Mục Lục

Các người con của ông trưởng giả, hoặc mười, hai mươi, cho đến ba mươi người, đều ở trong nhà đó.
"Các người con của ông trưởng giả" dụ cho Bồ Tát thừa, Duyên Giác thừa, Thanh Văn thừa, ba thừa đệ tử ở trong tam giới. Nếu chẳng có người ba thừa nầy, tức là "năm trăm người". Người ba thừa nầy xưa kia đã nghe Phật pháp, có mật cảm thân thiết với Phật, cho nên làm bậc pháp vương tử (con của đấng Pháp Vương). Pháp vương tử gồm có đại, trung và tiểu thừa. Đại thừa là Bồ Tát, trung thừa là Duyên Giác, Bích Chi Phật, tiểu thừa là Thanh Văn. Con của ba thừa nầy là quyến thuộc của Phật, đều cùng ở trong nhà lửa.

Ông trưởng giả thấy lửa lớn từ bốn phía nổi lên, bèn rất sợ hãi, mà nghĩ như vầy : Tuy ta ở nơi cửa nhà cháy ra ngoài được an ổn, mà các người con của ta đang ở trong nhà lửa, đùa giỡn chẳng hay biết gì, chẳng kinh sợ lửa sẽ đốt thân, rất đau khổ lắm, mà chúng chẳng lo lắng, chẳng có ý cầu ra ngoài.
Dùng Phật nhãn xem, thì thấy sáu nẻo chúng sinh, bị lửa năm uẩn vây hãm, từ bốn phía nổi lên (tức bốn sự thấy điên đảo : Chẳng phải thường cho là thường, chẳng vui cho là vui, chẳng phải ngã cho là ngã, chẳng phải tịnh cho là tịnh).
Trong bài Quy Khứ Lai của người xưa có nói rằng :

"Quy khứ lai hề !
Điền viên tương vu, hồ tất quy ?
Tức tự dĩ tâm vi hình dịch,
Hền chù trướng nhi độc bi.
Ngộ dĩ vãng chi bất luyện,
Tri lai giả chi khả truy,
Thật mê đồ kỳ vị viễn,
Giác kim thị nhi tạc phi."

Nghĩa là : Con người thường vì thân giả chẳng sạch sẽ nầy, mà làm tôi tớ cho nó, tức biết ruộng vườn tự tánh của chúng ta bỏ hoang vu, mà nay bừng dậy tỉnh ngộ, trở về nẻo chánh Phật đạo, mới biết hôm nay đúng mà hôm qua sai lầm vậy !
Trong Kinh dùng "mười, hai mươi, hoặc ba mươi người" dụ cho ba thừa, mười, hai mươi và ba mươi, cộng thành sáu mươi, sáu mươi dụ cho sáu đường. Từ bậc Bồ Tát, Duyên Giác và Thanh Văn thừa đều có mười trí :

1. Trí thế gian (cũng bao quát trí xuất thế gian, giác ngộ tất cả pháp thế gian, sau cầu pháp xuất thế gian).
2. Tha tâm trí (từ trong định sinh, trong định của Thanh Văn thừa có tha tâm trí, Duyên Giác thừa chỉ cần nghĩ đến thì có tha tâm trí, còn Bồ Tát thì lúc nào cũng có tha tâm trí).
3. Khổ trí (biết khổ dứt khổ).
4. Tập trí.
5. Diệt trí (diệt phiền não được bồ đề, chứng được thường lạc ngã tịnh).
6. Đạo trí.
7. Pháp trí (có mắt chọn pháp, trừ khử mười điều ác).
8. Tỉ trí (lựa thiện mà theo).
9. Tận trí.
10. Vô sinh trí (đắc vô sinh pháp nhẫn).

Bốn niệm xứ :

1. Quán thân bất tịnh : Thân thể của chúng ta có chín lỗ thường chảy ra vật bất tịnh, hai con mắt chảy ra nước mắt, hai lỗ tai có cức ráy, hai lỗ mũi chảy mũi, miệng chảy nước dãi, đàm, nơi đại tiểu tiện bài tiết nước tiểu và phân, máu thịt cũng bất tịnh.
2. Quán thọ là khổ : Tất cả mọi sự hưởng thọ đều vô nghĩa, cho nên không nên chấp trước.
3. Quán tâm vô thường : Ý niệm của con người thay đổi luôn luôn. Trong Kinh Kim Cang có nói:

"Tâm quá khứ không thể được,
Tâm hiện tại không thể được,
Tâm vị lai không thể được."

