Mục Lục

Bạch Sư! Xin Sư từ bi chỉ dạy sâu sát về phần Đạo đế cho Phật tử chúng con được tiếp thu những ý tưởng phần tinh hoa giáo pháp Phật, ngõ hầu tiến tu đạo nghiệp. Xưa nay chúng con đi chùa chỉ biết có cúng kiến, lễ bái qua loa, làm có hình thức cầu danh, cầu tài cầu lộc… không biết đường nào là lối thóat cuối cùng trước bến tử sanh trong cuộc thế.

Theo bài giảng trên Sư có dạy về từ Phật học Đạo đế, mong Sư từ bi hoan hỷ chỉ dẫn cho chúng con được học về phần Đạo đế?

* Đạo đế là phương pháp tu hành chân chính, có hiệu quả chắc thật để tiến tu thành Phật. Đức Phật đến với chúng ta là để chỉ dẫn cho chúng ta phương pháp tu hành thóat khổ, Ngài không trực tiếp cầm tay đưa chúng ta đến Niết Bàn cực lạc thành Phật, tức là Ngài chỉ rõ phương pháp tu hành để đến cứu cánh, trong đó có Đạo đế là phương pháp tối ưu.

Đạo đế là chơn lý quan trọng nhất trong tứ diệu đế, vì có biết rõ đời là đau khổ, nguyên nhân của nó là gì và nếu có thiết tha cầu giải thóat khỏi cảnh khổ đế đến một cõi an vui tốt đẹp nhất là Niết Bàn. Nhưng nếu không có phương pháp hiệu nghiệm để thực hiện ý muốn ấy, thì biết cho nhiều cũng vô ích và càng thêm đau khổ. Do đó, đạo đế là phần quan trọng và được Phật dạy một cách rõ ràng chu đáo.
Đạo đế tức 37 phẩm trợ đạo pháp, cũng gọi tam thập thất phẩm, tam thập thất phẩm pháp, tam thập thất bồ đề phần pháp, tam thập thất trợ bồ đế pháp, tam thập thất trợ đạo chí pháp.
Phần thứ nhất, tứ niệm xứ gồm có bốn phẩm:
1). Quán thân bất tịnh: xem xét lại thân thì thân chúng sanh luôn luôn có nhiều nhơ nhớp.
2). Quán thọ thị khổ: xem xét phần thọ cảm, lúc khổ lúc vui là khổ lụy
3). Quán tâm vô thường: xem xét tâm ý là vô thường, tâm không thường còn, vừa xuất hiện thấy niệm đó rồi niệm đó mất, tâm khi vầy khi khác, tâm viên ý mã.
4). Quán pháp vô ngã: Quán xét muôn vật đều không thật có.
Phần thứ hai, tứ chánh cần gồm có bốn phẩm:
5). Không phạm tội lỗi nữa, nếu đã lỡ phạm
6). Tội lỗi nào chưa phạm thì không phạm
7). Tập làm các điều thiện, các điều thiện dù nhỏ, nhưng chưa từng làm.
8). Lúc nào cũng hướng về công việc thiện, làm cho tăng trưởng các điều thiện mình đã làm.
Phần thứ ba, tứ như ý túc, gồm có bốn phẩm:
9). Lòng muốn đặng pháp thần thông
10). Lòng thệ nguyện tu đạt đến Niết Bàn
11). Giữ gìn tư tưởng tinh tấn, lúc nào cũng tiến tu tịnh nghiệp, niệm Phật, thiền định, giữ giới.
12). Tham cứu đạo lý, luân lý đạo Phật, cũng như giáo pháp tứ như ý túc
Phần thứ tư, pháp ngũ căn, gồm có năm phẩm:
13) Niềm tin thật vững vàng, hăng hái
14). Thệ nguyện mạnh mẽ, tu hành bất thối chuyển
15). Tâm niệm quả quyết, chính chắn
16). Tâm luôn giữ chánh định không lay động
17). Trau giồi trí tuệ sáng suốt mà nhận định, chọn pháp tu hành
Phần thứ năm, pháp ngũ lực, gồm có năm phẩm:
18). Sức mạnh niềm tin
19). Sức mạnh của lời phát nguyện
20). Sức mạnh của tâm niệm quả quyết
21). Sức mạnh của định, dẫn đến gọi là tam muội, đốt cháy hết phiền não tham sân si.
22). Sức mạnh của tuệ sáng soi thấu triệt các căn tánh chúng sanh, khiến họ bước ra khỏi trầm luân sanh tử.
Phần thứ sáu, thất giác chi có bảy phẩm:
23). Trạch pháp giác chi: trí lực chọn chánh pháp, phân biệt tà pháp
24). Tinh tấn giác chi: trí tinh tấn mạnh mẽ tu hành đúng chánh pháp
25). Hỷ giác chi: trí hoan hỷ đặng nương theo chánh pháp mà tu hành
26). Khinh an giác chi: trí nhẹ nhàng trừ bỏ các chướng ngại
27). Niệm giác chi: trí thường niệm định và tuệ, đưa đến chổ nghiệp dứt tình không.
28). Định giác chi: trí thường ổn định không tán lọan
29). Xả giác chi: trí bỏ các pháp tà, các điều đã làm
Phần thứ bảy, bát chánh đạo có tám phẩm:
30). Chánh kiến: thấy mọi việc chân chánh
31). Chánh tư duy: suy nghỉ chân chánh
32). Chánh ngữ: lới nói chân chánh
33). Chánh nghiệp: việc làm chân chánh
34). Chánh mạng: làm việc chân chánh
35). Chánh tinh tấn: một lòng tu hành bất thối chuyển
36). Chánh niệm: niệm chân chánh
37). Chánh định: định lực chân chánh, tu thiền định theo pháp Phật, không theo tà kiến ngọai đạo.
Trong đó chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn thuộc về “giới”; chánh niệm, chánh định thuộc về “định”; chánh kiến, chánh tư duy thuộc về “tuệ”.
Nhơn giới sanh định, nhơn định phát tuệ, đưa người tu đạt đến đạo quả giải thóat.
Nhà tu hành mà có được ba mươi bảy phẩm trợ đạo ấy cho đầy đủ thì thành đạo. Bậc A la hán, Duyên giác, Độc giác, Bích Chi Phật hay bậc Phật Như Lai đều có tu hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đó là chổ tu chung của tam thừa.
Bồ tát tu lục độ và tu Tam Thập Thất Đạo Phẩm xong, thì đắc quả vị Như Lai.
Kinh Niết Bàn, quyển 14, dạy: Nhơn sáu Ba la mật, Ba mươi bảy pháp trợ bồ đề, Như Lai biết rõ các pháp.
Đấy chính là Đạo đế, Phật tử cố gắng nghiên cứu học tập tu hành

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.
HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Ngày 22: Giáo Pháp Đạo Đế”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com