Mục Lục

Điểm qua những giai đoạn trên, chúng ta thấy trước giai đoạn Đức Mẫu Trầu, lịch sử của Tổ Đình mang tính chất kế thừ của các pháp phái tông phong khác nhau. Đến giai đoạn Đức Mẫu Trầu kể từ năm 1957 cho đến hôm nay (1997) lịch sử của Tổ Đình vừa mang tính chất truyền vừa mang tính chất khai phóng sáng tạo, sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, phổ hóa quần sanh của Đức Mẫu Trầu đồng nhất với sự hình thành và phát triển của môn phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng. Sự hiện bày này đánh dấu giai đoạn phục hưng đạo phật tại Tổ Đình Linh Sơn núi Dinh.

Ngài đã đặt lại cho việc phát triển phật giáo “Một sản phẩm được thay củ đổi mối” đôi chút, để cho con người ở cuối thế kỷ này khỏi phải nhàm chán về những “tín điều cứng ngắt”, gặp rất nhiều trở ngại trong việc nhập thế độ sanh, Ngài cũng khẳng định lại những tính chất thường hằng và ưu việt của Phật đạo: đó là đạo của sự thoát khổ, tự lợi, lợi tha, chấp dứt những cố chấp ngàn đời, đang lao lý trong vô minh điên đảo. Ngài đã hướng các môn đệ vào thể tánh chơn như của mười phương Tam Bảo, điển hình sắc nét là dòng pháp vô tướng Tam Muội, ổ đấy không có tướng thân sơ, già trẻ, tịnh thế, cổ kim, nam nữ…

Hơn 40 năm qua, ánh đạo nhiệm mầu đã nhuần thấm trưởng dưỡng Liên Tông và nay đã trở thành tòng lâm rợp bóng, chở che cho hàng vạn phật tử trên các miền của đất nước.

Điểm ngời sáng là Ngài đã làm cho địa danh Phước Hòa núi Dinh trở thành “Thánh Địa Nam Bằng Phật Ngự”, và giờ đây địa danh này đã là một trong những cơ sở phật giáo lớn của miền Đông Nam Bộ (Lời nhận định của Hoà Thượng phó pháp chủ hội đồng ứng minh trung ương giáo hội nhân chuyến viếng thăm Quan Âm Tu Viện, do Ni Sư Huệ Giác tổ chức dâng lễ khánh tế cho Hoà Thượng năm 1994), và sự tán dương công đức lớn lao đối với trung ương Giáo Hội của môn phái Mẫu Trầu trong việc duy trì, phát triển và giữ gìn di tích lịch sử quan trọng của Phật giáo tại miền Đông… Lời của Hoà Thượng Thích Thiện Hào, phó chủ tịch hội đồng trị sự Trung Ương Giáo Hội, trong dịp lễ khánh thành Tổ Đình Linh Sơn vào tháng 8 âm lịch (nhuần) năm 1995.

Như vậy theo niên đại truyền thừa của chư vị tổ sư tiền hiền khai sơn, lập tự Tổ Đình Linh Sơn từ thời Hòa Thượng Thi đến nay theo thứ tự như sau:

1. Hòa Thượng sơ tổ khai sơn, lập tự Húy Thi (Tịch ngày 25/09 Âm lịch)

2. Thủ Tọa Đối.

3. Thủ Tọa Sanh.

4. Thủ Tọa Nhi, tịch ngày 8/4/Âm lịch trụ trì 20 năm.

5. Sư cô Diệu Đường, tức Võ Thị Giác, trụ trì 10 năm có công lớn trong việc trùng tu tái thiết tổ đình.

6. Yết Ma Sở hiệu trừng tác, pháp danh Phước Như, thế danh Đỗ Văn Sở, tịch ngày 19/10/Âm lịch, trụ trì 20 năm.

7. Hòa Thượng Hồng Quang.

8. Ông Giáo Tư (sau tịch ở xã Phước Hòa).

