Mục Lục

221. Niệm Phật, tu thiền hay tu theo Mật Tông là đạt được kết quả nhanh nhất? Có thể kết hợp cả ba pháp cùng tu không? Nếu có thì kết hợp như thế nào và ai mới đủ khả năng để lĩnh hội?

Pháp môn của Phật như thuốc trị bệnh do đó không thể nói cái nào hơn cái nào. Bạn có thể kết hợp hai hoặc ba pháp với nhau nếu thật sự có nhu cầu, nhưng phải biết phối hợp nhuần nhuyễn. Điều này cần có một vị minh sư hướng dẫn.

222. Con nghe nói Mật Tông là một pháp tu của người Tây Tạng do kết hợp từ văn hóa truyền thống và chú lực của Phật giáo. Do đó không phải là pháp môn tu hành rốt ráo đúng nghĩa của Phật giáo? Điều này là có đúng không? Nếu đang tu thiền hay tịnh độ chuyển sang tu Mật Tông có được không và phải làm thế nào?

Mật tông được hình thành từ Ấn Độ truyền qua Tây Tạng của các bậc đạo sư Phật giáo. Do đó không thể nói không phải của đạo Phật được. Người tu thiền hay niệm Phật có thể kèm tu mật tông nhưng phải có thầy hướng dẫn.

223. Vì sao trong vấn đề trì chú, niệm Phật hay gia hộ chú nguyện, có vị thầy có khả năng và không? Điều này là do thần lực của kinh chú hay là do khả năng của vị tu hành hay là do sự truyền thừa? Điều nào quyết định năng lực khi chú nguyện?

Một vị thầy có năng lực chú nguyện cho ai đó là do công phu tu tập của các thầy chứ không phải do kinh chú. Kinh chú sở dĩ ứng hiện là do hành giả tu tập cộng với sự gia hộ của minh sư.

224. Những gia đình Phật tử hiếm muộn, ngoài đến chùa cầu nguyện, họ cũng có đến am miếu để xin con và được có con. Vậy đây là do lời cầu nguyện, hay do một ai đó tác động để họ có con? Nếu là mang con như vậy thì có làm sao và có đúng theo Phật giáo không? Có bị quả báo oan gia không?

Nếu do cầu nguyện mà có con thì đâu có lỗi gì và đúng theo tinh thần kinh Phổ Môn. Do đó không có mắc quả báo nghiệp chướng gì cả.

225. Trong các buổi lễ đúc đại hồng chung, đúc tượng Phật, luôn có lễ cúng hô thần nhập tượng. Vì sao phải có lễ này và ý nghĩa thế nào? Ai mới có khả năng để cúng thỉnh hô thần nhập tượng? Nếu thần không nhập thì tượng có làm được không? Vậy các nơi sản xuất tượng công nghiệp thì có làm sao không?

Chuyện hô thần nhập tượng là một nghi thức cần thiết chứ không phải thần thánh nào nhập vô cả. Nhưng không có lễ cúng này mà thành tâm tu niệm thì quả chuông ... vẫn có hiệu quả.

226. Chúng con tụng kinh và cũng được hướng dẫn, nghe giảng có quá nhiều câu kinh chú bất khả tư nghì. Là Phật tử thông thường, chúng con nên tụng câu chú nào là phù hợp và có hiệu quả? Làm thế nào để trì chú được linh ứng?

Thường thì Phật tử trì chú trong mười bài chú của kinh nhật tụng. Còn muốn có linh nghiệm hay không thì công năng tu hành của Phật tử trong đó có giới định huệ và sự thành tâm với kinh chú.

227. Đối diện với thù hận, đặc biệt là những người gây ra khổ đau cho mình là người thân không hề dễ dàng gì. Dù Phật giáo dạy hận thù không diệt được hận thù, chỉ có tình thương mới diệt được hận thù nhưng thật sự rất khó khăn. Làm thế nào để vượt qua trạng thái này hay bình thường tâm để đối diện với thù hận khổ đau một cách dễ dàng nhất?

Sự hận thù chỉ làm tăng thêm sự đau khổ trong cuộc sống. Đối diện với nghịch duyên thì ta nên hiểu đó là nhân duyên và quả báo của mình chứ không phải vô cớ. Hãy xem nghịch duyên là duyên trợ giúp cho mình thăng hoa. Như vậy dễ chấp nhận và vượt qua hơn. Có lẽ nên cám ơn những người tạo ra nghịch duyên đó cũng như Đức Phật gọi Đề Bà Đạt Đa là thiện tri thức.

228. Những người chết xấu như là chết đuối, chết cháy, tai nạn giao thông, bị giết người thì có được đầu thai ngay không? Vong linh của họ sẽ ở nơi ấy hay có về nhà không? Những người chết xấu như vậy thì nên làm gì và nên tụng những loại kinh nào là tốt nhất? Nếu họ báo mộng không vô nhà được thì phải làm sao?

Những trường hợp chết như vậy cũng tuỳ thuộc vào người đó có công đức nhiều hay không mà có được về nhà hay đầu thay trở lại. Tất nhiên là phải siêu độ cho họ bằng những cách tốt nhất như rước cao tăng. Nếu mình muốn tụng kinh thì hãy tụng kinh Địa Tạng hoặc Từ Bi Thủy Sám để giúp họ. Còn nếu họ báo động mộng không về nhà được thì hãy thỉnh các bậc cao tăng rước vong đem về nhà.

229. Chân đế và tục đế nghĩa là như thế nào? Người tu hành nên tu theo chân đế hay tục đế? Chân đế và tục đế có tương đồng với nhau không?

Chân đế nghĩa là pháp xuất thế gian, tục đế nghĩa là pháp thế gian. Người tu hành trước nên tu chân đế sau đó mới tham khảo tục đế để hai thứ đều dung thông. Chân đế và tục đế thực sự là hai mặt của một vấn đề tức là chơn lý của này Phật dung nhiếp cả hai thông suốt rốt ráo từ chân hiển lộ tục, từ tục nhận ra chân. Do đó hai vế này là như nhau không thể thiếu bên nào được.

230. Hiện nay, bệnh tự tử, trầm cảm là rất nhiều dẫn đến việc tự sát diễn ra khắp nơi, không phân biệt thành phần địa vị. Mọi người bảo là do nghiệp, do cộng nghiệp. Con người ngày nay tâm bệnh và bệnh tâm thần càng ngày càng vô cùng nặng nề. Vậy làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này và điều tâm bệnh theo Phật giáo? Niệm Phật có giúp giảm bệnh hay lành bệnh ung thư không?

Việc này chẳng liên can đến cộng nghiệp. Người bị trầm cảm dẫn đến tự tử vì họ bị bế tắc không tìm được cách giải quyết vấn đề, hoặc bị áp lực mà không tự cứu được. Tâm bệnh và bệnh tâm thần ngoài cách trị liệu bằng thuốc hoặc là tâm lý học thì có thể áp dụng bằng cách định lắng tâm lại như ngồi thiền, niệm Phật hoặc quán hơi thở. Niệm Phật không phải là cách để trị bệnh ung thư, nhưng với một vài người nhờ niệm Phật và ễể sám nhờ đó chuyển nghiệp mà bệnh ung thư được giảm.

HT Thích Vạn Hùng




Có phản hồi đến “25. Phần 3: Tu Hành - Niệm Phật - Hóa Giải Phiền Não”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com