Chú Tâm Thành đã phải than," Trời đã sinh ra mình, còn bày chi các thiếu nữ xinh đẹp!" - " Chú than giống Châu Du bên Tàu quá. Lẽ đáng phải nói trời đã sinh ra các thiếu nữ, còn sinh chi các tu sĩ. Mình phải là Lượng Cơ!", chú Tâm Ngộ tiếp.
VẤN: Con là một Phật tử tu tập theo Phật pháp được ba năm nhưng dần dần con cảm thấy mệt mỏi. Lúc ban đầu khi biết đến với Phật pháp, con rất tín tâm, mong sẽ là bến đổ bình yên cho mình để tu hành. Tuy nhiên, sau một thời gian, những gì con tin tưởng, nhất là ở những bạn đạo và những vị thầy con kính tin đều không như[...]
Thật sự khi các pháp, Có mặt, hiện khởi lên, Đối với vị Bà-la-môn, Nhiệt tâm, hành thiền định, Khi ấy, với vị ấy, Các nghi hoặc tiêu trừ, Vì đã biết hoàn toàn, Sự tiêu diệt các duyên.
Đức Phật thường dạy chân lý: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”. Theo cách nghĩ của bạn người chết đều thành quỷ. Bạn có ý nghĩ, quan điểm như vậy thì nhất định bạn đi làm quỷ rồi! Có bao nhiêu người suy nghĩ sau khi chết được làm người, hoặc sinh lên cõi trời hay làm Phật, Bồ-tát; điều này rất ít nghe nói đến, chỉ có[...]
Ngày lễ Vu Lan lại đến với mọi người, mọi sinh vật trong trời đất, là dịp chúng ta bày tỏ lòng hiếu với mẹ cha, cái đạo với bà con hàng xóm. Sâu thẳm đất trời còn nặng trĩu lòng biết ơn đấng Từ Phụ. Người chỉ đường cho chúng sinh thoát khỏi biển khổ trầm luân, hướng về bờ Giác.
"Cái gì có nương tựa, cái ấy có giao động, cái gì không nương tựa, cái ấy không giao động. Không có giao động thời có khinh an. Có khinh an thời không có thiên về. Không có thiên về, thời không có đến và đi. Không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Không có diệt và sanh, thời không có đời này, không có đời sau,[...]
Theo quan niệm dân gian, cứ đến tháng 7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ mở Quỷ Môn Quan để tất cả các vong hồn được thoát khỏi chốn địa ngục khổ đau lên ngao du nhân gian. Do vậy, ở trên trần gian, đây sẽ là khoảng thời gian mà con người gặp nhiều xui xẻo nhất.
VẤN: Hằng năm con có theo mẹ lên chùa vào lễ Vu Lan, nghe tụng kinh giảng dạy con xúc động lắm. Đẹp và vui nhất là được mang hoa hồng đỏ trên ngực áo vì còn mẹ. Xin Sư cho con biết vì sao có đại lễ Vu Lan? Con nghe tụng “Nam Mô Vu Lan Duyên Khởi Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát” nhưng không hiểu vì sao? Nguồn gốc của lễ[...]
Chuyện ngày xưa, được ghi lại trong kinh Báo Ân rất cụ thể. Đức Phật trong lúc du hành gặp một đống xương khô, Ngài liền đảnh lễ sát đất và dạy rằng: “Đống xương khô này hoặc tổ tông kiếp trước, hoặc là cha mẹ nhiều đời của ta, nên ta chí thành kính lễ”.
Nếu ai một lần được thọ học lời dạy của đức Phật về tinh thần hiếu đạo thì chắc rằng họ sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về trách nhiệm, bổn phận và hạnh phúc họ đang có được khi còn cha mẹ trong đời. Thiết nghĩ, trong xã hội, nếu người người đều biết nhớ nghĩ đến ân đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và y theo lời Phật dạy mà[...]
VẤN: Con là một đứa con bất hiếu. Con sinh ra trong gia đình giàu có, là con một nên thỏa sức ăn chơi vẫy vùng, làm khổ ba mẹ con rất nhiều. Tất cả các món ăn chơi đua đòi, kể cả ma túy con cũng thử qua, gần như không mấy quan tâm ba mẹ con làm gì chỉ cần biết cung phụng tiền cho con, nếu không con dọa bỏ nhà, có khi[...]
Ta Từng Nghe Lời Tạc Như Vậy Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ Thành Kỳ Thụ Viên trung Chư Tăng câu hội rất đông Tính ra đến số hai muôn tám ngàn Lại cũng có các hàng Bồ Tát Hội tại đây đủ mặt thường thường
“Nhà Phật không dạy mọi người việc đốt vàng mã để cúng những người đã mất. Đây là điều mê tín và rất lãng phí. Tuy nhiên, điều khó là quan niệm đốt vàng mã đã đi sâu vào tiềm thức trong dân chúng từ rất lâu, nên chỉ có thể từng bước giảm dần để đi tới dừng hẳn”.
Vu Lan kỳ siêu Pháp đàn. Bổn đàn gởi điệp cấp vong linh, Sa môn Thích ... phụng hành pháp sư.
Lễ Vu lan xuất phát từ tấm lòng đại hiếu của tôn giả Mục Kiền Liên, qua một bản kinh rất nổi tiếng trong Phật giáo: Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn. Bản kinh này do ngài Dharmariksa (Trúc-pháp-hộ: 竺 法 護) dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, vào thời Tây Tấn (265-317). Ngày nay bản kinh này được dịch ra nhiều thứ tiếng và lưu[...]
VẤN: Con được biết sau mỗi mùa an cư Kiết Hạ có đại lễ dâng y cho quý tăng ni, nhất là vào mùa Vu Lan. Tuy nhiên, con không hiểu ý nghĩa của lễ dâng y là gì? Nguồn gốc lễ dâng y là từ đâu? Từ đâu có sự phát khởi ra chiếc áo cà sa cho quý tăng ni hiện nay? Ý nghĩa của việc khoác y áo là gì? Phật tử tại gia có được mặc y[...]
Nay Bổn tự và Thập phương Phật tử thiết nghĩ rằng: Bổn tự lịch đại hữu công các tiên linh, Thập phương Phật tử trí tự chư vong giả, Và Cửu Huyền Thất Tổ lịch đại tôn thân.
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung. Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên, Bèn dùng huệ-nhãn dưới trên kiếm tầm.
Vì thế, trước mỗi ngày lễ Vu Lan, tôi không vội nghĩ tới việc lên chùa, để được cài lên áo mình một bông hồng đỏ thắm, được đắm mình trong những triết lý của nhà Phật. Tôi chỉ tự nhủ mình sống tốt, để đừng mãi là “một thứ quả non xanh” trong sự trông ngóng, mong mỏi của mẹ như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng viết. Bởi[...]
Ý nghĩa ngày Đại lễ Vu lan - Báo hiếu trong Phật giáo theo đúng lời Phật dạy là thể hiện lòng tri ân báo ân đối với ông bà cha mẹ hiện tiền cũng như đã khuất, đồng thời cũng là để hồi hướng kỳ siêu cho thập loại cô hồn chúng sinh, thính pháp văn kinh, siêu sanh tịnh độ, đã ảnh hưởng rất sâu rộng trong lòng dân tộc và[...]
Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.
Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com