Mục Lục

Ngoài ra mỗi nữa tháng hàng giáo phẩm chư Tăng Ni Bồ Tát tụng giới vào ngày Rằm và mùng Một Am lịch.

Riêng đối với các vị Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di cũng mỗi nữa tháng vân tập về Tu Viện để thọ giới Bát Quan Trai vào ngày chủ nhật (sở dĩ Ni Sư Viện Chủ chọn ngày chủ nhật để truyền giới Bát Quan Trai là do trong số nam nữ Phật tử bận làm việc trong các cơ quan, nên các vị chỉ rỗi rãnh trong các ngày chủ nhật…các vị Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di muốn thọ Bát Trai tại Quan Am Tu Viện thì vào ngày chiều thứ bảy về tại chùa nghỉ tạm một đêm, đến sáng chủ nhật thọ giới vào lúc 6giờ 00, nhập chúng 24 tiếng đồng hồ, đến sáng thứ hai xả giới cũng vào lúc 6giờ 00.

Tuy kích thước chánh điện hữu hạn, nhưng mỗi năm Tu Viện tiếp hàng trăm ngàn lược tín đồ Phật tử đến chiêm bái, và theo truyền thống mỗi năm có ba lễ truyền giới tại đây, mỗi giới đàn truyền tam quy ngũ giới có khoảng từ 150 đến 200 Phật tử cầu thọ (Rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười), và mỗi nửa tháng về giới Bát Quan Trai có từ 100 đến 200 Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di được truyền thọ để tiện tu học.

2. Khu Vực Tháp Mộ:

Vừa ra khỏi chánh điện, nhìn về phía trái, có khu Tháp mộ :

- Tháp 3 tầng: cao 6 mét của Thượng Tọa Trụ Trì THÍCH THIỆN CHƠN (1935 – 1977) viên tịch ngày mùng 5 tháng sáu năm Đinh Tỵ. Thượng Tọa THIỆN CHƠN là vị sư đầu tiên đứng ra chịu trách nhiệm trước Đức Tôn Sư và Đức Thầy thượng Huệ hạ Giác về phần trang nghiêm xây dựng ngôi Quan Am Tu Viện sẽ cúng dường Đức Tôn Sư và Đức Thầy THƯỢNG HUỆ HẠ GIÁC…lời nguyện của Thượng Tọa được viên mãn.

- Bảo đồng: của Đại Đức Thích Thiện Hải, viên tịch năm 1990, Đại Đức là chủ của phần đất 1,6 hecta trong tông chi kiến họ Phạm, đã hiến cúng cho Đức Tôn Sư, Ni Sư Huệ Giác và Hội Đồng chư Tăng để xây dựng ngôi Quan Am Tu Viện (07.05.1966).

Ngoài Đại Đức Thích Thiện Hải (tức Phạm Văn Hai) còn có quý Phật tử trong kiến họ Phạm : Phạm Văn Tàu, Phạm Văn Sức đồng phát tín tâm hiến đất xây dựng ngôi Tam Bảo, quý vị và gia đình quyến thuộc rất quan hỷ trong Phật sự này. Nhờ sự đồng tâm hiệp lực đó, nên kiến họ Phạm cũng đóng góp một phần nào về lĩnh vực tinh thần trong việc kiến tạo ngôi Quan Am Tu Viện thật nhanh chóng.

- Bửu Tháp : là nơi an trú báo thân của Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng THIỆN hạ PHƯỚC, húy NHỰT Ý, biệt hiệu Đức Mẫu Trầu Bồng Lai. Đức Tôn Sư thuộc dòng lâm tế thứ 41, viên tịch vào lúc 23 giờ 00 ngày mùng 01 tháng 08 ÂL năm Bính Dần (1986), tháp được xây 7 tầng có 4 mặt, mỗi cạnh rộng 6 mét từ nền lên đến chóp tháp cao 12m, mặt của mỗi cạnh đều được các nghệ nhân tu sĩ đắp nổi các Bửu Thủ để biểu hiện cho pháp môn tu “Tịnh Độ Mật Tịnh”. Có tất cả 24 bửu thủ, mỗi bửu thủ đều có đầy đủ ý nghĩa, công dụng riêng cho người tu theo Mật giáo. Trong kinh Đại Bi Sám pháp, Đức Phật dạy như sau :

Phía chính diện có 6 bửu thủ :

A. TẦNG 1 CÓ 2 BỬU THỦ: (tính từ trái sang phải)

1. Hồng Liên Hoa: nếu muốn cầu sanh lên các cung trời, nên làm theo tay Hồng Liên Hoa, niệm chân ngôn án, thương yết lệ, tá phạ hạ.

