Mục Lục
Là người Tu sĩ Phật giáo, thường có những lời cầu nguyện ước mơ và kỳ vọng trở thành hiện thực và thực tiển, nhưng những lời dạy của Đức Phật, không còn là ảo tưởng huyền hoặc.
“… giáo Pháp Đức Phật giống như nước rửa sạch bụi, nhưng bản chất của một dòng nước con sông, và một biên lớn thì khác nhau. Dù mỗi thứ đều rửa sạch được như nhau vì đều là nước, những dòng nước một con sông, không phải là một dòng nước biển cả…”
Thật thế, trên bước đường phụng sự Đạo pháp, phục vụ dân tộc, Phật giáo Việt Nam không phải bị trở ngại, ngăn cách giữa Đạo và Đời, giữa người Tu sĩ và Xã hội, giữa Đạo Phật và Chủ nghĩa xã hội. Do đó, chúng tôi khẳng định quá trình lịch sử Đạo Phật Việt Nam là của Dân tộc Việt Nam, người Tu sĩ Phật giáo Việt Nam không có gì phải suy nghĩ trên bước đường hoằng pháp lợi sanh: “hằng mong và góp phần mang lợi hạnh phúc, an cư lạc nghiệp cho dân tộc và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…”
Một sự kiến mới, là toàn thể nhân dân trong đó có giới Phật giáo chúng tôi đang bước vào thiên niên kỷ mới, và riêng Tăng Ni, Phật tử Thành phố Biên Hòa luôn có những kỳ vọng Đạo Đời tuy hai mà một.
Năm 2000, có một điều đặc biệt về ngày lể Phật đản Phật lịch 2544, tức là ngày 18/05, chúng tôi long trọng kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca, giáo chủ cũa Đạo Phật, nhưng không tâm niệm Tăng Ni, Phật tử mừng ngày giáng sinh của Đức Phật và cũng vừa đón chào ngày sinh thứ 110 của Bác Hồ, vị Chủ tịch nước, một vĩ nhân của Việt Nam và thế giới tôn kính.
Với tấm lòng tưởng nhớ đến hình ảnh của một vị lãnh tụ gương mẫu, đạo đức trong sáng cao đẹp, mà còn thiết thực sâu sắc hơn, là trong không khí cả nước đang ngày càng thức tỉnh và nhìn thấy những lời dạy của Bác chiếu sáng con đường giành lấy độc lập cho Tổ quốc quê hương mà của cả con đường đi lên xây dựng một đất nước dân giàu nước mạnh, đem lại hạnh phúc cho mọi gia đinh, và đem lại cho mọi người Việt Nam phẩm giá thực sự xứng đáng với cuộc sống, chan hòa những tình cảm chứa đựng các đức tính về tình thương và trí huệ.
Qua một hành trình khắp năm châu bốn bể, tận mắt nhìn thấy bao con đường quanh co khúc khuỷu của sự phát triển lịch sử của các dân tộc ở thế giới phương Tây và cả phương Đông. Qua bao nhiêu lao tâm nhọc trí, Bác Hồ đã có cách nhìn sáng suốt tìm ra con đường cứu nước và xây dựng một xã hội văn minh phù hợp với truyền thống của dân tộc, theo định hướng hòa hợp vào trào lưu của thế giới.
Những trào lưu của nhiều nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước thương nòi, xứng đáng với niềm tin yêu tôn kính của người với những tấm gương cao cả hiến dân cả cuộc đời cho sự nghiệp của toàn dân, trong tình hình các phong trào cách mạng trong nước đều bị dìm trong khói lửa, đã nghỉ đến, hoặc hy vọng vào thiện chí của các trào lưu tiến bộ thế giới… để xây dựng tương lai cho Tổ quốc. Đối với Bác, đó là nguồn sức mạnh cần để ý khai thác, nhưng lực lượng chính yếu vẫn là tự thân, lấy sự đoàn kết của toàn dân làm nền tảng. Các cuộc đấu tranh liên tục của nhiều mặt phong trào yêu nước qua những thập kỷ, sở dĩ không thành công, vì thiếu một được lối lãnh đạo đúng đắn, thiếu những biện pháp và hình thức tổ chức lực lượng cách mạng linh hoạt và thích hợp, đảm bảo tập hợp được sức mạnh của toàn dân và phát huy mọi mặt phục vụ cho sự nghiệp giải phóng đất nước.
Với tầm mắt của Bác thật nhìn xa trông rộng, Bác không những thấy và biết đúng những khả năng tiềm tàng của dân tộc đủ sức đứng lên tự giải phóng lấy mình, mà hiện thực lịch sử xã hội của một đất nước kinh tế còn nghèo, lạc hậu – vơi những đặc điểm truyền thống dân tộc, Bác đã dự kiến đất nước Việt nam có khả năng đi thẳng lên xã hội chủ nghịa. Ngay từ năm 1921, Bác đã vạch rỏ những lý do lịch sử để dứt khoát khẳng định: học thuyết cách mạng ngày nay có thể thích ứng với Châu Á, con dể dàng hơn ở Châu Au.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ tư tưởng phát triển đi lên của dân tộc, cụ thể là đường lối chính trị, tư tưởng cách mạng của dân tộc Việt Nam, xây dựng trên các phần truyền thống văn hóa của dân tộc, Bác đã lấy trí huệ các học thuyết cách mạng thế giới để soi sáng thực tiển Việt Nam và dựa trên cơ sở khả năng của con người và đất nước Việt Nam, biến những khả năng và tiềm năng đó thành hiện thực với thời đại.
