Mục Lục

5. Tinh Thất Hữu Đức:

Xây cất kiểu bát giác (kiến trúc kiểu tịnh xá phái đạo Phật khất sĩ Việt Nam), năm 1969 dùng làm nơi tiếp tân cho đến năm 1975 được sửa sang trở thành Tịnh Thất Hữu Đức. Hiện nay, do Thượng Tọa THÍCH HUỆ TRÍ chịu trách nhiệm trông coi. Tịnh thất còn là nơi để cho chư Tăng hoặc Phật tử tứ phường tạm trú hoặc khi lỡ đường hoặc khi tạm trú dài hạn tu học làm công quả.

Tịnh Thất Hữu Đức chỉ cách cổng Quan Âm Tu Viện khoảng 15m. Từ cổng đi vào khách sẽ gặp ngay Tịnh Thất, và khách có thể ghé vào nghỉ chân tạm, để chuẩn bị vào lễ Phật tại chánh điện hoặc để đi vào khu vực tăng giới, khu vực ni giới, phòng tiếp khách, các nơi thờ phượng khác…

Tịnh Thất Hữu Đức là một cơ cấu vĩnh viễn trong quần thể già lam của Quan Âm Tu Viện, Tịnh Thất làm dáng vẻ tôn nghiêm, thanh tịnh cho thiền môn dưới những tàn Anh Đào man mác và cao tuổi.

6. Thánh tượng Đức Phật A Di Đà :

Tháp cao 12 mét, được xây dựng vào này 17/11 âl năm 1999, do Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác chủ trương kiến tạo, nền cao 1 mét, cạnh 4 mét. TT Thích Thiện Nhựt, TT Thích Vạn Hùng. ĐĐ Thích Thiện Minh và chư Tăng Tu viện là những người chịu trách nhiệm thi công. Đạo tràng Phật Tử Quan Âm Tu Viện tài trợ vật chất.

Bên trong tháp là thánh tượng Đức Phật A Di Đà, cao 3,5 mét. Thánh tượng được các nhà điêu khắc tạo tượng Chùa Giác Hải, Phú Lâm, Tp.Hồ Chí Minh tạo dựng, Phật tử Đạo tràng Pháp Đoan hiến cúng vào ngày 19/Giêng năm 1990.

Thánh tượng là biểu tượng của pháp môn tu, được đặt nơi trung tâm hành đạo xiển dương pháp môn niệm Phật, tạo cho ngôi già lam thêm uy nghi thanh tịnh. Xứng đáng là Tổ đình của môn phái.

7. Thánh Thượng Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát:

Chủ trương của Ni Sư Viện Chủ Quan Âm Tu Viện không phải Tôn Thánh tượng Đức Bồ Tát tại địa điểm cố định như bây giờ. Mà chính nơi đây được dự định xây cất một tịnh thất để dành riêng cho Đức Tôn Sư an dưỡng hành đạo.

Nguyên là thánh tượng Bồ Tát Địa Tạng được tôn thờ tại nghĩa trang Đô thành (Quận 10, Tp.Hồ Chí Minh) do điêu khắc sư Mai Lân (nhà điêu khắc thế hệ), một nhà điêu khắc nổi tiếng của Việt Nam tạc tượng vào năm 1970, thánh tượng cao 3.5 mét, nếu tính cả kim đài từ mặt đất thì chiều cao của tượng lên đến khoảng 4.8 mét thánh tượng Đức Bồ Tát được đúc bằng loại đá quý ITALIA mài nhẳn, với kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, Mai Lân làm cho thánh tượng nổi bậc hẳn lên bởi đôi mắt Đức Bồ Tát phi thường được đắp trổ khác biệt so với mọi đôi mắt của các thánh tượng, nên khi khách chiêm ngưỡng để sinh hoài cảm “Đức Từ” và tạo sức mạnh niệm lực “Đức Bi” rất khổ hẹp với đại nguyện của ngài qua câu phát nguyện:

“Chúng sanh đệ tận phương chứng bồ đề,

Địa ngục vị không thệ bất thành Phật”

Như trong kinh Địa Tạng, Phật dạy lúc bấy giờ bảo đến ông Thiên Vương rằng: “Từ kiếp lâu xa nhẫn đến ngày nay, Ngài Địa Tạng Bồ Tát độ thoát chúng sanh vẫn còn chưa mãn nguyện. Ngài thương xót chúng sanh mắc tội khổ đời này, lại quan sát vô lượng kiếp về sau, tội khổ cứ dây dây mãi không dứt”. Vì lẽ đó nên Ngài lại phát ra lời trọng nguyện.

Địa Tạng Bồ Tát ở trong cõi Diêm Phù Đề nơi thế giới ta bà, dùng trăm nghìn muôn ức phương chước để giáo hóa chúng sanh.

Này bốn ông Thiên Vương, Ngài Địa Tạng Bồ Tát nếu gặp kẻ sát hại loài sinh vật, thời dạy rõ quả báo thì ương lụy đời trước mà phải bị chết yểu. Nếu gặp kẻ trộm cắp, thời dạy rõ quả báo nghèo khốn khổ sở. Nếu gặp kẻ tà dâm thời Ngài dạy rõ quả báo làm chim se sẻ, bồ câu, uyên ương.

