Mục Lục
Anh tôi là Nhà Sư tu hành tại Quan Am Tu Viện đã 38 năm rồi, được Giáo Hội tấn phong giáo phẩm Thượng Tọa vào cuối năm 2007. Tôi là giáo viên cấp III ở Tỉnh xa, gia đình tôi ở tận vùng đồng bằng Sông Cửu Long, xin tạm nghỉ việc dài hạn, đến Tu Viện thăm Anh trong thời gian nghỉ phép .
Tu Viện Quan Am là một Đại Già Lam thoáng mát, tọa lạc trên phần đất 16.000 mét vuông, Chùa ở quê tôi thì nhiều, nhưng sánh với Quan Am Tu Viện Tu Viện thì không bằng nữa !
Tu viện gần cổng chào, là cửa ngỏ đầu tiên đi vào Thành phố Biên Hòa còn cách khoãng 5 cây số. Cũng là một quần thể có nhiều cơ sở, luôn ẩn hiện dưới những tàng cây xanh mượt, nhất là những táng anh-đào râm mát vạn niên. Tu viện còn có đặc điểm : một bên là núi rừng Châu Thới sừng sững lâu đời, một bên là dòng Đại giang (sông Đồng Nai) xuôi chảy về đại dương Thái Bình mênh mông bao la xanh thẳm. Với phong thủy nầy, Quan Am Tu Viện có đầy đủ giang sơn (sông núi), vững bền an cư lạc nghiệp cùng bá tánh nhân dân địa phương, góp phần gánh vác, dựng xây và phát triển quê hương thanh bình thịnh trị.
Ở đây, mấy ngày đầu tôi tinh tấn lắm, mới 03 giờ 30 đã thức giấc rồi, đi đi lại lại trên đường kinh hành lần chuổi hạt niệm Phật. Chợt nghe kiểng đổ ba hồi, 6 tiếng, báo hiệu giờ công phu khuya sắp đến. Tất cả đều khởi động thức dậy để chuẩn bị đăng lâm chính điện tụng khóa lễ Lăng Nghiêm. Một vị Giám thiền, nghe nói trước là Sư Thanh, nay là Sư Quảng hoặc Sư Chiêu, các vị nầy được Sư Phụ công cử, khi nghe tiếng kiểng đổ phải thức dậy thật nhanh (trước ngày hòa bình thì nhấn 3 hồi chuông điện), dùng tích trượng đi đến từng phòng, nhịp cộp..cộp.. dưới nền gạch, khoãng từ 3 đến 9 tiếng, chủ yếu đánh thức, trợ lực cho đại chúng dũng mãnh, phá tan những giấc mơ hôn trầm trong đêm.
Lẽ ra, việc đánh thức đại chúng tụng kinh, niệm Phật là việc của HT Giác Quang, nhưng vì Sư đảm đang công việc trong ngoài quá nhiều, nên quý Sư trẻ luân phiên thay thế, làm việc thức chúng và chịu trách nhiệm Duy na, Duyệt chúng hướng dẫn đại chúng đi khoá lễ.
Khoá lễ Lăng Nghiêm là một trong các khóa lễ truyền thống chốn tòng lâm, theo hệ thống Bắc truyền, Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông…các đoàn hậu tấn trong đó có chư Tăng Ni Quan Am Tu Viện luôn tiếp nối các bậc vãng bối từ mấy ngàn năm qua. Từ Trung Quốc đến Việt Nam, đến Đài Loan, Hàn Quốc, rồi Nhật Bản và đến hôm nay lan rộng đến tận phương trời Au Mỹ,Úc. Chư Tăng Ni Quan Am Tu Viện luôn tinh tiến thực hành, không bỏ sót thời biểu, các vị luôn thức đúng giờ tụng Thủ Lăng Nghiêm, từ 5 đệ Lăng Nghiêm, đến Thập Chú…niệm Phật hồi hướng rất đầy đủ và nghiêm túc.
