Phật giáo Trung Quốc cận đại chia làm 5 tông phái, để phân biệt về thực tiễn giáo nghĩa của Phật Giáo. Nam tông là: Thiền Tông, Giảng Tông, Luật Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông. Thiền Tông chuyên về việc thực tập tĩnh tọa. Giảng tông chuyên về công việc tuyên dượng Phật pháp; Luật Tông thực hiện việc nghiêm trì giới Luật, tịnh độ tông tu về tam nghiệp thanh tịnh, Mật Tông tu phép bí mật của Phật Giáo. Trong 5 tông, tông nào cũng căn cứ bộ “Bách Trượng Thanh Quy” để làm tiêu chuẩn cho uy nghi hành động hàng ngày. Tuy nhiên, các tông cũng đều lấy môn tu niệm Phật và tụng kinh A Di Đà làm thời khóa tu Toàn thể Phật Giáo đồ Trung Quốc cận đại cũng đều nương theo  tu tịnh độ niệm Phật làm phổ thông nhất. Ngoài ra còn tín ngưỡng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát…Nhưng dân chúng thì tin hỗn độn cả Phật Giáo, Nho Giáo, Lão Giáo, không phân biệt nhất định. Về các tự viện ở địa phương, như Giang Tô, Triết Giang, Nam Kinh, Chấn Giang, Dương Châu, Tô Châu, Ninh Ba, Ngũ Đài Sơn, Phổ Đà Sơn…đều dược trùng tu kiến thiết thêm, nên có rất nhiều các Đại già lam thực là nguy nga tráng lệ.

Về từ thiện xã hội. Phật Giáo Trung Quốc cận đại cũng có những Hội lớn như: Cô Nhi Viện, Dưỡng Lão Viện, bệnh viện Phật Giáo, và các Trung tâm cứu tế cho các gia đình nghèo khó ở từng địa phương. Con đường hội nhập của Phật Giáo Trung Quốc bắt đầu từ đây, Phật Giáo Trung Quốc cận đại được hưng thịnh là do sự cải cách của các Giáo Đoàn, Tăng Đoàn, Hiệp Hội Cư Sĩ , nhất là người có công lớn nhất trong thời điểm này là Thái Hư Đại Sư, Đại sư đã làm cho Phật Giáo được chấn hương và phát triển. Sự vận động hộ pháp của Đại sư không những chỉ làm cho Phật Giáo Trung Hoa được hưng long, mà còn ảnh hưởng tới các quốc gia trên thế giới, những kết quả do cuộc du thuyết “Viễn du truyền đạo”, Trong đó có Phật Giáo Việt Nam cũng nhờ có ảnh hưởng vận động hộ pháp của Đại sư nên Chư tổ sư Phật Giáo Việt Nam đã sáng lập ra nhiều Hội Đoàn Giáo Hội Phật Giáo khắp ba miền Nam Trung Bắc Việt Nam.

Thái Hư Đại Sư: Sau những thời điểm Phật Giáo bị phá hoại gần như người ta chỉ còn là giới Cư sĩ lâm vừa tu hành, vừa hoạt động cổ xúy trùng hưng phật pháp, không ai ngoài các Đại sư An Quang

Hoằng Nhứt là những bậc long tượng trong giới Phật Giáo làm sống lại tinh thần Phật Giáo trong thời Trung Hoa cận đại.

Tuy nhiên, ngoài những bậc thiên tài đắc đạo trên, còn có Đại Sư Thái Hư, là người nhiệt tâm trong việc chấn hưng Phật pháp tại Trung Hoa và hải ngoại . Phật Giáo Việt Nam có một thời cũng đã thỉnh và cung nghinh Đại sư thuyết giảng tại các Chùa ở Sài Gòn.