4. Quán pháp vô ngã : Cho đến người và pháp đều không. Phật có tâm đại từ bi, sợ chúng sinh thối thất bồ đề tâm mà nghĩ như vầy : Ta ở trong nhà lửa, tu trung đạo được thành Phật, được lìa khỏi nhà lửa nầy. "An" dụ cho Phật chẳng bị năm uẩn, tám sự khổ bức bách. "Ổn" dụ cho Phật chẳng bị bốn điên đảo(chẳng thường cho là thường, chẳng vui cho là vui, chẳng phải ngã cho là ngã, chẳng tịnh cho là tịnh) làm điên đảo, ra khỏi tam giới. Các người con của ta (ba thừa và năm trăm chúng sinh) đang ở trong nhà lửa, bị ái kiến vây khốn, trong đại bi sám nói rằng : "Ái kiến là gốc, thân miệng là duyên." Do có bốn điên đảo, tham trước năm trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc) hoặc năm độc (tài, sắc, danh, ăn, ngủ), kiến (thấy) làm vui chơi, chấp trước ái làm đùa giỡn. Bị kiến ái chuyển, phải lìa khỏi sinh tử mà "chẳng hay biết gì". Tuy lửa sẽ hại thân mà chẳng biết "sợ hãi". Người chẳng biết tập, chẳng sợ hãi đạo, chẳng sợ mất diệt. Dùng không nghe pháp bốn đế, tức chẳng nghe (văn), suy nghĩ (tư) hai huệ làm chẳng hay. Chẳng tu huệ là chẳng biết. Không kiến giải là chẳng sợ, không tư duy giải là chẳng hãi. Nhưng chúng sinh chẳng biết khổ hiện tại, cũng chẳng biết khổ trong tương lai. Các người con bị lửa thiêu đốt thân, thì đức Phật cảm thấy như chính mình chịu đựng rất là thống khổ. Chúng sinh thì mê chẳng giác, mê nơi tham sân si chẳng biết lìa khỏi.
"Vui chơi đùa giỡn" dụ cho kiến trược và phiền não trược. "Chẳng hay biết, chẳng sợ hãi" dụ cho chúng sinh trược. "Lửa đến thiêu đốt thân, rất là thống khổ" dụ cho mạng trược.
"Chúng chẳng lo lắng, chẳng có ý cầu ra ngoài" dụ cho kiếp trược. Chúng sinh trôi nổi ở trong năm trược quên về, suốt ngày bồi hồi mà chẳng tỉnh giác, mới lầm nhận thế giới nầy là cõi an vui. Con ngườithường tạo nghiệp mà đọa địa ngục, nếu tỉnh giác thì sẽ dứt sinh tử.

Gần đây ở San Francisco chẳng phát sinh động đất, đó là do tâm lành của chúng ta tụng Chú Lăng Nghiêm, chế phục được thiên ma, cho nên San Francisco mới được bình an vô sự, khỏi tai ương động đất.

Xá Lợi Phất ! Ông trưởng giả đó, bèn nghĩ như vầy : Thân và tay của ta, có sức sẽ dùng vạt áo, hoặc bàn ghế từ trong nhà mà ra ngoài. Ông lại nghĩ : Nhà đó chỉ có một cửa mà lại hẹp nhỏ, các người con còn thơ ấu, chưa có hiểu biết, ham mê chơi đùa, sẽ bị đọa lạc, hoặc bị lửa thiêu đốt.
Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất ! Ông trưởng giả đó, tức Đức Phật ở trong hai mươi mốt ngày, suy gẫm như vầy: Ban đầu ta dùng pháp gì để hợp cơ với chúng sinh, để khiến cho chúng sinh giác ngộ ? "Thân" dụ cho thần thông, "tay" dụ cho trí huệ cất nhắc. Phật y vào tam muội đoạn đức, phân biệt thật tướng của tất cả các pháp, có trí đức thì hay thuyết pháp. Có đoạn, trí hai đức mà thành pháp thân, do khuyên, dạy bảo hai cửa mà vào. Khuyên tức là vị nhân tất đàn, là cửa từ bi, dạy bảo tức là đối trị tất đàn, là cửa chế phục.

Tất đàn có bốn :
1. Vị nhân tất đàn.
2. Đối trị tất đàn.
3. Thế gian tất đàn.
4. Đệ nhất nghĩa tất đàn.

Cho nên nói rằng :

"Bất nhị pháp môn hưu khai khẩu,
Đệ nhất nghĩa đế bổn vô ngôn."

Nghĩa là:

Pháp môn không hai chẳng mở miệng,
Pháp đệ nhất nghĩa vốn không lời.

Phật cứ vào bốn tất đàn để thuyết pháp, bố thí khắp hết thảy. Vị nhân tất đàn và đối trị tất đàn, cùng thế gian tất đàn, đều vì đệ nhất nghĩa tất đàn mà nói. Phật dùng pháp phương tiện, trước nói cửa khuyên (khuyên môn), khiến cho tất cả chúng sinh, làm các việc thiện, sẽ thành tựu mười lực của Như Lai.

