Mục Lục

Vấn: Khi còn học ở nhà trường Phổ thông, chúng con được nghe Thầy giáo giảng về một thời Phật giáo cực thịnh của các triều đại nhà Ðinh, Tiền Lê, Lý, Trần trên cả 600 năm. Tuy nhiên lúc bấy giờ chỉ được học những nét đại cương trong sử học Việt nam. Nay trở thành những Phật tử thuần thành, chúng con muốn được nghe Sư giảng giải tỉ mỉ chi tiết về một thời cực thịnh của Phật giáo Việt nam?

Ðáp: Phật giáo Việt nam là đạo của dân tộc Việt nam, trên thế giới, người Việt nam vừa sinh ra đời là đã có tín ngưỡng, lớn lên trước nhất là biết tín ngưỡng, tín ngưỡng Thần Thánh, tín ngưỡng Oâng Bà, tín ngưỡng Thần Phật, tín ngưỡng Trời Phật, tín ngưỡng đức Phật Thích ca, Phật A Di Ðà, Bồ tát Quan Aâm…Ơû Việt nam dù người không có Ðạo, hoặc theo Ðạo khác, nhưng họ vẫn biết Ðạo Phật có nguồn gốc sâu xa ngay từ thời kỳ đầu lập quốc Việt nam; nên dù không theo đạo Phật, nhưng họ cũng không dám xem thường Ðạo Phật, hay tin vào những chuyện xưa tích cũ theo Ðạo lý nhà Phật.

Nói đến nhà Phật là mọi người mọi giới liền nghĩ đến hình ảnh hoa sen; trong giáo lý nhà Phật hoa sen là biểu tượng giải thóat của chư Phật, của các bậc Bồ tát. Hoa sen là biểu tượng của nhà Phật, đạo lý nhà Phật, nơi tôn nghiêm, nơi thờ Phật, chùa chiền, Tu viện, Thiền viện…Hoa sen cũng là hình ảnh của nhà Phật tồn tại trải suốt trên 2555 năm nay trên đất nước Ấn độ, các nước theo Phật giáo Nam truyền, các nước theo Phật giáo Bắc truyền và các cộng đồng cư dân Phật tử trên thế giới.

Tại Việt nam nói đến Phật giáo là hình dung đến hoa sen, nhìn hoa sen người ta nghĩ ngay đến Phật giáo. Logo Air Việt nam là hình ảnh “cánh bằng, hạt bay qua ánh trăng” được chuyển đổi thành logo hoa sen, theo lời của vị lãnh đạo Cty Air VN thì đến Việt nam trước nhất người nước ngoài sẽ được các Cty du lịch hướng dẫn giới thiệu viếng Chùa lạy Phật; viếng Chùa lạy Phật là chương trình chính của người nước ngòai khi du lịch Việt nam, Việt nam là Phật giáo, Phật giáo là Việt nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam cũng yêu chuộng hình thái hoa sen, luôn dành những đóa sen cao quý dâng lên Bác Hồ vĩ đại, Bác Hồ Chí Minh đứng trên hoa sen, biểu hiện vị lãnh tụ lớn, một thiên tài , một vĩ nhân trên thế giới, hoa sen là Bác hồ, Bác Hồ là hoa sen. Mặt trận Tổ quốc Việt nam biểu hiện cho ý chí cao đẹp của các đoàn thể yêu nước cùng sống chung trong đại gia đình tổ quốc Việt nam lại có huy hiệu hoa sen nhiều cánh.

Phật giáo Việt nam có năm thời kỳ phát triển cực thịnh từ chất lẫn lượng: – thời kỳ thứ nhất thuộc triều nhà Ðinh – thời kỳ thứ hai thuộc triều đại nhà tiền Lê – thời kỳ thứ ba thuộc triều đại nhà Lý – thời kỳ thứ tư thuộc triều đại nhà Trần – thời kỳ thứ năm thuộc thời đại Hồ Chí Minh.

Quý Phật tử sẽ được nghe giảng về một thời cực thịnh của Phật giáo Việt nam vào triều đại nhà Lý. Nhưng trước nhất sẽ nói về sáng tổ đại nghiệp nhà Lý, triều đại phong kiến nhà Lý.

