Mục Lục

Vấn: – Xin Sư từ bi hoan hỷ giảng gải về 32 thân Ðức bồ Tát Quan Âm?

Ðáp: – Nói là 32 thân, nhưng thật ra Ðức Bồ tát thị hiện trong đời độ sanh, theo sách Phật tượng Ðồ vựng thì Ðức Bồ tát có 33 thân (Phật học từ điển, HT Minh Cảnh chủ biên, NXB tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh ấn hành)

Ba mươi ba thân là:

1/. Ðường chỉ Quan Aâm: Ðức Quan Aâm thị hiện hóa thân ngồi trên núi, tay phải cầm nhành dương liễu cứu độ chúng sanh.

2/. Long đầu Quan Aâm: Ðức Quan Aâm thị hiện hóa thân cởi rồng trên mây để cứu độ chúng sanh.

3/. Trì thinh Quan Aâm: Ðức Quan Aâm thị hiện hóa thân ngồi trên núi, cầm quyển kinh tụng để cứu khổ chúng sanh.

4/. Viên quang Quan Aâm: Ðức Quan Aâm thị hiện hóa thân phóng ánh sáng, cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh thóat khỏi cảnh khói lữa binh đao

5/. Di hí Quan Aâm: Ðức Quan Aâm thị hiện hóa thân ngồi trên mây, xủ mài cứu khổ chúng sanh.

6/. Bạch y Quan Aâm: Ðức Bồ tát Quan Aâm thị hiện hóa thân trải cỏ để ngồi trên sườn núi để cứu khổ chúng sanh.

7/. Liên ngọa Quan Aâm: Ðức Bồ tát Quan Aâm thị hiện hóa thân chắp tay hướng về bên trái, ngồi trên hoa sen, thị hiện làm vua mà đỡ đầng mọi người, cứu khổ chúng sanh.

8/. Lũng kiến Quan Aâm: Ðức Bồ tát Quan Aâm thị hiện hóa thân dựa lựng vào vách núi, mắt nhìn về bên phải, cứu khổ chúng sanh ra khỏi hầm lữa.

9/. Thi dược Quan Aâm: Ðức Bồ tát Quan Aâm thị hiện hóa thân ngồi bên cạnh ao sen, cứu người bị xô xuống núi.

10/. Ngư lam Quan Aâm: Ðức Bồ tát Quan Aâm thị hiện ngời trên cá lớn, cứu người và chúng sanh không bị nạn rồng.

11/. Ðức vương Quan Aâm: Ðức Bồ tát Quan Aâm thị hiện hóa thân ngồi kiết già, thị hiện thân Phạm vương Ðế thích có oai thế để cứu khổ chúng sanh.

12/. Thủy nguyệt Quan Aâm: Ðức Bồ tát Quan Aâm thị hiện hóa thân đứng trong cánh sen nổi trên mặt nước, thị hiện thân Bích Chi Phật (gặp lúc Phật có ra đời hay Phật không ra đời mà vẫn tu hành đắc đạo) để cứu độ chúng sanh.

13/. Nhất diệp Quan Aâm: Ðức Bồ tát Quan Aâm thị hiện hóa thân ngồi trên cánh sen, thị hiện thân làm quan có thế lực để cứu độ chúng sanh.

14/. Thanh cảnh Quan Âm: Ðức Bồ tát Quan Âm thị hiện hóa thân ngồi dựa sườn núi, thị hiện thân Phật cứu chúng sanh.

15/. Oai đức Quan Âm: Ðức Bồ tát Quan Âm thị hiện hóa thân ngồi cầm hoa sen, thị hiện thân thiên đại tướng quân cứu chúng sanh.

16/. Diên mạng Quan Âm: Ðức Bồ tát Quan Âm thị hiện hóa thân ngồi dựa sườn núi, trên mặt nước, giải độc dược chú trớ cho chúng sanh.

17/. Chúng bảo Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân ngồi bình thản nhìn về trái, hiện thân trưởng giả cứu độ chúng sanh.

18/. Nham hộ Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân ngồi ngay thẳng, hiện thân cứu chúng sanh không bị rắn độc bò cạp làm nhiễm độc.

19/. Năng tĩnh Quan Âm: Ðức Bồ tát Quan Âm thị hiện ngồi giữa vách núi, hiện thân cứu chúng sanh thóat khỏi nạn la sát.

20/. A nậu Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân ngồi trên núi nhìn ra biển, hiện thân cứu chúng sanh không bị chết chìm

21/. A nậu đề Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân ngồi trên núi, hiện thân Tỳ sa môn thiên vương cứu chúng sanh.