Những chúng sanh trong cõi Diệm Phù Đề, từ nơi thân khâu ý tạo ác, kết quả trăm nghìn muôn sự báo ứng như thế, nay chỉ nói sơ lược đó thôi. Những nghiệp cảm sai khác của chúng sanh trong chôn diệm phù đồ như thế, Địa Tạng Bồ Tát luôn luôn dùng trăm nghìn phương chước để giáo hóa.

Với tấm lòng đại từ đại bi, đại nguyện lực của Đức Bồ tát được thể hiện qua đôi mắt của thánh tượng luôn luôn để mi nhỏ lệ thương cảm với vô lượng chúng sanh trong chốn u minh “Bồ Tát đê mi ai từ chúng sanh lục đạo” nhìn thành tượng ta có cảm niệm, đấng Bồ Tát là đấng cha lành muôn thuở luôn ngự trị trong tim mỗi chúng sanh được sưởi ấm bởi từ lực cao cả vô biên, và nhớ lại tiền thân của Bồ tát kinh qua các hạnh hiến thảo, hạ hy sinh, chịu khổ thể cho chúng sanh, khiến cho chúng sanh sớm có mắt tuệ để thoát khổ.

Một câu chuyện Trưởng Giả Tử Phát Nguyện sau đây, chúng ta sẽ thấy hạnh nguyện cao cả vô biên của Đức Bồ tát, với câu chuyện tiền thân:

Đức Phật dạy: “Này Văn Thù Sư Lợi”, trải qua bất khả thuyết khả thiếp kiếp sâu xa về trước, tiền thân của Ngài Địa Tạng Bồ Tát làm một vị Trưởng Giả Tử, lúc đó trong đời có Đức Phật hiệu là: Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, Trưởng Giả Tử thấy Phật tướng mạo tốt đẹp nghìn phước trang nghiêm, mới bạch hỏi Đức Phật tu hạnh nguyện gì mà đặng tốt đẹp như thế?

Khi ấy, Đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai bảo Trưởng Giả Tử rằng: “Từ nay đến tột số chẳng thể kể xiết ở đời sau, tôi vì những chúng sanh tội lỗi sáu đường mà giảng bài nhiều phương tiện làm cho chúng nó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật đạo”.

Bởi ở trước Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn cụ túc Vạn Hạnh Như Lai Ngài lập nguyện rộng lớn đó, nên đến nay đã trải qua trăm nghìn muôn ức vô số bất khả kiếp mà Ngài vẫn còn làm vị Bồ tát…”

Thánh tượng của Đức Địa Tạng Bồ Tát có nhiều dạng hình thức nhưng thánh tượng Địa Tạng ở Quan Am Tu Viện là thánh tượng đức Bồ tát cứu chúng sanh đang trầm luân chốn địa ngục, cũng là hình bóng của chư Phật xoa dịu vạn tâm hồn đen tối trong chốn âm cung khốn khổ (thông thường trong chùa gọi là tượng Đức Bồ Tát tiếp dẫn vong linh).

Thánh tượng Đức Địa Tạng do Mai Lân thực hiện, vì một nguyên nhân vào ngày 23-8-1986, do chủ trương của nhà nước hiện là giải thể nghĩa trang Đô thành, nhưng với hiện trạng thánh tượng quá lớn, khó có thể tôn trí ở một trú xứ tự viện nào ở nội ô Thành Phố Hồ Chí Minh, nên Nhà nước Quận 10 có ý định hủy bỏ thánh tượng, nhưng ý định đó được quý Phật tử xin đình chỉ, trong đó có số đông quý Phật tử của Quan Am Tu Viện, đã đến với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Quận 10, xin thỉnh thánh tượng về tôn trí tại trú xứ Quan Am Tu Viện, do Phật tử thân tín của Ni Sư Trưởng HUỆ GIÁC là Cư Sĩ DIỆU NGỌC VÕ THỊ MƯỜI và Cư Sĩ DIỆU TRANG NGUYỄN THỊ THÁI vận động nam nữ Phật tử Quận 10 và quý Phật tử trong phân hội Từ Hoa và Chùa Pháp Không hết sức cố gắng bằng mọi giá đã di chuyển thánh tượng về tới Quan Âm Tu Viện thành công ngày 26-8-1986.

Thánh tượng được tôn trí tại trú xứ Quan Am Tu Viện, địa điểm dự trù xây dựng Tịnh Thất Đức Tôn Sư, cũng là một Phật tử lớn của Đức Tôn Sư được viên mãn. Vì vậy, công trình này vừa xong cũng là đánh dấu một kỷ niệm sâu sắc.

“Một tháng sau đó thì Đức Tôn Sư xả thân mãn nguyện độ sanh, trở về nối gót cùng chư lịch Đại Tổ Sư…”

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Quan Âm Tu Viện Đồng Nai - Các Thánh Tượng Khác”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com