Mục Lục
Khởi công năm 1968 (Mậu Thân) do 2 Đại Đức THÍCH THIỆN CHƠN và THÍCH GIÁC CHÂU trực tiếp chịu trách nhiệm xây dựng , qua sự phát họa và chỉ đạo của Ni Sư HUỆ GIÁC, dưới sự chứng minh của Đức sư Ong THƯỢNG BỬU HẠ ĐỨC và Đức Tôn Sư THƯỢNG THIỆN HẠ PHƯỚC, toàn thể Chư Tăng thuộc đệ tử của 2 Đại Đức tại tịnh xá Thiện Chơn góp công sức như Sư THIỆN NGHĨA, THIỆN TRUNG, THIỆN ĐỊNH, THIỆN TỊNH, THIỆN CHÍ, HUỆ QUANG, THIỆN TÂM, THIỆN PHÁP, THIỆN THỚI, THIỆN KIẾT, THIỆN TRANG,… cùng với sự đóng góp tiền bạc, tài sản của gia đình Phật tử PHÙNG MINH CHUNG (Hồng Kông), gia đình Phật tử VẠN ĐỨC HƯƠNG lúc bấy giờ, và gia đình Phật tử HỮU TỪ HÀ LÂM PHƯỚC, cùng quý nam nữ Phật tử đã từng gắn bó với Tổ Đình Linh Sơn, Nhứt Nguyên Bửu Tự, Quan Am Tu Viện.
Chiều cao của pháp tháp tính từ mặt đất lên đến đỉnh tháp cao 12 mét, riêng tượng Đức Bồ tát Quan Am cao 7 mét do điêu khắc sư Phật tử Minh Dung thực hiện.
Pháp tháp Quan Thế Âm chính là biểu tượng của Quan Âm Tu Viện, có tính chính quan trọng trong dòng pháp, sự hiện diện của Quan Âm Tu Viện chính là thệ nguyện của dòng pháp, sự hiện diện của Quan Am Tu Viện chính là thệ nguyện của Đức Bồ Tát và Tam Thập Nhị Ứng Thân Tùy hình của ngài trong kinh pháp hoa, phẩm hổ môn, chuyển pháp từ hiện tượng môn hướng về sinh diệt môn để hoằng pháp lợi sinh, bằng lòng đại từ bi của chư Phật ba đời, qua thâm ý của Đức Bồ Tát, chúng ta sẽ nhận chân giá trị của kiên Phật, được khải thị trong tâm nguyện của mỗi người tu, mỗi chúng sanh trong mười phương.
Pháp tháp được hoàn thành vào ngày 1 tháng 5 AL năm Canh Tuất (1970) lúc bấy giờ có khoảng 20.000 Phật tử tín đồ tứ phương về tham dự, cũng vào ngày này lễ khai kinh Đại bi cũng được tiến hành, để cho chư Tăng Ni khóa lễ tại Quan Am Tu Viện đến ngày nay.
Dưới đây là bài “Mong Bát Nhã Thuyền” do Ni Sư HUỆ GIÁC xuống bút sáng tác để cảm niệm công đức của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm, đã được Đại Đức GIÁC QUANG tuyên đọc trước pháp tháp vào ngày lễ khánh thành, bài “Mong Bát Nhã Thuyền” cũng trở thành bài kinh tụng trong những khóa lễ tụng kinh Đại Bi Chú, khóa lễ vía Đức Bồ Tát Quan Thế Âm tại Quan Âm Tu Viện cũng như trong các tự viện khác của Tông môn.
Dưới đây là bài “Mong Bát Nhã Thuyền” tôi xin trích lại nguyên văn để tiện cho các vị Phật tử, hành giả của khóa lễ Đại Bi tụng, đọc học hỏi:
Nơi đài vô tượng hiện ánh chơn như
Đại từ bi Đức Mẹ Quan Thế Âm
Trang nghiêm hiển diện ánh sáng lành thay
Mẹ hiền ơi cánh tay màu sen hồng
Uy nghiêm diệu màu trong thanh tịnh lạ
Dương liễu phất phơ cành tươi thắm biếc
Bầu cam lộ đượm nhuần giọt mát tâm
Hướng về mẹ đôi mắt từ tha thiết
Lạy Mẹ, Mẹ cứu khổ cho chúng con
Lạy Mẹ, Mẹ cứu khổ cho muôn loài
Trần ai bể khổ đắm chìm Mẹ ơi
Nhìn chân dung Mẹ lệ con rơi tràn
Bao chúng sanh đời mộng ảo còn vương
Bể ái sông mê còn đắm lụy mình
Mẹ ơi, đâu Cam Lồ, đâu Đề Hồ
Mẹ ơi, con ước được quỳ bên Mẹ
Nghe được tiếng nhiệm mầu Mẹ ru khẽ
Con mơ nhìn lặng lẽ giữa đêm sương
Xin được thấy đấng chơn từ vô thượng
Và được chiêm ngưỡng chân dung thể hiện
Mẹ ơi, tri âm bản đờn huyền diệu
Mẹ ơi, sợi dây hồng xin cắt đoạn
Mẹ ơi, lửa tham sân si dập tắt liền
Nhớ nhung mẹ không phút giây xao lãng
Thương mẹ gắn cho liền tâm vĩnh cửu
Mẹ nhìn con soi sáng cho tâm con
Mẹ, bể trần Mẹ dìu con qua
Đường chông gai Mẹ hướng dẫn con đi
Hiện giờ con Mẹ nguyện làm y mẹ
Muôn thuở ngàn đời huệ lòng không phải
Hạnh chơn toàn vô úy vẫn nhớ hoài
Mẹ, Mẹ con xin cầm nhánh dương liễu
Mẹ, Mẹ con xin nâng đỡ tận tình
Xin Mẹ nhìn con, con mong thấy Mẹ
Diệu Am, Hải Triều Am tiếng lòng Mẹ
Thắng bỉ thế gian âm oai lực Mẹ
Con xin học tiếng bát nhã thâm trầm
Lực, vô úy tam muội trải bi tâm
Xin Mẹ thùy từ gia hộ cho con
Chơn thành đây con Mẹ đang quỳ lạy
Nén hương tâm khói lam màu phưởng phất
Mây từ triều hào quang dâng lên Mẹ
Xin Mẹ chấp nhận linh cảm ứng hiện
Con, …con, con tất cả là con Mẹ…
(Dâng lên Mẹ hiền niềm nhung nhớ vô lượng, hằng hà sa triệu mùa xuân nhớ Mẹ, lòng thương xót chúng sanh khôn nguôi! Mẹ ơi! Kỹ niệm thất vắng tại Quan Am Tu Viện lúc 13 giờ, ngày 17 tháng 01 năm 1970 Canh Tuất niên).
HT Thích Giác Quang