Việc tu hành trong yếu nhất của pháp môn niệm Phật, gồm 3 điều : một là Tín, hai là nguyện và ba là Trì danh. Tức là tin Phật, quán Phật, niệm Phật và nguyện sanh Tịnh độ .

* Tín là đức tin vững vàng không gì có thể lay chuyển được. Đức tin rất quan trọng và cần thiết cho các Liên hữu. Kinh Hoa Nghiêm Phật dạy :”tin là mẹ sinh ra các công đức”, nhờ đức tin mà quả vị bồ đề có thể thành tựu được. Tin có 3 phần :

a) . Tin Phật : Tin đức Phật là bậc hoàn toàn sáng suốt hiểu biết tất cả pháp và chúng sanh một cách rõ ràng. Tin Phật vì lòng từ bi, muốn cho chúng sanh ra khỏi kiếp khổ luân hồi, nên Phật thích Ca tuyên nói pháp môn niệm Phật, giúp chúng sanh có phương tiện tu hành và được vãng sanh về Cực Lạc. Tin lời Đức Phật nói không hư dối, Đức Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc đều có thật .

b) . Tin pháp : Tin pháp môn niệm Phật là pháp môn dễ tu dễ chứng. Tin 48 lời nguyện của Phật A Di Đà có đầy đủ hiệu lực để cứu độ chúng sanh, chắc chắn người có niềm tin sẽ được vãng sanh cõi nước Cực Lạc của Phật A Di Đà .

c) . Tin mình (tự tin) : Tin mình có đủ năng lực tu theo pháp môn nầy.

 Tin, nếu các Liên hữu thực hành đúng theo lời Phật dạy và chuyên trì danh hiệu Phật A Di Đà từ một ngày cho đến bảy ngày được “nhất tâm bất loạn”, hiện tiền và tương lai chắc chắn sẽ được sinh về cõi Tịnh Độ .

                  * Thế nào là nguyện : là chí nguyện, sự mong ước, mong muốn thực hiện những điều chân chính. Nguyện là lời thề, là sự thu hút cùa nam châm, là chiếc buồm căng gió…Nguyện là động cơ thúc đẩy cho người tu hành đạt cứu cánh cao .

                  * Thế nào là hành : Là thực hành, làm theo lời nguyện. Nếu tin mà không có chí, không ước ao mong muốn thì chỉ là tin suông. Nhưng nếu ước ao mong muốn mà không làm thì chỉ là ước ao, mong muốn hảo huyền, tu không có kết quả .

                  Các Liên hữu tu Tịnh Độ phải có đủ tín, nguyện, hạnh, vì đó là 3 điều kiện cơ bản trong việc phát nguyện tu cầu sanh Tịnh độ. Cũng như cái đảnh phải đủ 3 chân, nếu thiếu một chân không thể đứng vững .

                   BỐN CÕI TỊNH ĐỘ :

                  Thường tịch quang Tịnh độ – thật báo trang nghiêm độ – Phương tiện hữu dư Tịnh độ – Phàm thánh đồng cư Tịnh độ là bốn cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà .

                 Tịnh độ mà các Liên hữuu thú hướng. Tuy nói bốn, tức là phân ra bốn trình độ tu chứng, từng quả vị; song nếu có đủ lực tin nguyện, và tinh chuyên thì dù tu chứng ở cõi nào cũng đều giải thoát .

                                  Thường tịch quang Tịnh độ : Đây là thế giới thuộc Pháp thân Phật an trú. Thường là không thay đổi, không sinh diệt, tức Pháp thân Phật. Tịch là xa rời các phiền não vọng nhiễm, tức là đức giải thoát của Phật. Quang là chiếu sáng khắp 10 phương pháp giới tức là đức Bát nhã của Phật. Như vậy cõi Tịnh độ có đủ 3 đức quý báu của Phật là Thường, Tịch và Quang, nên gọi là Thường Tịch Quang Tịnh độ .

                Cảnh Tịnh độ nầy không có hình sắc mà chỉ là chân tâm. Vì bản thể chân tâm, hay tính viên giác “thường vắng lặng, chiếu soi và thanh tịnh” nên gọi là “Thường Tịch Quang Tịnh độ”. Chư Phật đã chứng được cảnh giới nầy rồi thì thân và độ không hai. Saong vì căn cứ theo ba loại Tịnh Độ sau đây mà tạm gọi có thân có độ. Chứng đến chổ nầy, nếu đứng về độ thì gọi là “Thường Tịch Quang Tịnh Độ” .

                   Thật báo trang nghiêm Tịnh Độ : Hành giả trải qua vô số kiếp, tích lũy công đức, do phước báo tu hành nhiều đời dồn chứa lại, làm trang nghiêm cảnh giới chân thật nên gọi là “Thật báo trang nghiêm Tịnh Độ”. Cảnh giới nầy là chổ ở của Báo thân Phật. Kinh Quán Vô Lượng Thọ về lời sớ có dạy :”tu tập chân thật, cảm được quả báo tốt đẹp” cho nên gọi là ”Thật báo trang nghiêm Tịnh Độ”.

                 Bên đại thừa viên giáo thì cõi nầy là của các bậc Bồ tát Thập trụ, Thập hạnh, thập Hồi hướng. Bên đại thừa biệt giáo thì cõi nầy là thuộc của các bậc Bồ tát từ  thập địa cho đến đẳng giác Bồ tát.

                  Phương tiện hữu dư Tịnh độ : cảnh Tịnh Độ nầy chưa phải cứu cánh rốt ráo, mà là phương tiện. Đây là cõi Tịnh Độ của hàng Nhi Thừa. Các vị nầy, tuy đã dứt được kiến hoặc, tư hoặc trong 3 cõi. Nhưng còn dư lại 2 hoặc là trần sa hoặc và vô minh hoặc, nên gọi là “hữu dư”. Đã là “hữu dư” tức là chưa cứu cánh rốt ráo nên gọi cõi nầy là “Phương tiện hữu dư Tịnh Độ”.

                   Phàm thánh đồng cư Tịnh độ : Đây là cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây phương Cực lạc. Đã gọi là Tịnh Độ tất nhiên có đủ các đức thanh tịnh, trang nghiêm, không có bốn ác thú. Nhưng đây vì Phật, Bồ tát và các vị thượng thiện nhơn (Thánh chúng) cùng sống chung với các chúng sanh mới vãng sanh, chưa chứng quả Thánh, nên gọi là “Phàm thánh đồng cư Tịnh Độ”.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Phương Hướng Hành Trì Pháp Môn Niệm Phật”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com