Mục Lục

Quan Âm Tu Viện chỉ có một ít động sản, như các xe vận tải nhỏ, xe bảy chổ ngồi. Nhưng với bản hệ là một Đại già lam sinh hoạt rất rộng nên phần nhiều phương tiện đi lại, do sự trợ duyên của môn nhơn đệ tử gắn bó thường xuyên phục vụ.

Về bất động sản Quan Âm Tu Viện được hiến cúng và tự tạo : 16.000m2 đất xây dựng ngôi Quan Âm Tu Viện.

- Cấu trúc quần thể cơ sở Quan Âm Tu Viện.

- 10 mẩu ruộng

- 10 mẩu rẩy

- 350 mẩu rừng nhân tạo.

- Những Tự Viện trực tiếp liên hệ chịu sự bảo vệ về kinh tế như Tịnh Xá Thắng Liên Hoa, Chùa Long Phước Thọ, Bửu Hoa Ni Viện, Tổ Đình Linh Sơn, Thiên Quang Viện, Chùa Phổ Minh. Những tự viện nầy cũng là nơi tăng gia sản xuất của Quan Âm Tu Viện.

- Ngoài ra còn trên 120 tự viện nữa trên toàn quốc đều cùng chung tông môn, cùng chung một Bổn sư được sự trợ duyên gián tiếp, giám hộ trong tinh thần lãnh đạo chung.

XII. PHÁT HUY KINH TẾ NHÀ CHÙA:

Quan Âm Tu Viện có truyền thống tự túc kinh tế Nhà Chùa từ năm 1957 Tăng Ni ngoài việc tu học ở các lớp bổ túc giáo lý, các khoá an cư, hằng năm còn phải luân phiên nhau đi lao động tăng gia sản xuất bằng phương tiện canh điền tác rẩy, sau khi thu hoạch số lương thực chính và hoa mầu phụ để dành nuôi chúng. Riêng về việc trồng cây gây rừng nhân tạo được Ni sư trưởng Quan Âm Tu Viện phát huy vận động Tăng Ni tham gia từ năm 1980, và từ năm năm qua phúc lợi của việc thu hoạch cây rừng thuộc diện cây công nghiệp xuất khẩu số tiền thu được để dùng vào việc trùng tu các tự viện Tịnh xá trong tông môn, đồng thời giúp cho những tự viện của các hệ phái khác sửa sang ngôi Tam Bảo.

Về lương thực tự tạo để nuôi trên 300 Tăng Ni, cùng một số người già yếu neo đơn, cô độc, tàn phế, cô nhi, bệnh tâm thần tại Quan Âm Tu Viện, Tịnh Xá Thắng Liên Hoa, Chùa Long Phước Thọ, Bửu Hoa Ni Viện, Tổ Đình Linh Sơn Tự, Nhứt Nguyên Bửu Tự… Ngoài ra còn phải chi thêm cho việc tổ chức đi uỷ lạo các cơ quan từ thiện khắp nơi trên toàn quốc.

Vì vậy, số lương thực, thực phẩm mà Quan Âm Tu Viện thu hoạch được, chỉ đủ cung cấp khoảng 4 tháng việc ăn uống Tăng Ni mỗi ngày có 2 buổi điểm tâm cháo sáng chiều và một buổi cơm chính thời nhựt trung. Còn bao nhiêu lương thực và thực phẩm, những phương tiện phục vụ cho sinh hoạt tu học và hành đạo của Tăng Ni đều do Chư Phật Tử Bổn đạo phát tâm ủng hộ cúng đường.

Với dáng đứng của Viện Phật Phật Giáo, Quan Âm Tu Viện, không làm sao phủ nhận nó được, mà còn phải trân trọng khi bản viện là một trú xứ đã từng đào tạo cho bao con người một hướng đi đích thực, chính đáng trong Phật sự đem đạo Phật hội nhập cuộc đời. Dù phải trãi qua bao phong ba bão táp. Quan Âm Tu Viện bước đi trên đôi chân của chính mình, luôn vượt bóng thời gia xâm thực, để làm tròn bổ hạnh Nguyện.

Quan Âm Tu Viện, Chư Tăng Ni trong Tông phong đã và đang đóng góp thiết thực công cuộc hoằng pháp lợi sinh trong cộng đồng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nói chung và Ban trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Đồng Nai nói riêng, cũng có những bước đi song hành với các hệ phái bạn, ghi đêm một nét son cho lịch sử vào hạ bán thế kỷ 20 trong văn đàn Phật giáo Việt Nam

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Quan Âm Tu Viện Đồng Nai – Tài Sản Của Quan Âm Tu Viện”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com