Mục Lục
161. Phật tử được khuyên làm khá nhiều Phật sự vì cái nào cũng là giúp hồi hướng phước đức, thêm công đức vô lượng vô biên. Vậy Phật sự nào hay làm gì thì mới có công đức nhiều nhất?
Vấn đề này không thể đánh giá theo hình tướng được. Thí dụ nếu một người chỉ có 100,000 đem đi bố thí hoặc cúng dường sẽ hơn 1 người khác giàu có mà chỉ cúng có 1 triệu. Ngày xưa thời đức Phật có một bà lão ăn mày đem hết số tiền mình có được mua dầu để cúng dường cho chư tăng thắp ban đêm. Sáng hôm sau người có phận sự đi tắt đèn thổi tắt hết những cây đèn khác, cây đèn cúng dường của bà lão thổi không tắt. Người ấy mời ngày Mục Kiền Liên đến thổi cũng không được. Đức Phật đi ra bảo rằng:" dù có 10 ngày Mục Kiền Liên nữa cũng không thổi tắt được cây đèn này. Vì bà lão này đã đen hết của cải chịu đói khổ để mua dầu cúng dường với tâm lực đó mạnh mẽ vô biên cho nên không ai tắt được cây đèn ấy. Bà lão này sẽ được phước báo vô lượng ấm no đầy đủ và trí huệ thông minh sáng suốt hơn người".
Những người giàu có nghe vậy đến biếu tặng cho bà rất nhiều vật dụng và tiền bạc. Do đó, tuỳ chỗ phát tâm mà mới biết được công đức nào lớn hay không, chứ không luận là cúng Phật mới lớn hơn hết vì chính Đức Phật từng dạy: "Phụng sự chúng sanh là cúng dường chu Phật”. Nếu bạn có một số tiền định đem cúng chùa, nhưng nếu gặp một người nào đó bệnh đau ngặc nghèo bạn tặng số tiền cho người đó thì phước đức sẽ hơn là đem cúng chùa. Đức Phật sẽ vui lòng vì mình bố thí cho người cần sẽ tốt hơn, nhờ vậy tâm bạn sẽ không phân biệt công đức nào lớn hay nhỏ.
162. Thường lộ trình của một người tu tập là Phật tử sẽ mất trong bao lâu để mới có thể điều chỉnh mình có an lạc, dù biết là tùy người. Lộ trình tu tập ấy nên như thế nào?
Người Phật tử phải bắt đầu từ tam quy ngũ giới, bỏ tất cả ác làm tất cả thiện giữ lòng trong sạch, thanh tịnh thì ắc sẽ được an lạc hiện tiền chứ không đợi bao lâu. Còn như thân khẩu ý chưa được thuần thục thì đừng sợ hãi. Mình sẽ điều phục từ từ như huấn luyện một con ngựa.
163. Kinh nào là vua trong các kinh? Chú nào là vua trong tất cả các chú?
Kinh, chú nào đem đến sự an lạc thì gọi là vua. Kinh chú nào giúp cho người ta bỏ chúng sanh làm Phật bỏ mê qua ngộ thì gọi là vua
Kinh chú nào giúp gho người ta từ bỏ được tham sân si thì gọi là vua.
Kinh chú nào giúp cho người ta bỏ phàm làm thánh, bỏ ác làm thiện có cuộc sống tự do tự tại thì gọi là vua...
164. Khổ là do vô minh. Vậy vô minh nghĩa là như thế nào vì cái đúng sai tùy góc độ quán xét? Có khi nhìn ở góc độ này và đúng và ngược lại?
Ngay nơi chữ vô minh bạn đã hiểu sai rồi. Khổ đúng là do từ vô minh mà ra, đúng hay sai không nằm trong cái nghĩa của vô minh. Vô minh phải hiểu là "LẦM". Vậy ta lầm cái gì: lầm thân này tâm này là thật, lầm lục căn lục trần là thật, lầm cái biết là thật, lầm ta với người là thật, lầm các sắc tướng là thật. Từ cái lầm cơ bản đó làm sang ra những kiến chấp.
165. Ngũ uẩn nên hiểu như thế nào là hợp lý và để dễ tu tập?
Ngũ uẩn tức là tập hợp năm món sắc thọ tưởng hành thức. Sắc là sắc tướng của ta của người. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của các giác quan. Thọ là toàn bộ các cảm giác không phân biệt chúng là dể chịu, khó chịu hay trung tính. Tưởng là nhận biết các cảm giác như âm thanh màu sắc mùi vị..., kể cả nhận biết ý thức đang hiện diện. Hành là những hoạt động tâm lý sau khi có tưởng, vd: chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác.... Thức bao gồm 6 dạng ý thức liên hệ tới 6 giác quan: ý thức của mắc, tai, mũi, lưỡi, thân, ý( tự điển phật học của Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách).
Theo hệ thống nam truyền thì ngũ uẩn là vô thường vô ngã.... Còn theo hệ thống bắc truyền thì ngũ uẩn là không thật có. Chẳng phải không cũng chẳng phải có. Do đó bạn đừng bám chấp vào ngũ uẩn hoặc để nó sai khiến.
166. Sự giống nhau và khác nhau giữa Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Đại Thừa là gì? Nên tu tập hay theo trường phái nào là phù hợp nhất? Người tu theo Đại Thừa bảo rằng đó mới là cách để hành Bồ Tát Đạo, lên cảnh giới cao hơn. Người tu theo Phật Giáo Nguyên thủy bảo đây mới chính là pháp của Phật, là cách đúng đắn nhất tiến lên làm A La hán, làm Phật mà không bị sai pháp đọa lạc là có đúng không?