Phật giáo thời đại nhà Thanh rất thịnh hành và nhất là Tịnh Độ Tông, người người, nhà nhà, từ Vua quan đến thứ dân đều có ý tưởng theo Phật, phát tâm tu Phật, hành trì pháp môn niệm Phật, xiển dương chánh pháp xương minh Tịnh Độ. Ngoài Đại sư Tĩnh Am còn có rất nhiều Thiền sư từ bên thiền tông, sang tu tịnh độ và hoằng truyền tịnh độ như Truyệt Ngộ Đại Sư, Ngộ Khai Đại Sư, Diệu Không Đại sư…

Đến thời Trung Hoa Dân Quốc , ngoài các vị Đại Sư trên không còn các bậc kỳ tài cao đức đắc đạo nào xuất hiện để lãnh đạo Phật giáo; đối với sự văn minh tân tiến của xã hội lại giữ tính cách bảo thủ, và kém phần nhuệ khí, vật chất của người Tây phương tràn ngập vào nước Trung Hoa, lôi cuốn biết bao thế hệ thanh niên sa đọa trong hoàn cảnh bị trị.

Lúc bấy giờ Thái Hư Đại sư, là một bậc tu hành, nhân tài kiệt xuất, thật tu thật học đứng ra lãnh đạo Tăng Đoàn chấn hưng Phật pháp; Đại sư người huyện Sùng Đức, tỉnh Chiết Giang, họ Lữ. Năm 16 tuổi thế phát xuất gia đầu Phật, cầu học đạo với Đại Sư Bác Chi Đầu Đà, Trụ Trì chùa Thiên Động, thọ giới và thực tập tu thiền. Sau cầu học đạo với hòa thượng Kỳ Sương ở chùa Thất Tháp, chuyên tụng kinh Đại Thừa. Thiên tư của Đại Sư đỉnh ngộ là thường. Hòa Thượng Kỳ Xương thường khen ngợi : “Ấy là Long tượng trùng hưng Phật môn”

Năm 18 tuổi, cầu pháp với Đạo Giới Pháp Sư giảng lập pháp giới quan của Thiên Thai Tông và Hiền Thủ Tông, đồng thời cùng với Viên Anh Pháp Sư làm bạn. Năm sau nghiên cứu Đại Tạng kinh Phật Giáo, khổ công nghiên cứu, chuyên trì kinh Bát Nhã mà liễu ngộ được thật tướng các pháp không phải là y cứ nơi văn tự mà diễn đạt. Rất rõ ý chí; “ Nương ngón tay để thấy mặt trăng, lìa ngôn ngữ mới thấy được tướng các pháp”, từ đó về sau, không phải văn tự, ngữ ngôn ràng buộc được Đại sư nữa.

Năm 20 tuổi, Đại sư theo Thầy là Bảo Chi Đầu Dà lập ra Hội Tăng Già Giáo Dục (đào tạo Tăng Ni tài), ấy là sự nghiệp lớn của Đại sư phát khởi từ đó. Năm sau đến Kim Lăng hành đạo, giao du với Đế Nhàn Pháp Sư và Dương Nhân Sơn Cư sĩ, Kế đến làm Giám viện Phật Học Đường Hòa Vũ ở Non Phổ Đà. Năm 22 tuổi được cử làm Trụ trì chùa Long Khê, núi Bạch Vân, thuộc tỉnh Quảng Châu, đồng thời lập Trung Tâm Phật Học Tịnh Xá nơi Sư Tử Lâm ở Dương Thành, tức tác sách Giáo Quán Thiền Yếu và sách Phật Giáo Sử Lược.

Năm 23 tuổi, bị nghi ngờ về vụ tham gia Cách mạng. Đại sư liền bò đất Dương Thành trở về Thượng Hải. Lúc bấy giờ tại Nam Kinh thành lập Trung Hoa Dân Quốc chính phủ. Đại sư ở đây thành lập Trung Quốc Phật Giáo Hiệp Tân Hôi tại chùa Ty Lô và có chi nhánh ở chùa Kim Sơn tại Trấn Giang và có nhiều chi nhánh nơi khác.

