Mục Lục

I. VỊ TRÍ:

Tổ Đình Linh Sơn nằm bên sườn Tây núi Dinh, ngọn núi này nằm trong dải Bao Quan. Trên bản đồ địa lý của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì đỉnh Bao Quan chỉ cách Thị Xã Bà Rịa khoảng 10 km đường chim bay và nằm về phía Tây Nam của Thị xã.

Tổ Đình Linh Sơn cách đỉnh Bao Quan khoảng 06km đường núi theo cùng hướng địa lý với đỉnh Bao Quan. Tiền diện Tổ Đình hướng ra Biển Nam Hải, căn cứ theo bản đồ địa chính hiện nay thì trực thuộc xã Hội Bài, huyện Tân Thành, tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu

Diện tích toàn khu vực quản lý của Tổ Đình bao gồm những cụm rừng Tràm, Bạch Đàn, cây ăn trái, khu vực cây rừng, khoanh nuôi…ước lượng khoảng 250 hecta . Các đạo tràng, điện, am, cốc, tịnh thất được bố trí ở những ngọn đồi liên tiếp nhau trong đó các đạo tràng chính là:

- Tổ Đình Linh Sơn Tự

                   - Chùa Hang Tổ

                   - Chùa Hang Mai

                   - Điện Bồ Đề

                   - Quan Âm Phật Tự

                   - Điện Lôi Âm

                    - Điện Kim Cang

                   - Đạo Tràng Anh Lạc (ĐĐ Thích Thiện Nghĩa)

                   - Khu vực vườn Bát Đức

                   - Khu vực Đạo Tràng Bửu Châu (TT Thích Thiện Hồng)

Ngoài ra, còn một số lớn điền thờ, hang, cốc, tịnh thất được bố trí khắp khu vực núi rừng của Tổ Đình, để tiện việc cho chư tôn, đức tăng, ni, tịnh nhơn tu học và chăm sóc vườn rừng như : Bửu Cung Phật Nam, Bửu Cung Phật Nữ, Điện Địa tạng, Điện Bát Tiên, Điện Phổ Đà, Điện tào Khê, Điện Ngũ Đài…

Xác định ranh giới về phíc Bắc, mốc điểm là ngọn Bao Quan (với tản đá to, trong thời gian chiến tranh được dùng làm sân bay) trải dài theo hình cánh cung xuyên qua vùng đồi núi đến khu vực Hang Cốc (Hang Tổ)

Mạn Đông Nam từ Long Cốc Thượng chạy dọc theo ngọn của dòng suối tiên, vị trí đất nằm bên bờ Tây của dòng suối, điểm cuối là ngã Ba Suối Đá Chu Hải

Mạn Tây Bắc bao gồm những đồi rừng tràm chạy dài đến chùa hang mai. Mạn Tây Nam cũng là nhửng cánh rừng tràm, giáp ranh khu vực quản lý của Trường Thiết Giáp

 II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH:

Sự dựng lập và tên gọi của Tổ Đình Linh Sơn Tự không rõ được khai sinh từ thuở nào, dù được lưu truyền trãi qua nhiều đời Tổ của các hệ phái Phật Giáo, liên tiếp nối truyền xiển dương chánh pháp nối tiếp dòng mạng mạch của Phật đạo.

Theo tương truyền thì tiền hiện khai sinh lập tự là Ngài Hoà Thượng Thi, vị sư tổ dựng lập Tổ Đình, đấy là bậc cao tăng đắc đạo, đã có cống hiến một vùng núi hoang vu hẻo lánh, mà nay đã trở thành một cơ sơ Phật Giáo lớn tại Phước Hoà. Đấy là một chứng tích sống động cho bề dầy đạo hạnh của Ngài. Rất tiếc không còn một sử liệu, di tích nào để nói lên thời kỳ này, thậm chí chỉ còn sót lại một danh hiệu “Huý Thi” Ngài viên tịch là 25/09 Âm lịch. Kính nguyện giác linh Ngài hoan hỷ cho hàng hậu bối.