9. Yết Ma Sen được tấn phong Yết Ma (Sau khi giao tổ Đình lại cho Đức Tôn Sư Thượng Thiện Hạ Phước). Sau về trụ trì lại một ngôi chùa ở chân núi Châu Thới, viên tịch năm 1969.

10. Đức Tôn Sư Thượng Thiện Hạ Phước, hiệu Nhật Ý. Biệt hiệu Đức Mẫu Trầu Bồng Lai, được ấn truyền từ dòng lâm tế gia phổ thứ 41, người có công lớn trong việc trùng tu Tổ Đình Linh Sơn trẻ thành ngôi Đại Già Lam từ năm 1957 đến 1976. Khai sơn môn phái Liên Thông Tịnh Độ Non Bồng viên tịch ngày 01/08/Âm lịch năm Bính Dần 1986 tại.

Quan Âm Tu Viện, P. Bửu Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai. Đại tháp thời Đức Tôn Sư được trưởng tử Ni Sư Huệ Giác xây dựng cũng tại Quan Âm Tu Viện,

11. Từ năm 1975 đến 1992 được sự ủy nhiệm của Đức Tôn Sư, Thượng Tọa Giác Hải, thế danh Nguyễn Văn Sảnh, hiệu Trung Sảnh làm trụ trì. Thượng tọa là bậc chân tu sáng danh, một đời tận tụy với Tổ Thầy và Tăng Ni trong môn phái, có công lớn trong việc tái thiết và giữ gìn những di sản của Tam Bảo. Một bậc hiếu tử của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng gương mẫu. Thượng tọa tịch ngày 26/03/Âm lịch năm Nhâm Thân 1992, hiện tháp thờ tại chùa Tây Thiên Môn (cơ sở Tổ Đình Linh Sơn II Tăng Bộ).

Từ năm 1992 đến nay quyền trụ trì Tổ Đình được đại Đức Thích Thiện Nghĩa tạm thời giữ chức vụ “Quyền Trụ Trì” trông coi cơ sở II Tăng Bộ, Sư Cô Diệu Hòa trông coi cơ sở I Ni Bộ (trên núi), và trên hết người chịu trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn điều hành 2 cơ sở của Tổ Đình là Đức Thầy Thượng Huệ Hạ Giác.

Đức Thầy Thượng Huệ Hạ Giác là trưởng tử kế thừa sự nghiệp hoằng dương giáo pháp của Tông Môn Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, Tông trưởng môn phái đời thứ II. Đức thầy Huệ Giác xứng đáng với cương vị giữ gìn giềng mối đạo nghiệp của Đức Mẫu Trầu Bồng Lai.

Trãi qua II đời trụ trì trên đây là sự kiện kế thừa đối với Tổ Đình Linh Sơn, làm nên sự nghiệp đối với Tổ Đình, giữ gìn và phát huy truyền thống của Tổ Đình ngày càng sáng đẹp tại Miền Đông.

Như vậy trên đây chỉ là hệ thống kế thừa của Tổ Đình một ngôi cổ tự có bề dầy truyền thống đối với đạo pháp và dân tộc.

Xuất phát từ Tổ Đình này, đã ghi lại một điểm son quan trọng, là đến đời trụ trì thứ 10, Đức Mẫu Trầu Bồng Lai đã khai sơn môn phái xiển dương chánh pháp, xương minh tịnh độ, tức môn phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng vào năm 1957, một cơ hội vũ hành phương tiện lợi tha, khiến chánh pháp lưu thông, và tỏ rạng một góc trời Đông, cùng 30 năm tiếng pháp lành diệu mầu uyển chuyển khắp trời Nam Nước Việt. Đức Tôn Sư Mẫu Trầu viên tịch đã để lại một sự nghiệp Phật pháp hoàn thiện cho tăng ni phật tử trong Tông môn.

Người kế thừa sự nghiệp trọng đại đó, chính là đức thầy Thượng Huệ Hạ Giác, đã pháp huy được tính kế thừa, vừa phát triển giáo pháp, vừa giữ gìn được giềng mối, quy củ của tông môn, xứng đáng với vị trí của người pháp tử.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com