Mục Lục

Trên nữa thế kỷ qua, Tăng Ni Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng luôn luôn có nghĩ suy trên bước lữ hành, dùng nhơn duyên, phương tiện và thiện tâm mà phát nguyện thừa truyền thừa chánh pháp và xiển dương Tịnh độ.

Tông phong chủ trương và ít cho phép Tăng Ni, Phật tử tu hành theo hình thức thế gian, mà hướng dẫn môn đệ tích cực bằng lòng chân thành với mọi người. Vì chỉ có lòng chân thành và từ tốn sẽ giúp cho người con Phật thành tựu đạo nghiệp. Lòng chân thành không kinh qua quá trình vay mượn những tri thức của thế gian và chết lặng trong dốt nát. Cũng như sự nhận định nóng vội sẽ làm căng thẳng cho sự đối đầu và nhường bước cho ngã mạn phát sinh. Tính chân thật là biểu trưng của đức độ và siêu thoát, chỉ có đức độ và trí tuệ mới vượt qua mọi chướng ngại dẫy đầy sự cố chông gai trên từng bước chân của chư Tăng Ni.

Đức độ và siêu thoát sẽ vượt qua các tướng cao, thấp, hay, dở, sang, hèn, khôn dại, các tướng phiền não của chúng sanh. Đức độ và siêu thoát là đôi chân vửng vàng ngự trị trên thế gian, bước qua sự lọc lừa, giả dối như cơn ác mộng của đời người.

Bởi các lẽ trên, chư Tăng Ni Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng vượt qua những tự kỷ ám thị để có một tập chúng tu học, trở thành những cánh sen trong những đài sen ưu tú của Đạo Phật Việt Nam, và đã góp phần chấn hưng Phật giáo Việt Nam từ buổi ban đầu.

Sự hiện diện của Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng Thiện hạ Phước, đã làm cho những tín đồ ngoài Tông phong phải suy nghĩ, nhưng thật ra không có gì lạ lắm. Đức Mẫu Trầu là người khai sáng Đạo, dẫn Đạo, truyền trì pháp môn Niệm Phật (Tịnh Độ Tông). Là ẩn sĩ tu hành nơi núi non, sống ẩn dật, độc cư, không màn đến danh dự thế gian, luôn tìm cơ hội yểm ly thế gian trong miên viễn. Dùng phương tiện danh xưng để điều chế tự ngã của mình trên hành trình hóa đạo, thực hiện lối sống “không nhập cuộc của bực Đạo Sư”, để dành thời gian hành pháp và giúp chư Tăng Ni tu hành.

Vì lý tưởng trên, Đức Tôn Sư Mẫu Trầu luôn cống hiến trọn đời mình cho Đạo Pháp và Dân Tộc Việt Nam cho đến ngày viên tịch. Đây chính là một dấu ấn, một điểm son lịch sử góp phần phát triển Đạo Phật Việt Nam. Bản hoài của người khai sơn Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng là xiển dương Pháp môn niệm Phật, tự nguyện thừa kế sự nghiệp chư lịch Đại Tổ sư phụng sự chánh pháp. Cũng tức là thêm thắt cho Đạo Phật Việt Nam đựơc thăng hoa đậm nét, bởi muôn màu muôn vẽ hùng tráng, trên bước đường Đạo Phật nhập thế độ sanh … cũng là một bản nhạc hòa điệu, hát khúc ca thanh bình cống hiến cho Tổ quốc và Dân tộc Việt Nam an lạc, trải ngàn đời từ Trung Tâm Phật Giáo Luy Lâu cho đến Phật Giáo Việt Nam ngày nay.

Thật vậy, chư Tăng Ni, Phật tử Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng từng phát nguyện và tâm niệm duy nhất : quyết tâm hộ trì, trợ duyên cho Đạo Phật Việt Nam ngày càng vững bền và bất diệt. Theo nguyên tắc thời đại “chia sẻ tinh thần lục hòa, không lục hòa là mất đoàn kết, không đoàn kết Đạo Phật sẽ yếu dần và đi đến chổ diệt vong …”

Hiệu quả của lời nguyện trên, vào ngày 04 đến 07.11.1981 Đại hội thống nhất Phật Giáo Việt Nam tại Thủ Đô Hà Nội, chư Tăng Ni tông Tịnh Độ Non Bồng đồng tâm hiệp trí tụng kinh cầu nguyện cho Đại hội thành công tốt đẹp .

