, cảnh ác tức là nghịch cảnh. Thuận nghịch, khen chê, đều chẳng động tâm, đó tức là có định lực, có định lực mới có huệ lực, cho nên Đức Phật vừa tu phước vừa tu huệ.
Tu huệ thì phải học Kinh điển, nếu chẳng học Kinh điển thì trí huệ không thể tăng trưởng. Học Kinh, Luật, Luận ba tạng thì sẽ sinh huệ. Nếu chỉ tu phước mà chẳng tu huệ, thì tương lai được kết quả gì ? Tu phước chẳng tu huệ, thân voi mang chuỗi anh lạc. Tương lai làm voi vừa cao vừa to lớn, lại có sức mạnh, thân mang châu báu, chẳng có trí huệ. Tu huệ chẳng tu phước, La Hán ôm bát không. Cứ học Kinh điển nhưng chẳng làm việc thiện, chẳng trồng căn lành. Làm việc thiện tức là không làm các điều ác, hãy làm các việc lành. Nếu bạn nói : Tôi nghiên cứu Kinh điển là tốt rồi, tại sao phải làm việc thiện, phải giúp đỡ người ? Thế thì tương lai bạn chứng quả A La Hán, đi hóa duyên chẳng có ai cúng dường. Tại sao ? Vì tại nhân địa chẳng tu phước, thì tại quả địa chẳng có phước. Tôi thường nói :

"Chịu khổ thì hết khổ,
Hưởng phước thì hết phước.

Tại sao bạn phải chịu khổ ? Vì quá khứ bạn chẳng tu phước, cho nên phải chịu khổ. Khổ nầy nếu bạn chịu được nó thì mới dứt được. Nếu bạn chẳng chịu khổ, thì khổ nầy vẫn tồn tại. Nếu bạn có một chút phước báo, nhưng suốt ngày đến tối cứ nói việc hưởng thụ, ở nhà tốt, ăn vật ngon, mua quần áo đẹp, chạy xe mới, thậm chí đi du lịch bằng máy bay, đó đều là đang tiêu mòn phước báo, bạn hưởng hết phước thì chẳng còn phước, thì phải chịu khổ. Vậy Đức Phật thì sao ? Ngài vừa tu phước vừ tu huệ, phước huệ đều tròn đầy, cho nên gọi là phước huệ Lưỡng Túc Tôn. "Việc đó như thế nào ? Xin Phật hãy giải nói" : Mọi người đều khẩn cầu đức Phật nói ra ý nghĩa đó.

Trong hàng chúng Thanh Văn
Phật nói con hạng nhất.
Nay con nương trí mình
Nghi hoặc chẳng hiểu được
Đâu là pháp cứu kính
Đâu là đạo Phật hành ?
Con từ miệng Phật sinh !
Chắp tay chiêm ngưỡng chờ
Xin nói pháp vi diệu
Liền vì nói như thật.
Các trời rồng thần thảy
Số đông như Hằng sa
Các Bồ Tát cầu Phật
Số nhiều đến tám vạn.
Và vạn ức cõi nước
Chuyển luân thánh vương đến
Chắp tay lòng cung kính
Muốn nghe đạo đầy đủ.

"Trong hàng chúng Thanh Văn, Phật nói con hạng nhất" : Ở trong hàng chúng Thanh Văn, Phật nói con Xá Lợi Phất, là người có trí huệ đệ nhất. "Nay con nương trí mình, nghi hoặc chẳng hiểu được". Tuy con là trí huệ đệ nhất, nhưng cũng nghi hoặc chẳng hiểu ? "Đâu là pháp cứu kính" : Cứu kính thì pháp nào là pháp cứu kính ? Là vì pháp cứu kính vi diệu thâm sâu. "Đâu là đạo Phật hành" : Và đâu mới là đạo bồ đề viên mãn của Như Lai tu ? "Con từ miệng Phật sinh" : Tất cả Bồ Tát là chân tử của Phật, từ miệng Phật sinh ra. "Chắp tay chiêm ngưỡng chờ" : Đều chắp tay lại, chiêm ngưỡng đức Phật mắt chẳng tạm rời, đợi Phật nói pháp thâm sâu vi diệu, trí huệ chân thật. "Xin nói pháp vi diệu, liền vì nói như thật". Bây giờ mọi người đều mong đợi Đức Thế Tôn ban pháp âm vi diệu, đạo lý chân thật. "Các trời, rồng, thần thảy, số đông như Hằng sa, các Bồ Tát cầu Phật, số nhiều đến tám vạn" : Thiên, Long bát bộ số đông như số cát sông Hằng, còn có các vị Bồ Tát cầu Phật đạo, đông nhiều đến tám vạn. "Và vạn ức cõi nước, Chuyển luân thánh vương đến" : Và tất cả hàng vạn ức cõi nước khác, có các vị Chuyển luân thánh vương đều đến. Chuyển luân thánh vương lại phân ra Kim luân vương, Ngân luân vương, Đồng luân vương, Thiết luân vương. "Chắp tay lòng cung kính, muốn nghe đạo đầy đủ". Mọi người đều chắp tay lại, cung kính muốn nghe Đức Thế Tôn diễn nói nghĩa lý chân thật đầy đủ viên mãn vô thượng bồ đềđại đạo của đức Phật tu.

HT Tuyên Hóa




Có phản hồi đến “8. Phẩm Phương Tiện Thứ Hai - Phần 1”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com