Phật có bốn vô sở úy :

1. Nhất thiết trí vô sở úy.
2. Thuyết pháp vô sở úy.
3. Thuyết chướng đạo vô sở úy.
4. Thuyết tận khổ đạo pháp vô sở úy.

Vì khai mở nhất thiết chủng trí, mà nói cửa khuyên, tiếp đó dùng cửa dạy bảo (giới môn), khiến cho chúng sinh đừng làm các điều ác, có thể chứng đại Niết Bàn, được thường lạc ngã tịnh bốn đức. Chúng sinh chẳng giác ngộ sự giáo hoá, Phật biết không nên dùng pháp đại thừa, bèn dùng thần thông trí huệ, sức định huệ trang nghiêm để độ chúng sinh.

"Thân và tay của ta có sức" dụ cho trí, đoạn hai đức tác dụng. "Vạt áo" dụ cho tri kiến của Phật, bao hàm hết tất cả tri kiến của chúng sinh. Phật chẳng có gì mà không biết, chẳng có gì mà không thấy. Dùng "bàn" dụ cho mười trí của Phật, giáo hóa sáu nẻo chúng sinh, lìa khổ được vui. Dùng "ghế" dụ cho bốn vô sở úy. Phật dùng bốn vô sở úy giáo hóa chúng sinh, khiến cho họ thoát khỏi khổ trong tam giới, chấm dứt luân hồi trong sáu đường.

Chúng ta học Phật pháp, không nên có tâm phân biệt, bất cứ thầy nào nói pháp đều nên lắng nghe. Phật pháp, nên nghe rồi, lại nghe nữa, thì tự nhiên sẽ có sự bổ ích. Nghe pháp là gieo xuống hạt giốngkim cang, ở trong thức thứ tám của chúng ta. Các bạn nên rộng trồng hạt giống nầy, khiến cho tăng trưởng, lấy việc ủng hộ đạo tràng làm trách nhiệm của mình.
Phật trong hai mươi mốt ngày suy nghĩ, nên dùng pháp gì để giáo hóa chúng sinh. Cửa "khuyên" thuộc về nhiếp thọ, vị nhân tất đàn là cửa từ bi. "Dạy bảo" là cửa triết phục, dùng phương thứ rất nghiêm để khiến cho họ triết phục, là cửa oai phục. Phật dùng khuyên dạy hai cửa, bốn vô sở úy, mười lực và Như Lai trí, khiến cho chúng sinh lìa khỏi nhà lửa nầy. Sau đó, Phật lại nghĩ, nhà nầy chỉ có một cửa, là xe trâu trắng lớn, pháp đại thừa mà lại hẹp nhỏ. Pháp đại thừa là viên dung vô ngại, nghĩa tuy rộng lớn, mà chỉ có đại thừa viên giác Bồ Tát mới có thể vào, ngoài ra ngoại đạo và người bảy phương tiện thừa kia chẳng thể vào được. Người tu Bồ Tát đạo, cửa cõi Phật, diệu hạnh nầy, pháp đại thừa khó hành, song mới bỏ tất cả pháp phương tiện, do đó gọi là hẹp nhỏ. Diệu lý của một Phật thừa là thuần nhất không tạp. Đạo lý nầy thật là vi diệu không thể nghĩ bàn, chẳng dễ gì minh bạch, do đó gọi là "hẹp nhỏ". Giáo nầy thuộc về viên giáo, giáo lý quyền thật không hai, phàm phu chẳng biết cửa ra, là vì chẳng biết quyền, lại chẳng biết vào cửa nầy, là vì chẳng biết thật. Hàng nhị thừa tuy biết ra, nhưng chẳng biết vào, cũng chẳng rõ giáo lý nầy. Hàng Bồ Tát tuy tự biết ra, cũng chẳng biết vào, Bồ Tát nầy tức là biệt giáoBồ Tát, tức cũng là bảy phương tiện Bồ Tát. Bảy phương tiện người chẳng rõ giáo lý nầy, do nơi người tiểu thừa không thể vào đại thừa, cho nên giáo nghĩa tuy rộng mà nói là "hẹp nhỏ". Người tu hành lấy viên giáo tu hành, tu Bồ Tát đạo, đi thẳng đến quả vị Phật, thông suốt vô ngại, cho nên gọi là "một cửa". Diệu hạnh khó hành, bỏ pháp phương tiện, cho nên gọi là "nhỏ hẹp".