Việc tinh chuyên ở chổ là quý vị ai nấy đều ngồi bán già, kiết già, thân cách thân thật thẳng hàng, mắt ngó xuống và mở 1/3, không ngủ gục, vì các vị được Sư Phụ Huệ Giác giáo dưỡng trở thành thói quen tốt rồi, một thói quen của tập thể người tu theo Đạo Phật, mà người đời, hoặc các Đạo khác không có thời biểu khóa lễ nầy .
Khóa lễ Kinh Lăng Nghiêm được chư Tăng tụng tán điều đặn khoãng chừng 1 tiếng đồng hồ…Đây là khoá lễ của Chư Tăng, còn của Chư Ni tại Chính Điện của Ni, không khác mấy khóa lễ của Chư Tăng. Vào buổi sáng, theo thói quen của đại chúng, sau khóa lễ Lăng Nghiêm, 05 giờ 15 thì mọi người tập thể dục tự giữ gìn sức khoẻ ban đầu, việc tập thể dục của đại chúng cũng rất đồng bộ; trước ngày hòa bình cho đến năm 1978 thì HT Thiện Chơn, HT Giác Châu hướng dẫn, sau ngày hòa bình kể từ khi có tổ chức đạo tràng bát quan trai giới năm 1989, thì HT Giác Quang hướng dẫn. Chư Tăng và Nam Phật Tử thực tập thể dục phía sau Chính điện, chư Ni và nữ Phật Tử thì tập ở phần sân trên lầu Địa Tạng của khu vực Ni, nơi có một khoãng không gian rộng rãi thoáng mát.
05 giờ 30, quả đường cháo là việc không thể thiếu dành cho chư Tăng Ni. Là một buổi điểm tâm thật đơn giản, những rất có ý nghĩa, bổ dưỡng cho thân hạnh, tâm hạnh của người đệ tử Phật :”dù chư Tăng chỉ dùng cháo rau đạm bạc, nhưng rất hoan hỷ thọ nhận. Đồng thời sau bữa cháo các vị còn phải nguyện cầu cho thiền môn nghiêm tịnh, đất nước thái bình, vạn dân an lạc, mọi người luôn được sống vui sống khoẻ, sống trường tho…”
Đúng 06 giờ sáng theo thời biểu, HT Giác Quang, Sư Thiện Thanh, Sư Quảng Đại, Sư Minh Chiêu, cùng quý Sư Tỳ Kheo, Sa Di, quý vị Tịnh Nhơn trẻ có khoãng 40 vị tề tựu Tổ đường đảnh lễ Tổ Sư, đăng lâm Chính điện lễ Tam Bảo…đấy cũng là một trong những thời tu của Pháp môn Tịnh Độ thường nhật và có truyền thống từ 50 năm qua từ Tổ đình Linh Sơn đến Quan Am Tu Viện.
Quan Am Tu Viện là một tập thể, nên có tổ chức phân công làm công quả rạch ròi, nề nếp, có đầu đuôi, có tôn ti trật tự, không xu bồ xu bộn, mỗi người mỗi việc, không có việc dẫm chân lên nhau, như : Sư Thanh, chú Thiện Nghĩa, Đức Chánh, Thiên An lo việc tảo sái các bàn Phật, các bảo tháp; thầy Đức Tuyển, chú Thiện Hảo chăm sóc Viện Vãng Sanh; còn các chú tiểu thì rất dễ thương, nhưng ham chơi, ít tu, nên thường bị Sư Bà Trụ trì, HT Giác Quang răn dạy cũng nhiều. Mỗi sáng, không đợi phải cân nhắc, chú Đức Thuần, Đức Hải, Đức Hảo, Thuận Đắc, chú Thiện Mẫn mỗi chú đều tự động đi làm Phật sự tảo già lam địa khắp các huê viên Tu Viện.
