Mục Lục

Trong lịch sử hoằng đạo của các bậc Đạo sư hệ phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, cho chúng ta thấy có sự dung họp cả 3 tư tưởng của Phật Giáo Việt Nam, chúng tôi sẽ trình bày dưới đây một vài sự kiện xuất phát từ những tư tưởng đó.

1. ẢNH HƯỞNG BỬU SƠN KỲ HƯƠNG:

Đức Bổn Sư khai đạo ở một thời kỳ mà nước Việt hết sức rối ren, suốt một thời gian dài không tự kiềm chế được giữa chiến tranh Việt Pháp như Phong Trào Cần Vương kháng chiến. Đức Cố Quản Trần Văn Thành, Nguyễn Trung Trực đều là môn đệ của Đức Phật Thầy Tân An một số trong các nhà hành đạo cũng đồng chung số phận bị lưu đày.

Thời kỳ hành đạo của Đức Bổn Sư là thời kỳ thứ hai cũng có học phái Bửu Sơn Kỳ Hương, suốt một quá trình tồn tại khi Đức Bổn Sư khai đạo.

Không như các bậc đạo sư bên Tông, bên Giáo, Đức Bổn Sư tự dọn mình bỏ tục trong 7 ngày đêm Ngài nằm mê mang cho đến ngày thứ bảy thì an nhiên tỉnh lại, cảm thấy tâm thần như nước mắt thanh lương và bắt đầu từ đó. Ngài đi phổ hoá chúng sanh cứu nhân độ thế.

Đức Bổn Sư đã tạo nên một nền văn hoá cơ bản tại núi Tượng, các Chùa Thanh Lương Tự, Chùa Lớn, An Định Miếu (thờ Công Thần) và Chùa Phi Lai, nhưng đến năm 1885 tất cả đều bị thiêu huỷ, cho đến năm 1945, Chùa Miếu ở núi Tượng do Đức Bổn Sư sáng lập bị thiêu huỷ một lần nữa, bởi lòng yêu nước của các tu sĩ tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm. Trong số chùa đó có Chùa Bửu Quang (bị thiêu huỷ năm 1940) là nơi Đức Sư Ông THÍCH BỬU ĐỨC cầu đạo tu học với hệ thống của Đức Bổn Sư và được truyền Bửu An vào năm 1920, với tông yếu là: “HỌC PHẬT TU NHÂN”.

Sau khi các Tổ Đình bị hư hại hoàn toàn, Đức Sư Ông Bửu Đức hành cước về cầu số 1 Rạch Giá, nối gót tiền nhân Tổ Thầy bốc thuốc Nam độ bệnh cứu dân độ thế và chú trọng truyền đạo về “Giáo Môn” với “PHÁP MÔN NIỆM PHẬT”

Đến năm 1952, Đức Sư Ông hành đạo trở về núi Tượng cho đến na9m 1960 thì về núi Tà Sư (Trà Sư) và năm 1970 thì về an dưỡng tại núi Sập (Tổ Đình Thành An Tự)

Trong thời gian hành đạo tại Núi Tượng, năm 1954 Đức Tôn Sư Mẫu Trầu tìm cầu học đạo với Đức Sư Ông và được ấn khả kế thế truyền thừa PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Sau đó Đức Tôn Sư về miền Đông du hoá hoằng dương chánh pháp bằng pháp môn Tịnh Độ. (cuộc gặp gỡ của Đức Tôn sư với Đức Sư Ông đã nói ở phần tiểu sử)

Ngày nay Tịnh Xá Thắng Liên Hoa, xã Hiệp Hoà, Biên Hoà là nơi Đức Tôn Sư tạo dựng, đã cho chúng ta thấy về phong cách hành đạo, trang nghiêm thờ phượng có ảnh hưởng lớn đến học phái Bửu Sơn Kỳ Hương, kể cả những bài giảng trong 04 tập của Đức Tôn Sư và chính Đức Tôn Sư là đệ tử được tin tưởng, được trao truyền Bửu An từ tay Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức để giữ gìn viềng mối đạo lý môn phong.