"Các người con thơ ấu, chưa có hiểu biết": Nói hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, người ba thừachẳng hiểu, chẳng biết, chẳng sợ, chẳng hãi, tuy ở nơi hai vạn vị Phật, được giáo hoá tu vô thượng đạo, nhưng căn lành của họ mỏng manh, nghe pháp đại thừa thì tâm chẳng tin nhận, càng sinh tâm thối lùi. "Ham mê chơi đùa": Người tiểu thừa chấp trước nơi kiến ái, thối thất bồ đề, chịu tám thứ khổ hoành hành. Chấp trước nơi y, chánh hai báo : Y báo tức là báo thân của chúng ta, đây là hữu tình thế giới. Trong tam giới, chúng sinh dục giới chấp trước nơi năm dục (tài, sắc, danh, ăn, ngủ), hoặc chấp trướcvào năm trần (sắc, thanh, hương, vị, súc). Chúng sinh sắc giới thì chấp trước vào vị thiền. Chúng sinhtrời Tứ Thiền thì chấp trước vào thiền duyệt vi thực, pháp hỉ sung mãn, cho nên trời Sơ Thiền gọi là ly sinh hỷ lạc địa, trời Nhị Thiền gọi là định sinh hỷ lạc địa, trời Tam Thiền gọi là ly hỷ diệu lạc địa, trời Tứ Thiền gọi là xả niệm thanh tịnh địa. Hỉ lạc, diệu lạc, thanh tịnh, đều là một thứ từ vị trong sự ngồi thiền, họ tham luyến thứ từ vị nầy. Cõi vô sắc thì chấp trước nơi định, tuy rằng nói : "Siêng tu giới định huệ", cũng đừng chấp trước nơi định. Con người do có các thứ chấp trước, có sự tham luyến, cho nên không thể thoát khỏi tam giới, buông chẳng đặng, bỏ chẳng được tri kiến ngu si, cho nên ở trong nhà nầy, mà quên mất đường về.

"Hoặc sẽ bị đọa lạc": Nói chúng sinh hoặc sẽ bị đọa lạc, nghĩa là có thể cải lỗi làm mới, biết được giác ngộ, thì sẽ chấm dứt luân hồi. Nhưng vì ngu si, chấp trước nơi năm dục, mà bị đọa lạc trong ba đường ác. Hơn nữa, vì chúng sinh chẳng biết, nhiễm khổ cho là vui, bỏ giác hợp trần, cho nên đọa lạc vào ba đường ác. Đọa lạc thì bị tám khổ, năm uẩn thiêu đốt, vì chẳng giác ngộ, chẳng biết lửa dữ sẽ thiêu hủypháp thân, căn lành.

Ta sẽ vì chúng nói việc đáng sợ. Nhà nầy đã cháy, phải đi ra mau, đừng để bị lửa thiêu hại. Nghĩ như thế rồi, bèn y theo sự suy nghĩ đó, mà bảo các con : Các con hãy mau ra ! Người cha tuy thương xót, khéo nói lời dẫn dụ, mà các người con ham vui chơi đùa chẳng chịu tin nhận, chẳng sợ hãi, chẳng có tâm muốn ra, cũng chẳng biết gì là lửa, gì là nhà, thế nào là mất, cứ chạy đông chạy tây, đùa giỡn nhìn cha mà thôi.
Chúng sinh chẳng biết bị tám khổ, năm uẩn thiêu đốt, mười tám giới là khí huyết mang đầy dẫy các sự khổ, chẳng biết tìm đường thoát ly, chẳng biết đây là nguyên nhân tán mất pháp thân. "Cứ chạy đông chạy tây đùa giỡn" : Chạy khắp bốn phương chẳng có mục đích, bỏ sáng về tối, trôi nổi trong sinh tử, lúc lên trời, lúc ở dưới đất, đều thoát chẳng khỏi ba cõi. "Nhìn cha mà thôi" là dụ cho chẳng tôn theo Phật pháp đại thừa, như trẻ con chẳng biết trời cao đất rộng, chẳng cứ tới lời của người cha dạy bảo. Tuy nhiên chúng sinh chẳng nghe lời dạy bảo, chẳng thọ sự giáo hóa, vì Phật vốn có tâm đại từ bi, cho nên không nỡ bỏ chúng sinh, xem chúng sinh như chính con của mình, tâm rất thương xót vô cùng.