Năm Dân Quốc đầu tiên, Bắc Nam thống nhất, Hội Phật Giáo Hiệp Tân của Đại Sư sát nhập với Trung Hoa Phật Giáo tổng hội của Ngài Bảo Chỉ Đầu Đà đương kim hội trưởng. Năm 1913. Đại sư được mời làm biên tập tờ báo Nguyệt san, của bổn hội và lúc bấy giờ có trữ tác phẩm Vô Thần Luận và Vô Trụ Chân Tướng.

Đến Dân Quốc thứ ba (1914) . Đại sư đi theo Liên Du Hòa Thượng và giao Du với An Quang Đại Sư, tìm tu nơi Tích Lâm Thiền Viện ở Phổ Đà, vừa tu tập, vừa nghiên cứu các kinh luận về Pháp Tướng Tông Duy Thức, Luật Tạng, Mật Bộ,. Nghiên cứu các sách cổ của Trung Quốc từ đời Nhà Châu, nhà Tần cho đến thời đại hiện kim. Đại sư nghiêm tầm học cả các sách mới dịch của các nhà thông thái Tây phướng. Từ năm Dân Quốc thứ tư đến thứ năm, là những năm mà Đại sư chuyên tu, nghiên cứu kinh điển, đồng thời có làm một số bài tham luận Luận Tịnh Giáo, Luận Nghiêm dịch, Thiên Điển luận, luận Châu Dịch, luận Tuân Tử, luận Mạnh Tử và trứ tác Triết Học Chánh Quan Giáo Dục Tân Kiến, Phật Thừa Đạo Ngôn, Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm kinh, Nhiếp Luận, Chỉnh lý chế độ Tăng Già luận văn, các sách của Đại Sư hoàn toàn chỉnh lý Tăng Già và hướng đẫn thanh niên Tăng bước vào đường hội nhập quần chúng để truyền trao giáo lý cho mọi người.

Năm Dân quốc thứ sáu (1917) Đại sư rời khỏi non Phổ Đà tham quan hành cước khắp nơi như Đài Loan, Nhựt Bản, Từ đó Đại sư quyết định đem Phật pháp vào đời sống mọi người để thay cũ đổi mới, tiên lần đến nếp sống văn minh lành mạnh theo thế giới Tây phương. Đến năm 1918 kết thân cùng với Trần Nguyên Bá và một số học giả đương thời lập Giác Xả tại Thượng Hải. Khi bấy giờ thường xuyên diễn giảng ở tại Vũ Hán, xuất bản Giác Xả Tòng Thơ đem Phật Học và tư tưởng cứu thế của Đạo Phật truền bá đến mọi người. Năm 1919 ờ Bắc Kinh có thỉnh Đại Sư giảng Kinh Duy Ma và Đại Thừa Khởi Tín Luận, rất có uy tín trong quảng đại quần chúng. Người đến thính pháp phần nhiều đoàn thể Phật Học của phật tử ở các tỉnh lần lượt được thành lập để tập trung tu tập thiền tụng, học Phật pháp.

Năm 1920, Đại sư về làm trụ trì ở Chùa Đẩu Xuất ở Hành Châu, thay đổi tờ báo Giác Xả thành tờ báo Hải Triều Âm, xuất bản hàng tháng, Đại sư còn được thỉnh giảng tại Võ Xương, Hán Khẩu, Quảng Châu…đồng thời lập ra Võ Hán Phật Giáo Hội tại Hán Khẩu.