2. ẢNH HƯỞNG ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ:

Trong thời gian trụ vị ở cầu số 1 Rạch Giá, năm 1943 có một đạo nhân tướng hảo quang minh phi thường, khoảng trên 20 tuổi, nhưng mặc y phục thế tục đến vấn an hỏi đạo, cầu Đức Sư Ông quan tâm dùm.

Đạo nhân nói: “Thế tử đã qua đời, con quá khổ tâm, mong nhở ông Ba (Đức Sư Ông Bửu Đức) giải giúp cho con hết khô…”

Đức Sư Ông Bửu Đức đáp: “ Ông (Tôn Sư Minh Đăng Quang) là người có sứ mạng cao cả với Phật pháp, không việc gì phải bận tâm phiền trược đau khổ, Ông nên xuất gia tu hành hoá đạo chúng sanh đang chờ ông, tôi hứa ủng hộ ông…”

Nghe nói thế vị đạo nhân từ giả Sư Ông ra đi và làm theo lời sách tân đến cuối năm 1943. vị đạo nhân đó trở lại thăm Đức Sư Ông. Lúc bấy giờ mang áo Cà Sa Tăng Già Lê.

Sư Ông liền bài: “Từ đây Đạo vàng của ông tỏ rạng, nhưng trên đường hành đạo ông đừng bao giờ nhắc đến danh tánh của tôi cho ai biết, tôi là người ẩn hình hỗ trợ cho ông. Tình nghĩa Thầy trò chỉ gặp nhau bằng tâm mà thôi (Nguyên văn lời của Đức Tổ, khi soạn giả cùng với giáo đoàn Khất Sĩ Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng của Mẫu Trầu đến thăm Ngài tại núi Trà Sư năm 1964)

Với hành trang trên, Đức Tôn Sư Mẫu Trầu cùng với các Đức Giáo Tổ Minh Đang Quang là huynh đệ cùng cầu pháp với Đức Tổ Bửu Đức dưới dạng hai hình thức hành đạo.

Vì vậy nên khi về Miền Đông giáo hoá vào năm 1956, Đức Tôn Sư Mẫu trẩu có tạc Long Vị Đức Tổ Minh Đăng Quang và di ảnh thật lớn để tôn thờ ở Tổ Đường của Tổ Đình Long Sơn Tự (Trung tâm hộ phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng) và Tăng Ni ở đây tu học hành pháp theo hạnh khất sĩ, ngoài việc tu học theo giáo môn Tịnh độ của bản hệ.

Điểm đặc biệt là năm 1964, khi bom đạn chiến tranh tàn phá Tổ Đình Linh Sơn bị hư hại 100%, toàn bộ pháp khí, kinh sách, cốt tượng bằng đồng, xi măng to lớn đều bị thiêu huỷ, chỉ còn sót lại bức Long vị của Đức Giáo Tổ là tồn tại, không bị cháy hay bị sứt mẻ, chứng minh ảnh hưởng tinh thần bất diệt với hệ phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng trên toàn quốc đều có thờ Đức Giáo Tổ cùng chung với Đức Tở Bửu Đức và Đức Tôn Sư Mẫu Trầu.

3. ẢNH HƯỞNG THIỀN PHÁI ĐỨC TỔ NGUYÊN THIỀU:

Thời gian học đạo o8 tháng với Đức Tổ Bửu đức tại núi Tượng với pháp hiệu Thiện Phước. Đức Tôn Sư Mẩu Trầu bận việc lao tác công quả hơn là gặp Đức Tổ. Ngài cúi lạy Sư Ông và khẻ hỏi:

- Con muốn giống Ông, mà không biết làm sao cho giống?