Bấy giờ, ông trưởng giả bèn nghĩ : Nhà nầy lửa đã cháy lớn, nếu ta và các con không ra, thì sẽ bị lửa thiêu. Nay ta phải bày phương tiện, khiến cho các con khỏi bị lửa hại.
Lúc đó, ông trưởng giả tức là Phật, nghĩ như vầy: Nhà lớn nầy đã bị lửa tám khổ, năm uẩn thiêu đốt, nếu ta với người ba thừa (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát) và năm trăm người (năm đường chúng sinh) không ra khỏi nhà lửa nầy, thì sẽ bị lửa lớn thiêu đốt. Ở trước từng nói, Phật đã ra khỏi nhà lửa, sao bây giờ lại nói ở nhà lửa bị lửa thiêu ? Kì thật, pháp thân của Phật đã được an ổn lìa khỏi ba cõi, bây giờ bị lửa thiêu, là ứng thân của Phật. Nay ta phải bày pháp quyền xảo phương tiện, khiến cho tất cả chúng sinh không bị lửa nghiệp tám khổ, năm uẩn thiêu hại.

Cha biết các con, trước kia tâm đều thích đủ thứ đồ chơi quý giá kỳ lạ, ai nấy đều ưa thích, mà bảo rằng : Ở đây có những đồ chơi, ít có khó được, nếu các con không mau ra lấy, chắc sau nầy sẽ buồn ăn năn. Nào là xe dê, xe hươu, xe trâu, đủ thứ, nay đều ở ngoài cửa, có thể dùng đi dạo chơi. Các con đang ở trong nhà lửa, hãy mau ra đây, tùy ý muốn của các con, cha đều cho các con.
"Cha" tức là Phật, tức cũng là ông trưởng giả, do đó "biết con chẳng ai bằng cha", bậc làm cha biết ý của con cái nhất. Biết chúng sinh chẳng ai bằng Phật, Phật thấy suốt căn tính của tất cả chúng sinh. "Trước kia tâm đều thích": Trước kia chúng sinh thích tu học pháp tiểu thừa. "Đủ thứ đồ chơi quý giá kì lạ, ai nấy đều ưa thích." Pháp tu của mỗi người chẳng giống nhau, có người tu bố thí, pháp bốn đế, pháp mười hai nhân duyên, đều là sở thích của mỗi người.

Phật lại bảo chúng rằng: Đồ mà các con thích chơi chẳng đặc biệt quý giá, mà hiện nay ta có đồ chơi quý giá mới lạ ít có, nều các con không mau ra lấy, thì sau nầy chắt sẽ buồn ăn năn. Có đủ thứ nào là: "Xe dê, xe hươu, xe trâu". Xe dê dụ cho Thanh Văn, là vì tiểu thừa. Xe hươu dụ cho Duyên Giác, sức hươu lớn hơn sức dê, là trung thừa. Xe trâu dụ cho Bồ Tát, sức trâu càng mạnh hơn, có thể chuyên chở nhiều đồ, cho nên dụ cho đại thừa. Những thứ xe nầy, đều để ở ngoài cửa, các con hãy mau ra đây lấy ! Các con thích gì, thì cha đều thưởng cho các con.

Khi đó, các người con nghe cha nói đồ chơi quý giá, vừa hợp ý mình, nên tâm ai nấy đều dũng mãnh, xô đẩy lẫn nhau, cùng đua đuổi chạy tranh nhau ra khỏi nhà lửa.
Lúc đó, người ba thừa (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát thừa) và năm đường chúng sinh, nghe Phật nói pháp ba thừa vi diệu như thế, thì khiến cho họ khởi dậy tâm háo kì, vừa hợp ý của họ. Phật nói pháp ba thừa quyền xảo phương tiện nầy, dùng để độ năm đường chúng sinh. Cuối cùng Phật mới nói một Phật thừa nầy. Cho nên những gì nói ở trong Kinh Pháp Hoa, là thật trí diệu pháp, chẳng phải pháp quyền xảo, do đó đại sư Trí Giả nói Kinh Pháp Hoa là ‘’Thuần viên độc diệu‘’ (chỉ có Kinh Pháp Hoa là viên mãn diệu nhất).

‘’Nên tâm ai nấy đều dũng mãnh‘’. Trong tâm của mỗi người đều có sở thích đồ chơi của họ. Tâm của chúng sinh dũng mãnh là biểu thị tư huệ. Tư huệ nầy dùng Bát Nhã để quán chiếu, cũng là tĩnh lự tư huệ tham thiền, tức phải dùng trí huệ lanh lợi mà tu hành, thì sẽ thấy rõ thị phi, chẳng rơi vào đường tà, không thể biết rõ mà cố phạm. Những người chưa vào cửa Phật pháp, thì chẳng hiểu chân lý, do đó mà lầm vào đường tà. Quy y Tam Bảo rồi, thì phải y theo giáo pháp mà tu hành, bằng không, biết rõ mà cố phạm thì sẽ đọa địa ngục.

