VẤN: Con là một Phật tử tu tập theo Phật pháp được ba năm nhưng dần dần con cảm thấy mệt mỏi. Lúc ban đầu khi biết đến với Phật pháp, con rất tín tâm, mong sẽ là bến đổ bình yên cho mình để tu hành. Tuy nhiên, sau một thời gian, những gì con tin tưởng, nhất là ở những bạn đạo và những vị thầy con kính tin đều không như con nghĩ tưởng vì giữa lời nói và việc làm không hề đúng. Có vị giảng pháp rất hay, thu hút rất nhiều Phật tử, toàn những lời yêu thương khuyên nhủ nhưng việc họ làm thì hoàn toàn khác, lời nói và hành động là không giống nhau. Con biết là tùy nghiệp của từng người và mình phải tự cố gắng tu cho chính mình nhưng niềm tin, động lực tu hành con ngày ngày giảm sút. Con không hề muốn như vậy nhưng không biết mình nên phải làm gì để vững mạnh tâm lên. Con chỉ biết ngày ngày niệm Phật sám hối dù không thường xuyên như xưa. Xin Sư cho con biết con nên dựa vào đâu để tiếp tục hun đúc mạnh tâm, còn động lực tinh thần để tiếp tục đứng dậy mà tu tiếp giúp cuộc đời và chính mình. Con xin cảm ơn Sư.

ĐÁP:

Trong đạo giới Nhà Phật luôn lúc nào cũng có Thầy hay bạn giỏi, học đạo mà không có Thầy thì đạo không nên, Thầy là kim chỉ nam đưa ta đến bờ đến bến, Thầy là suối nguồn trí tuệ bất tận đưa ta đến giải thoát theo giáo lý Phật đà.

Nói về bạn thì bạn là người hổ trợ cho ta trong quá trình tu hành, nhắc nhở ta trong lúc ta thối chuyển, dìu giúp ta đi lúc ta yếu chân mòn mõi, giúp ta về những điều ta chưa biết, thế nên trong quá trình học đạo ta cũng không thể thiếu bạn đạo.

Trong đời làm con Phật của Bạn có Thầy Bổn sư, chính là vị Thầy ban cho Bạn pháp danh đó, vị đó là kim chỉ nam, là người Thầy đưa đường dẫn lối rốt ráo đưa Bạn ra khỏi bờ bến sông mê, đến nơi bờ giác. Thầy Bổn sư mới là người chỉ đường thẳng lối đưa Bạn đến nơi “Bảo sở” theo như ý nguyện của Bạn, nếu không có Thầy Bổn sư thì Bạn không thể sanh ra từ trong thai sen được…ta có thể nhận định Thầy Bổn sư với ta là một. Như thế mới gọi quy y Phật, nguyện trọn đời không theo xu hướng ngoại đạo tà kiến, không chạy theo những đạo hiển linh vô cớ, không tín ngưỡng những ngoại cảnh chi phối thức tâm nhạy cảm, không bị lung lay trước những pháp mầu mới lạ.

Khi mới quy y Thầy Bổn sư của Bạn trẻ đẹp, mọi việc của Bổn sư đều đúng đắn, việc gì của Bổn sư dạy cũng là phải và đúng là tâm quyết của Bạn. Nhưng nay Bổn sư đã già cổi, mắt lờ tai điếc, lưng mỏi gối giùn, theo Ban vị đó còn là Bổn sư không? Chắc chắn Ban trả lời vị đó vẫn là Bổn sư của Bạn chớ gì! Là con Phật, Bạn phải có tính thủy chung, đừng xử sự theo cách: “Thầy còn trẻ đẹp là Thầy của mình, Thầy gia cổi mình chê khen đủ thứ tìm cách bỏ bê… hoặc còn tốt là Thầy mình, Thầy xấu không phải Thầy mình nữa…” đừng xem xét Thầy mình đúng hay sai, phải hay quấy.

Tuy nhiên, trong quá trình học đạo với Thầy Bổn sư, người con Phật được phép chọn lựa 01 trong 02 việc:

Một là do Thầy Bổn sư “ít học”, Bạn được phép xin Bổn sư cho đi học Phật pháp với vị Giáo thọ sư khác theo đúng thời gian quy định.

Hai là vị Bổn sư qua đời, Bạn có thể đến cầu pháp học đạo với vị Sư Thầy khác, nhưng không tiếp tục xin pháp danh hay xin quy y Tam Bảo nữa, vì Bạn đã có Thầy rồi.

Đứng về góc độ lý tánh thì Bạn mới chính là Thầy Bổn sư của Bạn, vì Bổn dịch nghĩa là “vốn”, Sư dịch nghĩa là “Thầy”; ta mới chính là Thầy của ta, thế nên gọi là Bổn sư. Bạn niệm danh hiệu Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật tức là Bạn niệm chính Bạn, Bạn niệm Bổn sư của Bạn đó, Ban không còn khổ tâm, khắc khoải trong lòng nữa phải không!

Cuối cùng người học đạo không nên nhìn bên ngoài của người khác, dù đó là Bổn sư của mình. Bạn phải có một niềm tin thật vững vàng, cho đến khi gặp sự cố thì niềm tin không lui sụt Bạn ạ! Bạn nên gởi niềm tin vào chính Bạn đấy.

Chúc Bạn tinh tiến và thành công trên đường đời.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Nên Dựa Vào Đâu Để Luôn Vững Tâm Và Có Động Lực Tinh Tấn Tu Hành?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com