Bạn hãy xét các vấn đề: - Người tu theo Phật giáo nguyên thuỷ là những người thích yên tĩnh ở nơi không ồn ào, giữ giới thân thanh tịnh chuyên thiền định và quán chiếu để thành tựu quả A La Hán chứ không thể thành Phật, vì thành Phật phải độ sanh cho đến viên mãn mới gọi là toàn giác.
- Người đi theo Phật giáo đại thừa là những người năng động, thích hy sinh mình để cứu khổ người khác quên thân mạng tự độ và độ tha cho đến thành Phật.
Có 1 điều chắc chắn rằng trong thời Đức Phật có dạy 2 pháp nguyên thuỷ và đại thừa để phù hợp với 2 căn cơ trên. Nên nhớ là lần kết tập kinh tạng đầu tiên, Ngài Phú Lâu Na có tách riêng ra cùng một số người kết tập luận tạng và đại thừa tạng. Vì thế, không thể nói chỉ có nguyên thuỷ là pháp chánh của Phật mà phải có cả hai.
167. Mọi người bảo rằng thời mạt pháp kinh sách đều bị hủy diệt, Phật pháp suy đồi, người tu kém đi, chùa chiền bị thương mại hóa, người tu phá giới làm điều bất thiện càng cao. Vậy làm sao để bơi giữa dòng mạt pháp đầy khổ đau này?
Đời mạc pháp vào thời kỳ chúng ta đang sống, sự tu chứng và hạnh giải thoát không được xem trọng. Người ta chú trọng vào đa văn và xây dựng chùa chiền tháp tượng cho lớn. Thường cái gì bên ngoài rực rỡ bấy nhiêu thì bên trong bất ổn bấy nhiêu. Cho nên sống trong đời mạc pháp đừng nặng bên ngoài mà nhẹ bên trong. Kể cả làm Phật sự, nếu bạn để cho tham sân si tăng trưởng thì phải xem lại. Tuy là tín đồ Phật giáo thì phải lợi mình lợi người nhưng phải giữ bên trong cho chắc bằng không sẽ không được an lạc niết bàn gì cả.
168. Thành trụ hoại không, vô ngã vô thường, mọi thứ đều không có thật là những điều chúng con thường được nghe giảng. Nhưng nghe sao có vẻ bi quan, cuối cùng đâu có nắm giữ được gì nhưng vẫn phải rơi vào vòng khổ đau. Vậy hiểu vấn đề thành trụ hoại không sinh diệt thế nào để tích cực tu tập?
Thành trụ hoại không vô ngã vô thường đó là yếu lý của Phật giáo. Mình hiểu mọi vật dù không có thật sẽ không sanh lòng tham chấp chứ không phải bỏ hết mọi việc mà ngồi không. Bạn làm việc với tâm không tham chấp thì dù ở bất cứ nhân duyên nào cũng không bị chìm đắm. Vả lại, đau khổ đó là mặt tích cực của vấn đề. Nếu hiểu tiêu cực là do mình bi quan hiểu không đúng. Đạo Phật là chủ trương tiến hoá cho mình cho người. Bạn làm nhưng chấp nhận thất bại. Cái được cái mất cái có cái không đều là do duyên.
169. Nhà Phật thường có câu “tướng tự tâm sanh, tướng tùng tâm diệt” Điều này có đúng không? Vì sao có những người tướng rất đẹp nhưng hành động khác lời nói và ngược lại?
Câu này thường nghe người ta nói nhưng không có tuyệt đối. Thí dụ trong lòng bạn đang vui vẻ không âu lo thì tướng tự thấy thoải mái. Ngược lại, trong lòng bạn chứa chất đầy sân hận phiền não thì nhìn rất khó coi, thậm chí không có cảm giác dể chịu. Tuy nhiên, có nhữNg người gương mặt rất đẹp mà tâm xấu ác là do có tạo phước duyên để hôm nay có được dung mạo tốt đẹp, nhưng cũng từng gieo những nhân tố xấu trong lòng nên hôm nay tâm địa độc ác. Ngược lại, người không có dung nhan đẹp vì thiếu tạo duyên lành như dâng hoa cúng phật, khen ngợi nét đẹp của người khác nên không nhận được quả báo tốt tươi. Nhưng họ đã từng huân tập căn lành nên tâm địa nhân hậu, rông lượng. Do đó mới có câu tri nhân tri diện bất tri tâm. Cũng có câu ngược lại trông mặt mà bắt hình dong là vậy.
170. Người ta thường bảo “cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán” là có đúng không? Dù biết là do nhân quả nhưng những vấn đề lừa dối, phản bội, kể cả hại mình khi bị đòi làm con người mất lòng tin lẫn nhau. Làm thế nào để hóa giải?
Cứu vật vật trả ơn cứu nhân nhân trả oán không nằm trong lý nhân quả và cũng không phải là chân lý. Người ta bảo vậy nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Mình giúp người rồi sau đó người phản mình là hết duyên, họ không còn phước để ta giúp họ nữa thì phiền não làm gì. Cũng có những điển hình mình giúp người, người giúp mình từ xưa nay. Thí dụ xưa có một ông vua tha tội cho một ông quan dám trêu ghẹo hoàng hậu. Sau đó gặp binh biến, chính ông quan đó là người xả thân để cứu vua.
Thượng Tọa Thích Vạn Hùng