Nói đến cuộc đời của Lý Công Uẩn, sáng tổ nhà Lý, tức là chúng ta sẽ nhắc lại về một đế đô xa xưa đã được tạo dựng và vị thế đời đời bền vững với thời gian, ngày nay trở thành thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, trái tim của tổ quốc thân yêu hình cong chữ S trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

Ðấy là những nét chấm phá thật hào hùng của cha ông đã dày công bồi đắp cho giang sơn gấm vóc Việt Nam và đi vào lịch sử, mà trong đó có những nét văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo, những lịch sử dã sử, chân phương, hiện thực, cụ thể hóa nền văn học Việt, trở thành đề tài nghiên cứu cho nhiều sử gia trong nước và thế giới.

1/. Thân thế:

Vào triều đại nhà Ðinh, trong hương Cổ pháp, làng Dương lôi (Tiên sơn, Bắc ninh) có bà Phạm Thị Ngà, hằng ngày đi làm công quả ở chùa Ứng Thiên. Mỗi ngày, Bà quét dọn chùa, gánh nước tưới cây, giữ vườn. Bà làm việc suốt ngày đến đêm khuya cho quên sự đời cô độc, nghèo khó của mình, mà không bao giờ dám cất lời than van với ai. Bà cũng rất siêng niệm Phật tự an ủi : “được làm công quả cho chùa, cho Phật Pháp là phước đức ba đời ông cha để lại, đây cũng là hạnh lành tu nhân tích đức. Lúc nào cũng gần Phật, khi tuổi già về ở chùa với Phật, lúc trăm tuổi cũng được thấy Phật, Bà nghĩ như thế !

Một đêm mùa hạ tối trời, bà Phạm Thị đun bếp xong, mệt quá, nằm ngủ luôn bên bếp. Thần báo mộng điềm lành chấp nhận ý nguyện của Bà, từ đó đến sau về nhà tự nhiên Bà thụ thai.

Một hôm trời đã tối sẩm, Bà không còm dám đến công quả chùa Ứng Thiên nữa, nên cố bách bộ đến chùa Qui Châu cùng làng xin ở nhờ qua đêm. Ðược nhà chùa cho phép, bà yên tâm, nghỉ ngơi ở phòng Ni cô. Ðêm khuya bà trở dạ, bổng trời nổi mưa to gió lớn, có ba bà mụ hiện đến ban thuốc thang và đỡ đẻ cho Bà. Bà sinh một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, lúc bấy giờ vào ngày 12 tháng 02 năm Giáp Tuất (974) (Nhân vật lịch sử Ðinh Lê, của Trương Ðình Tưởng, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 25 và Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, NXB Tân Việt,1964, trang 95). Ðời sống quá vất vả, sinh con mà không có gì để ăn, phải đi xin từ hạt gạo chén cơm ăn cho đỡ đói qua ngày. Ðược bảy ngày sau, không còn gì để ăn, bà liền đem con trở lại chùa Cổ Pháp.

Sư Lý Khánh Vân Trụ trì hỏi sự tình, biết đứa trẻ vừa sinh ở chùa Qui Châu, bèn xin đứa trẻ làm con nuôi. Bà Phạm Thị Ngà nghĩ phận mình quá khó khăn, không thể nuôi con, lại gởi được con ở gần Phật, sẽ có ngày trở lại đón con về.

Một thuyết khác nói thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thuê ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một thiếu nữ và làm nàng có mang. Nhà chùa thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng bàng, mệt mỏi dừng lại nghỉ, chồng khát nước đến chỗ giếng nước giữa rừng uống, chẳng may sẩy chân chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, nhưng khi đi tìm đến nơi thì đất mối đùn lên thành ngôi mộ táng chồng lâu rồi. Sau đó đến xin ở nhờ vào chùa Ứng Tâm, cho đến ngày nở nhụy khai hoa.

Một đêm khu tam quan chùa bỗng có hào quang sáng choang, thấy người đàn bà hạ sinh một trai, hai bàn tay có bốn chữ “sơn hà xã tắc”. Sau khi sinh, mẹ cũng qua đời, nhà chùa đem chú bé vào nuôi cho đến tám tuổi, chín tuổi nhà sư chùa Ứng Tâm đem giao cho Nhà Sư Vạn Hạnh, được Sư đặt tên là Lý Công Uẩn.

