Mục Lục
Thời điểm Trung Hoa Dân Quốc đất nước Trung Hoa không còn là một Trung Hoa phong kiến, thật sự đại đa số người dân theo chủ nghĩa tiến bộ, theo một tôn giáo nhất là theo Phật Giáo, số còn lại rất thủ cựu. Từ đó xảy ra chiến tranh liên tục, Thù trong, giặc ngoài, tranh chấp quyền binh dành trị quốc chăn dân
Đặc biệt đại đa số theo Phật, quy y Tam Bảo tu hành, việc thế sự gác ngoài tai, không tham chính, xiển dương chánh pháp xương minh Tịnh Độ, phục hồi chế độ Tăng Đoàn, sa thải những người tu bị tha hóa bởi vật chất, chỉnh đốn hàng ngũ Tăng Già; chư Đại sư sống ẩn dật, người thì xử sĩ (Vào ần trong non núi), người thì sống trí sĩ (ẩn trong quần chúng) để tu hành, trong đó có Cư Sĩ Bồ Tát giới Bành Tế Thanh một vị Cư sĩ trí thức của Phật Giáo đến thời suy vi, Tăng Đoàn phức tạp, không còn hoằng dương chánh pháp để truyền trì mạng mạch, chư tăng thường là chuyển hướng sống thực dụng theo thời đại, ít có chư Tăng được người đời tin tưởng. Từ đó giới Cư sĩ tự đứng ra đảm nhận vai trò phục hồi lại những tinh hoa giáo lý đức Phật, hướng dẫn người tu hành bằng con đường Pháp môn niệm Phật – Tịnh Độ tông, diễn giảng Tịnh Độ – xương minh tịnh độ. Có rất nhiều Cư sĩ tài năng, thạc học, thật tu đứng lên nhận lấy trách nhiệm này. Trong đó có cư sĩ bồ tát giới Bành Tế Thanh theo Tịnh Học Tân Lương thì Cư Sĩ Bành Tế Thanh, thế danh là Bành Triệu Thăng, pháp danh Tế Thanh, tự Đoản Sơ, tại tự là Xích Mộc, người ở Tô Châu, thuộc vùng đất Trường Châu. Năm lên mười sáu tuổi, cư sĩ đã được vào học Đại học, bốn năm sau tốt nghiệp Cử nhân rồi Tiến Sĩ.
Trước khi quy y Phật, cư sĩ không tin đạo Phật, ham thích văn thơ thế học, chí nguyện phò vua giúp nước. Một hôm bỗng tự xết và thốt: “Tâm địa ta chưa sáng tỏ biết làm sao? nên có người chỉ dạy bày cho phép tu luyện kim đơn theo đạo Tiên, Tu sĩ tu tập khoảng ba năm , nhưng không thấy có hiệu quả. Sau đó học đến sách Phật, tham cứu giáo lý thâm sâu của Phật, lúc bấy giờ thức tỉnh, ngộ lý chơn thường, tự nhủ: “Chỗ về của đạo lý là nơi đây”. Từ đó mới tin Phật thừa nhận cảm mến đạo hạnh của hai vị cư sĩ khác là Lương Khê Cao Trung Hiển và cư sĩ Lư Sơn Lưu Dĩ Dân nên lấy hiệu là Nhị Lâm, vì trú xứ tu hành của hai ông này đều có hiệu là Đông Lâm. Cư sĩ bản tánh vốn có hiếu, khi còn ở trong tang mẹ, ngủ nơi nhà mồ ba năm. Lúc cha mất, Ngài lập đạo tràng niệm Phật nguyện đem công đức tụng niệm lúc bình nhựt: Mười bộ kinh Hoa Nghiêm, một ngàn phẩm A Di Đà, một ngàn phẩm kinh Kim Cang Bất Nhã, mười tiệu câu niệm Phật hồi hướng cầu cho cha mẹ được vãng sanh về nơi Tây phương cực lạc.