‘’Xô đẩy lẫn nhau‘’: Truy cầu khổ, tập, diệt, đạo bốn chân lý, chế phục kiến hoặc và tư hoặc, nên gọi là xô đẩy lẫn nhau. Ở trong pháp khổ, tu khổ pháp trí, khổ pháp nhẫn; ở trong pháp tập, tu tập pháp trí, tập pháp nhẫn; ở trong pháp diệt, tu diệt pháp trí, diệt pháp nhẫn; ở trong pháp đạo, tu đạo pháp trí, đạo pháp nhẫn. Dùng bốn đế quán sát lẫn nhau, xô đẩy lẫn nhau, tức là hàng phục được kiến hoặc. Đoạn Kinh văn nầy, cũng dụ cho bốn gia hạnh (Noãn, đỉnh, nhẫn, thế đệ nhất), là noãn và đỉnh vị. ‘’Ruổi chạy‘’ là nhẫn vị, chữ ‘’cùng‘’ là dụ cho thế đệ nhất. Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói về bốn gia hạnh.
‘’Cùng đua ruổi chạy‘’: ‘’Cùng đua‘’ là tranh thủ vô sinh pháp nhẫn, diệu lý thù thắng, thuộc về nhẫn huệ. ‘’Cùng‘’, tức thế đệ nhất, ‘’ruổi chạy‘’ thuộc kiến đạo vị, chứng sơ quả A La Hán. Kiến hoặc là đối cảnh khởi tham ái, hiện tại đoạn tuyệt niệm nầy, thì chẳng mê hoặc kiến ái, mà chứng sơ quả A La Hán, nhưng chưa dứt được phân đoạn sinh tử. Phân đoạn sinh tử là, từ khi sinh ra cho đến chết, gọi là một đoạn. Chúng sinh từ khi sinh ra đến chết, tạo ra tất cả những gì, đều do nghiệp lực chiêu cảm.

‘’Tranh nhau ra khỏi nhà lửa‘’: Là thuộc về tư hoặc. Đoạn được tư hoặc, thì chứng bậc vô học, tức chứng tứ quả A La Hán, dứt hẳn kiến hoặc, tư hoặc mà ra khỏi được tam giới. Lúc nầy ‘’Vượt ra ngoài ba cõi, chẳng còn trong ngũ hành.’’ Chẳng bị tập khí che đậy, chẳng vì vật dục che lấp. Con người bị tập khí trói buộc, tùy ý phóng dật, tham cầu vật dục, khiến cho che lấp trí huệ vốn có, do đó không thể vượt ra khỏi ba cõi, hãy mau ra khỏi nhà lửa nầy; dụ cho người học Phật pháp, phải có chánh tri chánh kiến, cầu mong ra khỏi ba cõi.

Mấy ngày trước, có người nói với tôi, y tỉnh ngộ trước kia y dùng tâm phan duyên là không dúng, y biết được sai lầm, thì có thể thấy y dụng công đã có tiến bộ, nên tiếp tục nỗ lực đừng giải đãi.
Người tây phương tu đạo thì ít, người hỗn đạo thì nhiều, bây giờ hằng ngày biết ngồi thiền dụng công tu hành, tức có sự tiến triển. Người đồng môn tu hành, nên cố gắng khuyên bảo với nhau, chẳng những người xuất gia phải dụng công, mà đệ tử tại gia cũng phải dụng công, thường tùy hỉ nghe Kinh niệm Phật.

Khi đó, ông trưởng giả thấy các con ra ngoài được an ổn, đều ở nơi ngã tư đường, ngồi ở nơi đất trống, chẳng còn gì chướng ngại, tâm ông rất thơ thới vui mừng hớn hở.
Lúc đó, đức Phật thấy chúng sinh ra khỏi nhà lửa, ngồi ở nơi đất trống. ‘’Ngả tư đường‘’ dụ cho quán pháp bốn đế (khổ, tập, diệt, đạo), đắc được trí huệ khổ, tập, diệt, đạo, vượt ra khỏi năm đường luân hồi, ở trong ngã tư đường tu hành, tức tu quán pháp bốn đế, mà được chứng quả, dứt sạch tư kiến hoặc ba cõi. ‘’Ngồi ở nơi đất trống‘’, ‘’ngồi‘’ là dụ cho chứng được quả vị, thì chẳng cầu tiến bộ, ngừng lại ở hóa thành.
Người ở trong ba cõi, nếu bị vây hãm ở trong sáu nẻo luân hồi, thì chẳng được giải thoát. Vượt ra khỏi sáu nẻo luân hồi, thì chẳng còn gì chướng ngại, thân được yên ổn, mà tâm cũng an lạc, chẳng còn gì lo lắng. Chúng sinh đều ‘’vui mừng hớn hở‘’, vì đều ra khỏi được nhà lửa.