2. Bạch Liên Hoa: nếu muốn thành tựu các công đức, nên làm theo tay Bạch Liên Hoa, niệm chơn ngôn án, phạ nhựt ra, vị ra đã, tát phạ hạ.

B. TẦNG 2 CÓ 3 BỬU THỦ: (tính từ trái sang phải)

1. Kim Cang Xử: Nếu muốn trừ dẹp các sự an địch, nên làm theo Kim Cang xử, niệm chân ngôn án, phạ nhựt ra chỉ nảnh, bát ra nể, bát ra dã, tát phạ hạ.

2. Đảnh Thượng Hóa Phật: Nếu muốn được các Đức Phật trong 10 phương sớm đến xoa đầu thọ ký cho, nên làm theo tay Đảnh Thượng Hóa Phật, nguyện chân ngôn án, phạ nhựt vị ni, phạ nhựt lãm nghệ, tát phạ hạ.

3. Bạc Chiếc La: Nếu muốn hành phục hết thảy loài thiên ma ngoại đạo, nên làm theo tay Bạc Chiếc La, niệm chân ngôn án, nể bệ, nể bà dã, ma ha thất rị duệ, tát phạ hạ.

C. TẦNG 3 CÓ 1 BỬU THỦ:

1. Bất Thối Kim Luân: Nếu muốn được từ thân này đến thân Phật, tâm bồ đề thường không thối chuyển, nên làm theo tay Bất Thối Kim Luân, niệm chân ngôn án, thiết ra di tả, tát phạ hạ.

Phía Tả Diện Có 6 Bửu Thủ:

A. TẦNG MỘT CÓ HAI BỬU THỦ: (Từ trái sang phải):

1. Dương Chi: Nếu muốn trừ các chứng bệnh trong mình, nên làm theo tay Dương Chi, niệm chân ngôn án, tệ tất địa, ca rị phạ rị, đa mẩn đa, mục đa duệ, pha nhựt ra, phạ nhựt ra, bàn đà, hạ nẳng, hạ nẳng, hồng phấn tra.

2. Cam Lộ: Nếu muốn làm cho tất cả loài hữu tình đang đói khát được no đủ thảnh thơi, nên làm theo tay cam lộ, niệm chân ngôn án, tô rô,tôrô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, tô rô tô rô dã, tát phạ hạ.

B. TẦNG 02 CÓ 03 BỬU THỦ: (Tính từ trái sang phải)

1. Câu Thi Thiết câu: Nếu muốn được các vị Long Vương, thiên thần thường đến ủng hộ, nên làm theo tay câu thi thiết cau, niệm chân ngôn án, a cô bô, đa ra ca ra, vĩ sa duệ, nẵng mề, tát phạ hạ.

2. Hóa Cung Điện: Nếu muốn được đời đời kiếp kiếp thường ở trong cung điện các Đức Phật, chẳng thọ thân bào thai, nên làm theo tay Hóa Cung Điện, niệm chân ngôn án, vi tát ra, vi tát ra, hồng phấn tra.

3. Phủ Việt: Nếu muốn được tất cả thời gian, cũng như được tất cả xứ sở, tránh khỏi nạn quan bắt, nên làm theo tay Phủ Việt, niệm chân ngôn án, vi ra dã, tát phạ hạ.

C. TẦNG 03 CÓ 01 BỬU THỦ:

1. Hồ Bình: Nếu muốn được khéo léo điều hòa tất cả quyến thuộc, nên làm theo tay Hồ Bình, niệm chân ngôn án, yết lệ, thăm mãn diện, tát phạ hạ.

Phía Hữu Diện Có 06 Bửu Thủ:

A. PHẦN MỘT CÓ 02 BỬU THỦ: (Từ trái sang phải)

1. Bồ Đào: Nếu muốn được các thứ, trái trăn lúa mạ tốt đẹp, xum xuê, nên làm theo tay Bồ Đào, niệm chân ngôn án, a ma lã, kiếm đế nãnh, tát phạ hạ.