2/. Tuổi trẻ ở Chùa:

Sư Lý Khánh Vân nuôi trẻ tận tình và đặt tên là Lý Công Uẩn. Khi Lý Công Uẩn lên 6 tuổi, Lý Khánh Vân đưa đến gởi Sư huynh là Sư Vạn Hạnh, Trụ trì chùa Lục Tổ để làm chú Tiểu học đạo, lúc bấy giờ Sư Vạn Hạnh đương kim Quốc Sư triều vua Lê Ðại Hành.

Năm Lý Công Uẩn được 17 tuổi, được Sư Vạn Hạnh (có thuyết nói là cha ruột của Lý Công Uẩn, còn Lý Khánh Vân là chú) quan tâm nuôi dạy giáo lý Phật, nghề văn nghiệp võ kỹ lưỡng trở thành người Phật tử thuần thành, tinh thông Phật Pháp, luôn tỏ rõ là một người thông minh, có khí lượng, tài kiêm văn võ, Sư Vạn Hạnh vào cung Hoa Lư tiến cử với vua Lê Ðại Hành, nhờ có học nên được cử làm Tứ Sương Quân (chỉ huy lính coi bốn cửa thành) về sau thăng đến chức Tả Thân Vệ Tướng Quân Ðiện Tiền Chỉ Huy Sứ (Truyền thuyết Ðinh Lê, của Trương Ðình Tưởng, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, trang 196).

Ðiều cần lưu ý ở đây là từ khi sinh ra, Lý Công Uẩn là người con tinh thần của Phật Giáo được nuôi dưỡng vào đào tạo tại chùa Lục Tổ- Cổ Pháp, một trung tâm Phật giáo nằm giữa hai trung tâm lớn nhất là Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh và Kiến Sơ, Phù Ðồng, Gia Lâm, Hà Nội). Thời bấy giờ giáo dục và thi cử chưa được triều đình tổ chức, nên nhà chùa không chỉ là trung tâm văn hóa-tôn giáo địa phương mà còn là trung tâm giáo dục, nơi truyền bá kiến thức, học vấn và tăng lữ là tầng lớp trí thức, lực lượng sáng tác văn học của xã hội.

Từ đó chúng ta có thể thấy Lý Công Uẩn hoàn toàn được giáo dục bằng ý thức hệ Phật Giáo để lập lên một triều đại trị quốc chăn dân lâu dài nhất trong các triều đại vua chúa Việt Nam. Phật giáo lại trở thành Quốc giáo và đóng vai trò chính : “hộ quốc an dân”.

3/. Làm quan nhà Tiền Lê:

Lý Công Uẩn là một nhà Sư chuyển sang nghiệp làm quan nhà Tiền Lê (vào thời Lê Trung Tông tức Hoàng tử Lê Long Việt 1005). Lê Trung Tông làm vua mới 3 ngày bị em là Thái tử Lê Long Ðỉnh giết cướp ngôi. Các quan trong triều sợ bỏ chạy, riêng Lý Công Uẩn ôm xác Lê Long Việt đang đầm đìa máu chảy mà khóc. Lê Long Ðỉnh tức giận toan giết Lý Công Uẩn, có cận thần là Lê Nhân Nghĩa (bạn của Lý Công Uẩn) can gián, Long Ðỉnh nghe theo, sau khen Lý Công Uẩn là người nghĩa trung hiếu đạo. (Nhân vật lịch sử thời Ðinh Lê của Trương Ðình Tưởng, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 26)

Lê Long Ðỉnh, sinh năm 985, làm vua được 5 năm, tức là từ năm 1005 đến 1009, vua có bệnh trỉ nên khi lâm triều chỉ nằm mà nghe đình thần tâu rồi mà phán xét việc nước, nên gọi vua là Lê Ngọa Triều.

Sư Vạn Hạnh và thần dân nhận thấy nhà Tiền Lê tuy có công với nước, nhưng vua Lê Long Ðỉnh, lại quá bạo ngược, độc ác, vô đạo, lại hoang dâm vô độ, là điềm báo nhà Tiền Lê suy vi, đây là thời cơ có thể đưa Lý Công Uẩn lên ngôi. Lúc này triều thần là Ðào Cam Mộc (bạn thân của Lý Công Uẩn) cũng bàn bạc với Sư Vạn Hạnh, khuyên Lý Công Uẩn hãy sẵn sàng thay thế triều đại nhà Tiền Lê.