Tại Quan Âm Tu Viện còn có Phật Tử Đức Chơn, bút hiệu Hymalapson quản lý trang Website Phatgiaovnn. Quý vị Hưng Thủy, bút hiệu Ngân Hà Sao Băng, Sa Di Phước Đắc quản lý phòng máy vi tính, đưa bài vỡ của HT Giác Quang biên soạn lên trang Website. Hiện nay HT Giác Quang có sắm máy vi tính cho các cháu học sử dụng trang Word.
TT Vạn Hùng là người có công đức tu hành, thường xuyên làm những công việc Phật sự của Tu viện. Việc của Thượng Tọa là xây dựng trang nghiêm Tu Viện, hoặc xây dựng mới, hoặc tu sửa những nơi hư cũ; dĩ nhiên là làm theo sự chỉ giáo của Sư Bà Trụ Trì. Thuở thiếu thời, khi mới xuất gia, Thượng Tọa thường phụ lực với HT Giác Quang, làm ruộng làm rẩy, làm rừng ở Cù Bị, Cẩm Đường, hoặc ở phí sau Tu viện, chăm sóc chính điện, hướng dẫn các vị Tịnh Nhơn làm công quả xây dựng, sữa chữa những nơi đã xuống cấp. Tu viện đã trải qua trên 40 năm dài đăng đẳng, cơ sở liêu phòng Tăng Ni được xây cấp bốn nên phải hư hỏng thôi. Những nơi thờ phượng tập thể thì còn sáng đẹp tốt lành vì được dựng xây bằng bê tông cốt thép. Việc xây dựng sữa chữa là việc phải làm liên tục, tổ điểm cho cảnh trí ngôi đại già lam danh thắng, thật công đức rất lớn và vô lượng.
HT Giác Quang ngoài việc thay thế Sư Bà lo Phật sự tế Tăng độ chúng, với nhiệm vụ Phó Trụ Trì, HT làm công việc : hộ Phật, hộ Pháp, hộ Chúng, thuyết pháp, hướng dẫn chư Tăng tu học, chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước, bảo hộ chư Tăng Ni giúp cho các vị có đầy đủ pháp nhân pháp lý an tâm tu hành (HT Giác quang đã làm các việc nầy từ khi Đức Tôn Sư còn sinh tiền).
Còn phần giáo hóa tâm linh bảo ban truyền trao giáo pháp, quyết định Phật sự chung là việc của Sư Bà Trụ trì. Sư Bà giờ đây đã già, tuy chưa quá già, nhưng cũng bước vào hàng trung thọ. Tôi viết mấy lời nầy lúc Sư Bà đã bảy mươi ba tuổi rồi…nên nhiều việc Phật sự được giao cho HT Giác Quang, dù Sư Bà có mặt hay vắng mặt tại Viện Tu.
