Pháp môn miệm Phật, Tịnh Độ tông là một pháp đặc thù, dễ tu dễ chứng, thích hợp với đại đa số quần chúng, thông lợi cả ba căn – thượng căn, trung căn, hạ căn; dù thượng lưu trí thức hay bàn dân thiên hạ, nam nữ già trẻ, trong mọi hoàn cảnh hành giả liên hữu đều có thể hành pháp. Như một con đường đi, thì Tịnh Độ Tông là một đại lộ bằng phẳng, rộng rải, mát mẻ dễ đi mà mau đến, không sợ gặp hiểm nguy giữa đường cái quan. So với Thiền Tông ở thời mạt pháp chỉ dành cho những bậc nghiệp dứt tình không, chướng cạn tội nhẹ, mới có thể tham cứu tu học được.

Vả lại theo quan điểm về công hạnh môi trường tu hành, thì Tịnh Độ Tông thuộc về “hữu Tông” dị hành đạo, nhưng đời sống thì thanh bần lạc đạo như thời ưa. Ngược lại Thiền Tông thuộc về “không Tông” nan hành đạo, nhưng đời sống có vẽ sung túc hiện đại.

Phương pháp tu của liên hữu Tông Tịnh Độ là y cứ vào niềm tin, lời phát nguyện và thực hiện hạnh lành (trì danh hiệu Phật). Dựa vào nguyện lực của chính mình mà kết duyên niệm Phật và nương vào tha lực tức là bản hạnh nguyện của Đức Từ Bi Phụ A Di Đà Phật mà cầu sanh về thế giới tịnh lạc của Ngài. So với Thiền Tông và các Tông chú khác thì Tông Tịnh Độ giúp người tu hành pháp đơn giản hơn nhiều. Vì vậy chư Tổ Sư, Đại Sư Tịnh Tông, Ngài Thế Thân biên soạn Thập Trụ Tỳ Bà Sa có chia giáo tướng của Như Lai thành 2 hướng tu hành là: Nan Hành Đạo và Dị Hành Đạo; hoặc hai môn là; Thánh Đạo môn, Tịnh Độ môn.

Nan Hành đạo:

Chúng sanh ở cõi ngũ trược ác thế, trải qua vô lượng ức kiếp, trải qua nhiều thế giới Phật, nếu không vũ hành phương tiện môn cũng thật rất khó an trú ngôi vị bất thối chuyển. Sự khó khăn nhiều như số cát sông Hằng. Nên Ngài Thế Thân nhận định rất chuẩn mực, trong thời mạt pháp có năm điều khó hành đạo:

1. Ngoại đạo dẫy đầy làm chướng công hạnh Bồ tát

2. Bị kẻ ác phá hoại đạo hạnh

3. Dễ bị lạc vào tha lợi của Thanh Văn, chướng ngại tâm từ

4. Dễ bị phước báo, danh lợi làm điên đảo tâm Bồ Đề

5. Chỉ tự lực, không cần tha lực hộ trì.

Di hành đạo:

Chúng sanh tin lời Phật dạy, tu môn niệm Phật, phát nguyện cầu vãng sanh Tây phương cực lạc, sẽ được nguyện lực của Phật A Di Đà nhiếp thọ, quyết định được vãng sanh, không còn nghi ngờ, ví như người nhờ sức thuyền xuôi theo dòng nước, tuy đường xa ngàn dặm cũng không khó khăn lướt sóng đến bến đến bờ, Như chim én đeo chân Đại Bàng, vượt đường xa ngàn trùng dễ dàng nhanh chóng về nơi chốn xưa. Các bậc Tiên Đức truyền đạo thường dạy: “Người khéo tu như đá nổi trên nước nhờ thuyền, người vụn tu như hạt cát chìm trong sông nước mênh mông, Người khéo tu là người biết chọn lựa pháp môn tu, pháp nào phù hợp với căn cơ chính mình . Người vụn tu là do chúng sanh tâm ngã mạn, chọn pháp môn tu không đúng thời, đúng lúc, không đúng trình độ nghiệp lực, sanh lòng chê khen pháp này cao, pháp kia thấp, tu hành lếu láo, phạm ái dục liên miên, lợi danh cờ bạc không thiếu món nào, uống ăn như vua chúa che mắt bàng dân thiên hạ , rồi tư nhận ta đây có phước báu và xưng hô là chứng đắc, ếch ngồi đáy giếng xem trời bằng vun, khinh Phật, chê Pháp, bất kính người tu. Trở thành kẻ tham danh trục lợi bao giờ mà chẳng hay chẳng biết, Người khéo tu không làm việc được như người vụn tu, đừng làm những việc xấu rồi che giấu, lấy thúng úp miệng voi; là người biết quán chiếu kiếp chúng sanh là tội lỗi, chướng sâu tội nặng, phước mỏng nghiệp dày, là người trí hay quán tưởng “sống trong cõi đời như gần nước sôi lửa bỏng, nên mau tìm đường nào gần nhất, ngắn nhất mà thóat thân …”