22/. Diệp y Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân trải cỏ ngồi trên sườn núi, hiện thân Ðế thích cứu chúng sanh.

23/. Lưu ly Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân đứng trên cánh sen nổi trên mặt nước, hiện thân trời đại tự tại cứu chúng sanh.

24/. Ða la tôn Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân đứng trên mây, hiện thân cứu người bị đánh đập.

25/. Cáp lợi Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân con sò để dùng nhiều phương tiện cứu độ chúng sanh.

26/. Lục thời Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân đứng tay cầm kinh, hiện thân cư sĩ giúp đỡ chúng sanh.

27/. Phổ bi Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân đứng, hiện thân trời đại tự tại cứu chúng sanh.

28/. Mã lang phụ Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân phụ nữ giúp đỡ chúng sanh.

29/. Hiệp chưởng Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân Bà la môn, đứng chắp tay giúp đỡ chúng sanh.

30/. Nhất như Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân bay đi trong mây, cứu chúng sanh khỏi bị mưa giông sấm sét.

31/. Bất nhị Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân hai tay tréo nhau, hiện thân thần kim cang cứu chúng sanh.

32/. Trì liên Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân tay cầm cành sen, hiện thân đồng nam đồng nữ giúp chúng sanh.

33/. Sái thủy Quan Âm: Ðức Bồ tát thị hiện hóa thân đứng, một tay cầm bát, một tay cầm nhành dương liễu cứu chúng sanh bị trôi giạt.

Trong 33 thân trên, ngòai thân Bạch y, thanh cảnh, Ða la tôn, Diệp y và A Nậu đề, còn lại 28 thân đều là hình tượng Quan Âm được lưu truyền, phụng thờ trong dân gian, trong các chùa ở Trung quốc, Triều tiên, Nhật bản, Việt nam từ đời Ðường Lý thái Vân về sau.

Trong 33 thân trên còn có 13 thân được Phật dạy trong phẩm Phổ môn, thuộc kinh Pháp hoa; còn lại trich trong sách Phật tượng Ðồ vựng

Dù thân nào đi nữa, thì cũng là thân Bồ tát Quan Âm thị hiện cứu chúng sanh, cứu đời. Nhìn hình ảnh Quan Âm, chúng ta được biết thâm ý của chư Phật, của Phật Thích Ca có đủ lòng từ bi chí cả như thế nào. Giáo pháp của Phật là vô biên; sự hiện thân đó nói lên giáo pháp Phật phù hợp với từng thời đại, thời điểm nào làm Phật sự gì, thị hiện thân nào để độ sanh cho thích hợp.

Ðạo Phật tồn tại và phát triển trong đời sống con người là tất yếu.

Xin giới thiệu 33 thân Ðức Bồ tát Quan Âm trong phẩm Phổ môn, kinh Pháp hoa và các kinh khác là:

1/. Thân Phật

2/. Thân Bích chi

3/. Thân Thinh văn.

4/. Thân Phạm vương

5/. Thân Ðế thích

6/. Thân Trời Tự tại

7/. Thân Trời Ðại Tự tại

8/. Thân Trời Ðại tu7o1ng quân

9/. Thân Trời Tỳ sa môn

10/. Thân Tiểu vương

11/. Thân Trưởng giả

12/. Thân Cư sĩ

13/. Thân Tể quan

14/. Thân Bà la môn

15/. Thân Tỳ kheo

16/. Thân Tỳ kheo ni

17/. Thân Ưu bà tắc

18/. Thân Ưu bà di

19/. Thân vợ của Trưởng giả

20/. Thân vợ của Cư sĩ

21/. Thân vợ của Tể quan

22/. Thân vợ của Bà la môn

23/. Thân đồng nam

24/. Thân đồng nữ

25/. Th6n trời

26/. Thân rồng

27/. Thân dạ xoa

28/. Thân vàn thát bà

29/. Thân a tu la

30/. Thân ca lầu la

31/. Thân khẩn na la

32/. Thân ma hầu la già

33/. Thân chấp kim cương

Trong kinh Pháp hoa tiếng Phạn và tiếng Tây tạng có 16 thân, phẩm Diệu Âm trong kinh Pháp Hoa nói Bồ Tát Diệu Âm có 36 ứng thân, bản tiếng Phạn và tiếng Tây tạng chỉ nói 33 thân.

Theo hành trạng về đức Quán Thế Âm của Thích Phước Sơn, thì trong kinh Pháp hoa nói Quán Thế Âm có 33 thân, kinh Lăng Nghiêm nói có 32 thân.