Sau khi song thân qua đời, cư sĩ bỏ hẳn cách sống theo tập quán thế gian, chuyên tâm nghiên cứ Phật Pháp, ưa thích đọc sách của các vị Phương Sơn, Vĩnh Minh, sùng bái hai Đại Sư Liên Trì và Đại Sư Hám Sơn là bậc long tượng trong Tịnh Độ Tông. Năm hai mươi chín tuổi, phát nguyện trường chay, năm năm sau theo Đại sư Văn Họa Định Công Thọ Bồ Tát Giới. Sau khi được thọ giới, cư sĩ tu hành tinh tấn, lánh xa sắc dục gia đình, tự hiệu là Tri Quy Tử, cư sĩ thường tâm niệm: “Tôi chỉ ở Tây Phương Hạnh ở kinh Phạm Võng”. Cư sĩ có trứ tác bài văn phát nguyện: “Nếu Tế Thanh con đã thọ giới mà còn phá giới, tăng trưởng pháp ác, hủy hoại căn lành thì nguyện xin hộ pháp Chư Thiên kiếp mau trách phạt, đừng dung nạp để làm gương cho đời. Như Tế Thanh con nghiêm sửa thân tâm, giữ gìn giới phẩm thì khi bỏ thân này được sanh về an dưỡng. Xin mười phương Tam Bảo thương xót chứng minh, khiến cho con mau được Niệm Phật Tam Muội, khi sắp mạng chung xa lìa trần cấu, tận mắt thấy Phật Di Đà, nhẹ thoát về Tây không còn chướng ngại. Khi đó mọi người được nghe thấy như thế đều sẽ phát tâm như con, đều nguyện sanh về cực lạc để mau chúng quả vô sanh, rồi trở lại cõi ta bà độ khắp loài hữu tình đồng thành chánh giác…”
Sau khi Cư sĩ bế quan nhập thất ở Văn Tinh Các, phát nguyện tu trì pháp nhất hạnh Tam Muội, đặt hiệu chỗ ở là Nhất Hạnh Cư. Lúc bấy giờ cư sĩ có làm bài thơ bế quan, để thúc liễm nhắc nhở tự tâm:
- Lẫn bẫn phong trần tự bấy lâu
Mà chơn hạnh phúc những là đâu?
Ngày nay hồi hướng về an dưỡng
Kiếp mộng vô minh đã dãi dầu
- Thân phận bao la khắp thái hư
Điểm trần lặng lẽ chẳng còn dư
Chớ đem tri kiến nhiều phân biệt
Một niệm hồi quang thấy Đại từ
- Chuỗi làn trăm tám chẳng đuôi đầu
Mỗi niệm tinh minh mỗi hạt châu
Sáu chữ mở toang vô tận tạng
Như như buông thả lại hồi thâu
- Cảnh vườn tịch mịch tợ lâm san
Ngày vắng kìa ai ngõ bế quan
Nhắn bạn đồng tu nên tự tĩnh
Đừng theo ngoài cửa mãi mơ màng
- Dưới đỉnh rêu phong ngập ráng mây
Ngon mùi lê hoác dạ vui vầy
Gió Đông khéo mách nguồn tâm sự
Tiếng Phật êm đềm quá gác Tây
- Rừng lạnh ngàn mai nở trắng phau
Cành xuân chim hót giọng thanh thao
Hương nguyền vì niệm Quan Âm hiệu
Thinh sắc đường kia chớ lạc vào
- Ngước lên rồi lại cúi đầu trông
Liêu Quốc đâu từng cách mảy lông?
Tiếng hát Ca lăng đà nói rõ
Đây miền chơn tịnh chớ mê lòng!
- Giữa đêm trường tịch chốn môn đình
Phá cảnh hôn trần nói kệ kinh
Mãn khóa Pháp Hoa nhàn rỗi việc
Chén trà Long tỉnh uống vơi bình
- Lại đối Ni Sơn hỏi cựu manh?
Cung đàn réo rắc điệu vô sanh
Trong bầu xuân sắc đi thong thả
Dưới gót hoa luân nở một vành
- Non tiên vũ khách gọi thanh chân
Lối rẽ nhiều phen phải hỏi thăm
Chớ xót nguồn hoa tin tức vắng
Cảnh xưa bên suối vẫn đầy Xuân
Ngoài việc công phu tu tịnh nghiệp, nhập thất. Cư sĩ Bành Tế Thanh tư lương về thế giới Tây Phương Cực lạc, nên mướn họa sĩ vẽ bức tranh thế giới Tây Phương Cực lạc, căn cứ theo cảnh y báo chánh báo trang nghiêm trong tam kinh Tịnh Độ A Di Đà, Bức ảnh ấy được sửa đi sửa lại ba bốn lần, thởi gian hơn nửa năm mới xong. Khi công việc hoàn thành, Cư sĩ tự viết bài kệ:
Nếu người muốn biết rõ
Chư Phật trong ba đời
Nên quán tánh pháp giới
Tất cả duy tâm tạo
Như kẻ họa sư kia
Do một tâm chuyển biến
Không lìa nơi ngòi bút
Tạo thành cung Bảo Vương
Không có kia là đây
Một là khắp tất cả
Cảnh vẻ cùng người vẻ
Kết cuộc chẳng có chi
Nguyện những người nghe thấy
Phát tâm cũng như tôi
Do một niệm lành kia
Được ngôi bất thối chuyển
Đường muôn ức không xa
Nay đây đầy đủ rồi
Cư sĩ nghĩ thương chúng sanh thời mạc pháp, không đủ chánh nhân khinh bán lẫn nhau, nên có soạn ra bộ Nhất Thừa Quyết Nghi Luận để dung hòa hai đạo Phật và Nho, Bộ Hoa Nghiêm niệm Phật Tam Muội, luận để giải thích sự tranh biện giữa Thiền và Tịnh. Cư sĩ biên soạn Tịnh Độ Tam Kinh luận ra những ý chỉ chưa từng phát minh trong Liên Tông Tịnh Độ. Ngoài ra cư sĩ còn biên soạn những bộ sách khác như Cư sĩ truyện, Thiện nữ nhân truyện, Tịnh độ thánh hiền lục, đều tùy cơ tiếp dẫn, để lưu truyền đến đời sau.
