Mục Lục
231. Nhiều người nói rằng sinh ra làm thân nữ là do nghiệp xấu hoặc bị mắc đọa. Do đó, phụ nữ dù có tu hành đến đâu cũng đều bị chướng duyên và không thể đạt được đạo quả như người nam. Vì vậy nữ giới trong Phật giáo đều phải luôn phục tùng một người nam. Điều này là có đúng không? Người nữ có thể tu tập tốt như người nam không?
Nói về lý tánh bình đẳng thì nam hay nữ điều có Phật tánh như nhau. Mang thân nam hay nữ đều là do duyên nghiệp thúc đẫy nhưng người nữ vẫn có thể tu tốt như người nam. Đó là chưa kể những trường hợp mang thân nữ do hạnh nguyện. Nữ giới trong Phật giáo bây giờ không bị lệ thuộc vào nam giới, nhất là trong hệ đại thừa. Tóm lại việc trong nam khinh nữ lần lần được loại bỏ.
232. Các hiện tượng sinh lý như kinh nguyệt ở nữ giới hàng tháng là điều tự nhiên. Tuy nhiên, mọi người hay bảo đó là sự uế trược, không thanh sạch ở người nữ. Do đó, vào những ngày hành kinh, người nữ tránh tảo bàn thờ Phật, tránh tụng niệm vì sẽ mang tội, bị quả báo. Đặc biệt, vào những ngày ấy không nên đụng đến các pháp bảo như xá lợi hay gần gũi các vị thầy. Người ta bảo rằng nữ Phật tử vào những ngày ấy là thường có vong đeo bám. Nếu gần các vị tăng sẽ dễ sinh xúc chạm, mất sự thanh tịnh cho người tu, gây nghiệp quả. Như vậy là có đúng không?
Chuyện kinh nguyệt của phụ nữ đúng là do tự nhiên họ đâu có lỗi gì ta nên thông cảm. Chưa thấy có kinh điển nào cấm phụ nữ vào ngày đó mà gián đoạn đường tu hành. Còn chuyện họ có bị vong đeo theo hay không thì chưa có gì dẫn chứng.
233. Phật tử được khuyên trong thời kỳ mang thai hay trước khi mang thai nên cố gắng niệm Phật để con thông minh sinh ra làm người thiện lương. Vậy người mẹ niệm Phật đứa con trong bào thai có nghe được không và có cảm ứng không? Nếu sinh ra làm con bị dị tật hay hung ác là có phải do không niệm đúng hay niệm sai?
Đúng là trước hay trong khi mang thay người mẹ có tu tập công Đức thì hay sanh ra những đưa con thiện lương thông minh nhưng điều đó không tuyệt đối. Lúc niệm Phật đứa trẻ làm sao nghe được nhưng có thể cảm được. Còn đứa trẻ có bị dị tật là do nghiệp riêng của nó chẳng can gì tới chuyện niệm Phật đúng hay sai.
234. Người nữ trong lúc sinh con thân thể thường bất tịnh, không được trang nghiêm và ở tư thế cơ thể lõa lồ. Vậy trong lúc đau đớn mệt mỏi nhưng thân thể trong trường hợp như vậy niệm Phật hay niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được xem là mang tội bất kính không?
Không, bởi vì Phật như cha mẹ. Nếu sợ bất kính thì nên niệm thầm.
235.. Trong thời gian mang thai, những kinh chú nào của Phật giáo là phù hợp để người mẹ tụng niệm? Nếu người cha tụng niệm hay tu hành đứa con có cảm ứng không?
Nên niệm chú đại bi, chú vãng sanh, tiêu tai cát tường. Còn người cha tu hành thì con cũng được hưởng phước.
236.. Nếu khi còn sống người ấy theo tôn giáo khác như Thiên Chúa Giáo hay Cao Đài nhưng khi chết gia đình muốn làm lễ quy y và tang lễ theo Phật giáo, đưa họ vào chùa họ có siêu thoát không?
Có siêu thoát hay không đâu phải do gia đình, còn vong linh nữa, họ có chịu theo Phật giáo hay không?
237. Hàng năm gia đình thường lau bát hương tảo bàn Phật để đón Tết. Tuy nhiên, cát trong bát hương có phải thay không? Mọi người bảo là không nên thay vì cát đó đã từng được thỉnh ở chùa, được chú nguyện, tu hành quanh năm công đức rất quý nên không được thay. Như vậy là có đúng không?
Cát chỉ cần thay khi có sự ô tạp. Tốt nhất là nên lược lại còn chuyện thay cát mới cũng vô hại. Chuyện thờ cúng có ứng nghiệm hay không là do mình chứ không phải do cát.
238. Con nghe nói tâm trẻ con thường thanh tịnh nên có thể thấy những cảnh giới hay những chuyện mà người khác không thấy được? Nhưng trẻ con chưa tu hành làm sao có thể thấy hay biết những chuyện này. Điều này là có thật không? Làm thế nào để biết những chuyện cảnh giới thiên thần trẻ con thấy là có thật?
Chuyện trẻ con nếu có thấy cảnh giới âm là tự nhiên chứ không phải do thanh tịnh. Cũng do cõi âm muốn cho chúng nó thấy nữa. Thường thì khi trẻ con thấy cảnh âm hay khóc la do đó ta mới biết là có thật.
239. Theo Phật giáo, mỗi người phải tự chịu trách nhiệm cho hành vi nhân quả của mình. Vậy tại sao con lại nghe nói có trùng tang liên táng, đọc có truyện bảo chết lan hết cả dòng họ. Muốn hóa giải phải làm một điều gì đó nhưng con không biết đó là làm gì. Vậy việc chết liên tục này là cũng vì nhân quả hay vì bị ảnh hưởng của một loại năng lực siêu nhiên nào?
Chuyện trùng tang liên táng cũng nằm trong nghiệp lực của gia đình đó. Muốn chấm dứt chuyện này phải nhờ những người có năng lực đặc biệt giải cứu.
240. Người chết vì sao có người lạnh, cứng, sắc diện rất tối ám. Tuy nhiên, có người ra đi, đặc biệt là các bậc chân tu, tướng hiện rất đẹp, hồng hào, nhìn như đang ngủ. Vậy là vì sao? Có phải do sự tu tập hay nhân quả hay cận tử nghiệp?
Tất cả đều là nhân quả, hiện tướng lành dữ là do có công đức hay không.
HT Thích Vạn Hùng