4/. Lập nên triều đại nhà Lý:

Ngày Tân Hợi, tháng Mười, năm Kỷ Dậu (1009) vua Lê Ngọa Triều băng hà, lúc nầy Lý Công Uẩn cùng với Hữu Thân Vệ Ðiện Tiền Chỉ huy Sứ Nguyễn Ðộ đem 500 quân lính vào kinh thành Hoa Lư trấn giữ. Có cận thần là Ðào Cam Mộc, và Lê Thái Hậu (mẹ của vua Lê Ngọa Triều) khuyên Lý Công Uẩn lên ngôi theo nguyện vọng của thần dân, cùng với sự ủng hộ của bạn bè, sự hộ trì của Phật giáo cụ thể là Quốc Sư Vạn Hạnh, ứng với lời sấm ký : “Nhà Lê sẽ mất, nhà Lý lên thay”.

Ngày Quý Sửu, tháng mười, năm Kỷ Dậu (1009) sau hai ngày Lê Ngọa Triều băng hà, các quan trong triều tung hô tôn Lý Công Uẩn lên ngôi thiên tử, với tôn hiệu :

“Phụng Thiên Chi Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiệu Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ. Thái Bình Khâm Minh Quang Thạch. Chương Minh Vạn Ban Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chân Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Ðạo Chính Hoàng Ðế”.

Ðây là vị Hoàng Ðế có danh hiệu dài nhất trong lịch sử Nhà nước phong kiến Việt Nam, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn ba mươi lăm tuổi

(Nhân vật lịch sử thời Ðinh Lê của Trương Ðình Tưởng, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 27)

5/. Những năm ở ngôi báu:

Lý Công Uẩn lên ngôi lấy niên hiệu là Thuận Thiên, sắc chỉ mời Thiền sư Vạn Hạnh làm Quốc Sư trực tiếp tham gia chính sự giúp ý kiến cho Vua. Vào tháng 7 năm 1010, nhận thấy kinh đô Hoa Lư là một quân thành vững chắc nhưng quá chật hẹp, có ngõ vào mà không lối ra, đất đai ẩm thấp, thường hay lụt lội, núi đá chiếm hết đồng bằng, nhân dân đói khổ, kinh tế không phát triển, nhà vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô ra thành Ðại La.

Việc dời đô, nhà Vua có tham kiến với Quốc Sư Vạn Hạnh để làm bài Chiếu Ðời Ðô, một áng văn chương xuất sắc, có tầm nhìn địa hình kinh tế, chính trị, văn hóa, địa hình quân sự xứng đáng để lại cho con cháu muôn đời sau nghiên cứu về đất Thăng Long :

CHIẾU DỜI ÐÔ : Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời ? Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi . Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Ðinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

Huống gì thành Ðại La, kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Ðã đúng ngôi Nam Bắc Ðông Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Ðịa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi nầy là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”

(Trích Văn Thơ Lý Trần, NXB Khoa Học Xã Hội – Hà Nội năm 1977, trang 229, 230 – Nguyễn Ðức Vân phiên dịch)

Cuộc dời đô của Lý Thái Tổ được thực hiện vào thời gian tốt nhất, tức là vào tháng 7 âm lịch, đầu mùa thu năm Canh Tuất (1010). Tháng 7 là tháng nước dâng, lên cao thuận tiện cho việc chuyên chở bằng thuyền. Ðể vận chuyển nhiều cung điện nguy nga, nhiều đồ vật quý hiếm, cùng các quan lại, cung tần, mỹ nữ, người hầu hạ phải dùng thuyền để đi bằng đường thủy là chắc chắn. Ðoàn thuyền của nhà Vua Lý Thái Tổ khi dời đô có nhiều loại khác nhau và đi lại trên 6 tuyến sông : sông Sào Khê, sông Hoàng Long, sông Ðáy, sông Châu, sông Nhuệ, sô Tô Lịch, những sông nầy ngày nay vẫn còn, riêng sông Tô Lịch và sông Nhuệ một số đoạn đã bị san lấp.