Dù 33 hay 32 cũng đều là ứng thân đức Bồ tát cứu khổ chúng sanh. Thân thì thấy có nhiều nhưng chỉ là một; một mà là tất cả. Phật tùy căn cơ trình độ chúng sanh mà thị hiện ứng thân có khác, tùy phương hướng xứ sở mà mang thân chúng sanh nhiều hình hảo, tùy theo tâm niệm của chúng sanh mà ứng hiện, tùy theo nghiệp lực của chúng sanh mà giáo hóa dưới mọi hình thức thân tướng Quán Thế Âm Bồ tát.

Trong sách “Trọn một niềm tin”, nói: ” Tín ngưỡng Quán Thế Âm Bồ Tát, Quán Âm Bồ Tát hay Quan Âm Bồ Tát cũng là danh hiệu của đại sĩ, một công hạnh vĩ đại của bậc Bồ tát đẳng giác. Là pháp thân đại sĩ, hình bóng của Ðức Thế Tôn trải qua nhiều công hạnh độ đời lợi tha. Bồ tát Quan Âm thị hiện nhiều thân, như trong kinh Pháp hoa, phẫm Phổ môn Bồ Tát tùy theo nghiệp lực cơ cảm của chúng sanh mà phân thân ứng hiện .

Ðức Phật có ba thân : Pháp thân, Báo thân và Ứng hóa thân, trong đó thường thì thân tướng của Ðức Bồ Tát Quan Âm được hiểu theo nghĩa Ứng hóa thân nhiều hơn…Ứng hóa thân nói đủ là ứng hóa sanh thân, thân ứng hóa là thân có thể tùy cơ cảm của chúng sanh mà thị hiện. Như Ðức Phật muốn độ chúng hữu tình thì Ngài thị hiện vào thế giới chúng hữu tình, độ loài vô tình không hình bóng thì thị hiện vào loài vô tình không hình bóng để độ tha. Nơi đây Ngài thị hiện độ loài người; do đó Ngài thị hiện làm người có tình thương vô biên để tế khổ độ mê, đến đi tự tại vô ngại, có trí thức tuyệt vời, thức tĩnh con người quay về nẽo giác ngộ chấm dứt luân hồi .

Thị hiện trong cuộc đời, Ðức Bồ Tát mang rất nhiều thân, không phải chỉ có thân tướng “Ðức Bồ Tát Quan Âm” như trong các kinh đại thừa thường nói đến, nơi đây không có nói đến tướng nam tướng nữ nào cả. Tuy nhiên căn cứ vào công hạnh độ tha đó mà Bồ Tát cơ cảm hiện thân , như : “Phật Bà Quan Âm, “Phật Mẹ Quan Âm”, “Mẹ Hiền Quan Âm”, “Ðức Mẹ Từ Bi” như hầu hết chúng sanh trong thế giới ta bà nói chung, các quốc gia Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Singapore và các quốc gia Tây phương, mọi người trên hành tinh trái đất nói riêng đang tín ngưỡng phụng thờ…

Chúng ta có thể tìm hiểu vài nét về thân tướng thật của Bồ tát, thân ứng hiện cơ cảm và các thân khác… !

1/. Thân tướng thật của Bồ Tát : Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ thì thân của Bồ tát cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, da màu vàng tử kim. Trên đỉnh đầu có nhục kế, có vầng sáng tròn, mỗi phía rộng trăm nghìn do tuần, trong vầng sáng tròn xuất hiện 500 vị hóa Phật, mỗi vị hóa Phật tướng tốt như Phật Thích Ca Mâu Ni và có 500 vị Bồ tát hầu cận.

Toàn thân ánh sáng chiếu suốt 10 phương hình tướng của tất cả chúng sanh trong lục đạo đều hiện rõ bóng trong ánh sáng ấy. Trên đầu Bồ tát có thiên quan. Trong thiên quan có một vị hóa Phật cao 25 do tuần. Mặt Bồ tát sắc vàng diêm phù đàn. Lông trắng giữa đôi mày đủ bảy màu báu đẹp, chiếu tám muôn bốn ngàn thứ tia sáng xuyên suốt khắp 10 phương. Trong mỗi tia sáng có vô số vị Hóa Phật và vô số hóa Bồ tát.

Cánh tay của Bồ tát màu như hoa sen hồng, tám mươi ức tia sáng đẹp kết thành chuổi ngọc. Bàn tay năm trăm ức màu hoa sen hồng. Ðầu ngón tay có tám muôn bốn nghìn lằn chỉ. Mỗi lằn chỉ có tám muôn bốn nghìm màu, mỗi màu có tám muôn bốn nghìn tia sáng. Tia sáng dịu dàng chiếu sáng khắp mười phương. Quán Thế Âm dùng tay báu tiếp dẫn chúng sanh về Cực lạc (Ðường Về Cực Lạc của HT Thích Trí Tịnh biên soạn). Giúp chúng sanh ra khỏi mê lầm giải thoát tử sanh.

