Mục Lục
CÁCH THỨC NIỆM PHẬT THÌ ĐƠN GIẢN, KHÔNG KHÓ :
Trong suốt 2 tiếng đồng hồ, tại Đạo tràng bạn được nhập chúng và đồng thanh niệm “Cao thinh trì”. Nơi đây thì đồng niệm Cao thinh trì, không niệm Kim Cang trì hay Mật trì nữa (cách niệm nầy được niệm tại nơi bạn đang ở, những nơi ồn ào hay vắng vẽ nhưng chỉ một mình bạn) .
Thời gian có thể phân ra thành 4 đợt chuyển hướng niệm Phật, như sau : – Ban đầu ngồi niệm Phật (30 phút) – tiếp đến kinh hành niệm Phật (30 phút) – tiếp đến ngồi lại niệm Phật (30 phút) – sau đó quỳ lên niệm Phật (30 phút) trong đó có 15 phút cuối cùng chuẩn bị thay đổi chúng (ca) niệm Phật .
Thời gian đi kinh hành, quỳ niệm Phật thì phải chấp tay là đương nhiên, vì không được buông tay lỏng thỏng. Nhưng nếu bạn ngồi niệm Phật, thì Bạn có thể ngồi kiết già, bán già nhưng cũng phải chấp tay (hiệp chưởng) niệm Phật, hoặc một tay chấp trên ngực, một tay lần chuổi niệm Phật (tay trái lần chuổi) hình ảnh nầy thật đẹp mắt, giống như đức Quan Am Bồ Tát rưới nước cam lộ cứu dân độ thế.
Bạn mới biết niệm Phật hay đã niệm Phật thâm niên đều có thể ngồi như cách trên để dễ dàng điều chỉnh thân trở lại “hình ngay bóng thẳng”. Nếu không thì thân bạn đang ngồi niệm Phật khoãng 15 phút, sẽ bị ngả tới, ngả lui, nghiêng qua, nghiêng lại mất trang nghiêm…mà bạn không hề hay biết !
Thời gian tu thâm niên rồi bạn có thể ngồi như hình ảnh của Đức Phật ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề; vì lúc nầy bạn đã thuần thục không phải bị nghiêng ngả tới lui nữa .
Trong lúc niệm Phật (ngồi, quỳ, đi kinh hành), niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, tiếng niệm phải được chính mình luôn kiểm soát từng tiếng một, sao cho thật đều theo đại chúng rất dễ đi vào chánh niệm; không niệm lớn quá lấn át tiếng đại chúng làm mất chánh niệm; niệm nhỏ quá cũng không xong vì sẽ rất khó đưa đến chánh niệm; phải điều chỉnh đôi mắt ngó ngay chớp mũi, nhìn thẳng nơi ngón tai giữa của bạn đang chấp tay, tức là lúc bấy giờ đôi mắt đang mở 1/3 mắt (gọi là hám mục hay xủ mày), như vậy dễ dàng giữ chánh niệm.
Nếu niệm Phật mà mở mắt to, bị ngoại cảnh chi phối, tâm ý bạn sẽ tán loạn. Niệm Phật mà nhắm nghiền đôi mắt, bạn sẽ bị thụy miên, tức ngũ gục, xấu lắm.
Nhứt Nguyên Bửu Tự là nơi tổ chức khóa tu niệm “bá nhựt trì danh”, là cơ sở tinh chuyên thực tập tu hành của chư Liên hữu. Chúng ta nên đến đó để tham dự vào hàng Thánh chúng niệm Phật, trong suốt thời gian 3 tháng.
Trân trọng !
Kệ Phát Nguyện Niệm Phật
Cúi lạy A Di Đà
Thần chú dứt gốc nghiệp
Cùng Quan Am, Thế Chí
Hải chúng Bồ tát Tăng
Con mê bổn trí quang
Vọng đọa luân hồi khổ
Nhiều kiếp không tạm ngừng
Không được cứu được nương
Nay được thân là người
Vẫn nhằm đời trược loạn
Dầu lại dự Tăng luân
Mà chưa nhập pháp lưu
Mục kích chánh pháp suy
Muốn chống sức chưa đủ
Chỉ vì từ đời trườc
Chẳng tu thắng thiện căn
Nay tâm con quyết định
Cầu sanh Cực lạc quốc
Rồi ngồi thuyền bổn nguyện
Vớt hết kẽ trầm luân
Nếu con không vãng sanh
Thời khó toại bổn nguyện
Vì vậy với ta bà
Quyết định phải thoát lìa
Cũng như người bị trôi
Trước cầu mau đến bờ
Sau rồi tìm phương thế
Ra vớt người giữa dòng
Nay con chí thành tâm,
Thâm tâm hồi hướng tâm
Dự vào hàng niệm Phật
Chỉ trừ giờ ăn ngủ
Đem công đức tu nầy
Cầu quyết sanh Cực lạc
Nếu con thối bổn nguyện
Quên tưởng về Tây Phương
Thì liền đoạ địa ngục
Để mau biết ăn năn
Thề chẳng luyến nhơn thiên
Cùng vô vi Niết Bàn
Ngưỡng nguyện Phật oai thần
Lực vô úy, bất cộng
Tam Bảo đức vô biên
Gia bị cho chúng con
Chiết phục khiến bất thối
Nhiếp thọ cho Tăng trưởng
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Đại sư Trí Húc là người rộng truyền giáo pháp Thiên Thai Tông ở On Lăng, Chương Châu, thạch Thành, Thành Khê, Trương thủy, và Tân An. Sau khi cao tuổi trở về an dưỡng ở chùa Linh Phong.
Đương thời, những nhà tu thiền ở các nơi, phần đông cho pháp môn niệm Phật thuộc quyền giáo (phương tiện, chớ không phải viên tu). Riêng Ngài Trí Húc thì cho rằng pháp môn niệm Phật chính là “Tâm Tông Viên Đốn”. (Đường Về Cực Lạc, trang 177,HT Thích Trí Tịnh soạn thuật)
HT Thích Giác Quang