Bấy giờ, các người con đều thưa với cha rằng : Lúc nãy, cha có hứa cho chúng con các đồ chơi quý giá, nào là xe dê, xe hươu, xe trâu, xin cha hãy ban cho.
‘’Xe dê, xe hươu, xe trâu‘’, dụ cho quả vị ba thừa. Muốn được quả vị ba thừa, thì trước hết phải vượt ra ba cõi. Quả vị ba thừa thuộc về pháp quyền xảo, do đó, vượt ra ba cõi rồi, thì quả vị ba thừa nầy bất khả đắc. Tại thời Phương Đẳng, có đàm luận về ba thừa, bốn giáo (Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáo); Phật trách người Tạng giáo độc thiện kỳ thân, người Thông giáo thì chưa nghe sự dạy bảo của Phật; đồng thời khen ngợi người Biệt giáo, người Viên giáo, hành đúng ý chỉ của Phật, hồi tiểu hướng đại. Tại thời Bát Nhã, thì lại chỉnh đốn đãi gạn (đãi bỏ cặn bã). Trong Kinh Pháp Hoa ở trước đã nói rõ, bởi vì căn cơ khác nhau, cho nên nói pháp quyền xảo, pháp nói ở trong hội Pháp Hoa, mới là thật pháp đại thừa. Các người con ba thừa nầy, bạch Phật xin đòi, xe dê, xe hươu, xe trâu, bây giờ hãy cho chúng con.

Xá Lợi Phất ! Lúc đó, ông trưởng giả đều cho các con đồng một thứ xe lớn.
‘’Các con‘’ dụ cho tất cả chúng sinh, Phật xem tất cả chúng sinh đều bình đẳng như một, chẳng khác biệt. Pháp ba thừa tuy là quyền pháp, nhưng tính của nó đồng nhau, chẳng mất đi pháp vi diệu. Xưa kiatập khí của chúng sinh khác nhau, như tu pháp bốn đế, pháp mười hai nhân duyên, đều là pháp tu tậptrước kia. Và còn tu sáu độ Ba la mật. Ngoài ra còn tu từ bi hỉ xả, sắc pháp, tâm pháp, nghịch pháp, thuận pháp, y báo pháp, chánh báo pháp, thật pháp, lý pháp, nhân quả pháp, tự pháp, tha pháp, minh bạch pháp, và bồ đề pháp. Minh tức là giác, bất minh tức là mê. Và cón tu phước huệ pháp, thường lấy lợi người làm gốc, chẳng những trợ giúp người, mà còn không làm hại, chướng ngại người khác làm nguyên tắc.

Phận làm đệ tử, thì phải hộ trì pháp của thầy nói, ủng hộ đạo tràng tức là tu phước lập đức. Thâm nhậpKinh điển, cung kính lễ bái Kinh điển, y theo trong Kinh mà thiết thật tu hành. Nếu chỉ biết mà không thực hành, biết rõ mà cố phạm, thì chưa đi sâu vào Kinh điển. Ngài đại sư Trí Giả tông Thiên Thai, do đọc tụng Kinh Pháp Hoa mà khai ngộ, Ngài nghe Kinh Lăng Nghiêm mà khởi tâm cung kính, hướng về phương tây lễ lạy mười tám năm, vẫn chưa được đọc qua Kinh nầy. Tại Trung Quốc có rất nhiều vị xuất gia lạy từng chữ trong Kinh điển, như lạy Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Hoa Nghiêm .v.v. Cho nên nói :

‘’Thâm nhập kinh tạng,
Trí huệ như hải‘’.

Người tu đạo, phải thường tự mình hạn chế, trừ khử tất cả tập khí mao bệnh, do đó :

‘’Có lỗi chớ nãn sửa đổi‘’.

Ta đối đãi với mỗi đệ tử đều bình đẳng như nhau, hy vọng các vị mỗi người đều sẽ giỏi hơn thầy. Tất cả các pháp đều là Phật pháp, các vị minh bạch Phật pháp chân nghĩa, thì phải thiết thật tu hành. Những vị Thanh Văn nầy, ai nấy đều có pháp môn tu hành của mình, nhưng tất cả đều là quyền giáo, mà chẳng phải thật giáo.

Như những gì nay khai thị đều là pháp chân thật. Vì xưa kia tu tập pháp chẳng giống nhau, nên trong Kinh nói ‘’mỗi người‘’. Tuy mỗi người tu tập pháp khác nhau, nhưng bây giờ Phật đều ban cho pháp đại thừa, nhiếp thọ tất cả các pháp, tất cả chúng sinh đều vào được, nên gọi là ‘’xe lớn‘’.