2. Như Ý Châu: Nếu muốn được sự giàu có, nhiều đồ đạc, châu báo, nên làm theo tay Như Ý Châu, niệm chân ngôn án, phạ nhựt ra, phạ đá ra, hồng phấn tra.

B. TẦNG 02 CÓ 03 BỬU THỦ: (từ trái sang phải)

1. Hiệp Chưởng: Nếu muốn làm cho tất cả chúng sanh thường cung kính yêu mến lẫn nhau, nên làm theo tay Hiệp Chưởng, niệm chân ngôn án, bát nạp mạng nhá lăng, ngật rị, hồng phấn tra.

2. Hóa Phật: Nếu muốn sanh ở bất cứ nơi nào, luôn luôn không rời một bên các Đức Phật nên làm theo tay Hóa Phật, niệm chân ngôn án, chiến na ra, bà hàm tra rị, ca rị na, chỉ rị na, chỉ rị nỉ, hồng phấn tra.

3. Thí Vô Ý: Nếu muốn những sự khủng khiếp sợ hãi bất cứ ở chỗ nào, cầu được yên ổn, nên làm theo tay Thí Vô Ý, niệm chân ngôn án, phạ nhựt ra nẵng dã, hồng phấn tra.

C. TẦNG 03 CÓ 01 BỬU THỦ: (từ trái sang phải)

1. Bửu Kinh: Nếu muốn được nghe nhiều học rộng, nên làm theo tay Bửu Kinh, niệm chân ngôn án, a hạ ra tát ra phạ nị, nể dã đà ra, bồ nể đế, tát phạ hạ.

Phía Hậu Diện có 6 Bửu Thủ:

A. TẦNG 1 CÓ 2 BỬU THỦ: (từ trái sang phải)

1. Thanh Liên Hoa: nếu muốn được cầu về cõi tịnh độ trong mười phương, nên làm theo tay Thanh Liên Hoa niệm chân ngôn án, chỉ rị, chỉ rị, phạ nhựt ra, bà ra đàn đà, hồng phấn tra.

2. Tử Liên Hoa: nếu muốn chính mắt mình thật được các Đức Phật trong mười phương, nên làm theo tay Tử Liên Hoa, niệm chân ngôn án, tát ra tát ra, nhựt ca ra ca, hồng phấn tra.

B. TẦNG 2 CÓ 3 BỬU THỦ: (từ trái sang phải)

1. Bửu Kích: nếu muốn dẹp trừ kẽ nghịch tặc và oán địch nơi phương khác, nên làm theo tay Bửu Kích, niệm chân ngôn án, thâm muội dã, chỉ nãnh ha rị, hồng phấn tra.

2. Tổng Nhiếp Thiên Tý: nếu muốn trừ dẹp các loài ma oán trong tam thiên đại thiên thế giới, nên làm theo tay tổng nhiếp thiên tý, niệm chân ngôn án đát nổ dã, án, phạ lô chỉ đế, thấp phạ ra dã, tát bà đốt sắc, tra hô hạ di dã, tát phạ hạ.

3. Tích Trượng: nếu muốn lòng từ bi che chở cứu hộ tất cả chúng sanh, nên làm theo tay tích trượng, niệm chân ngôn án, na lật thế, na lật tra bát để na dạ bát nãnh, hồng phấn tra.

C. TẦNG 3 CÓ 1 BỬU THỦ:

1. Sổ Châu: nếu muốn được các Đức Phật trong mười phương sớm đưa tay tiếp dẫn, nên làm theo tay sổ châu, niệm chân ngôn nẳng mồ ra đát nẳng, đát ra dạ dã án a na bà đế vĩ nhá duệ, tất địa tất đà lật thế, tất phạ hạ.

Ở tầng nhất của Bửu Tháp, mỗi mặt tháp còn có đôi câu liễng được đắp nổi bằng chữ Nho tại mỗi trụ.

Phía chính diện:

“Kiến Tháp quang minh vô lượng thắng duy

Ngộ sư minh tánh phát bồ đề tâm”

Phía tả diện:

“Pháp tánh thường minh vĩnh kiếp lưu truyền

Từ bi phổ độ vạn đợi thế tôn”

Phía hữu diện:

“Đảnh gát non châu thuyền quang tỏ sáng

Túc hướng Đồng Nai thủy đạo nhuận tràng”

Phía hậu diện:

“Lưu niệm thâm ân tôn sư giáo hóa

Công đức sâu dầy đệ tử kỉnh tôn.

