Mục Lục

141. Làm sao để phân biệt đâu là thân bệnh hay là do ma quỷ quấy nhiễu? Chúng con mỗi lần trì chú, tụng kinh hay có vấn đề gì khó chịu tâm bất ổn, lên chùa đều được bảo là do vong hành, do ma quỷ, cần phải cúng tế siêu độ, đeo dây pháp bảo là hết, vậy có đúng không?

Nếu có bệnh thì tốt nhất bạn hãy đến bác sĩ. Trừ khi các bác sĩ không tìm ra bệnh, thì hãy tìm đến những vị có đạo lực và kinh nghiệm tu để xem có vấn đề tâm linh nào tác động hay không. Nếu có thì hãy nhờ các vị đó hoặc các thầy chuyên môn trợ giúp. Bây giờ, hay có khuynh hướng xảy ra chuyện gì bất thường thì một số thầy hoặc đồng bóng đổi thừa cho có vong thực tế là không phải như vậy. Như bản thân thầy cũng có nhiều vong theo mà có thầy đâu bệnh gì đâu.

142. Phật tử hay người tu khi mất hiến xác hay hiến tạng có bị đọa lạc mất chánh niệm không dù đã niệm Phật sau 8 tiếng?

Một phật tử hay người tu đã hiểu xác thân là huyễn mộng giả dối, khi chết xác thân cũng rả mục, do đó phát nguyện hiến xác hoặc hiến tạng. Vì đã giác ngộ như trên nên khi họ mất đi liền rời bỏ xác thân này đâu còn luyến tiếc, chắc chắn không bị đoạ lạc. Vì vậy không cần đợi niệm phật sau tám tiếng.

143. Thường ở bệnh viện, bệnh nhân chết sẽ được tắm rửa sau đó đưa vào nhà xác chờ hậu sự. Nhưng con nghe nói người vừa mất nếu đụng chạm vào sẽ bị đau, thần thức chưa tan, gây luyến ái hay sân si. Nhưng là Phật tử nếu lỡ mất ở bệnh viện và không được giữ lại 8 tiếng hay có khi bắt chở về nhà thì phải làm sao để không bị đọa vào đường xấu?

Một người khi mất nếu đụng vào cơ thể của họ có thể làm thần thức của họ bị ảnh hưởng chứ không bị đoạ lạc. Đó là một vài trường hợp khi họ mất vẫn còn luyến tiếc thể xác chứ không phải ai cũng vậy. Gặp trường hợp bất đắc dĩ phải đụng vào thể xác người chết thì niệm phật cầu gia hộ cho họ và cầu xin họ cho phép mình đụng đến thể xác của họ.

144. Con nghe bảo lúc lâm chung nếu không cẩn thận thì người chết sẽ bị đọa. Vậy người dù sống cực thiện nhưng vì lâm chung không được lo hậu sự cẩn thận vẫn bị đọa sao, như vậy có đúng với nhân quả không? Ngược lại, Phật Di Đà bảo rằng chỉ cần niệm 10 niệm thì Ngài sẽ rước về, dù là có làm ác bao nhiêu. Con hiểu là cũng cần phải có sự chánh niệm nhưng điều này là có thật không?

Một người chết quan trọng là cận tử nghiệp có đến hay không. Cận tử nghiệp cũng có lành và dữ. Trường hợp này không phải lúc nào cũng xảy ra. Do đó cần lo là lo hộ niệm trước khi lâm chung chứ không phải đợi sau khi chết mới lo. Vì thế thuận theo nhân quả mà nói người ta gieo nhân như cái cây mới trồng. Hễ nghĩ về hướng nào thì ngã về hướng đó. Còn cận tử nghiệp chỉ là trường hợp biệt lệ. Quan trọng là lúc lâm chung họ hướng về đâu. Giả sử người làm thiện cả đời gặp cận tử nghiệp xấu đến họ có đi vào đường xấu thì cũng trong thời gian ngắn rồi sau đó được thoát ra nhờ lực của thiện nghiệp thúc đẩy.

Còn việc Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn người chết khi người đó có 10 niệm chánh niệm niệm Phật, 10 niệm này phải hiểu là 10 hơi thưở chánh niệm. Vậy thì theo bạn dễ hay khó. Do đó, trong kinh Di Đà Đức Phật Thích Ca có nói không thể lấy một chút ít nhân duyên thiện căn ít ỏi mà về được cõi đó đâu. Người dù làm thiện hay làm ác trông vào mười niệm cuối cùng đó để được vãng sanh thì chẳng khác nào trong trúng số độc đắc. 

145. Con nghe nói là khi lâm chung cần phải có người trợ niệm lo giúp để không bị đọa lạc. Nhưng nếu sống một mình, phòng lúc lâm chung mình không có ai giúp đỡ có phải sẽ bị đọa lạc hay không?