2/. Thân ứng hiện cơ cảm của Bồ tát : Chúng sanh trong thế giới ta bà luôn được đón nhận tấm lòng từ sâu rộng như biển cả, vô biên như trời xanh của Ðức Phật. Lòng từ của Ngài đến với chúng sanh như tấm lòng bà mẹ thương con, lòng bi của Ngài luôn nghĩ suy đến chúng sanh như “mẹ hiền che chở cho con”…Lòng từ bi đó là hạnh nguyện của chư Phật, của Ðức Phật Thích Ca qua biểu tượng “Phật Bà Quan Âm, “Phật Mẹ Quan Âm” mà mọi người có được duyên lành tín ngưỡng. (sách Linh ứng Quán Thế Âm, trang 8 của Thích Tịnh Từ, Tu viện Kim Sơn ấn hành)

Khi nói đến Ðức Bồ Tát Quan Âm, thì mọi người theo Phật giáo hay không theo Phật giáo đều cảm niệm đấy là “Phật Bà Quan Âm”, “Phật Mẹ Quan Âm”, “Mẹ hiền Quan Âm”. Thánh tượng “Phật Bà Quan Âm”, cũng chính là biểu tượng được tôn trí thờ phượng tại các Chùa lớn trong cả nước cũng như tại Quan Âm Tu Viện – Biên Hòa.

3/. Thân hạnh nguyện : Dựa trên cơ sở 12 danh hiệu của Ðức Bồ Tát Quan Âm (có trong kinh Nhựt Tụng dành cho Tăng Ni Phật tử tụng đọc hằng đêm) chúng ta thấy mỗi danh hiệu là một hạnh nguyện hải, hạnh nguyện nào cũng nói lên nguyện lực của Bồ Tát Quan Âm hướng về cứu khổ chúng sanh trong thế giới Ta Bà đang lâm khổ nạn. Ðây cũng chính là hạnh nguyện cao cả của Phật qua thâm ý Bồ Tát Quan Âm phát nguyện vì khắp muôn loài mà thị hiện thuyết pháp .

Ðức Bồ Tát Quan Âm còn có những thân tướng pháp thân đại sĩ khác, như : Phật mẫu chuẩn đề, Tiêu diện đại sĩ, Lục độ mẫu…nhất là biểu tượng thị hiện thân ngàn tay ngàn mắt, nói thần chú “Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại bi tâm Ðà ra ni”, tức là chú Ðại Bi (trích Kinh Quán Âm Ðại Bi Tâm Ðà ra ni). Trong 84 câu thần chú đại bi, mỗi câu là một biểu tượng dáng vẽ hiền từ, trang nghiêm nhưng đầy uy lực và dũng mãnh dùng làm phương tiện cứu khổ độ sanh :”không muốn thấy chúng sanh đau khổ, muốn thấy chúng sanh đều được giải thoát.

Trong kinh quán Vô Lượng Thọ, kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ môn, Ðức Phật có nói đến hạnh nguyện của của Bồ Tát Quan Âm

“Quan Âm vị Cổ Phật

Chánh Pháp Minh Như Lai

Hạnh nguyện sâu rộng lớn

Cứu độ khắp muôn loài

Nghe tiếng kêu liền đến

Lợi ích chúng hằng sa

Nếu ai thương xưng niệm

Cảm ứng bất tư nghì”

Với bài kệ trên chúng ta thấy: Ðức Bồ Tát Quan Âm là vị Phật cổ có đức hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai.

Chúng ta còn có thể hiểu thêm một danh hiệu khác của Ðức Bồ Tát Quan Âm là “Quán Tự Tại Bồ Tát” trong kinh Bát Nhã Ba La Mật Ða, nên nói :” Quá khứ Chánh Pháp Minh, hiện tiền Quán Tự Tại” là vậy.

Có bài kệ xưng tán Ðức Bồ tát Quan Âm:

Trí tuệ hoằng khai đại biện tài

Ðoan cư ba thượng tuyệt trần ai

Tường quang thuớc phá thiên sanh bệnh

Cam lộ năng khuynh vạn kiếp tai

Thúy liễu phát khai kim thế giới

Hồng liên dũng xuất ngọc liên đài

Ngã kim khể thủ phần hương tán

Nguyện hướng nhân gian ứng hiện lai

Chư Phật tử nên nhất tâm niệm danh hiệu ngài thật chí thành:”Nam mô Hiển Thánh Viên Thông Tầm Thinh Cứu Khổ Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 63 – Thân Tướng Của Quán Âm Bồ Tát”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com