Với một hệ tư tưởng lớn, thoáng đạt như trên, đối với các thành phần có truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó bộ phận văn hóa Tôn giáo Phật giáo, là một dòng tín ngưỡng không tách rời tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên mãi đến sau ngày hòa bình, những Tăng Ni trẻ tuổi một lần vinh dự được đọc lại lời của Bác trong thời kỳ các thành phần nhân dân cùng nhau đứng sau lưng Bác chống ngoại xâm: “Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no xây dựng tổ quốc. Phải chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng đối với tất cả các tôn giáo…”
Cũng như lời Bác đã nói vào năm 1964: “… chúng tôi tỏ lòng đoàn kết với đồng bào Phật giáo ở miền Nam, đang hăng hái tham gia cuộc đấu tranh yêu nước và chống đế quốc xâm lăng. Đồng bào cả nước từ Bắc đến Nam cố gắng thực hiện lời Phật dạy “Lợi lạc quần sanh, vô ngã vị tha”. Chúc toàn thể Tăng Ni, đồng bào Phật giáo góp phần xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh…”
Với những lời kêu gọi tr6n hành lớp Tăng Ni tiền bối cả nước, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, đứng lên cùng với nhân dân chống ngoại xâm, dưới mọi hình thức của người Phật giáo. Cụ thể tại Biên Hòa như Hòa Thượng Thích Huệ Thành, Hòa Thượng Thích Thiên Khải, Hòa Thượng Thích Diệu Tâm, Hòa Thượng Thích Thiện Phước, Yết ma Thiện Niệm, Ni Trưởng Thích Nữ Huệ Giác, Ni Trưởng thích Nữ Huệ Hương, và còn rất nhiều chư giáo phẩm Tăng Ni yêu nước khác, từng cống hiến cuộc đời mình cho đạo pháp, cho dân tộc xứng đáng với vai trò “hộ quốc an dân”…
Bộ phận Phật giáo Việt Nam hôm nay, nhất là Phật giáo miền Nam, Tăng Ni tuy không gần gủi, nhìn thấy Bác, như chư Tôn đức Tăng Ni miền Bắc, nhưng kể từ sau ngày thống nhất đất nước, với tinh thần dân tộc, người Phật giáo luôn gắn bó cùng với xứ sở, Tăng Ni, Phật tử tích cực hưởng ứng thực hiện các phong trào theo nhu cầu xã hội, các hoạt động phúc lợi, tăng gia sản xuất, trồng cây gây rừng, phát triển kinh tế nhà Chùa, kinh tế quốc dân, và các phong trào từ thiện.
Phật giáo Đồng Nai, trong đó chủ yếu là Biên Hòa, là người hưởng ứng đầu tiên về phong trào trồng cây nhớ ơn Bác vào ngày 19 tháng 05 năm 1980 và được cụ Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đến cùng tham gia ra quân ngày 19/05 năm 1984 Chùa Long Phước Thọ, ấp 05, Xã Long Phước, Huyện Long Thành. Tất cả những rừng cây do Tăng Ni trồng đến nay trở thành nguồn nguyên liệu, góp phần phát triển về công nghiệp tại các địa phương trong Tỉnh.
Với lòng nhân ái thương dân của một vị Chủ tịch nước như Bác, cũng là một động lực cân nhắc người tu sĩ Phật giáo, ngoài giáo pháp Đức Phật, còn ó những kinh điển thực tiển, không những giúp cho mọi người được an cư lạc nghiệp và còn mang lại sự bình đẳng trong cuộc sống giữa con người với con người trong một tổ quốc độc lập tự do và họ có quyền được sống trong đất nước độc lập tự do.
Nhân kỷ niệm lần thứ 110 ngày sinh của Bác vào những ngày cả nước đang tập trung mọi nguồn năng lực và trí lực, để làm sáng tỏ sâu sắc và có hệ thống hơn về hệ tư tưởng và lời của Bác, chúng tôi cảm thấy gần gủi, như những lời Bác đang thân ái nhắn gởi những điều cần thiết, cần làm để tiến nhanh trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng một cuộc sống dân giàu nước mạnh, kế thừa và phát triển truyền thống đạo đức cha ông, phù hợp với lương tâm của dân tộc và cùng nhau bồi đắp cho hệ tư tưởng của Bác ngày càng thăng hoa trên bước đường Việt Nam hòa nhập với cộng đồng các dân tộc trên thế giới.