Thánh đạo môn và vãng sanh Tịnh độ môn :

Thánh đạo môn :

Đem thánh đạo môn áp dụng cho môn tịnh độ, đối với chúng sanh trong thời mạt pháp thật khó tu chứng được. Một là do cách Phật đã xa, hai là giáo pháp của Đức Phật lý giải quá nhiệm mầu, những tư tưởng thực dụng không thể theo kịp. Tuy nhiên do giáo pháp Phật luôn luôn có cơ sở khế cơ, khế lý, nên chỉ có Pháp môn Tịnh Độ là đạo, là cửa ngõ mở rộng giúp cho chúng sanh có thể bước vào. Là thềm thang rộng mở cho khách tục vãng lai,

Chúng ta có thể lấy pháp môn tịnh độ dựa vào các kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, A Di Đà làm tông chỉ thú hương cho mọi người vượt khó trên bước đường tu chứng. Ngoài ra còn có các kinh khác như Kinh Bảo Tích, Kinh Bi Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, là một bảo tạng quy mộ vô giá tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sanh có cơ sở bước vào Phật Đạo một cách dễ dàng.

Đối với Nan hành đạo thì dùng giáo pháp đức phật giảng dạy trong các kinh Đại thừa khác mà xương minh lý giải cho pháp môn tu. Tuy nói Tháng đạo môn là đạo khó làm, nhưng đối với các bậc quyết tâm tu trì thì “Cái khó lại trở thành cái dễ” khó tu mà có thiện căn thì cũng trở thành dễ tu, kết quả sẽ như ý nguyện, chỉ trừ những người tạp tu.

Tạp tu là những người có hình tướng tu, niệm Phật lếu láo, nhưng hay mị đời bao hoa nói khoét, giảng nói tiền hậu bất nhất, giảng một đường thực hành một ngã, tìm cách khen mình, chê người, nói xâu người, ca tụng mình, phạm giới ái dục chuyên nghiệp, chứa tiền tài vật chất phủ đầu, sống ở thiền môn mà không khác thế tục mấy.?

Tâm niệm về vãng sanh tịnh độ môn:

Các liên hữu tu tịnh độ, hãy tự lượng cho mình một bước đi vững vàng qua ba hạnh lành, tín, nguyện, hạnh, nên người tu tịnh độ luôn có đủ năng lực đi vào thực tướng các pháp. Không nên kinh dị trước những sự bất kính của thế gian, trước những cám dỗ của thực lực vị trí trong cuộc đời, không nên kinh hoàng trước những bỏ bê của đạo bạn…không nên nhục chí trước những thiếu thốn vật chất. Vì đó chỉ là những phù hoa, cô đơn lãng bạc tử sanh trong thế giớ ta bà.

Người có quyết tâm tu, nhưng chưa được vãng sanh thì chỉ cần nhất tâm hướng về nội tại, trở về đời sống của mình mà phát nguyện (thực hiện theo công, đức, hạnh tu thứ 8, trong Thập Ba La Mật cùa HT Tôn sư Thượng Thiện Hạ Phước). Tự nhiên nhận được oai quang phổ chiếu, tiếp dẫn của Phật, thì liền sanh vào cõi đó. Khi đã vãng sanh rồi thì trong liền có đủ lợi căn, phương tiện, phước huệ sung nghiêm; ngoài có duyên lực thù thắng vô lượng hào quang nhiếp dẫn hành giả chứng nhập thực tướng .

Pháp môn Tịnh Độ thật là giản dị, áp dụng cho mọi căn cơ rất dễ phổ biến, đạo lộ rất là thù thắng, chổ rộng ra, cao sâu chẳng phải các tông khác có thể so sánh nghĩ bàn được.

Tôi khi mới xuất gia tầm đạo, không do dự nhiều, mà phát tâm trực chỉ Non Bồng, thọ giáo pháp tu Tịnh Độ môn của Đức Tôn Sư, nên ngày nay khi hành đạo thuyết giảng trên các văn đàn, các trường Phật học, nơi thành thị, ở các tỉnh hay những vùng sâu vùng xa không bị trở ngại. Đấy là một minh chứng cho sự tu hành có khuôn thước, thực hiện đúng quy trình tu học hành đạo, không vay mượn những tư tưởng mới cũ nào cả.

HT Thích Giác Quang



Có phản hồi đến “Giáo Nghĩa Pháp Môn Niệm Phật”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com