Mục Lục

Bạch sư! Có người hỏi, Nhứt Nguyên Bửu Tự tổ chức niệm Phật không có tổ chức thuyết pháp, có thể gặp trở ngại trong phương pháp truyền thừa? Xin Sư chỉ dạy cho chúng con được rõ? Sinh họat khóa niệm Phật ở Nhứt Nguyên ngày càng lớn lên, đạt đỉnh điểm tầm vóc quy mô, người người đến đăng ký niệm Phật đông dầy, ngày đêm không dứt, chư Tăng Ni khắp các địa phương đến đăng ký niệm Phật và chấp hành đúng quy trình của bổn tự. Nam nữ Phật tử khắp mười phương đến niệm Phật như mùa trẩy hội, không cần phải mời gọi, nhắn gởi thư từ… Nhiều nơi tổ chức niệm Phật, không có quy định thời gian lâu dài như ở đây, tối đa là bảy ngày và mỗi ngày chỉ niệm có mười hai tiếng đồng hồ rồi ai nấy về nhà nghỉ, nhưng có điểm đặc biệt là nghiên về nghệ thuật âm nhạc, thư giản và có tổ chức thuyết pháp cho Phật tử vừa tu vừa học, còn ở đây thì không, xin Ngài giảng giải ?

* Khóa niệm Phật Nhứt Nguyên Bửu Tự là do Đức Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước và Ni Trưởng Huệ Giác sáng Tổ, dành cho người có tâm tu hành, tâm cầu đạo (thức tĩnh), tâm muốn thóat tục, có ý thức tu hành (giác ngộ)… những hạng người nầy không ít trong xã hội, nên mọi người đến đây không phải để dòm ngó, xem chừng, mà mọi người đến đây vì để “cầu đạo” niệm Phật, không còn nghĩ suy gì nữa?

* Niệm Phật thì niệm Phật, nghe pháp thì nghe pháp – niệm Phật là một hạnh, nghe pháp là một hạnh – tổ chức khóa tu niệm Phật thì không tổ chức thuyết pháp – tổ chức thuyết pháp thì không tổ chức niệm Phật – theo Kinh nghĩa đại thừa của Phật thì niệm Phật là tu, mà nghe pháp cũng là tu, mà tu chính là sữa đổi, làm mới lại những lối mòn xưa cũ, kiến tạo môi trường sống đạo, thay xấu thành tốt, thay lành bỏ dữ, thay đổi cái chưa tốt thành tốt tòan diện, thay những cố chấp thành phá chấp..để đi đến thiện mỹ… đã nói là tu hành thì phải hướng đến “nhứt hạnh tam muội”, nhứt hạnh là không tạp hạnh, không có nhiều hạnh xen vào, mà tạp hạnh thì khó tập trung, không tập trung được thì làm gì có tam muội (định), không định thì sanh tạp niệm, tức là không niệm chi cả, không còn chánh niệm nữa rồi. Thế nào là Nhứt Hạnh tam muội ?

Trong kinh Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Ngài Văn Thù Sư Lợi là bậc đại trí tối tôn tối thượng hỏi Phật “ Bạch Đức Thế Tôn ! Thế nào là tam muội Nhứt Hạnh ? – Phật dạy : “Pháp giới nhứt tướng, chăm chú theo dõi (niệm danh hiệu Phật là đề mục giữ chánh niệm) gọi là tam muội Nhứt Hạnh…

…Đức Phật nói tiếp : “Thiện nam thiện nữ nào muốn thể nhập tam muội Nhứt Hạnh nên ở chổ thanh vắng, xả bỏ những ý nghĩ lọan động không giữ lại bóng dáng ngọai cảnh, nhiếp tâm chuyên nhứt hướng về Đức Phật một lòng xưng danh hiệu Phật, tùy theo phương hướng đức Phật mình xưng danh đang ngự ngồi ngay ngắn lại mặt hướng về phương đó, nếu chuyên chú theo dõi nơi một niệm, niệm được liên tục tức trong niệm đó có thể thấy các Đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại… thành tựu niệm Phật”. (Niệm Phật Viên Đốn, trang 50,51, bản dịch Minh Lễ, PL 2512)

Thầy Tổ xưa đã giáo hóa cho Tăng Ni Phật tử tập trung “tinh chuyên niệm Phật”, niệm danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”, đi kinh hành niệm Phật, đứng, ngồi, quỳ niệm Phật, suốt hai mươi bốn giờ, mỗi chúng đăng lâm niệm một giờ bốn mươi lăm phút, rồi thay chúng khác cứ như thế suốt một trăm ngày, không hạnh nào xen tạp (tư huệ), cũng là việc khó làm, mà Thầy Tổ đã dạy Tăng Ni, Phật Tử thực hành, thực hành được thì thành tựu niệm Phật (tu huệ)

Nói về hạnh tu “nghe thuyết pháp” cũng là hạnh lành gia cố cho người phát tâm tu Phật (văn huệ). Trong sách nhan đề :”Tiến trình tu chứng và thực nghiệm của tác giả Người Mây Trắng, trang 112 nói : “…ở Nhứt nguyên tổ chức niệm Phật, nhưng không tổ chức thuyết pháp…” – Thật ra không phải là không tổ chức thuyết pháp, chỉ vì nơi đây là trú xứ “niệm Phật” dành cho các liên hữu từ khắp bốn phương đến tĩnh tu tịnh niệm… vì mọi người muốn thực hành (tu huệ), còn nghe pháp (văn huệ) thì các vị đã nghe rồi, học rồi, vì có học mới biết, nên mới phát tâm đến đây để thực hành niệm Phật. Việc thực hành niệm Phật của Tăng Ni, Phật Tử không khác lời dạy của Phật trong Kinh Văn Thù Sở Thuyết Bát nhã Ba La Mật, trang 51 : “..trước khi niệm Phật, nên nghe pháp Bát Nhã Ba La Mật, rồi sau mối đăng lâm đạo tràng niệm Phật…”.

Nghe pháp là gia hạnh niệm Phật (trí)

Thực hành là tinh chuyên niệm Phật (hạnh)

* Trường hợp chư Liên hữu đang tham dự niệm Phật, muốn nghe thuyết pháp, sẽ được giới thiệu về tại Quan Am Tu Viện – Biên Hòa, vào mỗi nữa tháng, lúc nào cũng rơi vào ngày chủ nhật để học Phật pháp và giáo lý Phật học. Quý vị sẽ được nghe kinh từ tám giờ ba mươi phút sáng đến mười giờ ba mươi phút sau đó “ thọ thực kinh hành niệm Phật” rồi trở về Chùa Nhứt Nguyên niệm Phật cũng được.

Nghe Sư dạy đến đây tôi thấy lòng mình an lạc lắm, có lẽ từ lực Bồ tát độ trì tôi, nên thấy mạnh mẽ thêm lên, vang vọng đâu đây tiếng pháp lành của Thầy Tổ dạy : “các vị tinh chuyên Niệm Phật Bá Nhựt Trì Danh bất thối chuyển”.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Độ Hàm Linh, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Ngày 11: Đạo Tràng Niệm Phật Là Thuyết Pháp”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com