Ngày 27-30/10/1982, Đại hội thống nhất Phật Giáo tỉnh Đồng Nai, Môn phái Quan Âm Tu Viện (Tịnh Độ Tông Việt Nam ) hai mươi Đại biểu chính thức được mời tham dự Đại Hội cấp tỉnh tại Hội trường rạp hát Lido và ủng hộ 475.000 đ 00 (do Tăng Ni, Phật tử trong Môn phong lúc bấy giờ đóng góp).

Ngày 20/ 01/1983 Ni Sư Thích Nữ Huệ Giác và Đại Đức Thích Giác Quang được mời tham gia công tác Giáo Hội tại Văn Phòng Tỉnh Hôi Phật Giáo Đồng Nai, với những công tác Hành chánh, Hoằng pháp, Hoằng giới, Từ thiện Xã hội …Đại Đức Giác Quang được mời giữ chức vụ Phó Ban Đại Diện Phật Giáo Tp.Biên Hòa từ năm 1983-1998.

Ngày 15/04/1984, Ni Sư Huệ Giác và Đại Đức Giác Quang được thỉnh chức sự Tôn chứng Tăng Già và Giám khảo tại đại Giới Đàn do Tỉnh Hội tổ chức.

Ngày 20/04/1984 Đại Đức Giác Quang được Hòa Thượng Phó Pháp Chủ Hội Đồng Chứng Minh, Trưởng Ban Trị Sự Tỉnh Hội thượng Huệ hạ Thành mời làm Thư ký Văn Phòng Thường Trực Tỉnh Hội và dự vào Ban Giáo thọ thuyết giảng tại khóa An cư Kiết Hạ đầu tiên do Tỉnh Hội tổ chức tại Tổ Đình Long Thiền năm 1983. Từ đó hàng năm Đại Đức Giác Quang thuyết giảng cho Trường Hạ đến năm 1987 nghỉ việc lý do Đức Tôn Sư viên tịch .

Ngày 19.02.1986, Hòa Thượng Thích Thiện Hào, Phó Chủ Tịch thường trực Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam viếng thăm các cơ sở Tự Viện của Tông Phong tại Đồng Nai , như : Quan Âm Tu Viện (Biên Hòa), Chùa Long Phước Thọ, Bửu Hoa Ni Viện (Long Thành) và Tổ Đình Linh Sơn, (Bà Rịa).Tiếp xúc với Đức Tôn Sư của Quan Âm Tu Viện tại Thảo am của Tổ Đình Linh Sơn, Hòa Thượng Phó Chủ Tịch nói : “… với dư luận thì lúc nào cũng không thật, có sự hiểu lầm, có khen, có chê, nhưng từ khi tôi để tâm nghĩ suy đến Hòa Thượng, tìm hiểu thêm thì mới biết Hòa Thượng khéo sử dụng phương tiện hành đạo tế Tăng độ chúng qua Pháp môn niệm Phật, đồng thời tôi xác nhận Hòa Thượng là một cao Tăng có công đức với Đạo pháp và Dân tộc trải qua các thời kỳ chống giặc ngoại xăm giữ gìn bờ cõi nước non… Tôi thay mặt Trung Ương Giáo Hội công nhận và tán dương công đức Hòa Thượng, và cũng không muốn những công đức lớn lao của Hòa Thượng bị mai một, chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lớp Tăng Ni kế thừa của Hòa Thượng tu học hành đạo, công tác Giáo Hội, nên tôi có ý đến vấn an sức khỏe Hòa Thượng trong lúc bệnh yếu. Xin cầu nguyện Đức Phật gia bị Hòa Thượng đạo thể khang an để tiếp tục giáo hóa chúng sanh, phụng sự cho Đạo pháp trong giai đoạn mới…”

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Bước Đi Của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com