Mục Lục
24. Khu vực Tu Tịnh:
Là nơi Đức Tôn Sư thường an trú lúc sinh tiền, và là phương trượng của Ban Trụ Trì Quan Am Tu Viện, gồm có:
25. Am Bạch Tịnh: Là nơi A luyện nhã để cho Đức Tôn Sư an dưỡng sau những giờ thuyết pháp hay đi hành đạo ở trú xứ khác, rồi trở về đây nghỉ ngơi. Am Bạch Tịnh cũng là nơi Tôn Sư thuyết pháp nhiều hội cho hàng giáo phẩm chư Tăng Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng. Là nơi ghi nhiều dấu ấn sâu đậm nhất của Ban trụ trì Quan Am Tu Viện, các thị giả như Đại Đức THIỆN TRÍ, Đại Đức GIÁC QUANG, HUỆ NHẪN từng hầu cận Đức Tôn Sư tại am này, khi Ngài còn sinh tiền.
Am Bạch Tịnh được xây cất thật chắc chắn, khéo léo do thượng tọa Thích Thiện Đức chịu trách nhiệm kỹ thuật cấu trúc. Am Bạch Tịnh được xây cất thật kiên cố bảo đảm, mặc dù chỉ sử dụng bằng các loại gỗ.
26. Tịnh Thất Bảo Tạng: Diện tích 47 mét vuông, là phương trượng chính của Ni sư Viện chủ trụ trì Quan Am Tu Viện, được xây dựng từ thuở đầu tiên vào năm 1966, khi mới thành lập tu viện.
Tịnh thất Bảo Tạng là cơ sở đúc lầu 01 tầng, cửa chánh trông hướng về mặt trời mọc, một bên là núi Châu Thới ngàn đời sừng sững và một bên là đường xe lửa Bắc Nam và dòng sông Đồng Nai cát vàng trải mịn có lưu lượng nước luôn xuôi về Thái Bình Dương sâu rộng, với những tính đặc biệt trên Tịnh Thất Bảo Tạng có nhiều sự kiện xảy ra thật ưu điểm trong công cuộc hoằng pháp lợi sanh của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng :
a. Đức Tôn Sư thường trụ nơi đây để dạy hàng giáo phẩm chư Tăng và Hội đồng Tăng lữ.
b. Là nơi quyết định cho mọi sự trong Tông môn.
c. Là nơi thờ phượng Cửu Huyền Thất Tổ của Đức Tôn Sư và Ni sư Viện trụ trì.
d. Là nơi sáng tác những bài thuyết pháp để giảng dạy cho Tăng, Ni, Phật tử trong Tông môn qua những tác phẩm bằng văn xuôi cũng như văn vần…
đ. Là nơi mà hội đồng chư Tăng thường xuyên vân tập để học đạo, nghe thuyết pháp về giáo lý Tịnh Độ, khi Đức Tôn Sư còn sinh tiền.
e. Là nơi phát ngôn chính thức của Quan Am Tu Viện.
ê. Là nơi đào tạo cho chư Tăng có đủ kiến thức về nền đạo, về giáo lý của Phật, về giáo lý của Tịnh Độ Tông, cũng là nơi kỷ niệm sâu sắc nhất của hàng Giáo Phẩm Chư Tăng trong những năm còn tu học bên gối Đức Tôn Sư. Cho đến nay các vị ấy đã trưởng thành, nên đạo nhập thế, đang đi về khắp nơi trong mười phương để hoằng pháp lợi sinh, trong lúc Tôn Sư vắng bóng.
i. Là nơi mà Ni Sư Viện Chủ Quan Am Tu Viện sáng tác được nhiều thi phẩm, những bài hát đạo có giá trị về giáo lý cao thâm cho môn đệ ở hôm nay và mai sau.
27. Cốc Tịnh Nhà Sư của Thượng tọa THÍCH THIỆN THÀNH, nguyên là trưởng ban hoằng pháp Trung Ương của Giáo Hội Phật Giáo Tịnh Độ Tông Việt Nam, hiện nay Sư là Phó trụ trì Quan Am Tu Viện.
28. Tịnh Thất Bảo Tịnh: Của Thượng Tọa GIÁC QUANG, chánh thư ký Quan Am Tu Viện, giảng sư Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và Quan Am Tu Viện, cùng các Chùa khác trong Tông môn.
Tịnh Thất Bảo Tịnh là nơi làm việc cho Ban Trụ Trì Quan Am Tu Viện, cũng như cho Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, Tịnh Thất Bảo Tịnh cùng với Tịnh Thất Bảo Tạng, Am Bạch Tịnh còn là nơi tàng trữ kinh luật, luận, là thư viện có đủ khả năng cung cấp tư liệu để cho Chư Tăng, Ni nghiên cứu tu học, giảng dạy, truyền bá giáo lý Đức Phật trong Tông môn cũng như trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Tịnh Thất Bảo Tịnh còn là nơi tàng trữ tất cả các bài pháp của Đức Tôn Sư, giảng cho Chư Tăng, Ni, Phật tử từ năm 1956 cho đến ngày Đức Tôn Sư viên tịch 1986, cũng như tất cả các bài thuyết pháp bằng thi văn của Ni Sư Viện Chủ Trụ Trì Quan Am Tu Viện, cùng các tác phẩm của Thượng Tọa GIÁC QUANG.
29. Đạo tràng Đại Ai Đạo: Là nơi dành riêng cho Chư Ni giới ở khu vực tu tịnh, cùng các vị thị giả của Ni sư Viện Chủ, Đạo Tràng Đại Ai Đạo là nơi tập trung các mặt sinh hoạt Phật sự của khu vực về phía Ni cũng là nơi để cho Ni giới trong khu vực tu tập, thiền tụng, trau giồi đạo hạnh.
Khu vực thanh tịnh là bản vị của Tông môn, chịu trách nhiệm trước đạo đời, thay mặt toàn thể hàng giáo phẩm Tăng Ni trong môn phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng về mặt đối ngoại lãnh đạo có Tự, Viện, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Đạo Tràng Am Viện trên toàn quốc thuộc phạm vi bản hệ.
HT Thích Giác Quang