Đúng 08 giờ, HT Giác Quang được xe của Giáo Hội đưa đón đến Văn phòng Tỉnh Hội Phật Giáo làm việc, giải quyết giấy tờ… giúp các Tự Viện, chư Tăng Ni Phật tử trong Tỉnh. Hòa Thượng hiện là Chánh Thư Ký Tỉnh Hội Phật Giáo Đồng Nai, Hiệu phó Giám luật kiêm Giáo thọ Trường Trung Cấp Phật Học tỉnh Đồng Nai, Phó Ban Hoằng Pháp Tỉnh Hội và là Uy viên Ban Tăng Sự Trung Ương GHPGVN. Tôi được biết từ 26 năm qua, Hòa Thượng tuy nhận nhiều việc, nhưng luôn hoàn thành Phật sự, chư Tăng Ni trong Tỉnh rất hoan hỷ…
Gần18 giờ rồi, đến giờ đi học bổ túc, các chú tiểu Quan Am Tu Viện khoãng 20 cô chú, học đủ 3 cấp. Các cô chú được HT Giác Quang ủng hộ mỗi tháng 500.000 đồng, dù ít nhưng đủ để mua tập, bút phấn đi học. Sư Thanh, Thầy Tâm thì xin Phật Tử ủng hộ cho mỗi chú 1 chiếc xe đạp, có chú được bố mẹ cho, có chú dành dụm tiền tự mua. Các chú Tiểu ở Quan Am Tu Viện luôn luôn có nhiều khoản tiền để tiêu xài vặt : “mỗi tháng HT Giác Quang cho, khi cần các chú hỏi xin HT cũng cho, lúc cúng dường trai tăng HT trích phần tiền của mình để chia cho các chú, có khi Thầy Châu cho, Sư Thanh, Thầy Tâm, Sư Quảng cho…”.Về việc học, có chú thì siêng năng, có chú lười biếng, nhưng HT Giác Quang vẫn thường xuyên khuyên răn rốt rồi các chú vẫn nghe lời chăm học. Các chú tiểu Quan Am kỳ khôi lắm các bạn ạ, nhưng có thể chấp nhận được, vì các chú cũng rất hiền từ, biết ăn chay trường, ở Chùa, biết làm con của Phật, nhất là ở Quan Am Tu Viện .
Trong sinh hoạt hằng ngày, HT Giác Quang rất khó khăn với các chú Tiểu, nhưng cũng rất yêu thương, xem như con cháu, như người thân ruột thịt. Hòa Thượng phân định giờ, chú nào học bổ túc bắt đầu từ 18 giờ, thì khỏi phải dự khóa lễ Tịnh Độ tối và niệm Phật vào lúc 23 giờ, mà chỉ dự khóa lễ công phu khuya. Chú nào học phổ thông ban ngày thì buổi tối phải dự khóa lễ Tịnh Độ, niệm Phật và giãm khóa lễ công phu khuya, thật hợp lý nên các chú vui lòng và chấp nhận được.
Hòa Thượng dạy : “Quan Âm Tu Viện là Viện Tu, chỉ giáo hóa người học tu Tịnh Độ, xương minh Tịnh Độ, đào tạo người con Phật trở thành những Tăng Ni tinh chuyên giới luật, tu hành mực thước. Nhất là mỗi nữa tháng chư Tăng Ni tại đây còn phải bố tát tụng giới để cân nhắc tự thân, không có vị Sư nào sinh hoạt ngoài phạm vi tu hành theo quy chế tôn chỉ của Viện.
Nói về Phật Tử Quan Am Tu Viện thì có hàng trăm ngàn người quy y, nhưng đều là Phật Tử thuần thành có đầy đủ tác phong, tư cách, giữ gìn tam quy ngũ giới rất chuẩn mực, kính Phật trọng Tăng; mỗi nữa tháng có vị còn phát tâm về Tu Viện tham dự Đạo tràng Bát Quan Trai, nghe thuyết pháp, tu tập thiền tụng, học giáo lý Phật học, nên các vị rất thông suốt giáo lý Phật đà…”.
Ngoài ra đến “mùa niệm Phật” tại Nhứt Nguyên Bửu Tự, họ cũng đến đăng ký tham dự niệm Phật, thì làm gì có những người làm việc mê tín, như nói trên ?
Nghe Hòa Thượng dạy như vậy, tôi thấy rất cụ thể, vì chính tôi là một trong những người phát tâm nhập chúng lạy Phật tụng kinh cùng các vị, cảm thấy vô cùng sung sướng và tạ ơn Thầy, ơn Phật. Vì nơi Anh tôi tu hành 38 năm qua, xứng đáng là trú xứ hoằng dương chánh pháp, là chổ dựa cho Tăng Ni, Phật Tử gần xa.
Suốt một tuần lễ nhập chúng tu hành tại Tu Viện Quan Am tôi đã hiểu mọi điều và sinh hoạt nhà Chùa thật thú vị các bạn ạ !
Bổn Đạo