- Đức Tổ vui cười trả lời và dạy: “MUỐN THÌ ĐƯỢC” nhưng phải về Miền Đông hành đạo thì nên việc.

Năm 1956, rời khỏi Tổ Dình Bửu Quang Tự với một bóng áo nâu sòng đơn độc, hướng về Biên Hoà sống ẩn dật tại Long Sơn Cổ Tự và cấp pháp với THIỀN SƯ TRÍ CHÂU từ đó Đức Mẫu Trầu trở thành môn đệ của dòng LÂM TÊ CHÁNH CÔNG thứ 41 của THIỀN PHÁI TỔ NGUYÊN THIỀU pháp hiệu NHỰT Ý

Rồi cuối năm đó, Đức Mẫu Trầu thân hành về núi Dinh, Tổ Đình Linh Sơn Tự (Bà Rịa) khai sơn hệ phái LIÊN TÔNG TỊNH ĐỘ NON BỒNG chính thức hoặng truyền TỊNH ĐỘ TÔNG nối gót Tổ Tông từ đó, khai sánh Phật Học Đường TÂY PHƯƠNG BỒNG ĐẢO mở khoa niệm Phật BÁ NHỰT TRÌ DANH hàng năm, cho dến nay vẫn còn và càng ngày sự quảng bá thật sâu rộng hơn ở tại Miền Nam trong các trú xứ NHỨT NGUYÊN BỬU TỰ, QUAN ÂM TU VIỆN, LONG SƠN CỔ TỰ, TỊNH XÁ THẮNG LIÊN HOA…

Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng chịu ảnh hưởng của 3 học phái lớn trong Đạo Phật Việt Nam, tuy chịu nhiều dư luận không đúng đắn lăm nhưng nhân lực của ĐỨC MẪU TRẦU thật thánh thiện và vượt qua mọi thử thách vô cùng khắc nghiệt suốt 40 năm trường gian khó, cho đến năm 1992 mới được cộng đọng các học phái trong GIÁO HÔI PHẬT GIÁO VIỆT NAM công nhận.

So sánh với TỔ THIÊN THAI (Trung Hoa), TỔ NHẬT LIÊN (Nhật Bản) TỔ THIÊN THAI (Việt Nam) và chư Tổ cận đại của Phật Giáo Việt Nam, thì Mẫu Trầu là người sau nhưng nắm bát được uyển chuyển trong khế cơ, khế lý của nền Giáo lý chính nhân để tế tăng độ chúng, chứng tỏ càng đánh giá sai lầm của dư luận càng làm cho Mẫu Trầu đến chỗ thành công như ý nguyện trên đường hoằng pháp độ sanh hợp với bảo hoài của Phật – Tổ Sư… bởi các phương tiện độ tha.

Hiện nay trong LIÊN TÔNG TỊNH ĐỘ NON BỒNG thì Ni trưởng Huệ Giác là người chính thức kế thừa Tông môn giữ gìn “Bửu An” do Đức Tôn Sư Mẫu Trầu trao lại trước khi Ngài viên tịch năm 1986 để nắm giữ giềng mối LIÊN TÔNG. Ngoài ra, còn có một HỘI ĐỒNG TRƯỞNG LÃO đứng đầu là Hoà Thượng THÍCH HUỆ TÂM, và một HỘI ĐỒNG TĂNG LỮ, chư Tăng Ni giới đồng tâm hiệp lực hoằng truyền tông chỉ, cũng như giữ gìn chánh páhp tại các Trung tâm Tổ Đình lớn như Tổ Đình Linh Sơn. Quan Âm Tu Viện, Long Sơn Cổ Tự, Nhứt Nguyên Bửu Tự, Tịnh Xà Thắng Liên Hoa, Tịnh xá Cực Lạc…đại diện cho gần 100 Tự, Viện trên toàn quốc thuộc bản hệ.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng Ảnh Hưởng Các Học Phái”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com