Ngoài ra, tại chính diện ở tầng một còn có bia thạch điêu khắc những dòng chữ Nho về tên tuổi, năm sinh và năm viên tịch của Đức Tôn Sư :

                    “Lâm tế gia phổ tứ nhập nhứt thế

                    Thánh danh vạn thiên chơn linh, thế sanh

                    Lê Văn Mười, ngươn sanh Giáp Tý niên 1924”

                    - Biệt hiệu Đức Mẫu Trầu Bồng Lai, viên tịch Bính Dần niên, bát ngoạt, sơ nhứt nhựt, 1986.

                    - Hiểu Đồ Tông Môn Non Bồng phụng kính.

          Phía hậu diện ở tầng một còn có một bia thạch điêu khắc một bài hát “Lưu niệm thâm ân Đức Tôn Sư” nội dung ý và lời của Ni Sư Trưởng Tử HUỆ GIÁC, nhạc của nhạc sĩ MINH CHƠN.

          “Hình ảnh một gương lành thánh thiện

          Đấng chơn từ vô thượng linh thiêng

          Trải vạn thiên hạ miền cứu thế

          Giải nạn tai độ chúng hóa duyên

          Khắp ta bà ân người còn mãi

          Tiếng tăm người phổ tế muôn loài

          Ơn nhuận gội đức từ vô úy

          Khăm lòng con thương nhớ mẹ thầy

          Thậm thâm nan trắc nước thanh lương

          Nan lường diệu dược pháp y vương

          Thành kính chắp tay con cúi lạy

          Đấng đại từ thầy mẹ xót thương

          Miên trường tiếng hát tán ca dương

          Đạo pháp hoằng khai dắt dẫn đường

          Môn đệ trọn đời chung hiếu tử

          Kiền thiền đảnh lễ xưng tán dương

          Nam Mô A Di Đà Phật

          Kính dâng lên thầy mẹ chứng minh

          Hiếu tử Tông Môn Non Bồng

          Ni Sư Trưởng tử THÍCH HUỆ GIÁC

          Kính bái tạ

          Quan Am Tu Viện, 1-8 AL Bính Dần 1986

          Bửu tháp Đức Tôn Sư được khởi công vào ngày 19-8 AL, năm Bính Dần 1986 do Ni Sư HUỆ GIÁC chịu trách nhiệm khởi xướng, với một ban thực hiện công trình phật sự lớn lao này như sau:

          - Ni Sư HUỆ GIÁC, sáng lập chỉ đạo điều hành.

          - Đại Đức THÍCH HUỆ HẢI (Tổ Đình Linh Sơn Tự)

          - Đại Đức THÍCH THIỆN NGHĨA, kỹ thuật, thiết kế, đồ án

          - Cùng với sự đóng góp nhiệt tình và thiết thực nhất của quý sư THIỆN NHỰT, THIỆN MINH…các Phật tử NHỰT CHÍ, GIÁC HIỀN, THIỆN CẦN, ANH NGUYỄN PHÚC SINH, ANH VĨNH THUẬN (Tân Bản), THIỆN HIẾU (Tân Trụ), THIỆN LẠC (Bửu Quang), Sư cô DIỆU HẠNH…cùng với sự góp sức đắc lực của chư Tăng Ni, Phật tử Quan Am Tu Viện, Nhứt Nguyên Bửu Tự, chùa Long Phước Thọ, Tổ Đình linh Sơn Tự và trên 80 Tự Viện, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Đạo Tràng, Am Viện thuộc môn nhơn hiếu đồ đệ tử của Đức Tôn Sư trong Tông Môn Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, mỗi Chùa, mỗi người tự nguyện đóng góp sức lực ngày công, tài sản để chung lo báo hiếu báo ân.

          Riêng về mặt hành chánh Ni Sư HUỆ GIÁC, Đại Đức THIỆN THÀNH, Đại Đức GIÁC QUANG, Đại Đức THIỆN NGHĨA thay mặt Tông môn chịu trách nhiệm bảo đảm công trình thi công đúng qui cách trước chính quyền các cấp ở Đồng Nai. Về kỹ thuật đảm bảo không gây tổn hại nhân mạng, lấn chiếm đất đai đồng bào, chỉ thực hiện trong khuôn viên nội viện, không được phép quyên góp trong nhân dân, tránh tình trạng làm tổn hao thời giờ lao động của đồng bào địa phương,v.v…

          Và Ban thực hiện công trình xây dựng “Bửu Tháp” đã làm tròn nhiệm mệnh và thành công phật sự thật tốt đẹp, sáng giá tại Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 20, cũng như làm cho Đạo Phật Việt Nam đương thời.