Năm 1921, làm Trụ Trì Chúa Tinh Tu ở Tây Hồ, dừng lại ở đây khá lâu, sau đó tiếp tục được mời giảng kinh tại khắp nơi ở Hàn Châu và Bắc Kinh, nhân đó tờ Báo Hải Triều Âm được xuất bản rộng rãi cho người đọc

Năm 1922, giảng dạy tạo Phật Học Đường chùa Quy Nguyên ở Hải Dương. Không bao lâu thì Phật Học Đường ở Võ Xương tiếp tục cũng được thành lập. Người trí thức nhất là các thanh niên sinh viên học sinh đến tham cầu học Phật pháp rất đông, vừa nghiên cứu giáo lý thiền, vừa học tinh trì giới luật, Đại sư xứng đáng là bậc Thầy mô phạm của quần chúng trong các Hiệp Hội. Đoàn thể Phật Học thời bấy giờ. Sau đó một số người đứng ra vận động thành lập Tân Phật Giáo đều xuất phát từ các trường lớp của Đại sư sáng lập. Cũng trong năm này Đại sư được mời làm trụ trì chùa Đại Huy Sơn ở Hồ Nam. Đại sư là một bậc cao đức cả xứng đáng với thời đại Phật Giáo hội nhập vào dòng đời để háo độ chúng sanh.

Năm 1023, sáng lập chùa Đại Lâm, và trùng tu chùa Cổ Đại Đạo Tràng, dự kiến thành lập Thế Giới Phật Giáo Liên Hiệp Hội ở Núi Lư Sơn, thật là một bậc Long Tượng hết lòng vì chánh pháp trong đầu thế kỷ hai mươi.

Mùa Hạ năm 1924, nhân Phật Học Viện của Đại sư tổ chức thi tốt nghiệp khóa thứ I, Đại sư thân hành đến dự và tổ chức mừng đệ nhứt chu niên Thế Giớ Phật Giáo Liên Hiệp Hội, tại lễ kỷ niệm này có nhiều đại biểu là tăng già Nhật Bản. Sau lễ này, Đại sư được thỉnh giảng tại chùa Hiếu Quang ở Thái Huyên, bước hành cước từ Nam đến Bắc không bao giờ Đại Sư tỏ ra mình là người có công trạng với đạo pháp.

Năm Dân Quốc thứ mười bốn (1925), thường xuyên giảng dạy tại các phật Học Đường ở Bắc Kinh, Thiên Đồng tự ở Ninh Ba, và Cư Sĩ Lâm ở Thượng Hải. Đại sư được mờ làm đại biểu của Phật Giáo Trung Quốc tham dự Đông Á Phật Giáo đại hội tại Nhật Bản. tại Đại Hội, Đại sư được đại biểu của Phật Giáo Đức Quốc là Hòa Thượng Solf mời sang Âu Mỹ, hoằng pháp lợi sanh. Năm 1926, được thỉnh giảng tại Bắc Kinh, Indonesia, Singapore, Hạ Môn và Nam Phổ Đà Tự: tại mỗi nơi đại sư thành lập Phật Hóa Giáo Dục Xã và Phật Giáo Thông Tấn Xã.

Mùa Xuân năm 1927, thành lập Thượng Hải Pháp Uyển, tại chùa Tịnh An ở Thượng Hải được thỉnh làm Trụ trì chùa Nam Phổ và làm Viện Trưởng Phật Học Viện tại tỉnh Vân Nam cũng trong năm 1027, Đại sư được cử làm Uy Viên Trưởng Á Tế Viện Đại Học và lãnh chức Đồng Sự Trưởng Trung Quốc văn Học Học Viện tại Đức Quốc.

Năm 1928, Đại sư đáp lời mời của Hòa Thượng Solf sang Au Mỹ hoằng pháp lợi sanh.

Trong khoảng thập niên bốn mươi Đại Sư Thái Hư có đến Việt Nam thuyết pháp tại Lầu Đại La Chơ Lớn do lãnh sự quán Trung Quốc và các cơ quan Chính Quyền Việt Nam đón tiếp. Lúc bấy giờ Đại sư nhân danh chính phủ Trung Hoa đến Việt Nam để vận động kiều bào Trung Hoa Hải ngoại đóng góp tiền bạc vật chất ủng hộ cho cuộc chiến chống nước Nhật xâm lăng.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Phật Giáo Trung Quốc Thời Dân Quốc 1912”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com