Mục Lục

8. Đường đi kinh hành niệm Phật:

Quan ÂmTu Viện là bản tự của Pháp môn Niệm Phật, hoằng pháp truyền Tịnh Độ Tôn của Miền Đông thể theo kinh Bát Chu Tam Muội quyển thứ nhất, phẩm tam muội hành thứ ba, Đức Phật có dạy về Pháp “Kinh Hành Niệm Phật”

“Này Hiền Hộ, nếu Đại Bồ tát nào hoàn mãn được bên pháp sẽ thành tựu tam muội hiện tiền này, bốn pháp đó gồm có: một là tánh tâm không hư hoại, hai là không phá vỡ sự tin tấn, ba là trí tuệ siêu việt, bốn là gần gũi thiện trí thức.

Này Hiền Hộ lại có bốn pháp khác, Bồ tát nào hoàn mãn cũng sẽ thành tựu tam muội hiện tiền, một là không có tư tưởng chúng sanh dù trong một khoảnh khắc, hai là thức trọn ba tháng, trừ khi tiểu tiện, bốn là trong lúc ăn bố thí đúng pháp không mong danh lợi cũng chẳng đoái hoài đến sự trả ân. Bốn pháp này nếu Bồ tát nào hoàn mãn được sẽ đắc tam muội hiện tiền…

Khi có Đức Thế Tôn nói kệ:

“Các ông nên trụ trong Phật pháp

Thường tin vững chắc chớ thối chuyển

Tinh tấn siêng niệm trừ mê ngủ

Ba tháng không ngồi chỉ kinh hành

Vô lượng chư Phật cùng ca ngợi

Người thường siêng tu tự sẽ được

Thế tôn trịnh trọng nói pháp này

Cho kẻ đã tu pháp tam muội”.

(Trích trong Niệm Phật Viêm Đốn, Kinh Bát Tam Muội, quyển 1, Phẩm Tam Muội Hành thứ ba, trang 113, 114, 115 của Minh Lễ dịch)

Vì vậy, nên người cấu trúc thờ phượng, điện thờ thánh tượng, huê viên Quan Am Tu Viện còn được xây đắp một đường đi kinh hành thật rộng lớn, chiều dài 50 mét, chiều ngang 16 mét, từ phía trước chánh điện tới tận trai đường, Tổ đường chư Tăng, chiều rộng của đường kinh hành là 1.5 mét.

Căn cứ thời dụng biểu của Đại chúng Tăng, Ni tại trú xứ thì vào lúc 6 giờ sáng và 18 giờ chiều lúc bấy giờ, chư Tăng, Ni, Phật tử đi kinh hành niệm Phật mỗi khóa lễ đi ba vòng. Đường đi kinh hành còn là một biểu tượng cân nhắc Tăng, Ni, Phật tử sống có khuôn thước đạo hạnh và giới luật tinh nghiêm, luôn luôn đi đúng với chánh pháp bằng môn Tịnh Độ, mà chư Tổ Đức của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng đã hoằng truyền.

9. Đông Viện:

Diện tích 145 mét vuông Đông Viện là nơi dành cho chư Tăng Tỳ Kheo lưu trú tu học tập thể và một văn phòng thường trực của Ban Trụ Trì Quan Am Tu Viện, phía sau Đông viện là phòng Sa Di, về kích thước cũng tương đương, là nơi để cho chư Sa Di và Ô Sa Di an trú tu học, cùng một số nam Phật tử làm công quả giúp tu viện.

10. Tây Viện:

Đối diện với Đông viện là Tây viện, diện tích cũng đồng nhau là 145 mét vuông, Tây viện là nơi dành cho chư Tăng hàng giáo phẩm, gồm có phòng Tỳ Kheo, phòng khách Tăng, Phương Trượng Trụ Trì, Tây viện cũng là nơi kỷ niệm hội đồng chư Tăng Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, được triệu tập tại hội nghị lần thứ nhất vào ngày 10-8 năm Đinh Mùi (1967) thành lập giáo đoàn II, Đoàn khất sĩ Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng do Thượng Tọa THÍCH THIỆN CHƠN làm Tăng Trưởng Đại Đức THÍCH TỪ QUANG làm Tăng phó.

11. Hậu Viện:

Diện tích 145 mét vuông nằm vắt ngang tu viện từ Đông sang Tây, cân xứng ở giữa Đông viện và Tây viện, đầu viện ở hướng Tây được tôn trí làm Tổ Đường để thờ chư vị Tổ sư như Đức Sư ông THƯỢNG BỬU HẠ ĐỨC, Đức Giác Tổ MINH ĐĂNG QUANG Ngài Hư Vân Đại Lão Hòa Thượng, cùng với Đức Tôn Sư Hòa Thượng THƯỢNG THIỆN HẠ PHƯỚC. Kế bên bàn thờ Tổ Thầy còn có một bàn thờ giác linh hàng giáo phẩm tăng viên tịch cuối viện ở hướng Đông là các bàn thờ hương linh nam nữ Phật tử bổn đạo, Hậu viện cũng chính là Trai đường chư Tăng, nơi đây cũng là nơi chuyển biến nhiều pháp lành, như: chư Tăng thường xuyên cầu hội nghe Đức Tôn Sư thuyết pháp trong những năm Ngài còn sinh tiền và hiện nay còn là nơi lưu trú tạm thời cho chư vị Ưu Bà Tắc thọ giới Bát Quan Trai trong 24 giờ.

Mỗi nửa tháng có khoảng từ 30 đến 40 nam Phật tử sau khi thọ giới Bát Quan Trai về đây lưu trú để tập thừa hành theo nội qui của thiền gia, thời dụng biểu của Quan Am Tu Viện: Thiền tọa, tụng niệm, đi kinh hành, đi quá đường, nghe thuyết pháp…

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Quan Âm Tu Viện Đồng Nai – Đường Đi Kinh Hành Niệm Phật”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com