          Theo nhận định của một số đông Phật tử trí thức thì công trình xây tháp mộ Đức Tôn Sư là một công trình lớn đòi hỏi nhiều tài năng  và trí tuệ của những bàn tay nghệ nhân chăm chỉ, khéo léo, giàu nghị lực, tác phong đạo hạnh, công đức sâu dầy… nổi bật nhất là Đại Đức THIỆN NGHĨA, THIỆN MINH… những người đã dầy công bồi đắp từng hoa văn sáng tạo, không đánh mất tính chất thuần túy văn hóa thời đại. Tuy rất tấc bật trong việc làm, thường gặp nhiều khó khăn ở các mặt, nhưng các Đại Đức: THIỆN NGHĨA, THIỆN MINH cũng như phật tử GIÁC HIỀN, THIỆN CẦN NHỰT CHÍ cũng không tách rời, không làm sai theo lời chỉ đạo sáng tạo từ cấu trúc, đến hoa văn, kỹ  thuật đắp Bửu Thủ của Ni Sư Trưởng HUỆ GIÁC, lẽ tất nhiên Ngài cố vấn chỉ đạo của Ni Sư HUỆ GIÁC (Viện Chủ Quan Âm Tu Viện), về kỹ thuật của Đại Đức NGHĨA, THIỆN MINH, còn có những bàn tay khéo léo, bàn tay khỏe mạnh của Đại Đức HUỆ HẢI, THIỆN NHỰT và Đạo hữu NHỰT CHÍ GIÁO HIỀN, THIỆN LẠC, THIỆN HIẾU (Tân Trụ)… cùng những Tăng Ni, phật tử khác đóng góp tiền bạc, công sức của mình để cho Bửu Tháp Đức Tôn Sư được thành công viên mãn vào ngày 30-07 ÂL năm Mậu Thìn 1988, và ngày hôm sau mùng 1-8 AL năm Mậu Thìn 1988, toàn thể môn đệ của 86 tu viện trong Tông Môn trên toàn quốc dân lập về cùng với Quan Am Tu Viện tổ chức lễ Đại Tường và lễ khánh thành Bửu Tháp Đức Tôn Sư.

          Trong ngày lễ Đại Tường và khánh thành Bửu Tháp có khoảng 60.000 Tăng Ni, Phật tử và quan khách các nơi về tham dự (tính từ ngày 25-7 cho đến ngày mùng 1-8 AL). Quan Am Tu Viện còn vinh dự được đón tiếp Hòa Thượng THÍCH THIỆN KHẢI thành viên Hội đồng chứng minh Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam kiêm Trưởng Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Tỉnh Đồng Nai đến chứng minh, chủ trì và cắt băng khánh thành vào lúc 10 giờ 30 (1-8 AL), ngoài ra còn có các Thượng Tọa, Đại Đức trong thường trực Ban Trị Sự Tỉnh Hội, quý Hòa Thượng, Thượng Tọa Đại Đức Tăng, Ni, Phật tử trong các hệ phái bạn ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sông Bé, Thuận Hải, Lâm Đồng, Tiền Giang, Hậu Giang, Cửu Long, Đồng Tháp, Minh Hải, An Giang, Cửu Long, Long An, Nha Trang, Vũng Tàu, Bến Tre, Tây Ninh, đã hoan hỷ quang lâm đến tham dự ngày lễ Đại tường.

          Căn cứ vào lễ Đại Tường và khánh thành Bửu Tháp của Đức Tôn Sư, chứng minh Đạo sư Quan Am Tu Viện đã được sự chiếu cố của quý Hòa Thượng, Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni trong các hệ phái khác, đủ chứng minh tấm lòng thiện cảm của chư sơn Thiền Đức đối với MẫuTrầu không phải là nông cạn, mà còn bộc lộ một tình cảm sâu sắc nơi những nhà lãnh đạo, không nói bằng lời.

HT Thích Giác  Quang



Có phản hồi đến “Quan Âm Tu Viện Đồng Nai – Tổ Chức Và Cấu Trúc”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com