                   …vị kế thừa Ngài Hoà Thượng Thi là Thủ Tọa Đối

                   …và kế tiếp là Thủ Toạ Sanh

          Cũng không còn một tư liệu nào liên quan đến các vị tiền hiền trên. Có lẽ qua nhiều thời kỳ chiến tranh, bào mòn tất cả những tài liệu bút tích, Pháp Tháp Long Vị, Pháp khí của các Ngài đã bị huỷ hoại và thất lạc

          Hiện tại ban sử liệu của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng (Tông Môn được hình thành tại Tổ Đình từ năm 1957) chỉ nắm được một phần nào sử liệu của Tổ Đình từ Ngài Thủ Toạ Thi tức là vị kế thứa Thủ Toạ Sanh. Tư liệu các trưởng lão, nhân dân địa phương Phước Hoà và Long Hương kể lại, đó là khoảng cuối thế kỷ thứ 19

          Câu chuyện được kể rằng:

          “Ngược dòng thời gian vào khoảng trước năm 1990 Tổ Đình Linh Sơn do Thủ Toạ thi làm trụ trì, Thủ Toạ Thi trụ trì gần 20 năm thì viên tịch vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch (hiện tháp của Ngài ngự tại Thánh Địa Tổ Đình Linh Sơn) trong thời gian chiến tranh 1965 – 1975 bị huỷ hoại hoàn toàn. Nay đã được Tăng Ni Tổ Đình trùng tu nào năm 1980.

          Quyền trụ trì lúc bấy giờ được giao cho Sư cô Diệu Dưỡng thế danh Võ Thị Giác, trong giai đoạn trụ trì sư cô đã cho xây dựng mở rộng thêm chánh điện trung tâm, nhà trù, tăng viện, ni viện…dựng thêm các am, thất xung quanh và tập trung được nhiều người về tu học, lúc bấy giờ đồng bào địa phương và nam nữ Phật tử đặt tên cho Tổ Đình Linh Sơn là “ Chùa 18 nóc”

          Thời gian trụ trì được gần 10 năm, vì tuổi già Sư cô giao quyền lại cho Ngài Yết Ma Sở (hiệu là Trừng Tác) kế thừa trụ trì trông nom Phật pháp. Riêng Sư cô về vùng đồng bằng tịnh tu cho đến ngày viên tịch.

          Đó là khoản năm 1928. Ngài Yết Ma Sở nối tiếp việc xây dựng trùng tu Tổ Đình nhân dân ở những làng xã lân cận như Phước Hoà, Cầu Ván, Long Hương… người trợ thủ đắc lực của Ngài là Docteur Phụng (con rể của sư cô Diệu Dưỡng) tốt nghiệp ngành Tây Y tại Pháp Quốc khoảng thập niên 20. Bệnh dịch hoành hành, dân chúng khổ đau với bệnh tật và nạn đói. Cảm kích trước những điều kiện trên Docteur Phụng cùng yết Ma Sở đi đến từng nơi để chữa trị cho nhân dân, việc hoằng đạo hoá duyên luôn song hành với phương thức cầu an, cầu siêu cho các nạn nhân, khuyên can bá tánh hành thiện dứt ác.

          Docteur Phụng mất năm 1928, hiện ngôi mộ của người vẫn còn tại Tổ Đình Linh Sơn dấu tích duy nhất cùa thời kỳ này vẫn còn sót lại.

          Phật tử tại gia của Ngài Yết Ma Sở khá đông, tập trung các xã Phước Hoà, Cầu ván, Long Hương… về đệ tử xuất gia được 18 vị Tăng già.

          Những sử liệu được ghi trên đây là do người đệ tử thứ 18 của Ngài kể lại đó là Ông Châu Văn Sởi pháp danh Tâm sanh, sinh năm 1925 tên thường gọi là ông Bảy Cày hiện vẫn còn sống tại huyện Long Hương .