Khi dời đô, đoàn thuyền của nhà Vua tới ngã ba sông Tô Lịch – Nhị Thủy, dưới chân thành, rồng vàng hiện lên rẽ sóng tới gần thuyền Vua, rồi bay vút lên trời xanh, từ đó thành Ðại La đổi tên là Thăng Long, tức thủ đô Hà Nội ngày nay. Ðất nước ta lúc bấy giờ có tên là Ðại Việt (Cố đô Hoa Lư của Lã Ðăng Bật, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 25, 26).

Việc Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long là một công trình thuyên chuyển vĩ đại được các thần dân, nhân sĩ Phật giáo, nho sĩ đương thời và các thời đại sau nầy, kể cả chúng ta ngày nay đánh giá đúng là một thiên tài thao lược, quyết định đúng đắn, hoàn toàn vì lợi ích chung của dân tộc, là sáng kiến độc đáo nhất vào thời quân chủ phong kiến.

Ngoài việc dời đô, Lý Thái Tổ còn chỉnh đốn việc cai trị và hành chánh, như chia nước ra làm 24 bộ, đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An, làng Cổ Pháp quê hương của Ngài thành phủ Thiên Ðức, cho xây dựng kinh thành Thăng Long, lập cung điện quy mô, phong Mẹ là Phạm Thị Ngà là Minh Ðức Thái Hậu, thân sinh Ngài được tôn phong là Hiển Khánh Vương, cho xứng với tầm vóc đất nước.

Vốn sinh ra và lớn lên từ nhà chùa, được các nhà sư lừng danh dạy dỗ, nên Lý Thái Tổ là vị vua trọng đãi tăng sĩ và sư sãi, chú trọng việc đắp tượng Phật, đúc chuông, cho xây nhiều chùa, đưa đạo Phật lên thành Quốc giáo, dựng chùa Hưng Thiên Tự nội Thành, chùa Vạn Tuế ngoại thành, chùa Thắng Nghiêm, chùa Thiên Vương, chùa Cẩm Y, chùa Long Hưng, chùa Thành Thọ, chùa Thiên Quang, chùa Thiên Ðức. Ngài sắc chỉ khắp nơi trong nước nơi nào có chùa hư phải tu bổ lại. Năm 1019 Lý Thái Tổ sai sứ giả Phạm Hạc, Nguyễn Ðạo Thành sang Trung Hoa thỉnh Ðại Tạng Kinh. Cũng trong năm nầy nhà vua sắc chỉ Thiền sư Phi Trí sang Quảng Tây thỉnh thật nhiều kinh sách đem về tàng trữ tại kinh thành.

Năm 1020, nhà vua sắc chỉ lập đại giảng đường thuyết giảng Phật pháp, cho phép Tăng sĩ đi khắp nơi trong nước giảng đạo truyền bá chánh pháp, sắc chỉ đúc chuông to để tại chùa Hưng Thiên, chùa Ðại Giáo, chùa Thắng Nghiêm.

Năm 1024 lập chùa Chân Giáo trong nội thành, sắc phong các Tăng già, Pháp Sư để giảng Phật pháp cho vua nghe. Riêng Quốc Sư Vạn Hạnh trở thành một vị Thầy của hai vua Lê và vua Lý. Ðến khi vua Lý Thái Tổ ở ngôi được 9 năm thì Quốc Sư Vạn Hạnh viên tịch tức là vào năm 1018 (Lược Khảo Phật giáo Sử Việt Nam, của Vân Thanh, XB tháng 3 – năm 1975, trang 93, 94, 95)

Về sau nhà Vua Lý Nhân Tông có bài truy tán Quốc Sư như sau :

Vạn Hạnh dung Tam thế

Châu phù hữu sấm thi

Hương quan danh Cổ Pháp

Trụ tích trần Vương Kỳ

Dịch :

Vạn Hạnh thông ba học

Rành rành có sấm thi

Quê nhà tên Cổ Pháp

Gậy Phật, đất Vương Kỳ

(Nhân vật lịch sử thời Ðinh Lê, của Trương Ðình Tưởng, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 65)

Lý Thái Tổ là vị vua có nhiều chiến công hiển hách, nhà Vua từng thân chinh đánh dẹp nhiều nơi như ở Tuyên Quang, Nghệ An. Tài ngoại giao của nhà vua cũng xuất sắc, vua nhà Tống rất nể vì, tôn trọng phong Vương. Các nước phía Nam như Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp đều thần phục và triều cống. Nhà vua giảm sưu cao, thuế nặng cho dân tình, nên đất nước Ðại Việt lúc bấy giờ thật cường thịnh.