Cư sĩ xuất vốn muôn lượng vàng, phương tiện lấy lời để sửa chùa in kinh, cúng dường chư Tăng. Cư sĩ lại cất nhà cận thủ, đặt ruộng Nhuân lộc để cứu kẻ bần cùng , mở hội truất ly để giúp những quả phụ cô nhi lập đàn phóng sanh châu toàn vật mạng. Mỗi nơi đều có văn phát nguyện hồi hướng Tịnh Độ, Cư sĩ thường thấp nhất ở những Tăng xá tại hai trú xứ Tô Châu và Hàng Châu hơn 10 năm, mỗi ngày tụng niệm đều có hai thời khóa, không hề sơ sót biếng trể, định lực tăng trưởng, trí tuệ xuyên suốt viên thông. Cư sĩ Bành Tế Thanh tuy hình thức là người tu tại gia, nhưng cư sĩ chính là một cây đại thọ Phật pháp trong chốn tòng lâm triều đại nhà Thanh
Mùa Thu niên hiệu Càng Long thứ 60 (1795), Cư sĩ mang bệnh hạ lợi, nên về trú tại Văn Tinh Các, sang mùa Đông, Cư sĩ thấy tinh thần lần lần suy kém, liềnđem những tiền bạc sổ sách của các Hội Từ Thiện giao lai cho cháu 12 ông Chúc Hoa thay thế lo liệu, đẩ cho các cơ sở ây bền vững về sau. Có vị Tăng là Chơn Thanh hỏi: “Ông từng thấy điều lành chăng?” Cư sĩ đáp: “Nào có điềm lành chi, việc lớn của tôi ở vào ngày khai ấn năm tới. Đến tháng Giêng năm sau, nhằm niên hiệu Gia Khánh, năm thứ nhứt (1796) sáng sớm ngày hai mươi, Cư sĩ ngồi ngay thẳng niệm Phật mà hóa, hưởng 57 tuổi đời. Lúc ấy cũng là ngày khai ấn trong nhà.
Ý tưởng của Pháp môn tịnh độ của Cư Sĩ rất siêu xuất: “Pháp môn niệm Phật bao gồm hết thảy, không thừa pháp nào. Như ai có thể tin chơn thật chắc thật đặc niệm một câu thánh hiệu “A Di Đà Phật” dọc ngang siêu xuất giao viên đốn, nên cổ đức có nói một pháp môn tịnh độ bao gồm tất cả pháp. Cận đại sư An Quang có lợi dạy: “Pháp pháp đều xuôi về Tịnh Độ” Một câu Di Đà bao trùm trọn đại giáo viên đốn, không chút thừa sót, xác nhận không còn nghi ngờ gì nữa. Do đó càng thêm hăng hái thành khẩn tu trì rồi trở lại dạy dỗ người có duyên lành, chắc chắn hiện thời thân tâm thanh tịnh được ưu tiên vào lãnh vực thánh hiền, đến giây phút cảm ứng đạo gioa liền về Cực Lạc.
Một vị Cư sĩ còn cho chúng ta thấy được pháp môn niệm Phật thật siêu xuất biết chừng nào, huống chi đời nay, người phàm phu tự cho mình có tu chứng, trong khi chỉ dựa vào lịch sử thừa kế những pháp môn chính tông của Phật Tổ rồi huênh hoang cho mình là chứng đắc, chê tịnh độ pháp môn là tu thấp là tu tướng, chỉ dành cho cư sĩ và những ông già bà già tu cho có chừng! Than ôi! không bằng sự tu hành của vị cư sĩ ở một thời không xưa lắm, mà sao quá tự phụ kiêu căng, khiến cho Phật pháp bị đưa vào vòng lẫn quẩn, hậu côn mất phương hướng tu hành! Thật khổ thay!
HT Thích Giác Quang