Xe đó cao rộng, trang trí các thứ báu đẹp, lan can bao quanh, bốn phía treo linh, lại dùng màn lọng giăng che phía trên, cũng dùng các trân báu tốt đẹp để nghiêm sức. Dây báu kết thắt các dải hoa rũ xuống. Nệm chiếu mềm mại trải chồng chất, gối đỏ để trên, dùng trâu trắng kéo, màu da rất sạch, thân hình rất đẹp, có sức lực rất mạnh, bước đi ngay thẳng, mau lẹ như gió, lại có nhiều tôi tớ để hầu hạ.

‘’Xe đó cao rộng‘’: Dụ cho Phật chẳng có gì mà không biết, chẳng có gì mà không thấy, thấy biết xâu xa chẳng có bờ bến, chẳng cách chi lường được. Pháp giới tam đế (không đế, giả đế, trung đế) bao quát tất cả các pháp. Cho nên nói tri kiến của Như Lai đầy đủ tất cả Phật pháp.
‘’Trang trí các thứ báu đẹp‘’: Dụ cho dùng lục độ vạn hạnh để trang nghiêm pháp thân, chúng ta phải cung hành thực tiễn lục độ vạn hạnh, mới có thể trang nghiêm pháp thân.

Phẩm Ví Dụ nầy, là phẩm tinh yếu nhất trong Kinh Pháp Hoa, thật khó mà minh bạch. Nhưng nếu muốn vào sâu nghĩa lý của Kinh Pháp Hoa, thì trước hết phải nghiên cứu tường tận phẩm nầy. Liễu giải được diệu lý của nó, thì sẽ khế hợp với Kinh nầy, còn các phẩm kia cũng chẳng có gì khó minh bạch.
‘’Lan can bao quanh‘’: Dụ cho Đà La Ni,dịch là "tổng trì". Tổng tất cả pháp, trì vô lượng nghĩa. Tổng thân khẩu ý ba nghiệp thanh tịnh, trì giới định huệ ba học viên minh. Đà La Ni hay trì vạn điều thiện, che đậycác điều ác, khiến cho tiêu diệt ở trong vô hình, tức là :

‘’Không làm các điều ác,
Siêng làm các điều lành ‘’.

‘’Bốn bên treo linh‘’: Dụ cho bốn biện vô ngại tức là : Từ vô ngại biện, pháp vô ngại biện, nghĩa vô ngạibiện và lạc thuyết vô ngại biện.
1. Từ vô ngại biện : Lời lẽ sinh động, khiến cho chúng sinh do lời lẽ mà sinh tín tâm.
2. Pháp vô ngại biện : Dùng một pháp, mà phát huy thành vạn pháp, dùng vạn pháp mà quy về một pháp. Do đó :

‘’Một gốc tán làm vạn thù,
Vạn thù quy về một gốc‘’.

Cho nên nói : Một tức tất cả, tất cả tức một, pháp chẳng có cố định.
3. Nghĩa vô ngại biện: Tuyên dương nghĩa lý pháp thế gian, viên dung vô ngại, sự lý chẳng trở ngại.
4. Lạc thuyết vô ngại biện: Người thuyết pháp, thì vui về thuyết pháp, khi thuyết pháp thì thao thao bất tuyệt, diễn xướng đạo lý vô cùng vô tận.

‘’Lại dùng màn lọng che giăng phía trên‘’: Tức dùng màn lọng dệt bằng tơ lụa, che ở trên mui xe. Dụ cho Phật có từ, bi, hỉ, xả, bốn tâm vô lượng. Từ là ban vui cho chúng sinh, bi là cứu khổ chúng sinh, xả là xả bỏ tất cả cho chúng sinh, hỷ là hoan hỉ giáo hóa tất cả chúng sinh. Đức hạnh lớn nhất của Phật, là từ bivô lượng, hỉ xả vô lượng, trong tất cả các đức hạnh, từ bi cao nhất, do đó hay che khắp hết tất cả chúng sinh. Cho nên kinh có nói : ‘’Nếu từ bi đầy đủ bốn vô sở úy, gọi là Như Lai từ‘’. Phật tu bốn tâm vô lượng, thành tựu phạm hạnh tanh tịnh, cho nên nói là ‘’màn lọng giăng che‘’.
‘’Cũng dùng các trân báu tốt đẹp để nghiêm sức‘’: Dụ cho bốn tâm vô lượng, phải dùng vạn hạnh trang nghiêm, tức là pháp đại thừa đầy đủ lục độ vạn hạnh. Tất cả các môn trang nghiêm pháp đại thừa.
‘’Dây báu kết thắt‘’: Dụ cho bốn hoằng thệ nguyện. Bốn hoằng thệ nguyện này, phải thân thể lực hành, hồi quang phản chiếu, phản cùng tự tỉnh.

HT Tuyên Hóa




Có phản hồi đến “12. Phẩm Thí Dụ Thứ Ba - Phần 2”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com