Phương ngôn có câu:

Ðời vua Thái Tổ, Thái Tông

Ngô, lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.

Ngày 2 tháng 3 năm Mậu Thìn (31.3.1028), nhà vua băng hà ở điện Long An, hưởng thọ 54 tuổi, ở ngôi 19 năm. (Nhân vật lịch sử thời Ðinh Lê, của Trương Ðình Tưởng, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 30).

Hiện nay công trình nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ được Ủy ban Nhân dân Tp.Hà Nội và Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng ở khu di tích cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Ngày 29 tháng 9 năm 2000, nhân kỷ niệm 990 năm vua Lý thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010-2000) Nhà bia được khánh thành.

Trong Nhà bia, giáo sư anh hùng lao động Vũ Khiêu có làm đôi liễn ca ngợi sự nghiệp của Lý Thái Tổ như sau :

“Xây Thăng Long Văn hiến, với tinh thần Âu Lạc Văn Lang

“Dựng Ðại Việt cơ đồ, với khí thế Sơn Tinh, Phù Ðổng

(Cố đô hoa Lư, tác giả Lã Ðăng Bật, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 37, 38)

6/. Nhận định về nhà vua Lý Thái Tổ:

Nhà vua Lý Thái Tổ từ khi sinh ra được ở chùa gần Phật, nhỏ tuổi mà đã có khi tiết, khẳng khái, biết thân phận, đến khi làm quan nhà Tiền Lê cũng gần Quốc Sư, đến khi làm vua cũng tạo điều kiện cho mình gần Tam Bảo cho xây nhiều chùa. Vua Lý Thái Tổ lên ngôi vào năm 1009 đến 1028 thì băng hà. Nhà Vua là một Phật tử thuần thành trong đạo Phật thời phong kiến, có đầy đủ đạo đức, có hiếu với mẹ, nghĩa với bạn, trung với nước, là con nuôi của nhà chùa thành Vua thiên hạ .

Chịu khó học đạo, học đời, biết theo Thầy lành (Sư Vạn Hạnh) bạn sáng (Ðào Cam Mộc, Nguyễn Ðệ, Lê Nhân Nghĩa); được tiến cử làm quan triều Lê Trung Tôn. Tin Thầy, tin Bạn lập nên sự nghiệp nhà Lý nối truyền nhau trị quốc chăn dân gần 300 năm.

Gìn giữ giang sơn gấm vóc biết phát huy vị thế, dời đô, biết cách làm cho phát triển giang sơn, đưa đất nước đến chỗ hùng mạnh cho con cháu muôn đời sau.

Ngoại giao giỏi, Vua nhà Tống nể phục, phong vương cho Vua. Các lân bang Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp không dám quấy nhiễu, phủ phục triều cống.

Tin Phật trọn vẹn, nương vào vị thế đưa Ðạo Phật thành Quốc giáo để hộ quốc an dân và hưng thịnh. Cho phép các Thiền sư tham gia quốc chính, khiến cho thiên hạ thái bình thịnh trị suốt 19 năm nhà vua cai trị và báo hiệu cả một triều đại sẽ kéo dài gần 300 năm hưng quốc.

Lý Thái Tổ là một ông vua yêu nước, thương dân, một lòng vì đại nghĩa, là một công dân ưu tú trong suốt 2000 năm dựng xây đất nước. Vua là một Phật tử tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam trong quá trình đồng hành cùng dân tộc; nên chính Phật giáo ở vào một thời điểm vừa là phát triển cực thịnh, vừa nắm thế chủ động ủng hộ triều đình giữ vẹn giang sơn gấm vóc tổ quốc Việt Nam .

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Giáo Chủ Thọ Quang Thể Tướng, Vô Lượng Vô Biên Từ Thệ Hoằng Thâm, Tứ Thập Bát Nguyện Ðộ Hàm Linh, Ðại Từ, Ðại Bi Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Như Lai Biến Pháp Giới Tam Bảo.



Có phản hồi đến “Ngày 76 – Thời Điểm Cực Thịnh Của Phật giáo”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com