Khi mình đã tu thiện gieo công đức tâm vững vàng thì khi chết không đợi có người trợ niệm vẫn được các cõi lành đến rước.

146. Khi người thân qua đời, niệm Phật, tụng kinh, cầu siêu, phóng sanh hay lập trai đàn chẩn tế là có hiệu quả nhất?

Khi người thân qua đời lập trai đàn chẩn tế là có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, mình có thể tự làm công đức niệm phật ,tụng kinh, phóng sanh, bố thí, cúng dường kinh điển, làm nhiều điều phước lành để siêu độ hoặc giả cầu chư tăng hộ niệm hồi hướng công đức cho họ.

147. Con nghe nhiều người giảng kinh điển rất quý, nên viết chép, đọc tụng. Thời xưa là vậy nhưng thời nay tất cả kinh điển đều được đưa lên mạng, in ra rất dễ dàng. Vậy việc chép kinh như xưa có giúp tiêu trừ nghiệp chướng và có phước đức hơn việc in ấn tặng kinh không? Nếu ba con mất con chép kinh rồi đốt ở mộ có được không hay là mang tội vì đốt kinh? Nếu chép thì con nên chép kinh nào?

Với phương tiện hiện đại thì sự chép kinh không phải là nhu cầu cần thiết nữa. Tuy nhiên, nếu có tâm thành bạn muốn chép kinh cũng không sau cả. Vì lúc chép bạn để hết tâm ý vào kinh. Còn như chép kinh để đem ra mộ đốt thì không nên vì chẳng có tác dụng gì cả. Muốn chép kinh thì bất cứ kinh gì cũng có giá trị. Thường thì các vị và phật tử hay chép kinh Pháp hoa, Kim cang, Địa tạng. Tuy nhiên, bạn nên tự tụng kinh, làm từ thiện, phóng sanh hay đến chùa cúng trai tăng nếu có điều kiện hồi hướng phước lành cho ba của bạn là điều tốt nhất.

148. Thân trung ấm tồn tại trong bao lâu theo kinh Phật? Có vị thầy bảo rằng là trong 49 ngày thì thân trung ấm sẽ đi đầu thai nhưng sao con lại xem một số thầy có khả năng siêu độ vong linh hay ngoại cảm bảo có người đến vài trăm năm? Vì sao họ không chịu đi đầu thai?

Thân trung ấm là thần thức khi chưa kết luận được nhân quả tội phước trong 49 ngày thường người chết có 4 trạng thái sẽ xảy ra - Đi liền vào cõi tốt
- Đi liền vào cõi xấu
- Không đi đâu cả ở lẩn quẩn xung quanh vì nghiệp thức còn ràng buộc lưu luyến với gia đình sau đó mới đi đầu thai
- Có những người mất đi trong 49 ngày nhưng nhân quả chưa phân định nên trải qua bảy lần thay đổi thân trung ấm rồi họ mới được sanh về cõi nào hay là vẫn ở chỗ đó. Tất cả đều là duyên nghiệp quyết định và không ai siêu độ nên họ không đầu thai.

149. Người khác đạo như Thiên Chúa Giáo có thể tụng niệm tu theo Phật giáo không? Có phải rằng họ đã có tôn giáo bậc thầy của mình mà theo tôn giáo khác là sẽ phản bội lại lời thề, đi ngược lại tôn chỉ, sẽ mang tội? Ngược lại người Phật tử cũng vậy là có đúng không?

Hãy có các nhìn bao quát về tôn giáo. Không có bề trên nào quở phạt mình khi mình sống an lành hạnh phúc theo giáo lý của tôn giáo mà mình không theo vì tôn giáo nào cũng đưa người ta đến chỗ chí thiện bằng những cách khác nhau. Bạn có thể nghiên cứu những tôn giáo khác để bổ sung cho đời sống của mình là điều tốt. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ bên đây để theo bên kia.

150. Người tu hành có bị ma nhập không? Có người bảo là đôi khi phải dùng một người tu thanh tịnh để vong nhập vào trình bày các vấn đề mới đúng? Làm sao biết đó thật là vong thật muốn nhập hay là do ma chướng quấy phá?

Người tu hành nếu tâm hay vọng động ước muốn điều linh thiêng, hoặc ước muốn mau thành đạo quả dễ bị ma cảnh xen vô. Một người tu thanh tịnh không bao giờ muốn để vong nhập vô mình. Do đó, những người bị vong nhập có nhiều lý do như nhân quả ác báo với oan hồn do khởi tâm xấu, cầu cơ.
Vong nhập do người đó có duyên họ mới nhập vô được...

Thượng Tọa Thích Vạn Hùng




Có phản hồi đến “16. Phần 5: Lễ Nghi Siêu Độ - Lâm Chung”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com