          Vào khoảng năm 1945, thời kỳ sôi động của chiến sự chống Pháp, chống Nhật việc bắt bới và lùng soát diễn ra khắp nơi, vùng núi Dinh bấy giờ là nơi ẩn trú của kháng chiến quân, nên Đạo Tràng Tổ Đình Linh Sơn thường xuyên bị bố ráp, thực dân Pháp thường mở các cuộc hành quân để tiêu diệt các du kích quân Việt Nam. Trong giai đoạn này Ngài Yết Ma Sở đã tận tình giúp đỡ các anh em du kích thoát khỏi những đợt càn quét. Ngoài ra, Ngài còn trợ giúp cho lực lượng kháng chiến quân vật thực và thuốc men, ngấm ngầm trợ lực cho cuộc chiến đấu dành độc lập của nhân dân, đây cũng là truyền thống Phật Giáo Việt Nam trãi quan nhiều thời đại, đúng nghĩa với câu “Đáo pháp và dân tộc”.

Vào khoảng tháng tư năm 1945, lúc 8 giờ sáng, một đội quân trong đó có nhiều người nước ngoài, không rõ quốc tịch, đã lên núi Dinh đốt phá huỷ hoại toàn bộ chùa chiền và các am, thất, trục xuất toàn bộ người tu xuống núi. Toàn thể đạo tràng biến thành phế tích đổ nát, không còn lưu dấu gì cho hôm nay để nói lên thời kỳ đã qua.

Rời núi Ngài Yết Ma Sở phân tán đệ tử đi các nơi để ẩn thân như: sài gòn, Mỹ Tho, Long Thành…Riêng Ngài về Chùa Long Hoà, huyện Long Điền lập Am tịnh tu tiếp tục phận sự tế độ quần sanh. Ngài đã ở lại đây chu đến ngày viên tịch, lễ kỵ giỗ của Ngài yết Ma Sở là ngày 19 tháng 10 âm lịch . Hiện nay tháp thờ Ngài vẫn còn tại Long Hoà huyện Long Điềm, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Sau thời kỳ Yết Ma Sở có Hoà Thượng Hồng Quang tiếp quản đạo tràng, cho xây dựng lại phần nào những gì đã đở nát, quy tụ được một số ít người về ẩn tu.

Thập niên 50, Tổ Đình Linh Sơn gần như trống vắng người tu vì nhà cầm quyền đương thời không ngớt ruồng bắt, tra hỏi Hòa Thượng Hồng Quang buộc phải rời núi và ngài cách đặt cho vị cư sĩ tại địa phương Phước Hòa trông nom, đấy chính là ông Giáo Tư.

          Thời gian sau đó, ông Giáo Tư giao quyền quán xuyến cho Yết Ma Sen (không rõ tiểu sử và tong phong) đó là khoảng năm 1954, ông Giáo Tư trở về Phước Hòa, mất vào năm 1966.

          Ngài Yết Ma Sen tiếp tục trụ trì, lúc này thế sự có đôi phần lắng dịu, vì thực dân pháp đã đại bại tại Điện Biên Phủ, nạn ruồng bắt không còn xảy ra nữa, thời kỳ này Yết Ma đã quy tụ một số cư sĩ lớn tuổi về núi phụ chăm sóc, bồi đắp phần nào tiền tích của Tam Bảo.

          Vào khoảng tháng giêng năm 1956, do đại sự nhân duyên, một Đại Sư hoằng truyền Tinh Độ Tôn du hóa từ miền tây sang miền đông có biệt hiệu là mẫu trần (Sau này tức là hòa thượng Thiện Hạ Phước) đã đến núi Dinh và an trú tại Tổ Đình. Sau thời gần gũi tiếp xúc đồng tu, luận đạo, do cảm nhận được Đức Mẫu Trầu là bậc chân tu xuất thế đạo hạnh của ngài là nơi nương tựa cho chúng sanh các loài, thế nên vào khoảng tháng 4 năm 1957 Ngài Yết Ma Sen đã giao toàn bộ quyền quán xuyến Trụ Trì cho Đức Mẫu Trầu để về trụ trì một ngôi chùa ở chân núi Châu Thới, ngài viên tịch năm 1969.

          Tổ Đình Linh Sơn Tự rêu phong phủ kín theo bóng thời gian, thăng trầm theo thế cuộc và tồn tại với lòng người, được sang trang để làm nên sử mới…

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Tổ Đình Linh Sơn - Quá Trình Hình Thành”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com